Intef III

Intef III là vị pharaon thứ ba thuộc Vương triều thứ 11, ông cai trị trong giai đoạn cuối Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất và vào thế kỷ 21 TCN, đây là thời điểm khi Ai Cập bị chia thành hai vương quốc. Ông là con trai của vị vua tiền triều Intef II và là cha của vị vua kế tiếp Mentuhotep II,,[7] Intef III đã trị vì trong 8 năm ở Thượng Ai Cập và đã mở rộng lãnh thổ của mình về phía bắc, chống lại Vương triều thứ 10, có lẽ tới tận châu thứ 17. Ông còn tiến hành một số hoạt động xây dựng ở Elephantine.[8] Intef III sau này được an táng trong một ngôi mộ Saff lớn tại El-Tarif gọi là Saff el-Barqa.[9]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Intef III là con trai của vua Intef II. Điều này được biểu thị trên tấm bia của Tjeti, trưởng quan quốc khố trong thời gian trị vì của Intef II và Intef III.

Intef III có thể đã cưới em gái của ông, Iah, bà được mô tả như là mẹ của một vị vua (MWt-nswt), con gái của nhà vua (S3t-nswt) và nữ tư tế của Hathor (HMT-NTR-HWT-Hr).[10] Điều này chỉ ra rằng vị vua kế vị Intef III, Mentuhotep II, là con trai của ông. Điều này còn được khẳng định thêm nhờ tấm bia đá của Henenu (Cairo 36.346), một vị quan phục vụ dưới thời Intef II, Intef III và "con trai" của ông, và tên của ông ta được ghi trên tấm bia này là Horus Sankhibtawy (S-ankh- [ib-t3wy]),[11][12] tên Horus đầu tiên của Mentuhotep II. Một mảnh chứng cứ khác chứng minh điều này là từ một bức phù điêu tại Gebel el-SilsilehWadi Shatt er-Rigal, được gọi là bức tranh đá Silsileh, miêu tả Mentuhotep II được vây quanh bởi Iah và Intef III.[8]

Ngoài ra, người vợ hoàng gia của Mentuhotep II là Neferu II đã mang tước hiệu Người con gái của nhà vua, và một dòng chữ trong ngôi mộ của bà ghi rằng mẹ của bà có tên là Iah.[13] Điều này nói lên rằng bà là con gái Intef III và là em gái của Mentuhotep II.[14]

Do vua cha của Intef III đã trị vì trong 49 năm do đó Intef III có thể đã lên ngôi khi đã ở tuổi trung niên[8] hay thậm chí đã cao tuổi.[1] Mặc dù tên của Intef III đã bị mất trong một khoảng trống của cuộn giấy Turin, đây là một bản danh sách vua được biên soạn trong giai đoạn đầu thời đại Ramesses, độ dài vương triều của ông vẫn có thể đọc được trên cột 5, dòng 15[15] và được cho là 8 năm.[8][16][17]

Vị trí tương đối trong biên niên sử của Intef III như là người kế vị của Intef II và là tiên vương của Mentuhotep II được đảm bảo thông qua mối quan hệ huyết thống đã được xác minh với hai vị vua trên cũng như thông qua cuộn giấy cói Turin và hai khối đá đến từ Ngôi đền Montu tại Tod.[8] Những khối đá này cho thấy sự kế vị của các vị vua từ Intef I tới Mentuhotep II và mặc dù tên Horus của Intef III đã bị hư hại, vị trí của nó là chắc chắn.[8] Niên đại tuyệt đối của triều đại Intef III thì lại ít chắc chắn hơn và một vài niên đại đã được đề xuất: 2069–2061 TCN,[1] 2063–2055 TCN[4] và 2016–2009 TCN.[5]

Hoạt động quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Intef III được thừa hưởng một lãnh thổ rộng lớn và tương đối yên bình ở Thượng Ai Cập.[8] Trong 8 năm dưới vương triều của mình, Intef đã tiến hành không ít các hoạt động quân sự.[1] Ông đã bảo vệ thành công lãnh thổ mà cha ông Intef II giành được, như những gì được chứng thực từ ngôi mộ của một quan chức thời này, Nakhty, nằm tại Abydos và trong đó một rầm cửa mang tên Intef III đã được phát hiện.[8] Ông cũng chinh phục vùng đất phía bắc của Abydos, đặc biệt là Asyut[8] và mở rộng lãnh thổ của mình tới tận nome thứ 17 ở Thượng Ai Cập qua đó "áp đặt sự kiểm soát của gia tộc ông lên phần lớn vùng Thượng Ai Cập".[4] Dẫu vậy điều này chỉ có thể đã đạt được dưới vương triều người con trai của ông Mentuhotep II, vào đầu vương triều của ông ta.

Hoạt động xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một khung cửa có mang tên của Intef III đã được phát hiện tại Elephantine trong khu điện thờ của Hekayeb, một vị normach được phong thần của vương triều thứ 6, điều này cho thấy rằng ông đã ra lệnh xây dựng tại đó.[18] Một khung cửa khác đã được phát hiện tại Ngôi đền Satet, cũng ở Elephantine, chứng thực cho các hoạt động xây dựng của ông tại nơi này.[8]

Ngôi mộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: 25°44′12″B 32°38′11″Đ / 25,73667°B 32,63639°Đ / 25.73667; 32.63639

Bức ảnh chụp ngôi mộ của Intef III vào năm 1915 của Herbert Winlock. Ngôi mộ này ban đầu được Winlock quy cho là của Intef II và sau này được tái quy cho là thuộc về Intef III bởi Arnold.[19]

Khu nghĩa trang của các vị vua thuộc vương triều thứ 11 nằm tại El-Tarif, ở phía bên bờ đối diện của sông Nile từ Thebes. Một số ngôi mộ saff với kích thước đồ sộ đã được tìm thấy ở đó, thế nhưng người ta lại không biết rõ chủ nhân thực sự của những ngôi mộ này là ai cho tới khi diễn ra các cuộc khai quật của Viện Khảo cổ học Đức dưới sự chỉ đạo của Dieter Arnold từ năm 1970 cho tới năm 1974[9]

Mặc dù không có dòng chữ khắc nào có thể được tìm thấy trong các ngôi mộ (ngoại trừ của Intef II) để xác nhận quyền sở hữu của họ, vị trí của chúng, cùng với sự kế vị theo thứ tự thời gian được chứng thực gần đúng sau này của các vị vua thuộc vương triều thứ 11, đã dẫn đến việc quy cho ngôi mộ được biết đến ngày nay với tên gọi Saff el-Baqar[9] là thuộc về Intef III. Ngôi mộ này giống với ngôi mộ của vị tiên vương Intef II[8], nó gồm có một sân trong rộng 75 m (246 ft) và dài 85–90 m (279–295 ft) theo một trục tây bắc- đông nam đối mặt với một kênh đào. Sân trong này được bao quanh trừ phía đông bởi nhiều căn phòng vốn được đục vào trong núi đá.[8][9][20] Sân trong trên dẫn tới một mặt tiền gồm hai hàng cột lớn có tổng cộng 48 cột trụ mà phía đằng sau chúng có nhiều căn phòng nữa.

Bất chấp tình trạng đổ nát của ngôi mộ, các cuộc khai quật vào năm 1970 cho thấy rằng các bức tường của nó đã từng được lót bởi đá sa thạch và trang hoàng với những đồ trang trí.[21] Ngày nay, ngôi mộ này nằm bên dưới kết cấu của một ngôi làng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Margaret Bunson: Encyclopedia of Ancient Egypt, Infobase Publishing, 2009, ISBN 978-1438109978, available online, see p. 181
  2. ^ Redford, Donald B. biên tập (2001). “Egyptian King List”. The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 626–628. ISBN 978-0-19-510234-5.
  3. ^ Gae Callender: The Middle Kingdom Renaissance (c. 2055-1650 BC) in Ian Shaw (editor): The Oxford History of Ancient Egypt, Oxford University Press (2000), ISBN 9780191604621.
  4. ^ a b c Michael Rice: Who's Who in Ancient Egypt, Routledge 2001, p. 80, ISBN 978-0415154499
  5. ^ a b Erik Hornung, Rolf Krauss, David A. Warburton editors: Ancient Egyptian Chronology, Brill, 2006, p. 491, available online
  6. ^ a b Peter A. Clayton: Chronicle of the pharaon s: The Reign-by-Reign Record of the Rulers and Dynasties of Ancient Egypt, Thames & Hudson 2006, p. 72, ISBN 0-500-28628-0
  7. ^ a b c Percy Newberry: On the Parentage of the Intef Kings of the Eleventh Dynasty, ZÄS 72 (1936), pp. 118-120
  8. ^ a b c d e f g h i j k l Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 147-148
  9. ^ a b c d Dieter Arnold: Gräber des Alten und Mittleren Reiches in El-Tarif (Archäologische Veröffentlichungen), Philipp von Zabern, Mainz 1976, ISBN 978-3805300469
  10. ^ Joyce Tyldesley, Chronicle of the Queens of Egypt, Thames & Hudson. 2006, pp. 66-68. ISBN 0-500-05145-3
  11. ^ J.J. Clere, J. Vandier, Textes de la premiere periode intermediaire et de la XIeme dynasty, 1st vol., Bibliotheca Aegyptiaca X. Complete Stele on p.21
  12. ^ Henri Gauthier, Quelques remarques sur la XIe dynastie. , BIFAO 5, 1906, p.39
  13. ^ William C. Hayes: The Scepter of Egypt I, New York 1953, ISBN 0870991906, p. 160, 327
  14. ^ W. Grajetzki: Ancient Egyptian Queens, a hieroglyphic dictionary, p. 28, Golden House Publications, 2005, ISBN 978-0954721893
  15. ^ Alan Gardiner, editor: Royal Canon of Turin. Griffith Institute, 1959. (Reprint 1988. ISBN 0-900416-48-3)
  16. ^ W. Grajetzki: The Middle Kingdom of Ancient Egypt: History, Archaeology and Society, Duckworth, London 2006 ISBN 0-7156-3435-6, p. 15-17
  17. ^ Column 5, row 15.
  18. ^ Sir Alan Gardiner, Egypt of the Pharaohs, Oxford University Press 1961, p. 120
  19. ^ Herbert Winlock: "The Theban Necropolis in the Middle Kingdom", The American Journal of Semitic Languages and Literatures, Volume 32, available online copyright-free.
  20. ^ See a map of the tomb here following Dieter Arnold.
  21. ^ Nigel Strudwick, Helen Strudwick: Thebes in Egypt: A Guide to the Tombs and Temples of Ancient Luxor, Cornell University Press, 1999, p. 93, ISBN 0801486165, excerpts available online.
Tiền nhiệm
Intef II
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 11
Kế nhiệm
Mentuhotep II
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Staff of Ainz Ooal Gown - Overlord
Staff of Ainz Ooal Gown - Overlord
Staff of Ainz Ooal Gown là Vũ khí Bang hội của Ainz Ooal Gown. Hiện tại, với vũ khí của guild này, Momonga được cho là chủ nhân của guild.
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Giới thiệu Burglar - Sư phụ Goblin Slayer
Sau thảm kịch xảy ra với chị gái và ngôi làng của mình, Goblin Slayer được một mạo hiểm giả tộc Rhea cứu giúp
Hướng dẫn build Kaeya - Genshin Impact
Hướng dẫn build Kaeya - Genshin Impact
Mặc dù Kaeya sở hữu base ATK khá thấp so với mặt bằng chung (223 ở lv 90 - kém khá xa Keqing 323 ở lv 90 hay Qiqi 287 ờ lv 90) nhưng skill 1 của Kaeya có % chặt to
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Võ thuật tổng hợp (MMA): Lịch sử và Nguồn Gốc
Những ngôi sao điện ảnh như Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là người đưa võ thuật đến gần hơn với công chúng