Sankhenre Sewadjtu

Sankhenre Sewadjtu là vị pharaon thứ 34 của vương triều thứ 13 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai.[3] Sewadjtu đã cai trị từ Memphis, bắt đầu vào năm 1675 TCN và trong một khoảng thời gian là 3 năm và 2 tới 4 tháng.[1]

Chứng thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Sankhenre Sewadjtu không xuất hiện trong các ghi chép lịch sử đương thời, và chỉ được chứng thực duy nhất bởi cuộn giấy cói Turin. Điều này có thể là do ông cai trị Ai Cập vào thời điểm sự kiểm soát của vương triều thứ 13 đối với toàn bộ Ai Cập đã suy giảm. Ông được liệt kê là người kế vị của Ini trong cuộn giấy cói Turin, trên cột thứ 7 hàng thứ 5, và được ghi lại là có một triều đại kéo dài 3 năm và 2 tới 4 tháng trong văn kiện này.[1]

Kim Ryholt đề xuất rằng Sankhenre Sewadjtu được chứng thực trong bản danh sách vua Karnak dưới một cái tên khác do một lỗi ghi chép. Quả thực, hai tên ngai Sewadjenre và hai tên ngai Snefer[...]re đã được ghi lại trong bản danh sách này nhưng Ryholt chỉ ra rằng, trong mỗi trường hợp chỉ có duy nhất một vị vua với tên ngai như vậy được biết tới. Do đó Ryholt đề xuất rằng hai tên còn lại đề cập tới Sankhenre Sewadjtu và Seankhenre Mentuhotepi. Quả thực, Ryholt chú giải rằng wadj, nfrankh gần giống nhau theo cách viết bằng chữ thầy tu.[1][3]

Vị trí trong biên niên sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí chính xác thuộc biên niên sử của Sankhenre Sewadjtu trong vương triều thứ 13 không được biết chắc chắn do sự không chắc chắn ảnh hưởng tới các vị vua đầu tiên của vương triều này. Darrell Baker xác định ông là vị pharaon thứ 34 của vương triều này, Kim Ryholt xem ông là vị vua thứ 35 và Jürgen von Beckerath đặt ông là vị pharaon thứ 29 của vương triều này.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Kim Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period c. 1800–1550 B.C.. Museum Tuscalanum Press, 1997 (ISBN 87-7289-421-0)
  2. ^ Thomas Schneider: Lexikon der Pharaonen, Albatros, 2002
  3. ^ a b Darell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300 - 1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 419
  4. ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: P. von Zabern, 1999, ISBN 3-8053-2591-6, available online Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine see p. 98-99
Tiền nhiệm
Merhotepre Ini
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 13
Kế nhiệm
Mersekhemre Ined
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến chương 261: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Khởi đầu chương là khung cảnh Yuuji phẫn uất đi…ê..n cuồng cấu x..é cơ thể của Sukuna, trút lên người hắn sự căm hận với quyết tâm sẽ ngh..iề..n nát trái tim hắn
[Review Sách] Quân Vương
[Review Sách] Quân Vương
Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Chân dung Drew Gilpin Faust - Hiệu trưởng Đại học Harvard
Đó là những lời khẳng định đanh thép, chắc chắn và đầy quyền lực của người phụ nữ đang gánh trên vai ngôi trường đại học hàng đầu thế giới