Nebsenre

Nebsenre (nghĩa là "Chúa tể của họ là Ra"[1]) là một pharaon của Ai Cập thuộc vương triều thứ 14 trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai. Nebsenre đã trị vì trong ít nhất năm tháng trên toàn bộ khu vực phía Đông và có thể cả phía Tây châu thổ sông Nile, vào giai đoạn nửa đầu thế kỷ 17 TCN.[3] Do đó Nebsenre là một vị vua cùng thời với Vương triều thứ 13 có căn cứ tại Memphis.

Chứng thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên prenomen "Nebsenre" được lưu giữ ở cột thứ 9, dòng thứ 14[note 1] của cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được viết dưới thời Ramses II (1279–1213 TCN), nó giữ vai trò như là nguồn chính cho các vị vua thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai.[5] Cuộn giấy cói này hơn nữa còn ghi lại độ dài triều đại của Nebsenre với số năm bị mất, năm tháng và 20 ngày, ngoài ra ông đã kế vị Heribre.[6] Tên prenomen thuộc về vị tiên vương của Nebsenre được viết trên bản danh sách vua Turin là wsf,[6][7] điều này ngụ ý rằng tên của ông ta đã bị mất trong vết hổng của văn bản gốc mà từ đó cuộn giấy cói này được sao chép vào thời đại Ramesses.[8]

Hiện vật đương thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nebsenre là một trong số bốn vị vua[9] của vương triều thứ 14 được chứng thực bởi một hiện vật cùng thời với triều đại của ông: một chiếc vại không rõ xuất xứ có mang prenomen của ông, mà nằm trong bộ sưu tập tư nhân Michailidis.[10][4]

Vị trí trong biên niên sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các nhà Ai Cập học Kim Ryholt và Darrell Baker, Nebsenre là vị vua thứ 14 của vương triều thứ 14,[11] một dòng dõi các vị vua có nguồn gốc từ Canaan đã cai trị toàn bộ phía đông khu vực đồng bằng châu thổ sông Nile vào khoảng năm 1700 TCN cho tới tận khoảng năm 1650 TCN.[note 2] Mặt khác, nhà Ai Cập học Jürgen von Beckerath lại xem ông là vị vua thứ 15, do sự khác biệt trong việc phục dựng lại giai đoạn đầu vương triều thứ 14.[14]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Following Ryholt's reconstruction of the Turin canon. This corresponds to the eighth column, fourteenth row in the reconstruction of the canon of Gardiner and von Beckerath.[4]
  2. ^ Ryholt dates the beginning of the 14th Dynasty to c. 1800 BCE,[3] adding five kings to it before Nehesy. This is rejected by most Egyptologists who consider Nehesy to have been either the founder[12] or the second king of the dynasty.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Leprohon 2013, tr. 205.
  2. ^ Baker 2008, tr. 247–248.
  3. ^ a b Ryholt 1997, tr. 409.
  4. ^ a b Baker 2008, tr. 248.
  5. ^ Ryholt 1997, tr. 9–18.
  6. ^ a b Ryholt 1997, tr. 198.
  7. ^ Ryholt 2012, tr. 31.
  8. ^ Ryholt 1997, tr. 10–11.
  9. ^ Bourriau 2003, tr. 178.
  10. ^ Kaplony 1973, tr. 15, pl. 10, 23 [Cat. 41].
  11. ^ Ryholt 1997, tr. 98.
  12. ^ Quirke 2001, tr. 261.
  13. ^ von Beckerath 1999, tr. 108–109, king 2.
  14. ^ von Beckerath 1999, tr. 108–109, king 15.

Thư mục học

[sửa | sửa mã nguồn]
Baker, Darrell D. (2008). The Encyclopedia of the Egyptian Pharaohs. Volume I: Predynastic to the Twentieth Dynasty (3300–1069 BC). London: Bannerstone Press. ISBN 978-1-905299-37-9.
Bourriau, Janine (2003). “The Second Intermediate Period (c. 1650–1550 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt . Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-280458-7.
Kaplony, Peter (1973). Beschriftete Kleinfunde in der Sammlung Georges Michailidis: Ergebnisse einer Bestandsaufnahme im Sommer 1968. Uitgaven van het Nederlands Historisch-Archaeologisch Instituut te İstanbul, 32. Istanbul: Nederlands Historisch-Archeologisch Instituut in het Nabije Oosten. OCLC 1064212.
Leprohon, Ronald J. (2013). The great name: ancient Egyptian royal titulary. Writings from the ancient world, no. 33. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58-983736-2.
Quirke, Stephen (2001). “Second Intermediate Period”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 3. Oxford University Press. tr. 260–265. ISBN 978-0-19-510234-5.
Ryholt, Kim (1997). The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c. 1800–1550 B.C. CNI publications, 20. Carsten Niebuhr Institute of Near Eastern Studies, University of Copenhagen: Museum Tusculanum Press. ISBN 978-87-7289-421-8.
Ryholt, Kim (2012). “The Royal Canon of Turin”. Trong Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David (biên tập). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. Leiden, Boston: Brill. tr. 26–32. ISBN 978-90-04-11385-5. ISSN 0169-9423.
von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen (bằng tiếng Đức). Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2.
Tiền nhiệm
Heribre
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 14
Kế nhiệm
không rõ
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Thông thường HM sẽ liệt kê các công việc (Trách nhiệm) của vị trí, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân mình
Giới thiệu anime 3-gatsu no Lion
Giới thiệu anime 3-gatsu no Lion
3-gatsu no Lion(3月のライオン, Sangatsu no Raion, Sư tử tháng Ba) là series anime được chuyển thể từ manga dài kì cùng tên của nữ tác giả Umino Chika.
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Tết là lúc mọi người có những khoảng thời gian quý giá quây quần bên gia đình và cùng nhau tìm lại những giá trị lâu đời của dân tộc