Djedefptah

Thamphthis là tên gọi theo tiếng Hy Lạp của một vị vua Ai Cập cổ đại (pharaoh) thuộc vương triều thứ Tư vào thời kỳ Cổ vương quốc, ông có thể đã trị vì trong giai đoạn khoảng năm 2500 trước Công nguyên với tên gọi Djedefptah với một triều đại kéo dài từ hai đến chín năm. Tên gốc bằng tiếng Ai Cập của ông đã không còn nữa, nhưng nó có thể là Djedefptah hay Ptahdjedef ("Ngài tồn tại giống như thần Ptah") theo William C. Hayes[1]. Thamphthis là một trong số các vị vua bí ẩn của thời kỳ Cổ vương quốc, bởi vì ông hoàn toàn không được chứng thực trong các ghi chép đương thời. Vì lý do này, tên tuổi của ông vẫn đang bị các nhà sử học và khảo cổ tranh luận một cách kịch liệt.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bởi vì tên của Thamphthis chỉ được tìm thấy trong tác phẩm lịch sử của Manetho, Aegyptiacae,[2] cho nên các nhà Ai Cập học ngày nay đang phải cố gắng kết nối tên của vị vua này với các vị vua cùng thời để có thể xây dựng một bảng niên đại, tuy nhiên điều này dẫn đến các cuộc tranh luận và những tranh cãi.

Ngay từ năm 1887, Eduard Meyer đã nhìn nhận Thamphthis như là một vị vua tiếm vị, người không được đề cập đến trong các biên niên sử hoàng gia hoặc có một giáo phái thờ cúng lễ tang của riêng mình bởi vì ông đã giành được ngai vàng một cách bất hợp pháp.[3] Peter Janosi lại đi xa hơn và cho rằng Thamphthis là một nhân vật hư cấu, do thiếu các bằng chứng khảo cổ học. Ông ta tuyên bố rằng Thamphthis nên bị xoá khỏi các danh sách vua ngày nay.[4]

Winfried Seipel và Hermann Alexander Schlögl thay vào đó đưa ra giả thuyết cho rằng hình tượng lịch sử đằng sau tên gọi Thamphthis có thể là nữ hoàng Khentkaus I.[5] Giả thuyết này được ủng hộ nhờ vào việc Khentkaus được khắc họa trong ngôi đền tang lễ của bà giống như là một pharaoh cai trị cùng với mũ trùm đầu nemes, râu của nhà vua và vương miện uraeus nằm trên trán của bà. Tuy nhiên giả thuyết này lại không chắc chắn bởi vì tên của Khentkaus không bao giờ xuất hiện bên trong một serekh hoặc đồ hình hoàng gia.[6]

Wolfgang Helck lại chỉ ra rằng Khentkaus I có thể là mẹ của Thamphthis, do vậy Thamphthis sẽ là con của vua Shepseskaf. Ông ta cho rằng một vị công chúa có tên là Bunefer có thể là vợ của Thamphthis và bà còn có thể là con gái của Shepseskaf. Ngoài ra bà ta còn là nữ tư tế của Shepseskaf[7][8].

Nguồn gốc tên gọi và mâu thuẫn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như nhà sử học Sextus Julius Africanus, người đã dịch các tác phẩm của Manetho, Thamphthis được miêu tả là vị vua cuối cùng của vương triều thứ 4 với thời gian trị vì là chín năm. Trong tác phẩm của những nhà sử học như EusebiusEratosthenes, tên của ông đã bị bỏ qua. Eusebius đã ghi lại lý do khiến cho Thamphthis không được nhắc đến là vì ông "không làm được điều gì đáng để đề cập đến"[2][9].

Một nguồn ghi chép khác về niên đại của các vị vua thời Cổ vương quốc đó là cuộn giấy cói Turin, được viết vào giai đoạn vương triều thứ 19 khoảng năm 1300 TCN. Nó đã ghi lại tên của các vị vua đã bị bỏ qua trong nhiều bản danh sách vua khác. Tuy nhiên, cuộn giấy cói Turin đã bị hư hại ở một số phần, vì vậy nhiều tên gọi hoàng gia đã trở nên rời rạc hoặc bị mất hoàn toàn trong những khoảng trống. Vì lý do này, chắc rằng tên của Thamphthis ban đầu cũng xuất hiện trong tài liệu này, và còn bởi vì tác phẩm Aegyptiacae của Manetho gần như là tương đồng với cuộn giấy cói Turin. Trong cột III, dòng 12 tên của vua Khafra được đề cập đến, và phía sau tên của ông ta, ở dòng 13, một khoảng trống xuất hiện. Phía sau tên của vua Shepseskaf được đề cập đến trong dòng 15, một khoảng trống thứ hai xuất hiện. Trong khi dòng 13 có thể được ấn định dành cho một vị vua có tên là Baka, dòng 16 bị mất có thể ban đầu đã ghi lại tên của Thamphthis. Những khoảng trống này còn có thể bao gồm cả khoảng thời gian hai năm mà một vị vua đã cai trị[10].

Bản danh sách vua Saqqara từ ngôi mộ của Tjuneroy (vương triều thứ 19) ghi lại tên của 9 vị vua thuộc vương triều thứ tư, trong khi bản danh sách vua Abydos chỉ cho biết sáu tên. Một điều kỳ lạ nữa đó là tấm bảng Saqqara ghi lại hai đồ hình khác nằm sau đồ hình của Shepseskaf và ngay trước đồ hình của Userkaf, nhưng cả hai đều bị hư hỏng nặng, vì vậy các tên gọi ban đầu không còn rõ ràng nữa. Trong khi một trong hai đồ hình trên có thể đã từng ghi lại tên của Thamphthis, thì tên của vị vua nằm trong đồ hình còn lại vẫn còn là một bí ẩn.[11]

Một bản khắc đá ở Wadi Hammamat được tạc vào thời kỳ Trung vương quốc ghi lại một danh sách các tên đồ hình của Khufu, Djedefre, Baufra và hoàng tử Djedefhor (còn được ghi lại là Hordjedef). Điều kỳ lạ là ở đây tên của Djedefhor cũng được viết trong một đồ hình. Điều này dẫn đến khả năng đó là ông ta có thể đã từng là một vị vua trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Nếu điều này là đúng, nó sẽ giúp lấp đầy những khoảng trống trong biên niên sử. Nhưng các nguồn ghi chép đương thời lại không cho thấy Djedefhor và Baufra đã từng làm vua; hai tên gọi này chỉ được đi kèm với tước hiệu hoàng tử và được gọi là "con trai của đức vua".[12]

Những dòng chữ trong các lăng mộ của một số quan đại thần, hoàng tử và tư tế không ghi lại bất kỳ bằng chứng nào cho thấy một cuộc xung đột chính trị nội bộ đã xảy ra hoặc kẻ tiếm vị đã chiếm đoạt ngai vàng của Ai Cập. Hoàng tử Sekhemkare đã thuật lại về sự nghiệp của ông ta dưới thời vua Khafra, Menkaura, Shepseskaf, Userkaf và thậm chí là Sahure, nhưng không đề cập đến vua Thamphthis. Cũng tương tự như vậy đối với viên quan đại thần Netjer-pu-nesut, ông ta đã phụng sự dưới triều đại của các vị vua Djedefre, Khafra, Menkaura, Shepseskaf, Userkaf và Sahure. Một lần nữa không đề cập đến vua Thamphthis. Vị đại tư tế và quan đại thần của vương triều thứ 5 là Ptahshepses đã phụng sự dưới thời vua Niuserre và còn cai quản các giáo phái thờ cúng của vua Menkaura cùng vua Shepseskaf cũng không đề cập đến vua Thamphthis[13].

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, von Zabern, Mainz 1999, ISBN 3-422-00832-2
  • Jürgen von Beckerath: Chronologie des pharaonischen Ägypten, von Zabern, Mainz 1997 ISBN 3-8053-2310-7
  • Iowerth Eiddon Stephen Edwards: The Cambridge ancient history, Band 3. Cambridge University Press, Cambridge 2000, ISBN 978-0-521-07791-0
  • William C. Hayes: The Scepter of Egypt, Band 1: From the Earliest Times to the End of the Middle Kingdom. Yale University Press, New York 1990 (Neuauflage), ISBN 978-0-300-09159-5
  • Wolfgang Helck: Geschichte des Alten Ägypten. BRILL, Leiden 1981, ISBN 90-04-06497-4
  • Peter Jánosi: Giza in der 4. Dynastie. Die Baugeschichte und Belegung einer Nekropole des Alten Reiches. Band I: Die Mastabas der Kernfriedhöfe und die Felsgräber. Verlag der Österreichischen Akademie der Wissenschaften, Wien 2005, ISBN 3-7001-3244-1
  • Alan B. Lloyd: Herodotus, book II: commentary 99-182. BRILL, Leiden 1988, ISBN 978-90-04-04179-0
  • Eduard Meyer, Johannes Duemichen: Geschichte des alten Aegyptens. Band 1 von: Allgemeine Geschichte in Einzeldarstellungen. Grote, Hamburg 1887
  • Kim Ryholt, Adam Bülow-Jacobsen: The political situation in Egypt during the second Intermediate Period. Museum Tusculanum Press, 1997, ISBN 978-87-7289-421-8
  • Wilfried Seipel: Untersuchungen zu den ägyptischen Königinnen der Frühzeit und des Alten Reiches. University of California, 1980
  • Ian Shaw: The Oxford history of ancient Egypt. Oxford University Press, Oxford (UK) 2002, ISBN 978-0-19-280293-4
  • William Gillian Waddell: Manetho - The Loeb classical library; 350 -. Harvard University Press, Cambridge (Mass.) 2004 (Reprint), ISBN 0-674-99385-3

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ William C. Hayes: The Scepter of Egypt, Band 1. p. 66; cifer: Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, pp. 53–54, 180.
  2. ^ a b William Gillian Waddell: Manetho (The Loeb classical library 350). pp. 47–49
  3. ^ Eduard Meyer, Johannes Dümichen: Geschichte des alten Aegyptens. page 114.
  4. ^ Peter Janosi: Die Gräberwelt der Pyramidenzeit. p. 151.
  5. ^ Wilfried Seipel: Untersuchungen zu den ägyptischen Königinnen der Frühzeit und des Alten Reiches. pp. 189–190.
  6. ^ Hermann Alexander Schlögl: Das Alte Ägypten. pp. 99–100.
  7. ^ Wolfgang Helck: Geschichte des Alten Ägypten. pp. 57 & 61.
  8. ^ Jánosi, Peter. "G 4712 - Ein Datierungsproblem." Göttinger Miszellen 133 (1993), pp. 56, 60–62.
  9. ^ Alan B. Lloyd: Herodotus, book II.. pp. 77ff.
  10. ^ Kim Ryholt, Adam Bülow-Jacobsen: Inclusion of Fictitious Kings. In: The political situation in Egypt during the second Intermediate Period. p. 17.
  11. ^ Jürgen von Beckerath: Chronologie des pharaonischen Ägypten. page 24 & 216.
  12. ^ Peter Jánosi: Giza in der 4. Dynastie. pp. 64 & 65.
  13. ^ I. E. S. Edwards: The Cambridge ancient history, Band 3. page 176.
Tiền nhiệm:
Shepseskaf
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 4
Kế nhiệm:
Userkaf
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Preview] Koigoku No Toshi – Thành phố chúng ta đang sống là giả?
[Preview] Koigoku No Toshi – Thành phố chúng ta đang sống là giả?
Makoto, một thanh niên đã crush Ai- cô bạn thời thơ ấu của mình tận 10 năm trời, bám theo cô lên tận đại học mà vẫn chưa có cơ hội tỏ tình
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Sơ lược về thuật thức của gia tộc Kamo
Xích Huyết Thao Thuật là một trong những thuật thức quý giá được truyền qua nhiều thế hệ của tộc Kamo.
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Alpha-Beta Pruning - Thuật toán huyền thoại giúp đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới
Nếu bạn chơi cờ vua thua một con AI, đừng buồn vì nhà vô địch cờ vua thế giới -Garry Kasparov- cũng chấp nhận thất bại trước nó