Bạc(I) fluoride | |
---|---|
Tên khác | bạc monofluoride agentum(I) fluoride agentum monofluoride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | VW4250000 |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | AgF |
Khối lượng mol | 126,8664 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn màu vàng nâu[1] |
Khối lượng riêng | 5,85 g/cm³,[2] rắn |
Điểm nóng chảy | 435 °C (708 K; 815 °F) |
Điểm sôi | 1.150 °C (1.420 K; 2.100 °F) |
Độ hòa tan trong nước | 1,8 kg/L (20 ℃) |
Độ hòa tan | tan trong amonia (tạo phức) |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | lập phương |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | [2][3] |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Bạc(I) oxit Bạc(I) chloride |
Cation khác | Đồng(I) fluoride Vàng(I) fluoride |
Hợp chất liên quan | Bạc subfluoride Bạc(II) fluoride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Bạc(I) fluoride (AgF) là một hợp chất của bạc và fluor. Nó là một chất rắn màu vàng nâu (như màu gừng), nhiệt độ nóng chảy ở 435 ℃, và chuyển màu đen khi tiếp xúc với không khí ẩm. Không giống như các muối halogen khác của bạc như bạc chloride, nó có thể hòa tan trong nước đến 1,8kg/L ở nhiệt độ 15,5 °C,[2] và thậm chí còn có khả năng hòa tan trong acetonitrile. AgF được tạo thành từ phản ứng giữa bạc(I) cacbonat (Ag2CO3), bạc(I/III) oxide (AgO) hoặc bạc(I) oxide (Ag2O) với acid hydrochloric:[4]
Hay:
Hoặc:
Do tính nhạy với tia cực tím nên AgF được sử dụng để phủ lên các loại phim màu đặc biệt.
Việc sử dụng AgF rất nguy hiểm, vì nó có thể phản ứng với nhiều chất, ví dụ silic, titan và calci hydride gây tỏa nhiệt cao. Thậm chí, trong trường hợp tiếp xúc với bo và natri còn có nguy cơ gây nổ. Hơn nữa, nó ăn mòn da, mắt hoặc khi hít vào phổi.[2]
AgF còn tạo một số hợp chất với NH3, như AgF·2NH3·2H2O (CAS#: 34445-07-3) là tinh thể màu trắng dễ hút ẩm[5], có tính nổ cao.[6] Nó còn được viết tắt là SDF và thường được sử dụng trong nha khoa; cụ thể hơn, nó được sử dụng như là một loại thuốc để chữa trị và ngăn ngừa sâu răng.[7]