Khendjer

Userkare Khendjer là vị pharaon thứ 21 thuộc vương triều thứ 13 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai.[2] Khendjer có thể đã cai trị trong 4 tới 5 năm, các chứng thực về mặt khảo cổ học cho thấy rằng ông đã ngồi trên ngai vàng trong ít nhất 3 hoặc 4 năm 3 tháng và 5 ngày. Một vài niên đại chắc chắn đã được đề xuất cho triều đại của ông, tùy thuộc vào học giả: 1764—1759 TCN theo Ryholt và Baker,[1] 1756—1751 TCN theo Redford,[3] và 1718—1712 TCN theo Schneider.[4] Khendjer đã xây dựng một kim tự tháp cho bản thân mình tại Saqqara và do đó nhiều khả năng kinh đô của ông đặt tại Memphis.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của Khendjer được chứng thực nghèo nàn trong tiếng Ai Cập.[5] Khendjer "được giải thích như là một tên gọi ngoại quốc hnzr và được coi ngang với tên riêng trong tiếng Semit h(n)zr, [đại diện cho] 'lợn lòi đực'" theo nhà Ai Cập học người Đan Mạch Kim Ryholt.[1] Ông ta lưu ý rằng sự đồng nhất này được hợp thức hóa bởi thực tế rằng tên gọi h(n)zr được viết là hzr theo một cách viết khác của tên vị vua này trên một con dấu đến từ triều đại của ông.[6] Ryholt tuyên bố rằng từ 'lợn lòi đực' được:

"chứng thực như là huzīru trong tiếng Akkad, hinzīr trong tiếng Arab, hazīrā trong tiếng Aram, hazīr trong tiếng Hebrew (tên gọi này được chứng thực như là hēzīr trong I Chron. 24:15, Neh. 10:20) hu-zi-ri trong các văn bản Nuzi, hnzr trong tiếng Ugarit, và có lẽ là hi-zi-ri trong tiếng Amorite." [1]

Do đó, Khendjer là vị vua Semit đầu tiên được biết đến của một vương triều Ai Cập bản địa. Tên prenomen của Khendjer hoặc tên ngai, Userkare, dịch ra là "Linh hồn của Re là hùng mạnh."[7]

Tuy nhiên, Khendjer có thể có một prenomen thứ hai tại lễ đăng quang của ông: 'Nimaatre' mà dịch là 'Người mà thuộc về Maat là Re.'[8] Tên gọi này xuất hiện cùng với tên Khendjer ở phần trên cùng của tấm bia đá thuộc về Amenyseneb (Louvre C12).[9]

Vị trí trong biên niên sử và độ dài triều đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Khendjer thực hiện tế lễ trên khối mũ đá hình chóp đến từ kim tự tháp của ông.
Khối mũ đá hình chóp đến từ kim tự tháp của Khendjer.

Vị trí chính xác trong biên niên sử của Khendjer ở trong vương triều thứ 13 lại không được biết chắc chắn do sự không chắc chắn ảnh hưởng đến các vị vua thuộc vương triều này. Nhà Ai Cập học Darrell Baker xếp ông là vị vua thứ 21 của vương triều này, Ryholt lại coi ông là vị vua thứ 22 và Jürgen von Beckerath đặt ông là vị pharaon thứ 17 của vương triều. Hơn nữa, danh tính vị tiên vương của ông vẫn đang được tranh luận: Baker và Ryholt tin rằng người đó là Wegaf, nhưng vị pharaon này lại bị nhầm lẫn với Khaankhre Sobekhotep, vì thế người ta vẫn chưa rõ ai trong số hai người này đã sáng lập nên vương triều thứ 13 và ai mới là vị tiên vương của Khendjer.[1][2]

Niên đại chứng thực cao nhất dành cho triều đại của Khendjer là tháng thứ tư của mùa lũ lụt), ngày 15 trong năm trị vì thứ năm của ông. Kim Ryholt lưu ý rằng hai ghi chú kiểm tra có đề ngày tháng trên các khối đá đến từ khu phức hợp kim tự tháp chưa hoàn thành của ông ghi lại cho ông một triều đại tối thiểu là 3 hoặc 4 năm 3 tháng và 5 ngày.[10] Các ghi chú kiểm tra được nhắc đến ở trên ghi lại những niên đại thuộc về triều đại của ông là Năm 1 I Akhet ngày 10Năm 5 IV Akhet ngày 15.[11] Trong các ghi chú kiểm tra đó, tên của ba vị quan tham gia vào quá trình xây dựng kim tự tháp cũng được xác định. Họ là Quan thị thần của cung điện, Senebtyfy, Quan thị thần Ameny và quan thị thần, Shebenu.[12] Vị quan sau cùng còn được chứng thực trong các nguồn khác.

Kim tự tháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khendjer được biết đến chủ yếu thông qua khu phức hợp kim tự tháp của ông, nó được G. Jequier khai quật tại Saqqara, kim tự tháp này có lẽ đã được hoàn thành vì một khối mũ đá hình chóp đã được tìm thấy.[13] Người ta còn tìm thấy tại đây một mảnh vỡ của một bình chứa nội tạng, mà cho thấy một phần trong tên của vị nữ hoàng của ông, Seneb... ", nó có thể được khôi phục lại như là Sonb[henas]."[14] Những hiện vật khác cùng với tên của nhà vua là một tấm bia đá đến từ Abydos ghi lại các dự án xây dựng của nhà vua tại ngôi đền Osiris ở Abydos, và ghi tên vị tể tướng Ankhu. Một tấm bia khác đã từng nằm ở Liverpool (bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ hai), cung cấp tên người con trai của đức vua "Khedjer". Ông ta có thể là một người con trai của vị vua này.[15] Những đồ vật khác có tên của ông, theo như danh sách được cung cấp bởi Ryholt, bao gồm ba con dấu hình trụ lăn từ Athribis, một viên ngói tìm thấy tại el-Lisht, các con dấu hình bọ hung và một lưỡi rìu.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Khendjer tại Wikimedia Commons

  1. ^ a b c d e K.S.B. Ryholt: The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800–1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997
  2. ^ a b Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 181
  3. ^ Redford, Donald B. biên tập (2001). “Egyptian King List”. The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 626–628. ISBN 978-0-19-510234-5.
  4. ^ Thomas Schneider following Detlef Franke: Lexikon der Pharaonen
  5. ^ The name Khedjer for private individuals appears on only two monuments: Stela Marischal Museum, University of Aberdeen ABDUA 21642 and on stela Liverpool M13635, see Iain Ralston: The Stela of Ibi son of Iiqi in the Marischal Museum, University of Aberdeen, In Discovering Egypt from the Neva, The Egyptologcial Legacy of Oleg D Berlev, edited by S. Quirke, Berlin 2003, pp.107-110, pl. 6 and W. Grajetzki: Two Treasurers of the Late Middle Kingdom, Oxford 2001, p. 28, pl. 2. Both monuments date to around the time of king Khendjer and the individuals there might have called themselves after the king.
  6. ^ Ryholt, p.220 and footnote 763
  7. ^ Peter Clayton, Chronicle of the Pharaohs, Thames and Hudson Ltd, 2006 paperback, p.91
  8. ^ Khendjer Titulary Lưu trữ 2012-05-27 tại Wayback Machine
  9. ^ Jürgen von Beckerath: Untersuchungen zur politischen Geschichte der zweiten Zwischenzeit in Ägypten, Glückstadt 1964, 238
  10. ^ Ryholt, p.193
  11. ^ Ryholt, pp.193-195
  12. ^ Felix Arnold: The Control Notes and Team Marks, The South Cemeteries of Lisht, Volume II, New York 1990, ISBN 0-87099-551-0, pp.176-183
  13. ^ G. Jequier: Deux pyramides du Moyen Empire, Cairo 1933, S. 3-35
  14. ^ Ryholt, op. cit., p.221 The object is Cairo JE 54498
  15. ^ W. Grajetzki: Two Treasurers of the Late Middle Kingdom, Oxford 2001, p. 28, pl. 2
Tiền nhiệm
Wegaf
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập
Kế nhiệm
Imyremeshaw
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
Trước đó chúng tôi đã thông báo rằng đây là chuyện đời tư của nghệ sĩ nên rất khó xác nhận. Tuy nhiên vì có nhiều suy đoán vô căn cứ nên chúng tôi thông báo lại 1 lần nữa
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
Mirai Radio to Jinkou Bato là dự án mới nhất của Laplacian - một công ty Eroge còn khá non trẻ với tuổi đời chỉ mới 3 năm trong ngành công nghiệp
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight đang được phát hành trước, nhắm tới một số đối tượng người dùng ở khu vực Bắc Âu
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau