Djedkare Isesi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Djedkara, Izezi, Izzj, Asosi, Tankeris | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phù điêu của Djedkare Isesi, Bảo tàng Ai Cập ở Berlin | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Pharaon | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vương triều | Không chắc chắn, ít nhất là 33 năm và có thể là nhiều hơn 44 năm, vào giai đoạn cuối thế kỷ 25 tới giai đoạn giữa thế kỷ 24 TCN[note 1] (Vương triều thứ Năm) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiên vương | Menkauhor Kaiu | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kế vị | Unas | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hôn phối | có thể là Meresankh IV? | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Con cái | Neserkauhor ♂, Kekheretnebti ♀, Meret-Isesi ♀, Hedjetnebu ♀, Nebtyemneferes ♀ Không chắc chắn: Raemka ♂, Kaemtjenent ♂, Isesi-ankh ♂ Phỏng đoán: Unas ♂ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chôn cất | Kim tự tháp của Djedkare Isesi |
Djedkare Isesi (được biết đến trong tiếng Hy Lạp là Tancherês), là một vị pharaon của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ tám và cũng là vị vua áp chót của vương triều thứ năm. Triều đại của ông tồn tại trong giai đoạn từ khoảng cuối thế kỷ 25 TCN cho đến giữa thế kỷ 24 trước Công nguyên, thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Djedkare đã kế vị vua Menkauhor Kaiu và sau đó ông được kế vị bởi Unas. Mối quan hệ của ông với cả hai vị pharaon này hiện vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, mặc dù người ta thường phỏng đoán rằng Unas là con trai của Djedkare.
Triều đại của Djedkare có lẽ đã kéo dài tới hơn 40 năm, nó cũng đã báo trước về một giai đoạn mới trong lịch sử của thời kỳ Cổ vương quốc. Phá vỡ một truyền thống vốn được bắt đầu kể từ triều đại của Userkaf, Djedkare đã không xây dựng một ngôi đền dành cho thần mặt trời Ra, điều này có thể phản ánh sự trỗi dậy của sự thờ cúng thần Osiris trong tôn giáo Ai Cập. Quan trọng hơn, Djedkare đã tiến hành cải cách một cách toàn diện lại bộ máy chính quyền của nhà nước Ai Cập, lần đầu tiên được tiến hành kể từ lúc hệ thống phân cấp tước hiệu ra đời. Ông cũng tái tổ chức lại những giáo phái tang lễ của các vị tiên vương được chôn cất trong khu nghĩa trang ở Abusir và cả vai trò tương ứng của các vị tư tế. Dưới triều đại của mình, Djedkare đã tiến hành các cuộc viễn chinh đến Sinai để tìm kiếm đồng và ngọc lam, tới Nubia vì vàng và diorit và đến vùng đất Punt để tìm kiếm hương liệu. Từ "Nub", có nghĩa là vàng, dùng để chỉ Nubia đã được ghi lại lần đầu tiên dưới triều đại của Djedkare. Không những vậy, Ai Cập cũng đã tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại với khu vực ven biển Liban và tiến hành các cuộc chinh phạt ở Canaan. Đặc biệt, một trong những miêu tả sớm nhất về một trận đánh hay cảnh tượng vây hãm đã được tìm thấy trong ngôi mộ của một vị đại thần dưới triều đại của Djedkare.
Djedkare đã được chôn cất trong một kim tự tháp ở Saqqara, nó có tên là Nefer Djedkare ("Djedkare hoàn hảo"), ngày nay nó chỉ còn là một phế tích do lớp vỏ đá vôi bên ngoài của nó đã bị cướp đi từ thời cổ đại. Căn phòng chôn cất vẫn còn lưu giữ xác ướp của Djedkare vào thời điểm nó được khai quật vào những năm 1940. Thông qua các cuộc khám nghiệm xác ướp, chúng ta biết được rằng ông đã qua đời ở độ tuổi khoảng năm mươi. Sau khi qua đời, Djedkare trở thành chủ nhân của một giáo phái thờ cúng dành cho riêng mình, giáo phái này đã tồn tại ít nhất cho đến tận giai đoạn cuối thời kỳ Cổ vương quốc. Dường như ông đã nhận được sự kính trọng đặc biệt trong suốt giai đoạn giữa vương triều thứ Sáu, bời vì những vị pharaon trong giai đoạn này đã dâng hiến rất nhiều lễ vật dành cho sự thờ cúng của ông. Các bằng chứng khảo cổ học cũng cho thấy sự tồn tại của giáo phái tang lễ này trong suốt thời kỳ Tân vương quốc sau này (khoảng 1550-1077 TCN). Djedkare cũng được người Ai Cập cổ đại nhớ tới như là vị vua của tể tướng Ptahhotep, ông ta vốn được cho là tác giả của Lời châm ngôn của Ptahhotep.
Những cải cách do Djedkare thực hiện thường bị đánh giá một cách tiêu cực trong ngành Ai Cập học ngày nay bởi vì chính sách phân quyền của ông đã tạo ra một chế độ phong kiến ảo bằng việc trao thêm nhiều quyền lực cho các đại thần và chính quyền các tỉnh. Một số nhà Ai Cập học như Naguib Kanawati lập luận rằng điều này đã góp phần quan trọng vào sự sụp đổ của nhà nước Ai Cập trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất; khoảng 200 năm sau. Tuy nhiên, lập luận này đã bị Nigel Strudwick bác bỏ, ông ta cho rằng bất chấp những cải cách của Djedkare, các đại thần của Ai Cập cổ đại chưa bao giờ tập hợp đủ được quyền lực để có thể chống lại nhà vua.
Djedkare được chứng thực trong nhiều ghi chép có niên đại cùng thời với triều đại của ông[note 2]Những ngôi mộ của các vị cận thần và thành viên trong hoàng tộc đã được phát hiện ở Giza,[note 3] Saqqara và Abusir[24]. Chúng giúp cho chúng ta có được những hiểu biết sâu sắc về các cải cách hành chính mà Djedkare đã thực hiện trong suốt triều đại của mình, và thậm chí trong một vài trường hợp, thậm chí còn ghi lại cả những lá thư mà nhà vua đã gửi đến các viên quan của ông.[25][26]Những bức thư này được lưu giữ lại trên các bức tường của những ngôi mộ, chúng thường dưới dạng là những lời khen ngợi của hoàng gia dành cho người chủ sở hữu của ngôi mộ.[27]
Một nguồn thông tin quan trọng khác về Ai Cập dưới thời trị vì của Djedkare Isesi đó là những cuộn giấy cói Abusir. Đây là những tài liệu hành chính, ghi lại một thời kỳ kéo dài 24 năm[28]trong suốt thời trị vì của Djedkare; chúng đã được phát hiện trong các ngôi đền tang lễ của Neferirkare Kakai, Neferefre và nữ hoàng Khentkaus II.[29]
Tên của Djedkare xuất hiện trên cả bốn bản danh sách vua Ai Cập cổ đại.[30] Sớm nhất trong số đó là bản danh sách vua Karnak, nó có niên đại thuộc về triều đại của Thutmose III (1479–1425 TCN), tên của ông được đề cập tới trong mục thứ năm. Tên gọi khi lên ngôi của ông nằm ở vị trí thứ 32 trong bản Danh sách Vua Abydos, nó được viết dưới triều đại của Seti I (1290–1279). Tên của Djedkare cũng có mặt trên bản khắc đá Saqqara(mục thứ 31)[31], tại đây ông được ghi lại bằng cái tên "Maatkare", có thể là do lỗi của người ký lục[32]. Tên gọi khi lên ngôi của Djedkare được ghi lại là "Djed" trong bản Danh sách Vua Turin (cột thứ ba, hàng thứ 24)[33], điều này có thể là do một lỗ hổng đã làm ảnh hưởng đến văn kiện gốc được dùng làm nguồn để sao chép lại thành cuộn giấy cói Turin dưới thời trị vì của vua Ramses II (1279-1213 trước Công nguyên)[34]. Bản Danh sách Turin ghi lại rằng triều đại của Djedkare đã kéo dài 28 năm[34][35][36].
Ngoài các văn kiện trên, Djedkare còn được đề cập đến trong cuộn giấy cói Prisse có niên đại là vào vương triều thứ 12 (khoảng 1990-1800 TCN).[37] Cuộn giấy cói ghi lại Châm ngôn của Ptahhotep còn dùng tên nome của Djedkare là "Isesi" để gọi tên vị pharaon mà viên tể tướng Ai Cập Ptahhotep phụng sự, ông ta được cho là tác giả của lời châm ngôn này.[38] Tên của Djedkare có thể cũng đã được ghi lại trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm ghi lại lịch sử Ai Cập được Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 TCN dưới triều đại của vua Ptolemaios II. Ngày nay không còn bất cứ bản sao nào của tác phẩm này còn tồn tại và chúng ta chỉ có thể biết đến nó thông qua các tác phẩm của Sextus Julius Africanus và Eusebius. Africanus thuật lại rằng một vị pharaon tên là "Tancherês" (Tiếng Hy Lạp cổ đại:Τανχέρης) đã trị vì 44 năm, ông ta là vị vua thứ tám và cũng là vị vua áp chót của vương triều thứ Năm[39]. Dựa vào vị trí của vị vua này trong biên niên sử của vương triều thứ Năm, Tancherês được tin là cách gọi tên theo tiếng Hy Lạp của Djedkare Isesi[40].
Hiện nay chúng ta chưa biết được cha mẹ của ông là ai, đặc biệt là mối quan hệ của ông với những vị pharaon tiền nhiệm là Menkauhor Kaiu và Nyuserre Ini cũng chưa được xác định một cách chắc chắn [42]. Djedkare thường được cho là con trai của Menkauhor Kaiu, nhưng có thể hai vị vua này sẽ là anh em và con trai của Niuserre Ini.[43] Một giả thuyết khác cho rằng Djedkare và Menkauhor có thể là anh em họ của nhau,[43] và lần lượt họ sẽ là con trai của Nyuserre và Neferefre [44]. Danh tính thân mẫu của Djedkare cũng tương tự như vậy[45]
Tên vị chính cung hoàng hậu của Djedkare Isesi cũng chưa được biết rõ. Một vị nữ hoàng vô danh quan trọng nhiều khả năng có thể là chủ nhân của một khu phức hợp kim tự tháp lớn nằm ở phía đông bắc của kim tự tháp Djedkare ở Saqqara [46][47]. Điều này có thể chỉ ra rằng bà là mẹ của vị vua kế vị Djedkare, Unas, [2]hoặc rằng Djedkare là hôn phu của bà.[48][49]Dựa vào một số đặc điểm của khu phức hợp tang lễ dành cho bà mà vốn chỉ được dành riêng cho các vị vua, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng vị nữ hoàng này đã từng có một địa vị rất cao quý: [50]kim tự tháp của bà có cả kim tự tháp tháp vệ tinh của riêng nó, ngoài ra nó còn có một con đường đắp chạy từ ngôi đền thung lũng đến một ngôi đền tang lễ dành cho việc thờ cúng vị nữ hoàng này và có một cổng vào pr-wrw, một sân trong lộ thiên và một tiền sảnh vuông vắn[49][51]. Hơn nữa, một số bức phù điêu miêu tả vị nữ hoàng này đã được sửa lại và có thêm những biểu tượng cùng với chim ưng hoàng gia ở phía trên đầu của bà.[52]Bởi vì việc xây dựng Kim tự tháp dành cho vị nữ hoàng này dường như đã được tiến hành phỏng theo bản vẽ kim tự tháp của Djedkare và các bức phù điêu của bà đã được sửa lại, cho nên nhà Ai Cập học Klaus Baer nêu ra giả thuyết cho rằng vị nữ hoàng này có thể đã cai trị sau khi Djedkare qua đời và bà đã đóng một vai trò quan trọng trong sự kế vị của ông. Tuy nhiên, điều này đã bị các nhà Ai Cập học khác chẳng hạn như Michel Baud bác bỏ do thiếu các bằng chứng cho thấy một giai đoạn nhiếp chính hoặc một giai đoạn đứt quãng xen giữa triều đại của Djedkare và Unas.[47]
Nhà Ai Cập học Wilfried Seipel đã đề xuất rằng kim tự tháp này ban đầu được dự định dành cho hoàng hậu Meresankh IV, vốn được ông và Verner nhìn nhận như là một người vợ của Djedkare. Seipel còn cho rằng Meresankh sau này đã được chôn cất trong một mastaba nhỏ hơn nằm ở phía Bắc Saqqara sau khi bà bị thất sủng[53]. Ngoài ra, Aidan Dodson và Dyan Hilton cũng đề xuất rằng bà là một người vợ của vị tiên vương, Menkauhor Kaiu.[54]
Chỉ có duy nhất một người con của Djedkare Isesi đã được xác định danh tính một cách chắc chắn, Neserkauhor[55], ông ta đã giữ tước hiệu "Người con trai cả yêu quý của đức vua từ thân thể của ngài".[note 4][56][57]Neserkauhor còn giữ tước hiệu Iry- pat, điều này cho thấy rằng ông là một thành viên quan trọng của triều đình hoàng gia, cũng như một tước hiệu tư tế là "Tài giỏi nhất trong Năm người thuộc ngôi đền của Thot", điều này cho thấy rằng ông có thể đã là một tể tướng[56]hoặc có địa vị tương tự.[57]
Ngoài Neserkauhor, còn có bằng chứng gián tiếp khác cho thấy các vị hoàng tử Raemka [note 5] và Kaemtjenent[note 6][61] là con trai của Isesi[62][63][64], điều này dựa trên niên đại và vị trí tổng thể ngôi mộ của họ ở Saqqara. Ví dụ như ngôi mộ của Kaemtjenent đã đề cập đến tể tướng Rashepses - ông ta đã từng phụng sự dưới triều đại của Djedkare Isesi.[65][66] Raemka cũng mang tước hiệu "Người con trai của đức vua từ thân thể của ngài",[58] vốn gần như chỉ dành riêng cho các vị hoàng tử đích thực mang dòng máu hoàng gia [note 7] Ngoài ra vị trí các ngôi mộ của Raemka và Kaemtjenent đã khiến một số nhà Ai Cập học tin rằng cả hai hoàng tử này đều là con trai[63]của nữ hoàng Meresankh IV được chôn cất gần đó, vì vậy bà sẽ là một trong những người vợ của Djedkare. Những kết luận này hiện vẫn đang gây tranh cãi, đặc biệt là đối với trường hợp của Kaemtjenent, bởi vì tước hiệu "Người con trai của đức vua" có thể là một tước hiệu thuần túy mang tính danh dự.[67]
Một vị đại thần có tên là Isesi-ankh có thể cũng đã là một người con khác của Djedkare Isesi, như được chỉ ra bởi tên của ông vốn có nghĩa là "Isesi sống".[54] Tuy nhiên, những điểm tương đồng trong tước hiệu và vị trí ngôi mộ[note 8] của Isesi-ankh và Kaemtjenent đã khiến cho các nhà Ai Cập học cho rằng họ có thể là anh em và là con trai của Meresankh IV,[69] hoặc rằng Isesi-ankh là một người con trai của Kaemtjenent[70]. Kể cả khi Isesi-ankh có mang tước hiệu "Người con trai của đức vua" đi chăng nữa, các nhà Ai Cập học như Michel Baud và Bettina Schmitz đều cho rằng mối quan hệ huyết thống này là hư cấu, và tước hiệu kia đơn giản chỉ mang tính danh dự.[71][72]
Cuối cùng, vị vua kế vị Djedkare, Unas, cũng được coi là con trai của ông[2]mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào để chứng minh cho điều này [73]. Lý lẽ chính được đưa ra để ủng hộ cho mối quan hệ huyết thống này đó là quá trình kế vị giữa Djedkare Isesi và Unas dường như đã diễn ra êm thấm,[74]như được chỉ ra một cách gián tiếp, ví dụ là bởi các cuộn giấy cói Abusir[75]. Các bằng chứng gián tiếp khác còn đến từ những bức phù điêu nằm trên con đường đắp cao của Unas, chúng cho thấy tên của nhiều vị quan có kết hợp với tên "Isesi", điều này chỉ ra rằng ít nhất Unas đã không nhìn nhận Djedkare như là một địch thủ[76][77][78].
Một vài người con gái của Djedkare Isesi đã được xác định nhờ vào tước hiệu "Người con gái của đức vua từ thân thể của ngài" và niên đại chung đối với những ngôi mộ của họ. Họ gồm có Kekheretnebti,[note 9][54] mối quan hệ cha con của bà được biểu thị một cách rõ ràng thông qua tước hiệu của bà đó là "Tình yêu của Isesi",[79]Meret-Isesi,[note 10][54]Hedjetnebu,[note 11][80][54]và Nebtyemneferes[note 12][54]. Mối quan hệ cha con của ông với Kentkhaus III, vợ của vị tể tướng Senedjemib Mehi, thì lại ít chắc chắn hơn mặc dù bà ta cũng mang tước hiệu "Người con gái của đức vua từ thân thể của ngài" [81][82]Các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh cãi về việc liệu rằng tước hiệu này có thực sự chỉ ra mối quan hệ cha con giữa họ hay không hay đơn giản chỉ là mang ý nghĩa danh dự.[82][83]
Vị trí tương đối trong biên niên sử của Djedkare Isesi đã được xác định chính xác nhờ vào các ghi chép lịch sử và được chứng thực thông qua các bằng chứng khảo cổ học.[87] Ông là vị vua thứ tám và cũng là vị vua áp chót của vương triều thứ Năm, ông đã kế vị vua Menkauhor Kaiu và là tiên vương của Unas.
Tuy vậy độ dài triều đại của Djedkare lại tỏ ra ít chắc chắn hơn. Thời kỳ cai trị của Djedkare đã được ghi chép lại khá nhiều thông qua các cuộn giấy cói Abusir, cùng với nhiều dấu ấn triện của hoàng gia và những dòng chữ khắc đương thời; tất cả chúng đều chỉ ra rằng vị vua này đã có một triều đại khá dài.[note 14][90]Mặc dù cuộn giấy cói Turin ghi lại rằng ông đã trị vì trong 28 năm, có bằng chứng trực tiếp khác cho thấy triều đại của ông còn kéo dài lâu hơn nữa. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số đồ tạo tác cùng những dòng chữ khắc có liên quan đến lễ hội "sed" của Djedkare, vốn thường chỉ được tổ chức sau khi nhà vua đã cai trị suốt 30 năm. Ví dụ như trong ngôi mộ của viên tể tướng phụng sự dưới triều đại của Djedkare, Senedjemib Inti, có nhắc đến các công trình xây dựng được tiến hành trong năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ 16 để chuẩn bị cho lễ hội. Một chiếc bình bằng đá thạch cao tuyết hoa ngày nay đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre [note 15] có khắc một dòng chữ kỷ niệm lễ hội Sed lần thứ nhất của Djedkare, điều này cho thấy rằng có khả năng là ông đã trị vì hơn 30 năm[84].
Một trong số các cuộn giấy cói Abusir được tìm thấy có ghi lại ngày tháng là vào "Năm của lần kiểm kê gia súc thứ 22, IV Akhet ngày 12"[note 16][93]Niên đại này có thể tương ứng với bất kỳ thời điểm nào nằm trong khoảng từ năm thứ 32 cho tới năm thứ 44 dưới triều đại của Djedkare, tùy thuộc vào việc quá trình kiểm kê gia súc được tiến hành hai năm một lần hoặc là sau một năm rưỡi. Con số ước lượng cao hơn kia thì lại giống với con số 44 năm mà Manetho ghi lại cho Tancherês,[94]tên gọi theo tiếng Hy Lạp của Djedkare, mặc dù điều này có thể là ngẫu nhiên [95]. Theo ước tính ngày nay của các nhà khảo cổ học thì độ dài triều đại của Djedkare chắc chắn là phải kéo dài hơn 33 năm, và nếu như việc kiểm kê gia súc diễn ra thường xuyên hai năm một lần, thì ít nhất nó sẽ là từ 42 đến 44 năm[95]. Điều này khiến cho Djedkare trở thành vị vua trị vì lâu nhất của vương triều thứ Năm.[12]
Triều đại của Djedkare Isesi đã báo trước một giai đoạn mới trong lịch sử của thời kỳ Cổ vương quốc.[97][98]Trước tiên, Djedkare Isesi đã không xây dựng một ngôi đền mặt trời giống như những vị tiên vương đã làm kể từ thời Userkaf, khoảng 80 năm trước [99][100]. Điều này có thể là do tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của sự thờ cúng thần Osiris so với thần mặt trời Ra vào giai đoạn cuối vương triều thứ 5.[1][101][102][103]Tầm quan trọng của giáo phái này trở nên rõ ràng hơn vào thời điểm khi các bản văn Kim tự tháp của Kim tự tháp Unas được khắc nên vài thập kỷ sau đó[101][104]. Trong bối cảnh này, một điều có lẽ đáng chú ý đó là bức tượng duy nhất[105] được biết đến của Djedkare Isesi đã được phát hiện trong đống tàn tích của ngôi đền Osiris ở Abydos[96]. Một dấu hiệu khác cho thấy tình thế gió đổi chiều [106] dưới thời Djedkare đó là sự phê chuẩn việc tái dịch chuyển khu nghĩa trang hoàng gia từ Abusir, vốn được đặt ở đây bắt đầu từ triều đại của Sahure, đến Saqqara, là nơi mà Menkauhor Kaiu, Djedkare và vị vua kế vị ông, Unas, đã cho xây dựng các kim tự tháp của họ. Abusir có thể đã trở nên quá chật chội vào thời điểm Menkauhor lên ngôi [107]và kinh đô của vương quốc có thể cũng đã được chuyển về phía Nam tới Saqqara cùng với khu nghĩa trang hoàng gia vào khoảng thời gian này[108].
Trong suốt triều đại của mình, Djedkare đã thực hiện những cải cách quan trọng đối với bộ máy chính quyền và tầng lớp tư tế, đặc biệt là liên quan đến các giáo phái tang lễ[110]tại khu nghĩa trang ở Abusir.[note 17][111]Những đổi mới này được chứng thực thông qua sự thay đổi trong các tước hiệu của tầng lớp tư tế và rộng hơn là trong hệ thống cấp bậc tước hiệu của các quan đại thần, đây là lần thay đổi đầu tiên của chúng[99]. Ví dụ, như chức vị tư tế của các kim tự tháp hoàng gia đã được cải tổ lại,[1]cùng với đó Djedkare có thể đã thay đổi tước hiệu và nhiệm vụ của các tư tế từ "tư tế của đức vua" thành "tư tế của kim tự tháp"[112] mặc dù sự thay đổi này có thể đã diễn ra từ trước đó, dưới thời Nyuserre Ini [113]. Các vị hoàng tử mang dòng máu hoàng gia một lần nữa lại có thể nắm giữ nhiều tước hiệu trong bộ máy chính quyền,[note 18] một đặc quyền mà họ đã bị mất trong suốt thời kỳ vương triều thứ Năm.[99] Đồng thời, các vị tể tướng lúc này đây có thể được giữ những tước hiệu uy quyền như Iry-pat[98] và Haty-a [114] và còn là "Người trông coi những viên ký lục của hoàng gia", trở thành người quản lý toàn bộ các viên ký lục của nhà nước.[115] Ít nhất là đã có một vị tể tướng, Seshemnefer III, còn có được tước hiệu "Người con trai của đức vua từ thân thể của Ngài", một trong những tước hiệu ưu tú nhất vào thời điểm đó và thường dành cho các vị hoàng tử mang dòng máu hoàng gia. Cả cha và mẹ của Seshemnefer III dường như đều không xuất thân từ gia đình hoàng tộc.[116] Trong suốt thời kỳ kéo dài từ triều đại của Djedkare cho tới triều đại của Teti, các vị tể tướng còn chịu trách nhiệm trong việc chế tạo vũ khí cho vương quốc, cả cho mục đích quân sự và các mục đích khác [116]. Sau những cải cách do Djedkare thực hiện, sẽ có ba vị tể tướng đảm đương vai trò cùng một lúc:[117]hai trong số đó là ở vùng Memphis và một ở miền Nam, "thống đốc của Thượng Ai Cập",[99]cùng với một trụ sở đặt ở Abydos[1][2].Có tất cả sáu vị tể tướng đã được bổ nhiệm trong suốt triều đại của Djedkare[note 19][109].
Trong giai đoạn cuối của vương triều thứ Năm, các quan lại cấp thấp đã không còn nắm giữ được nhiều quyền lực như trước nữa và quyền lực thường chỉ được giới hạn nằm trong tay của một tước hiệu tối cao,[117]một sự khác biệt so với giai đoạn trước kia [99]. Các trọng trách như là "Quan đốc công của kho lúa" và "Quan đốc công của ngân khố" đã biến mất khỏi các ghi chép trong khoảng thời gian giữa triều đại của Djedkare tới triều đại của Teti,[99]trong khi đó những vị quan với địa vị thấp hơn đã trở thành người đứng đầu bộ máy hành pháp.[115]Do đó, quyền lực được tập trung nhiều vào tay của các vị tể tướng hơn so với trước kia trong khi các chức quan cấp thấp trong bộ máy chính quyền của nhà nước đã được giảm bớt.[115]Đồng thời, quy mô của bộ máy chính quyền cấp tỉnh đã ngày càng phát triển, và nó cũng đã trở nên độc lập hơn so với chính quyền trung ương[2]. Đặc biệt hơn nữa, các nomarch đã được trao toàn quyền trong việc xây dựng những công trình tại các tỉnh của họ vốn từ trước đến giờ luôn nằm dưới sự quản lý của các vị quan ở Memphis.[115]
Hoạt động xây dựng chính được thực hiện dưới triều đại của Djedkare Isesi đó là việc xây dựng khu phức hợp kim tự tháp của ông ở Saqqara. Thông qua một dòng chữ khắc mà ngày nay đã bị hư hại,[118] chúng ta biết được rằng Djedkare có thể cũng đã hoàn thành hoặc là đã tiến hành khôi phục lại khu phức hợp tang lễ của Nyuserre Ini ở Abusir, nó chắc hẳn đã ghi lại chi tiết những hoạt động của Djedkare ở khu vực này [note 20][119]Những công trình xây dựng khác được xây dựng tại Abusir trong giai đoạn nửa sau của triều đại Djedkare tiếp theo sau đây lại là một điều lạ kỳ[120] bởi vì của các thành viên của hoàng tộc đã được chôn cất tại đó thay vì là nằm ngay bên cạnh kim tự tháp của Djedkare ở Saqqara. Dẫu vậy, một nhóm các mastaba đã được xây dựng dành cho công chúa Kekheretnebti cùng con gái của bà là Tisethor, công chúa Hedjetnebu, các triều thần Mernefu và Idu-ông ta được an táng cùng với người vợ của mình là Khenit, và hoàng tử Neserkauhor[107][120].
Djedkare Isesi cũng đã tiến hành các hoạt động xây dựng liên quan đến lễ hội "sed" của mình, chúng ta biết được điều này nhờ vào một chiếu chỉ mà ông đã gửi cho viên tể tướng của mình là Senedjemib Inti vào năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ 16,[121]nó là lời khen ngợi của nhà vua dành cho vị tể tướng này cùng công trình của ông ta[122]. Chiếu chỉ này còn đề cập đến việc xây dựng một sân rộng hình chữ nhật rộng [123]hoặc một hồ nước nhân tạo[124][125] dành cho lễ kỷ niệm của nhà vua, nó dài khoảng 1000 cubit và rộng khoảng 400 cubit, [122] tức là vào khoảng 525 m × 231 m (1.722 ft × 758 ft).[126][127] Nó được bao quanh bởi các bức tường của một cung điện vốn được xây dựng dành cho các nghi lễ của lễ hội "sed", vị trí của nó có lẽ là nằm trong khu vực lân cận với kim tự tháp của ông[note 21][127]. Một chiếu chỉ khác cũng đã được gửi cho Senedjemib Inti và sau này nó đã được viết lại trên các bức tường trong mastaba của ông ta, nội dung của nó là nói về việc trang trí một nhà nguyện của thần Hathor trong cung điện của nhà vua. Nhà nguyện này rất có thể đã được xây dựng dưới thời trị vì của ông [132].
Một số công trình xây dựng khác của Djedkare có thể vẫn chưa được xây dựng xong vào thời điểm ông qua đời, giả thuyết này dựa trên việc tìm thấy những khối đá có chạm khắc phù điêu cùng với tên của ông đã được tái sử dụng trong kim tự tháp của vua Unas. Vai trò ban đầu của chúng hiện vẫn chưa rõ.[133]
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ba hoặc bốn[note 22] bản khắc đá có niên đại thuộc về triều đại của Djedkare tại Wadi Maghareh ở Sinai, các mỏ đồng và đá bán quý ở đây đã được khai thác suốt thời kỳ Cổ vương quốc, từ giai đoạn vương triều thứ Tư cho đến vương triều thứ Sáu.[136] Những bản khắc đá này đã ghi lại ba cuộc thám hiểm được tiến hành để nhằm tìm kiếm ngọc lam: bản khắc đá đầu tiên có niên đại là vào năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ ba[137]hoặc thứ tư[138], có thể tương ứng với năm thứ sáu hoặc thứ tám dưới triều đại của Dejdkare, nó thuật lại khá rõ ràng cuộc thám hiểm của đội khai thác mỏ tới "những ngọn đồi ngọc bích"[note 23] sau khi được trao "uy quyền thiêng liêng cho việc tìm kiếm những loại đá bán quý theo điềm báo của chính vị thần trong sân rộng của ngôi đền Nekhenre"[137][138] Một bản khắc đá khác có niên đại là vào năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ chín- có thể là năm thứ 18 dưới triều đại của Djedkare- cho thấy nhà vua đang "chinh phục toàn bộ vùng đất xa lạ. Trừng phạt tù trưởng của vùng đất xa lạ"[137][138]. Đoàn thám hiểm này bao gồm hơn 1400 binh sĩ và quan lại.[140][141] Một số nhà Ai Cập học cũng đưa ra giả thuyết cho rằng những người này cũng đã được phái tới các mỏ đồng [142][143]
Những cuộc thám hiểm này đã rời khỏi Ai Cập từ cảng Ain Sukhna, nằm trên bờ phía tây của Vịnh Suez, chúng ta biết được điều này nhờ vào những cuộn giấy cói và con dấu có khắc tên của Djedkare Isesi được tìm thấy tại đây[144][145]. Khu cảng này còn bao gồm cả các căn phòng lớn được đục vào đá sa thạch để làm nơi ở và kho chứa.[145] Trên bức tường của một trong số những căn phòng như vậy có khắc một bài văn đề cập đến một cuộc thám hiểm khác tới những ngọn đồi ngọc bích vào năm của lần kiểm kê gia súc thứ bảy- có thể là năm trị vì thứ 14 của Djedkare.[139][146]
Về phía Nam của Ai Cập, Djedkare đã phái đi ít nhất một đoàn thám hiểm đến những mỏ đá diorite nằm cách Abu Simbel khoảng 65 km (40 dặm) về phía tây bắc.[note 24][149] Djedkare không phải là vị vua đầu tiên thực hiện điều này, những mỏ đá ở đây đã được khai thác từ thời kỳ vương triều thứ Tư và vẫn sẽ tiếp tục được khai thác trong suốt thời kỳ vương triều thứ Sáu và sau này là vào thời kỳ Trung vương quốc (khoảng năm 2055 TCN-1650 TCN).[148]
Djedkare có lẽ cũng đã khai thác các mỏ vàng ở vùng sa mạc phía đông và ở Nubia: thật vậy, lần đầu tiên thuật ngữ "vùng đất của vàng" - vốn được người Ai Cập cổ đại dùng để chỉ Nubia[note 25] - được đề cập tới đó là trong một dòng chữ khắc tại ngôi đền tang lễ của Djedkare Isesi.[151]
Ai Cập vẫn tiếp tục duy trì các mối quan hệ thương mại với khu vực Cận đông trong suốt triều đại của Djedkare, có thể xa tới tận Anatolia ở phía bắc. Một con dấu trụ lăn bằng vàng có khắc serekh của Djedkare Isesi cùng với đồ hình của Menkauhor Kaiu, ngày nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston [note 26][147], có thể có nguồn gốc đến từ thung lũng sông Pactolus ở miền Tây Anatolia.[152]Nó có thể giúp chứng thực cho các mối quan hệ thương mại rộng mở đã diễn ra trong suốt thời kỳ vương triều thứ Năm[2][153], tuy nhiên nguồn gốc của nó hiện vẫn chưa thể xác minh được[note 27][156]
Một mảnh bình đá vỡ được tìm thấy tại thành phố Byblos, nằm trên khu vực bờ biển Liban ngày nay, có mang dòng chữ "Vua của Thượng và Hạ Ai Cập, Djedkare [sống] mãi", nó có thể cho thấy mối quan hệ buôn bán giữa Ai Cập và Byblos vẫn tồn tại dưới triều đại của ông.[157][158] Một bản khắc tiểu sử được phát hiện trong ngôi mộ của Iny, một viên quan của vương triều thứ Sáu, đã giúp cung cấp thêm bằng chứng về một chuyến hành trình của người Ai Cập tới Byblos diễn ra dưới triều đại của Djedkare[159]. Bản văn này của Iny thuật lại chuyến đi của ông ta để nhằm mua lapis lazuli và chì hoặc thiếc[160]cho pharaoh Merenre, nhưng lại mở đầu bằng việc kể lại những sự kiện tương tự đã diễn ra dưới triều đại của Djedkare[161].
Về phía Nam của Ai Cập, Djedkare cũng đã phái một đoàn thám hiểm đến vùng đất Punt huyền thoại[149]để tìm kiếm nhựa thơm vốn được sử dụng như là trầm hương trong các ngôi đền Ai Cập[162]. Cuộc thám hiểm đến vùng đất Punt còn được nhắc tới trong bức thư mà Pepi II Neferkare gửi cho Harkuf khoảng 100 năm sau đó. Harkuf đã nói rằng ông ta sẽ mang về một "người lùn trong số các vũ công của thần linh từ vùng đất của những người sống ở đường chân trời". Pepi còn đề cập đến việc viên quan giữ ấn của thần linh Werdjededkhnum đã trở về từ vùng đất Punt cùng với một người lùn trong thời kỳ trị vì của Djedkare Isesi và ông ta đã được trọng thưởng. Cuộc thám hiểm tới vùng đất Punt dưới triều đại của Djedkare cũng đã được đề cập đến trong một bức tranh tường có niên đại cùng thời với cuộc thám hiểm này, bức tranh tường này được tìm thấy ở Tumas, một địa điểm nằm ở Hạ Nubia và cách Aswan khoảng 150 km (93 dặm) về phía Nam,[30] đồ hình của Isesi đã được phát hiện tại nơi này[163].
Không phải tất cả các mối quan hệ giữa Ai Cập với các nước láng giềng đều diễn ra một cách hòa bình trong suốt triều đại của Djedkare. Đặc biệt, một trong những miêu tả sớm nhất về một trận chiến hoặc một thành phố đang bị vây hãm [165]đã được tìm thấy trong ngôi mộ của Inti, một viên quan đến từ châu thứ 21 của vùng Thượng Ai Cập, ông ta sống vào giai đoạn cuối của vương triều thứ Năm.[159][165] Bức phù điêu đến từ ngôi mộ của viên quan này đã miêu tả cảnh những người lính Ai Cập đang trèo lên tường thành của một pháo đài bằng thang[30][166]. Nói chung thì người Ai Cập cổ đại dường như đã thường xuyên tổ chức các cuộc đột kích nhằm vào vùng đất Canaan trong giai đoạn sau của thời kỳ Cổ vương quốc, tuy nhiên họ đã không cố gắng thiết lập sự thống trị lâu dài ở nơi đây [167].
Djedkare đã xây dựng kim tự tháp của ông tại miền Nam Saqqara. Nó được người Ai Cập cổ đại gọi là Nefer Isesi hoặc Nefer Djedkare, [note 28][168]có nhiều cách dịch khác nhau cho tên gọi này đó là "Isesi / Djedkare tốt đẹp"[169] hoặc "Isesi / Djedkare hoàn hảo" [2][9]Ngày nay nó được biết đến với tên gọi "Haram el-Shawwâf El-Kably",[168]có nghĩa là "Kim tự tháp canh gác phía Nam", bởi vì nó nằm trên bờ rìa của thung lũng sông Nile[170][171].
Kim tự tháp ban đầu bao gồm sáu hoặc bảy bậc, chúng được tạo nên từ các khối đá vôi thô kệch không đều nhau và được trát bằng vữa, ngày nay chỉ còn sót lại ba bậc. Phần lõi này được bao phủ bên ngoài bởi lớp vỏ đá vôi màu trắng đến từ Tura, tuy nhiên chúng đã bị đánh cắp từ thời cổ đại. Vào thời điểm kim tự tháp này được xây dựng, nó có chiều cao là 52 m (171 feet) cùng với chiều dài mỗi cạnh đáy là 78,75 m (258,4 ft) và tạo thành một góc nghiêng là 52 °.[171]
Ở bên trong của kim tự tháp và nằm phía sau ba khối granite chặn cổng, có một hành lang đi xuống dẫn tới tiền sảnh, ba phòng chứa và căn phòng chôn cất. Tại nơi này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một sợi dây đeo bằng vàng xâu qua một hạt cườm bằng sứ cùng với những mảnh thạch cao, ngoài ra còn có những mảnh vỡ của một chiếc quách bằng đá bazan màu xám đậm[171]. Một xác ướp gần như hoàn chỉnh đã được tìm thấy giữa những mảnh vỡ của chiếc quách này. Nó đã được khai quật vào giữa những năm 1940 dưới sự chỉ đạo của Abdel Salam Hussein, và thông qua một nghiên cứu được Ahmed Batrawi tiến hành trên xác ướp này, chúng ta biết được rằng Djedkare đã qua đời trong khoảng từ 50-60 tuổi.[90][172]
Ngôi đền tang lễ của Djedkare nằm ở phía đông của kim tự tháp[173]. Nó kết nối với một ngôi đền thung lũng thông qua một con đường đắp hiện vẫn chưa được khai quật.[173]
Theo Nigel Strudwick, những cải cách của Djedkare Isesi đã được thực hiện như là một sự đáp ứng đối với sự phát triển nhanh chóng của bộ máy chính quyền trung ương trong giai đoạn đầu của vương triều thứ Năm[115], mà như Baer nói thêm là đã tập trung quá nhiều quyền lực chính trị hoặc kinh tế [174]dưới con mắt của nhà vua [175].Joyce Tyldesley cho rằng triều đại Djedkare Isesi là bước khởi đầu của một giai đoạn suy giảm tầm quan trọng của nhà vua, cùng với đó là sự gia tăng quyền lực một cách dần dần của các quan lại cấp cao và những quan lại ở các tỉnh[176]. Diễn ra đồng thời với xu hướng này là một quá trình phân quyền, không những thế lòng trung thành mang tính địa phương đã từ từ thay thế lòng trung thành đối với chính quyền trung ương[176]. Bởi vì các chức quan và đặc biệt là chức vị tể tướng có thể được cha truyền con nối[2] cho nên những cải cách của Djedkare Isesi đã tạo ra một "hệ thống phong kiến ảo" giống như Nicolas Grimal viết,[149][177]với việc có quá nhiều quyền lực được tập trung vào trong tay của một vài viên quan lớn. Điều này được chứng thực một cách rõ ràng nhất thông qua những ngôi mộ mastaba lớn và tráng lệ vốn được các tể tướng của Djedkare cho xây dựng.[149]Trong bối cảnh này, những cải cách của Djedkare đối với hệ thống cấp bậc có thể là một nỗ lực để nhằm duy trì dự kiểm soát đối với một bộ máy chính quyền ngổn ngang,[117]nhưng cuối cùng nó đã thất bại. Đối với một số nhà Ai Cập học, chẳng hạn như Naguib Kanawati, thất bại này đã góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của Cổ vương quốc,[178] nhưng đối với những người khác, bao gồm cả Strudwick, họ lại tin rằng lý do dẫn đến sự sụp đổ này phải là một nguyên nhân khác bởi vì quyền lực của một vị quan chưa bao giờ có thể so sánh được với của nhà vua[174].
Những cải cách của Djedkare Isesi đã đóng một vai trò quan trọng đối với sự hưng thịnh của nghệ thuật trong giai đoạn sau của thời kỳ Cổ vương quốc, bởi vì những người thợ thủ công lúc này đây đã có thể tìm được nhiều khách hàng giàu có hơn ngoài nhà vua. Điều này đã tạo ra một sự gia tăng về số lượng công việc và khiến cho các tác phẩm nghệ thuật có được một sự cải thiện tốt hơn. Điều này còn khiến cho những người thợ thủ công trở nên giàu có, và giúp cho họ xây dựng được những khu phức hợp tang lễ lớn dành cho bản thân[2].
Djedkare Isesi là chủ thể của một giáo phái tang lễ được thiết lập sau khi ông qua đời và kéo dài cho đến cuối thời kỳ Cổ vương quốc, gần 200 năm sau đó. Nguồn lương thực cung cấp cho giáo phái này đã được sản xuất trong các điền trang nông nghiệp được thiết lập trong suốt triều đại của Djedkare. Tên của một số điền trang này đã được tìm thấy trên các bức tường trong những ngôi mộ của các quan đại thần đã phụng sự ông: "Ra mong muốn rằng Isesi sống mãi",[note 29]"Heqa mong muốn rằng Izezi sống mãi",[note 30]"Trau dồi sự ganh đua là Isesi ",[note 31]"chiếc bình mnza của Djedkare ",[note 32]"Đặc ân hoàn hảo là Isesi",[note 33] " Seshat ban cho Isesi sự sống", [note 34]" Ka của Isesi là cao quý nhất "[note 35]"Quyền lực thuộc về Izezi ", [note 36]"Công trình dưới lệnh của Izezi ",[note 37]" Bastet mong muốn rằng Izezi sống mãi",[note 38]" Horus ban cho Izezi sự trường tồn",[note 39]"Lễ vật của Izezi",[note 40]và "Izezi là người yêu cuộc sống"[note 41].
Djedkare dường như vẫn rất được kính trọng trong suốt thời kỳ vương triều thứ Sáu. Ví dụ như Merenre Nemtyemsaf I đã chọn địa điểm để xây dựng khu phức hợp kim tự tháp của ông ta nằm gần với của Djedkare.[184]Ngoài ra, phiến đá Nam Saqqara, một biên niên sử hoàng gia có niên đại là thuộc vào triều đại của Merenre hoặc của Pepi II,[185] đã ghi lại những lễ vật phong phú được dâng lên Djedkare thay mặt cho nhà vua[note 42][186][187]. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 92% [188] những gì được khắc trên phiến đá này đã bị mất đi khi nó được đánh bóng lởm chởm để tái sử dụng lại thành một chiếc nắp quách, điều này có thể đã diễn ra trong giai đoạn cuối thời kỳ chuyển tiếp thứ Nhất (khoảng 2160-2055 TCN) cho đến đầu thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2055-1650 TCN)[189].
Giáo phái tang lễ của Djedkare Isesi đã được hồi sinh vào thời kỳ Tân Vương Quốc (khoảng năm 1550-1077 TCN). Trong giai đoạn đầu thời kỳ này, điều này đã được chứng thực rõ nhất thông qua bản danh sách vua Karnak, một bản danh sách các vị vua được làm theo lệnh của Pharaon Thutmose III. Bản danh sách này không phải là đầy đủ, đúng hơn là nó đã ghi lại tên các vị tổ tiên của Thutmose, những người mà ông ta muốn tôn vinh bằng cách dâng hiến lễ vật[190].
Trong giai đoạn sau của thời kỳ Tân vương quốc, một bức phù điêu đến từ ngôi mộ ở Saqqara của vị tư tế Mehu, có niên đại là vào vương triều thứ 19 hoặc thứ 20, cho thấy ba vị thần đối mặt với một số vị pharaoh đã khuất. Các vị pharaon ở đây bao gồm Djoser và Sekhemkhet của vương triều thứ Ba và Userkaf, vị vua sáng lập ra vương triều thứ năm. Theo sau ông ta là một vị vua thứ tư có tên gọi đã bị hư hại nhưng thường được đọc là "Djedkare" hoặc ít có khả năng là "Shepseskare". Bức phù điêu này là một biểu hiện của sự mộ đạo mang tính cá nhân thay mặt cho Mehu, ông ta đã khẩn cầu các vị vua cổ xưa để họ tiến cử ông ta với các vị thần.[191]