Thủy ngân(II) bromide | |
---|---|
Cấu trúc của thủy ngân(II) bromide | |
Danh pháp IUPAC | Mercury(II) bromide |
Tên khác | Mercuric bromide Thủy ngân đibromide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | OV7415000 |
UNII | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | HgBr2 |
Khối lượng mol | 360,398 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn màu trắng |
Khối lượng riêng | 6,03 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 237 °C (510 K; 459 °F) |
Điểm sôi | 322 °C (595 K; 612 °F) |
Độ hòa tan trong nước | tan |
Độ hòa tan | rất ít tan trong ete tạo phức với amonia, hydrazin, thiosemicacbazit, selenourê |
MagSus | -94,2·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Trực thoi |
Các nguy hiểm | |
Phân loại của EU | T+ (T+) N (N) |
NFPA 704 |
|
Chỉ dẫn R | R26/27/28, R33, R50/53 |
Chỉ dẫn S | (S1/2), S13, S28, S45, S60, S61 |
Điểm bắt lửa | Không bắt lửa |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Thủy ngân(II) fluoride Thủy ngân(II) chloride Thủy ngân(II) iodide |
Cation khác | Kẽm bromide Cadmi(II) bromide Thủy ngân(I) bromide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Thủy ngân(II) bromide hay bromide thủy ngân là một hợp chất hóa học bao gồm thủy ngân và brom với công thức HgBr2, tồn tại dưới dạng một chất rắn tinh thể màu trắng, dùng làm chất phản ứng trong phòng thí nghiệm. Như thủy ngân(II) chloride, đây là một hợp chất cực kỳ độc.
Thủy ngân(II) bromide có thể được tạo ra bằng cách: thêm kali bromide vào một dung dịch muối thủy ngân và cho kết tinh, tinh thể hóa; bằng kết tủa dùng thủy ngân(II) nitrat và dung dịch natri bromide; bằng cách hòa tan thủy ngân(II) oxide trong dung dịch acid bromhydric. Cũng vậy, thủy ngân(II) bromide có thể được tạo ra từ phản ứng của thủy ngân với brom.
Thủy ngân(II) bromide được dùng làm thuốc thử trong phản ứng Koenigs–Knorr, để tạo ra glyxidea liên kết trên cacbohydrat.[1][2]
Nó cũng được sử dụng để kiểm tra sự tồn tại của asen, theo hướng dẫn trong cuốn Dược điển (Pharmacopoeia).[3] Asen trong mẫu thử nghiệm đầu tiên được biến thành khí arsin bằng cách xử lý với hydro. Arsin phản ứng với thủy ngân(II) bromide:[4]
Thủy ngân(II) bromide màu trắng sẽ đổi thành màu vàng, nâu, hoặc đen nếu asen tồn tại.[5]
Thủy ngân(II) bromide phản ứng dữ dội với inđi nguyên tố ở nhiệt độ cao[6] và khi tiếp xúc với kali, có thể tạo thành hỗn hợp nhạy nổ.[7]
HgBr2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như HgBr2·2NH3 là bột màu trắng.[8]
HgBr2 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như HgBr2·N2H4 là chất rắn màu trắng.[8]
HgBr2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như HgBr2·2CSN3H5 là tinh thể không màu, D = 2,98 g/cm³.[9]
HgBr2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như HgBr2·2CSe(NH2)2 là tinh thể cỡ micromet, màu trắng.[10]