Đồng(I) fluoride | |
---|---|
Danh pháp IUPAC | Copper(I) fluoride |
Tên hệ thống | Fluorocopper[1] |
Tên khác | Đồng fluoride Đồng monofluoride Cuprơ fluoride Cuprum(I) fluoride Cuprum fluoride Cuprum monofluoride |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | CuF |
Khối lượng mol | 82,5444 g/mol |
Bề ngoài | chất rắn màu đỏ ruby[2] |
Khối lượng riêng | 7,1 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | phản ứng[2] |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | sphalerit |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
PEL | TWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[3] |
REL | TWA 1 mg/m³ (tính theo Cu)[3] |
IDLH | TWA 100 mg/m³ (tính theo Cu)[3] |
Ký hiệu GHS | |
Báo hiệu GHS | Cảnh báo |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Đồng(I) chloride Đồng(I) bromide Đồng(I) iodide |
Cation khác | Đồng(II) fluoride |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Đồng(I) fluoride hay cuprơ fluoride là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học CuF. Sự tồn tại của nó là không chắc chắn. Năm 1933, nó được báo cáo là có cấu trúc tinh thể kiểu sphalerit.[4] Các tài liệu hiện đại cho rằng CuF chưa được biết đến,[5] vì fluor có độ âm điện lớn nên nó sẽ luôn oxy hóa đồng đến trạng thái oxy hóa +2.[6] Tuy nhiên, các phức chất của CuF như [(Ph3P)3CuF] đã được biết đến và được mô tả rõ ràng.[7]
Không giống như các đồng(I) halide khác như đồng(I) chloride, đồng(I) fluoride có xu hướng không bền và trở thành đồng(II) fluoride và đồng theo tỷ lệ 1:1 ở các điều kiện xung quanh, trừ khi nó được ổn định thông qua quá trình tạo phức như [Cu(N2)F].[8]
CuF còn tạo một số hợp chất với NH3, như CuF·3NH3 hay CuF·3,5NH3 đều là tinh thể không màu.[2]