Nebmaatre

Nebmaatre tên prenomen của một vị vua được chứng thực nghèo nàn thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập cổ đại. Nebmaatre có thể là một thành viên thuộc giai đoạn đầu của vương triều thứ 17 và như vậy sẽ cai trị vùng đất Thebes.[2] Mặt khác, Jürgen von Beckerath tin rằng Nebmaatre là một vị vua thuộc giai đoạn cuối của vương triều thứ 16.[3][4]

Chứng thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên prenomen Nebmaatre được chứng thực trên một đầu rìu bằng đồng phát hiện trong một ngôi mộ tại Mostagedda ở miền Trung Ai Cập và ngày nay nằm tại bảo tàng Anh dưới số danh mục BM EA 63224. Tên prenomen này còn được khắc trên một tấm bùa hộ mạng bằng đá steatite đen miêu tả một con sư tử không rõ nguồn gốc và ngày nay nằm tại bảo tàng Petrie dưới số danh mục 11587.[1] Tuy nhiên, việc ai là chủ nhân của những hiện vật này có phần không chắc chắn bởi vì tên prenomen của Amenhotep III cũng là Nebmaatre. Tuy vậy, chiếc đầu rìu có thể được xác định niên đại là vào giai đoạn cuối của thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai dựa trên phong cách kẹp gỗ và xuất xứ trong khi theo Flinders Petrie tấm bùa hộ mạng lại có chất lượng quá thô để có thể quy cho Amenhotep III.[5][6] Thay vào đó Petrie đề xuất rằng tấm bùa hộ mệnh được quy cho Ibi, một vị vua ít được biết đến thuộc giai đoạn cuối của vương triều thứ 13 mà cũng có prenomen được lưu giữ một phần trong cuộn giấy cói Turin"[...]maatre". Tuy nhiên, nghiên cứu mới gầy đây của Kim Ryholt đối với cuộn giấy cói Turin đã loại bỏ khả năng này vì một nét thẳng đứng nằm trong khoảng trống ngay phía trước "maatre" loại trừ khả năng là chữ tượng hình "neb".[5]

Vị trí trong biên niên sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí trong biên niên sử của Nebmaatre thuộc giai đoạn chuyển tiếp thứ Hai là cực kỳ không chắc chắn. Nhà Ai Cập học Jürgen von Beckerath đề xuất rằng Nebmaatre là một vị vua thuộc một vương triều kép 15-16, mà ông ta xem như là một dòng dõi các vị vua hoàn toàn là người Hyksos.[7] Mặt khác, Kim Ryholt nêu ra giả thuyết cho rằng Nebmaatre là một vị vua thuộc về vương triều thứ 17, mặc dù vậy ông ta lại không xác định vị trí của ông trong vương triều này. [8] Sự xác định niên đại của Ryholt dựa trên quan sát rằng những đầu lưỡi rìu có mang tên của Nebmaatre được tìm thấy trong một ngôi mộ thuộc về nền văn hóa mộ chảo.[9] Những cư dân của nền văn hóa mộ chảo là các lính đánh thuê người Nubia được các vị vua thuộc vương triều thứ Mười Bảy của Ai Cập tuyển mộ cho các cuộc chiến chống lại kẻ thù Hyksos của họ.[5] Nhà Ai Cập học Darrell Baker chỉ ra rằng những vị vua Thebes của thời kì này quả thực có thể đã cung cấp những vũ khí như vậy cho các lính đánh thuê của mình.[5]

Những người Ai Cập khác cùng tên Nebmaatre

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b The amulet of the Petrie Museum
  2. ^ K. S. B. Ryholt, Adam Bülow-Jacobse, The political situation in Egypt during the second intermediate period, c. 1800-1550 B.C., pp 168, 170, 171, 179, 204, 400
  3. ^ Jürgen von Beckerath: Untersuchungen zur politischen Geschichte der Zweiten Zwischenzeit in Ägypten, Glückstadt, 1964
  4. ^ Jürgen von Beckerath: Chronologie des pharaonischen Ägyptens, Münchner Ägyptologische Studien 46. Mainz am Rhein, 1997
  5. ^ a b c d Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Egyptian Pharaohs. Volume I: Predynastic to the Twentieth Dynasty (3300-1069 BC), Bannerstone Press, London 2008, ISBN 978-1-905299-37-9, p. 244
  6. ^ Flinders Petrie: Scarabs and Cylinders with Names, 1978, Aris & Philips, Ltd. (reprint of the 1917 original edition published by BSAE).
  7. ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der agyptische Konigsnamen, Muncher. Agyptologische Studien, 49 Mainz, 1999, pp.118-119
  8. ^ Kim Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period c.1800-1550 B.C, Museum Tusculanum Press, (1997)
  9. ^ Manfred Bietak: the Pan-grave culture
  10. ^ Aidan Dodson & Dyan Hilton: The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson, 2004, ISBN 0-500-05128-3, pp. 191,193
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Visual Novel Bishoujo Mangekyou 1 Việt hóa
Visual Novel Bishoujo Mangekyou 1 Việt hóa
Onogami Shigehiko, 1 giáo viên dạy nhạc ở trường nữ sinh, là 1 người yêu thích tất cả các cô gái trẻ (đa phần là học sinh nữ trong trường), xinh đẹp và cho đến nay, anh vẫn đang cố gắng giữ bí mât này.
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
[Hải Phòng] Cùng thư giãn tại Time Coffee Núi Đèo
Không gian tại quán là một lựa chọn lí tưởng với những người có tâm hồn nhẹ nhàng yên bình
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.