Epinephelus malabaricus
Epinephelus striatus
Epinephelus là một chi cá biển thuộc phân họ Epinephelinae nằm trong họ Cá mú . Chúng là các loài cá lớn sinh sống ngoài biển. Tên gọi chung của những loài trong chi này là cá mú hay cá song . Một vài chi khác trong họ Cá mú cũng mang tên gọi này, như Plectropomus .
Có tất cả 87 loài được liệt kê trong chi này[ 2] [ 3] :
Epinephelus adscensionis (Osbeck, 1765)
Epinephelus aeneus (Geoffroy Saint-Hilaire, 1817)
Epinephelus akaara (Temminck & Schlegel , 1842) : Cá mú chấm đỏ
Epinephelus albomarginatus Boulenger , 1903
Epinephelus amblycephalus (Bleeker , 1857) : Cá mú chấm vạch [ 4]
Epinephelus analogus Gill , 1863
Epinephelus andersoni Boulenger , 1903
Epinephelus areolatus (Forsskål , 1775) : Cá mú bông , cá mú chấm hay cá song chấm[ 4]
Epinephelus awoara (Temminck & Schlegel , 1842) : Cá song gió hay cá mú vàng[ 4]
Epinephelus bilobatus Randall & Allen, 1987
Epinephelus bleekeri (Vaillant , 1878) : Cá song dẹt , cá mú chấm đỏ[ 5] hay cá mú đuôi sẫm.
Epinephelus bontoides (Bleeker , 1855)
Epinephelus bruneus Bloch , 1793
Epinephelus caninus (Valenciennes , 1843)
Epinephelus chabaudi (Castelnau , 1861)
Epinephelus chlorocephalus (Valenciennes, 1830)
Epinephelus chlorostigma (Valenciennes, 1828) : Cá mú/song chấm xanh/nâu
Epinephelus cifuentesi Lavenberg & Grove, 1993
Epinephelus clippertonensis Allen & Robertson, 1999
Epinephelus coeruleopunctatus (Bloch, 1790) : Cá song chấm trắng [ 5] hay cá mú đốm trắng
Epinephelus coioides (Hamilton , 1822) : Cá mú mè , cá mú chấm cam
Epinephelus corallicola (Valenciennes, 1828)
Epinephelus costae (Steindachner , 1878)
Epinephelus cyanopodus (Richardson , 1846) : Cá mú lam
Epinephelus daemelii (Günther , 1876) .
Epinephelus diacanthus (Valenciennes, 1828)
Epinephelus drummondhayi Goode & Bean , 1878
Epinephelus epistictus (Temminck & Schlegel , 1842) : Cá mú chấm đen , cá song chấm đen[ 6]
Epinephelus erythrurus (Valenciennes, 1828)
Epinephelus fasciatomaculosus (Peters , 1865)
Epinephelus fasciatus (Forsskål, 1775) : Cá song sọc ngang đen [ 5]
Epinephelus faveatus (Valenciennes, 1828)
Epinephelus flavocaeruleus (Lacépède , 1802)
Epinephelus fuscoguttatus (Forsskål, 1775) : Cá mú hoa nâu , cá mú cọp
Epinephelus gabriellae Randall & Heemstra, 1991
Epinephelus goreensis (Valenciennes, 1830)
Epinephelus guttatus (Linnaeus , 1758)
Epinephelus heniochus Fowler, 1904
Epinephelus hexagonatus (Forster , 1801) : cá mú chấm sáu cạnh
Epinephelus howlandi (Günther , 1873)
Epinephelus indistinctus Randall & Heemstra, 1991
Epinephelus irroratus (Forster , 1801)
Epinephelus itajara (Lichtenstein, 1822)
Epinephelus kupangensis Tucker, Kurniasih & Craig, 2016
Epinephelus labriformis (Jenyns, 1840)
Epinephelus lanceolatus (Bloch, 1790) : Cá mú nghệ
Epinephelus latifasciatus (Temminck & Schlegel , 1842) : Cá mú sọc dọc [ 7]
Epinephelus lebretonianus (Hombron & Jacquinot, 1853)
Epinephelus longispinis (Kner, 1864)
Epinephelus macrospilos (Bleeker , 1855)
Epinephelus maculatus (Bloch, 1790)
Epinephelus magniscuttis Postel, Fourmanoir & Guézé, 1963
Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider , 1801) : Cá song điểm gai , cá mú điểm gai, cá mú đầu vị[ 7]
Epinephelus marginatus (Lowe, 1834)
Epinephelus melanostigma Schultz, 1953
Epinephelus merra Bloch, 1793 : Cá mú chấm tổ ong
Epinephelus miliaris (Valenciennes, 1830)
Epinephelus morio (Valenciennes, 1828)
Epinephelus morrhua (Valenciennes, 1833)
Epinephelus multinotatus (Peters , 1876)
Epinephelus ongus (Bloch, 1790) : Cá mú chấm trắng
Epinephelus poecilonotus (Temminck & Schlegel , 1842) : Cá mú chấm vạch
Epinephelus polylepis Randall & Heemstra, 1991
Epinephelus polyphekadion (Bleeker , 1849)
Epinephelus polystigma (Bleeker , 1853)
Epinephelus posteli Fourmanoir & Crosnier, 1964
Epinephelus quinquefasciatus , (Lichtenstein , 1822)
Epinephelus quoyanus (Valenciennes, 1830) : Cá mú đá , cá song đá[ 7]
Epinephelus radiatus (Day, 1868)
Epinephelus retouti Bleeker , 1868
Epinephelus rivulatus (Valenciennes, 1830)
Epinephelus sexfasciatus (Valenciennes, 1828) : Cá song sáu sọc , cá mú sáu sọc[ 7]
Epinephelus socialis (Günther , 1873)
Epinephelus spilotoceps Schultz, 1953
Epinephelus stictus Randall & Allen, 1987
Epinephelus stoliczkae (Day, 1875)
Epinephelus striatus (Bloch, 1792)
Epinephelus suborbitalis Amaoka & Randall, 1990
Epinephelus summana (Forsskål, 1775) : Cá mú mép đen [ 8]
Epinephelus tauvina (Forsskål, 1775) : Cá song mỡ hay cá mú mỡ[ 8]
Epinephelus timorensis Randall & Allen, 1987
Epinephelus trimaculatus (Valenciennes, 1828) : Cá mú sao [ 5]
Epinephelus trophis Randall & Allen, 1987
Epinephelus tuamotuensis Fourmanoir, 1971
Epinephelus tukula Morgans, 1959
Epinephelus undulatostriatus (Peters , 1866)
Epinephelus undulosus (Quoy & Gaimard , 1824)
Các loài cá trong chi này được nuôi khá phổ biến tại Việt Nam. Ba loài cá đang được ưu tiên nuôi gồm có:
E. malabaricus (cá mú đen)
E. akaara (cá mú chấm đỏ)
E. fuscoguttatus (cá mú chấm hoa nâu)
Trong đó loài cá có giá trị kinh tế nhất là cá mú chấm đỏ vì thịt chắc và thơm ngon hơn 2 loài còn lại. Tuy nhiên thời gian nuôi để đạt được cùng trọng lượng mất gấp đôi so với cá mú đen và cá mú chấm hoa nâu. Ngoài ra việc sản xuất giống loài cá này cũng đang gặp nhiều khó khăn hơn hai loài còn lại.
Cá mú đen và cá mú chấm hoa nâu đang được nuôi phổ biến tại vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam. Giống hai loài cá này hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Indonesia , Đài Loan , Trung Quốc , Thái Lan v.v. Ở Việt Nam tại Viện NCNTTS III (Nha Trang) cũng đang thử nghiệm sản xuất giống, tuy nhiên sản lượng giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Riêng cá mú chấm đỏ lại được ưa chuộng nuôi tại vùng biển phía Bắc (các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng)
Cá mú có giá trị kinh tế rất cao. Giá thị trường hiện nay đối với loài cá mú đen và cá mú chấm hoa nâu là 200.000-300.000 đồng/kg đối với cá có kích cỡ từ 800 g - 1 kg. Cá mú chấm đỏ giá 400.000-500.000 đồng/kg.
Cá mú hiện nay chủ yếu được nuôi bè trên biển chỉ một số ít nuôi ao) nên phần lớn vấn giữ được tính chất "tự nhiên" của thịt hải sản rặng san hô.
Vùng nuôi cá mú hiện nay ở Việt Nam tập trung ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hoà (Nha Trang, Vạn Giã, Cam Ranh), Bình Thuận (huyện đảo Phú Quý), Kiên Giang (huyện đảo Phú Quốc) vv...
Món cá mú dễ ăn và được yêu thích nhất là cá mú hấp. Ngoài ra còn có thể chế biến thành lẩu cá mú, chiên, sốt, cá mú ăn mù tạt (susimi) cũng rất hấp dẫn. Thịt cá mú chắc, ngọt và thơm ăn vào sẽ cảm nhận được hương vị của biển cả.
^ Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera” . Bulletins of American Paleontology . 364 : trang 560. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2008 .
^ R. Froese & D. Pauly (2019), "Các loài trong Epinephelus ", FishBase
^ Nicolas Bailly (2018), "Epinephelus Bloch, 1793 ", Cơ sở dữ liệu sinh vật biển
^ a b c Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam , Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.18.
^ a b c d Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam , Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.19.
^ Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam , Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.17.
^ a b c d Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam , Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.20.
^ a b Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam , Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.21.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Epinephelus .