Yakbim Sekhaenre

Sekhaenre Yakbim hoặc Yakbmu[3] là một vị vua trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập. Mặc dù vương triều và thứ tự thời gian của ông hiện đang được tranh luận, nhà Ai Cập học người Đan Mạch Kim Ryholt tin rằng ông có thể là người đã sáng lập nên vương triều thứ 14 có nguồn gốc Levant[4] trong khi phần lớn các tài liệu cổ đều coi ông như là một thành viên của vương triều thứ 16.[2]

Đồng nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của ông chưa bao giờ xuất hiện trong một đồ hình, mà vốn là một đặc quyền của các pharaon; Tuy nhiên, trên những con dấu của mình, ông thường được gọi là "Vị thần rộng lượng, Sekhaenre" (hoặc đơn giản là "Sekhaenre") và "Người con trai của thần Ra, Yakbim".[2]

Không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy tên ngai của Yakbim là Sekhaenre. Giả thuyết này dựa trên cơ sở các đặc trưng về phong cách nghệ thuật của những con dấu và được đề xuất bởi William Ayres Ward[5], nó sau đó được Ryholt bổ sung thêm chi tiết;[6] Daphna Ben-Tor không đồng thuận với giả thuyết này và chỉ ra rằng những con dấu của một số vị vua sống vào giai đoạn này lại quá giống nhau có thể để kết luận tương quan như vậy chỉ dựa trên cơ sở các đặc trưng về kiểu mẫu [3]

Giả sử rằng giả thuyết của Ward đúng, Sekhaenre Yakbim được chứng thực bởi 123 con dấu, đứng thứ hai ở thời kỳ này chỉ sau Sheshi với 396 con dấu.[7] Dựa trên điều này, Ryholt ước tính triều đại của ông kéo dài khoảng 25 năm, vào khoảng từ năm 1805–1780 TCN.[4]

Nhà Ai Cập học người Israel Raphael Giveon đồng nhất Yakbim với một vị vua khác thuộc vương triều này, Ya'ammu Nubwoserre, trong khi Jürgen von Beckerath đặt Yakbim ngang hàng với Salitis, vị vua sáng lập nên vương triều thứ 15 theo Manetho.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ryholt (1997), tr. 96
  2. ^ a b c d e Sekhaenre Yakbim on Egyphica.net
  3. ^ a b Ben-Tor (2010), tr. 99ff
  4. ^ a b Ryholt (1997), tr. 409
  5. ^ Ward (1984), tr. 163ff
  6. ^ Ryholt (1997), tr. 41-47
  7. ^ Ryholt (1997), tr. 199

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ben-Tor, D. (2010). “Sequences and chronology of Second Intermediate Period royal-name scarabs, based on excavated series from Egypt and the Levant”. Trong Marcel Marée (biên tập). The Second Intermediate Period (Thirteenth–Seventeenth Dynasties): Current Research, Future Prospects. Orientalia Lovaniensa Analecta. 192. Leuven: Peeters. tr. 91–108. ISBN 9789042922280.
  • Ryholt, K. S. B. (1997). The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c. 1800-1550 BC. Copenhagen: Museum Tusculanum Press. ISBN 87-7289-421-0.
  • Ward, W. A. (1984). “Royal-name scarabs”. Trong Olga Tufnell (biên tập). Scarab Seals and their Contribution to History in the Early Second Millennium B.C. Studies on Scarab Seals. 2. Warminster: Aris & Phillips. tr. 151–192. ISBN 9780856681301.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe (長は谷せ部べ 波は瑠る加か, Hasebe Haruka) là một trong những học sinh của Lớp 1-D.
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Top 10 món ngon Sapa ăn là ghiền
Top 10 món ngon Sapa ăn là ghiền
Nhiều người chọn đến với Sa Pa không chỉ vì núi non hùng vĩ hay thời tiết se lạnh, mà còn vì những món đặc sản Tây Bắc mang sức hút riêng
Spoiler Volume 19 LN: Rimuru nuốt chửng Michael
Spoiler Volume 19 LN: Rimuru nuốt chửng Michael
Rimuru đang dự hội nghị ở Ingrasia thì nghe tin chỗ Dagruel có biến nên xách theo Souei và Diablo chạy đến