Platin(IV) fluoride

Platin(IV) fluoride
Cấu trúc của platin(IV) fluoride
Danh pháp IUPACplatinum(IV) fluoride
Tên khácPlatin tetrafluoride
Platinic fluoride
Bạch kim(IV) fluoride
Bạch kim tetrafluoride
Nhận dạng
Số CAS13455-15-7
PubChem139460
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • F[Pt](F)(F)F

InChI
đầy đủ
  • 1S/4FH.Pt/h4*1H;/q;;;;+4/p-4
ChemSpider122983
Thuộc tính
Công thức phân tửPtF4
Khối lượng mol271,0736 g/mol
Bề ngoàiChất rắn màu đỏ cam[1]
Khối lượng riêng7,08 g/cm³ (tính toán)[2]
Điểm nóng chảy 600 °C (873 K; 1.112 °F)[1]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
MagSus+455,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhtính phản ứng cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Platin(IV) fluoride, hay platin tetrafluoride là một hợp chất vô cơ có thành phần gồm hai nguyên tố là platinflo, có công thức hóa học được quy định là PtF4. Hợp chất này tồn tại dưới dạng là một chất rắn màu đỏ cam, phản ứng với nước, có tính chất của platin(IV) trong hình học phối hợp bát diện.[2]

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp chất này được Henri Moissan báo cáo lần đầu bởi sự tráng florin của kim loại platin với sự hiện diện của hydro fluoride.[3] Có một phương pháp tổng hợp hiện đại liên quan đến phương thức nhiệt phân của platin(VI) fluoride.[4]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dung dịch của hợp chất platin(IV) fluoride trong nước có màu nâu đỏ, nhưng nó nhanh chóng phân hủy, giải phóng nhiệt và tạo thành một chất kết tủa platin(IV) oxit dạng ngậm nước và axit hexafloroplatinic(IV).[5] Khi đun nóng ở nhiệt độ cao, platin(IV) fluoride sẽ phân hủy thành kim loại platin và flo. Khi được đun nóng và tiếp xúc với thủy tinh, khí silic tetrafluoride sẽ được tạo thành cùng với kim loại.[5]

Platin(IV) fluoride có thể tạo thành sản phẩm cộng với selen tetrafluoridebrom trifluoride.[5] Các sản phẩm cộng với dạng tinh thể dễ bay hơi cũng được hình thành kết hợp với BF3, PF3, BCl3PCl3.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 4.81. ISBN 1439855110.
  2. ^ a b Mueller, B. G.; Serafin, M. (1992). “Single-crystal investigations on PtF4 and PtF5”. European Journal of Solid State Inorganic Chemistry. 29: 625–633. doi:10.1002/chin.199245006.[liên kết hỏng]
  3. ^ Moissan, H. “Platinum tetrafluoride”. Comptes Rendus Hebdomadaires des Séances de l'Académie des Sciences. 109: 807–9. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  4. ^ Slivnik, J. E.; Z̆emva, B.; Druz̆ina, B. (1980). “New syntheses of platinum (IV) and platinum (VI) fluorides”. Journal of Fluorine Chemistry. 15 (4): 351. doi:10.1016/S0022-1139(00)81471-2.
  5. ^ a b c d Derek Harry Lohmann (tháng 10 năm 1961). The fluorides of platinum and related compounds (Luận văn). University of British Columbia.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan