Ẩm thực Hy Lạp

Ẩm thực Hy Lạp là một nền ẩm thực Địa Trung Hải.[1] Nó có một số đặc điểm trung với ẩm thực truyền thống của ÝThổ Nhĩ Kỳ.

Hiện nay người nấu ăn Hy Lạp sử dụng rộng rãi các nguyên liệu như rau, dầu ô liu, ngũ cốc, cá, rượu vang và thịt (trắng và đỏ, bao gồm thịt cừu, gia cầm, thỏlợn). Các nguyên liệu quan trọng khác bao gồm ô liu, pho mát, cà tím, bí ngòi, nước chanh, rau, rau thơm, bánh mìsữa chua. Loại ngũ cốc phổ biến nhất là lúa mì; đại mạch cũng được sử dụng. Các nguyên liệu tráng miệng bao gồm các loại hạt, mật ong, trái cây, và bột nhào filo.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Cá tươi, một trong các món ăn ưa thích của người Hy Lạp; 350–325 TCN, Louvre

Ẩm thực Hy Lạp có truyền thống khoảng 4.000 năm và là một phần của lịch sửvăn hoá Hy Lạp. Vị của nó thay đổi theo mùa và vị trí địa lý.[2] Nghề nấu ăn của Hy Lạp, trong lịch sử là tiền thân của ẩm thực Tây Âu, đã lan tỏa sự ảnh hưởng của nó - qua Rome cổ đại - ra châu Âu và xa hơn nữa.[3] Nó có ảnh hưởng từ nhiều chủng người khác nhau mà Hy Lạp đã có tương tác qua nhiều thế kỉ, bằng chứng là một số món ăn và đồ ngọt.

Archestratos là người viết cuốn sách nấu ăn đầu tiên trong lịch sử năm 320 TCN.[4]

Ẩm thực Hy Lạp cổ đại đặc trưng bởi tính thanh đạm và dựa trên "bộ ba Địa Trung Hải": lúa mì, dầu ô liu, và rượu vang, với thịt ít được ăn và cá phổ biến hơn.[5] Xu hướng này của bữa ăn Hy Lạp tiếp tục trong thời gian Hy Lạp La MãHy Lạp Ottoman và chỉ thay đổi một chút khá gần đây khi sự phát triển công nghệ đã làm thịt xuất hiện nhiều hơn. Rượu vang và dầu ô liu luôn luôn là đặc điểm chính của nó và phát triển của câu nho và ô liu đã lan toả ra khu vực Địa Trung Hải và xa hơn ở nhưng nơi có liên kết thuộc địa với Hy Lạp.[6][7]

Ẩm thực đế quốc Đông La Mã giống với ẩm thực cổ điển tuy nhiên bao gồm một số nguyên liệu mới mà không có trước đó, như trứng cá muối, nhục đậu khấu và chanh, húng, với cá tiếp tục là một phần mở rộng của khẩu phần ăn. Lời khuyên về nấu ăn bị ảnh hưởng bởi thuyết đồn đại, bắt đầu từ bác sĩ Hy Lạp cổ đại Claudius Aelius Galenus.[8] Ẩm thực đế quốc Đông La Mã hưởng lợi từ vị trí của Constantinopolis với tư cách là trung tâm trao đổi gia vị toàn cầu.[9]

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]
Dầu ô liu Hy Lạp
Origanum vulgare khô để nấu ăn

Nguyên liệu đặc trưng và cổ nhất của Hy Lạp là dầu ô liu, nó được sử dụng trong hầu hết các món ăn. Nó được sản xuất từ cây ô liu mọc ở khắp vùng, và góp phần vào hương vị đặc trưng của đồ ăn Hy Lạp. Loại ngũ cốc cơ bản của Hy Lạp là lúa mì, mặc dù người ta trồng cả đại mạch. Các loại rau quan trọng bao gồm cà chua, cà tím, khoai tây, quả đậu non, đậu bắp, ớt xanh, và hành tây. Mật ong ở Hy Lạp chủ yếu là mật ong từ mật và chi Cam chanh: chanh, cam, cây cam đắng, mật ong cỏ xạ hương và mật ong thông. Nhũ hương được trồng ở đảo Chios.

Ẩm thực khác sử dụng nhiều hương vị hơn các loại ẩm thực Địa Trung Hải khác, bao gồm: oregano, bạc hà, tỏi, hành tây, thì là và lá nguyệt quế. Các loại rau thơm và gia vị phổ biến khác bao gồm húng, cỏ xạ hương và hạt tiểu hồi hương. Mùi tây cũng được sử dụng để trang trí một số món ăn. Có nhiều công thức nấu ăn của Hy Lạp, đặc biệt ở vùng phía bắc, sử dụng các gia vị "ngọt" để kết hợp với thịt, ví dụ như quế, đinh hương trong các món hầm.

Khí hậu và địa hình tạo thuận lợi để chăn nuôi cừu hơn là gia súc, và vì thế các món từ thịt bò không phổ biến. Các món phổ biến ở vùng ven biển và trên các hòn đảo. Có rất nhiều loại pho mát được sử dụng trong ẩm thực Hy Lạp, bao gồm Feta, Kasseri, Kefalotyri, Graviera, Anthotyros, Manouri, Metsovone, Ladotyri (pho mát với dầu ô liu), Kalathaki (đặc sản của đảo Limnos), Katiki-Tsalafouti (pho mát dạng kem, có thể dùng để phết) và Mizithra.

Đồ ăn có tinh xảo được coi là trái ngược với tinh thần của ẩm thực Hy Lạp, mặc dùng gần đây xu hướng nấu nướng ở Hy Lạp phần nào đánh giá cao các phương pháp tinh xảo.

Ăn tối ở ngoài phô biến ở Hy Lạp. TavernaEstiatorio có mặt ở nhiều nơi, phục vụ đồ nấu tại nhà với giá phải chăng cho cả dân địa phương và du khách. Gần đây, đồ ăn nhanh trở nên phổ biến hơn, với các chuỗi nhà hàng địa phương như Goody's đang nổi lên, mặc dù hầu hết McDonald's đã đóng cửa.[10] Dân địa phương phần lớn vẫn ăn ẩm thực Hy Lạp.[11] Ngoài ra, có một số đồ ăn Hy Lạp truyền thống, đặc biệt là souvlaki, gyro, pita như là tyropitaspanakopita (bánh pho mát và bánh rau chân vịt) thường được phục vụ theo kiểu đồ ăn nhanh.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thống ẩm thực của Hy Lạp có niên đại từ vài thiên niên kỷ trước, và qua nhiều thế kỷ ẩm thực Hy Lạp đã tiến hoá và tiếp thu nhiều ảnh hưởng cũng như tạo ra nhiều ảnh hưởng cho các nền ẩm thực khác.

Một số món có dấu vết từ thời Hy Lạp cổ đại là: súp đậu lăng, fasolada, retsina (rượu vang trắng hoặc rosé có hương vị nhựa thông) và pasteli (thanh kẹo với vừng và nướng mật ong); có một số món từ thời kỳ HellenisticLa Mã: loukaniko (xúc xích lượn khô); và Đế quốc đông La Mã: pho mát feta, avgotaraho (khô trứng cá muối) và paximadi (bánh cứng truyền thồn từ ngô, đại mạch và lúa mạch đen). Cũng có nhiều món để đại và của đế quốc Đông La Mã không còn được tiêu thụ: cháo yến mạch là sản phẩm chính, nước mắm, mà nước muối pha rượu vang.

Có nhiều món là một phần của truyền thống ẩm thực rộng hơn của Hy Lạp: moussaka, tzatziki, yuvarlakia, keftethes, boureki, vân vân.

Ẩm thực theo vùng

[sửa | sửa mã nguồn]
Ẩm thực vùng miền: "Dakos", salad truyền thống của Crete (trái) và "Tsigaridia", món ăn của Cephalonia (phải)

Khác biệt với ẩm thực chung, ẩm thực vùng miền bao gồm:

Các món điển hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Lagana, một loại bánh mì

Món khai vị và salad

[sửa | sửa mã nguồn]

Meze hoặc orektiko được phục vụ ở quán ăn gọi là mezedopoleía, dùng để nhắm đồ uống, và một dạng quán tương tự gọi là tsipourádika hoặc ouzerí (một loại quán cà phê phục vụ các đồ uống như ouzo hoặc tsipouro). Một quán tavérna (quán rượu) hoặc estiatório (nhà hàng) cũng cung cấp meze làm orektikó (món khai vị). Nhiều nhà hàng phục vụ một đĩa Smörgåsbord từ nhiều loại meze dành cho khách hàng muốn ăn nhanh hoặc ăn nhẹ. Chủ nhà thường đãi khách bằng meze trong các bữa tụ tập không trang trọng vì nó dễ chế biến trong thời gian ngắn. Krasomezédhes (nghĩa đen là "meze rượu vang") là meze hợp với rượu vang; ouzomezédhes là meze hợp với ouzo.

  • Bakaliaros
  • Rau chiên ngập dầu "tiganita" (bí ngòi, cà tím, ớt, hoặc nấm ăn).
  • Dakos, một loại salad của Crete bao gồm bánh mì khô thái hoặc bánh bột lúa mạch khô (paximadi) phủ với cà chua thái hoặc vụn pho mát feta hoặc mizithra.
  • Dolmadakia (dolma): lá nho nhồi với cơm và rau; thường có cả thịt.
  • Fava: purée từ đậu tách vàng hoặc đậu màu vàng nghiền; thường làm từ đậu răng ngựa (gọi là κουκιά trong tiếng Hy Lạp). Ở Santorini nó được làm từ đậu lăng vàng.
  • Garides Saganaki: tôm trong xốt cà chua cay với pho mát feta.
  • Gavros: Cá cơm châu Âu.
  • Salad Hy Lạp: được biết đến ở Hy Lạp là salad làng quê (horiatiki) và thường là sald cà chua với dưa chuột, hành tây đỏ, pho mát feta, và ô liu kalamata, cùng với dầu ô liu. Ở Síp nso có cả lúa mì (bulgur), hành lá thay vì hành tây, và nước chanh.
  • Horta: rau dại hoặc rau trồng, hấp và làm thành salad, thường thêm với nước chanh hoặc dầu ô liu. Nó có thể trở thành một bữa ăn nhẹ cùng với khoai tây (đặc biệt sau lễ phục sinh, thay thế cho thịt và cá).
  • Kalamarakia: mực chiên ngập dầu.
  • Ô liu Kalamata
  • Kalitsounia, món khai vị từ Crete
  • Kaparosalata (salad với bạch hoa)
  • Katsouni, dưa chuột từ Santorini
  • Kolokythakia: bí ngòi.
  • Kolokythoanthoi: hoa bí ngòi nhồi với cơm hoặc pho mát và rau thơm.
  • Koukia: đậu răng ngựas
  • Kroketes: croquette (khoai tẩm bột rán).
  • Lachanosalata: salad bắp cải. Bắp cải được tước rất nhỏ với muối, dầu ô liu, với nước chanh/dấu. thường đết hợp với cà rốt thái nhỏ.
  • Lakerda, một món cá ngừ muối
  • Salad Macedonia
  • Maintanosalata (salad với mùi tây)
  • Marides tiganites: cá mồi trắng chiên ngập dầu, thường dùng với chanh.
  • Melitzanes, cà tím. Nổi bật nhất là cà tím trắng từ Santorini.
  • Melitzanosalata: đồ chấm từ cà tím.
  • Pantzarosalata: salad củ cải với dầu ô liu và giấm.
  • Patatosalata: salad khoai tây với dầu ô liu, hành tây thái nhỏ, mayonnaise, nước chanh hoặc giấm.
  • Ớt đỏ từ Florina
  • Saganaki: pho mát vàng rán, thường là pho mát graviera; từ "saganaki" nghĩa là chảo rán nhỏ, được sử dụng để nói từ "rán" và có thể áp dụng với nhiều món khác.
  • Skordalia: khoai tây và tỏi nghiền đặc, thường đi kèm với cá/cá tuyết rán (bakaliaros skordalia, một món cá tuyết rán chấm tỏi, rất phổ biến).
  • Spanakopita: rau chân vịt, pho mát feta (đôi khi kết hợp với pho mát ricotta), hành tây hoặc hành lá, trứng và gia vị bọc trong bột nhào filo trong dạng giống một cái bánh.
  • Taramosalata: trứng cá trộn với khoai tây luộc hoặc bột chiên giòn ẩm, dầu ô liu và nước ép.
  • Tirokafteri, pho mát để phết.
  • Tonosalata, salad cá ngừ
  • Tzatziki: sữa chua với dưa chuộttỏi nghiền, sử dụng làm đồ chấm. được phục vụ với bánh pita ấm.
  • Tyropita: một loại bánh bột nhào filo với pho mát trắng (thường là feta). Khi pho mát vàng được sử dụng (thường là kasseri) được sử dụng, món này được gọi là Kasseropita.

Một vào loại pita cũng có mặt ở khắp Hy Lạp, như là Kolokythopita, Mizithropita (Crete), Melintzanopita, Tsouknidopita, Kremydopita, Kreatopita (bánh thịt), Galatopita, Marathopita, Malathropita (Chios), Ladopita.

Fasolada
  • Bourou-bourou, một loại súp raupasta từ đảo Kérkyra.
  • Fakes, một món súp đậu lăng, thường được dùng với giấm và dầu ô liu.
  • Fasolada, một món súp đậu trắng được định nghĩa trong rất nhiều sách nấu ăn là món ăn Hy Lạp truyền thống, thậm chí đôi khi còn được gọi là "đồ ăn quốc gia của Hy Lạp".[12] Nó được làm từ đậu, cà chua, cà rốt và khá nhiều cần tây. Người ta thường dùng nó với một số món ăn thêm mặn (như ô liu hoặc cá cơm).
  • Giouvarlakia, một loại súp thịt viên và cơm với avgolemono
  • Kakavia, súp làm từ bất cứ loại cá nhỏ địa phương với xương được loại bỏ trước khi phục vụ.
  • Kotosoupa Avgolemono, súp gà và cơm với xốt trứng chanh.
  • Kremydosoupa, súp hành tây ăn với giấm.
  • Magiritsa, một loại súp trong lễ Phục Sinh được làm với nội tạng cừu non, đôi khi cũng có cả cừu già và được làm đặc lại với avgolemono.
  • Patsas, súp lòng.
  • Psarosoupa 'súp cá' có thể được làm từ nhiều loại cá (thường là kokkinopsaro) và một vài loại rau (cà rốt, mùi tây, cần tây, khoai tây, hành tây). Nó có một vài loại khác nhau bao gồm loại cơ bản là súp kakavia mà có dầu ô liu ở trên.
  • Súp đậu gà
  • Súp Trahana, làm từ hỗn hợp ngũ cốc-sản phẩm từ sữa và mỡ gà.

Món chính chay

[sửa | sửa mã nguồn]
Rau dại luộc
Chợ rau truyền thống

Những món này phổ biến trong thời kỳ ăn chay:

  • Anginares a la Polita:atisô kiểu Constantinopolis với tâm atisô, dầu ô liu, khoai tây, cà rốt, thì là.
  • Arakas me anginares: đậu hà lan tươi nướng với atisô.
  • Bamies: okra với xốt cà chua (đôi khi với khoai tây hoặc trong thời kỳ không ăn chay có thể có gà/cừu).
  • Briám: ratatouille nướng lò với các loại rau mùa hè với khoai và bí ngòi thái trong dầu ô liu. Thường bao gồm cà tím, cà chua, hành tây, rau thơm và gia vị.
  • Fasolakia: đậu xanh tươi hầm với khoai tây, bí ngòi và xốt cà chua.
  • Gemista, rau nhồi nướng. Thường là cà chua, ớt chuông, hoặc các loại rau khác được làm rỗng bên trong và nướng với nhân cơm và rau thơm hoặc thịt xay.
  • Gigandes plaki: đậu lima lướn nướng với xốt cà chua và các loại rau thơm.[13] Thường có vị cay với các loại ớt.
  • Horta (rau), đã được nhắc đến trong phần món khai vị, thường được dùng làm một món chính nhẹ, và luộc với khoai tây và bánh mì.
  • Kinteata, một món từ cây tầm ma non luộc.
  • Lachanorizo, bắp cải với cơm.
  • Prassorizo, tỏi tây với cơm.
  • Spanakorizo, rau chân vịt với cơm hầm trong xốt chanh và dầu ô liu.
  • Tomatokeftedes: cà chua chiên với bạc hà, dầu ô liu và thường dùng với fava (hạt đậu nhuyễn). Chủ yếu là một món của đảo Cyclades.

Món thịt và cá

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Apáki: Đặc sản của Crete; thịt nạc ướp trong giấm, sau đó hun khói với rau hương liệu và rượu nước quả, sau đó bọc lại với muối.
  • Astakos: tôm hùm.
  • Astakomacaronada: spaghetti với tôm hùm.
  • Atherina: cá rán.
  • Barbounia: cá phèn.
  • Bifteki: hamburger bò xay, nướng hoặc rán either baked, fried or grilled.
  • Bourdeto: từ Kérkyra.
  • Chtapodi sti schara: bạch tuộc nướng trong giấm, dầu và oregano. Ăn kèm với ouzo.
  • Giouvetsi: cừu hoặc bê nước trong nồi đất với kritharaki (orzo) và cà chua.
  • Glossa: Cá sole (một loài họ cá lưỡi trâu)
  • Gyros: thịt (thường là thịt lợn) quay trên que dọc và dùng với nước xốt (thường là tzatziki) và trang trí với (cà chua, hành tây) trên bánh pita, hoặc dùng làm bánh kẹp bọc bên trong bánh pita cùng với cà chua, hành tây, tzatziki và xốt cà chua; một loại thức ăn nhanh phổ biến.
  • Kalamari: mực, thường được chiên.
  • Kleftiko: nghĩ đen "theo kiểu Klepht", nó là thịt cừu nướng chậm trên xương, ướp trong nước tỏi và chanh, nấu trong lò hố.
  • Keftedakia, thịt viên chiên.
  • Kokkinisto, món hầm.
  • Kokoretsi, ruột cừu hoặc dê bọc quanh nội dạng theo mùa, bao gồm lá lánh, tim, phổi, hoặc thận và nướng.
  • Loukaniko, xúc xích
  • Makaronia me kima, mì spaghetti phủ với saltsa kima[14]
  • Moussaka (tiếng Ả Rập مسقعة musaqqa'): một món chia tầng nướng: an oven-baked layer dish: một món thịt và cà tím nấu trong nồi, phủ với sữa trứng mặn sau đó được nướng thành màu nâu trong lò. Có một số biến thể ngoài cà tím, như bí ngòi hoặc cơm, nhưng phiên bản cà tím, melitzánes moussaká vẫn là món phổ biến nhất. Biến thể papoutsákia ("giầy nhỏ") về cơ bản là món tương tự, với thịt và trứng sữa chia tầng được làm rỗng bên trong, cà tím áp chảo.
  • Mydia: trai.
  • Thịt cừu nướng với khoai tây (Αρνί στο φούρνο με πατάτες, Arní sto foúrna me patátes). một trong những món "chủ nhật" phổ biến nhất. Cũng có nhiều biến thể với các nguyên liệu khác.
  • Thịt gà nướng với khoai tây (Κοτόπουλο στο φούρνο με πατάτες ''Kotópoulo sto foúrna me patátes). Another common "Sunday" dish.
  • Paidakia: grilled lamb chops with lemon, oregano, salt and pepper.
  • Pastitsada
  • Pastitsio: an oven-baked layer dish: Béchamel sauce top, then pasta in the middle and ground meat cooked with tomato sauce at the bottom.
  • Pork with celery (hirino me selino/hirino selinato).
  • Savridia: cá thu nướng lò hoặc chiên.
  • Sheftalia
  • Sofrito, từ Kérkyra
  • Soupia: mực nang
  • Soutzoukakia Smyrneika (thịt viên Smyrna): thịt viên dạng dài với thì là Ai Cập, quế và tỏi và luộc trong xốt cà chua với ô liu nguyên quả. Thường dùng với cơm hoặc khaoi tây nghiền.
  • Souvlaki: (nghĩa đen là "món xiên") những miếng thịt nhỏ nướng (thường là thịt lợn nhưng cũng có thể là thịt gà hoặc thịt cừu) dùng trên xiên, hoặc được bọc trong bánh pita cùng với cà chua, hành tây, tzatziki và xốt cà chua; một món ăn nhanh phổ biến, also còn được gọi là kalamaki (cây sậy nhỏ) chủ yếu ở Athens.
  • Spetsofai: một món hầm từ xúc xích, ớt xanh trung tính, hành tây và rựou vang. Bắt nguồn từ Pelion.
  • Stifado: thỏ hoặc thỏ rừng với hành nhỏ, giấm, rượu vang đỏ và quế. Thịt bò có thể được thay bằng thịt thú săn.
  • Xiphias: cá kiếm.
  • Yiouvarlakia: súp thịt viên với xốt trứng chanh.

Món ăn nhanh

[sửa | sửa mã nguồn]

Những món ăn dễ dàng có được với các nguyên liệu rẻ và không cần chế biến nhiều.

  • Pasta hilopites với gà: gà mặn trộn với "Hilopites" hoặc pasta thái với xốt cà chua.
  • Macaronada: spaghetti cơ bản.
  • Manestra
  • Omeletta
  • Strapatsada: trứng chưng trong dầu ô liu và cà chua tươi nhuyễn, nêm với muối, tiêu và oregano. Thường có pho mát feta.

Tráng miệng và đồ ngọt

[sửa | sửa mã nguồn]
Melomakarona
Diple được làm trong khuôn sắt và nấu trong dầu
Bánh quy Melitinia
  • Amygdalopita: bánh với hạnh nhân
  • Amygdalotá giăhc pastéli xuất hiện trong nhiều dạng ở Hy Lạp và Síp, đặc biệt phổ biến trên các đảo. Nó bao gồm bột hạnh nhân, đường xay và nước hoa hồng, đúc khuôn trong các hình dáng và kích thước khác nhau. Nó trắng như tuyết và được coi là món tráng miệng trong đám cưới hoặc lễ rửa tội
  • Copenhagen (món tráng miẹng)
  • Baklava, bánh bột nhào filo được chia tầng có nhân các loại hạt và nhúng ngâm mật ong.
  • Diples, một loại đồ ăn Giáng Sinh và đám cưới, được làm từ bột nhào mỏng như từ giấy, được cắt thành hình vuông và được nhúng và nồi dầu ô liu nóng vài giây. Khi bột nhào được rán, nó cứng lại thành dạng ống xoắn; sau đó được lấy ra ngay lập tức và rắc với mật ong và hạt óc chó nghiền.[15]
  • Finikia, bánh quy phủ với các loại hạt.
  • Galaktoboureko, custard nướng với các lớp filo, và thường được ngâm trong mật ong hương chanh. Tên của có bắt nguồn từ từ Hy Lạp "gala"(γάλα), nghĩa là sữa, và börek, nghĩa là nhồi, vì thế nó nghĩa là "nhồi với sữa".
  • Halva
  • Karydopita, một loại bánh từ hạt óc chó, nhúng trong xi-rô.
  • Koulourakia, bánh quy bơ hoặc dầu ô liu.
  • Kourabiedes, bánh quy Giáng Sinh làm từ bột nhào, bơ và hạnh nhân rang nghiền, sau đó được phủ với nhiều đường bột.
  • Lazarakia
  • Loukoumades, giống với một loại donut giòn, loukoumades có phần bánh.
  • Loukoumi là một loại đồ ngọt từ bột và đường. Patrina loukoumia được sản xuất nổi tiếng ở thành phố Patras. Một biến thể từ Serres được gọi là Akanés. Loukoúmia có hương vị các loại trái cây, với nước hoa hầu được coi là loại được ưa chuộng nhất.
  • Mandola, từ Kérkyra
  • Mandolato
  • Melitinia, bánh quy từ Santorini
  • Melopita, bánh mật ong
  • Melomakarona, "macaroon mật ong", bánh quy GIáng Sinh nhúng trong xi_rô mật ong loãng (méli trong tiếng Hy Lạp) và sau đó được rắc thêm với hạt óc chó nghiền.
  • Milopita, bánh táo với quế và đường bột.
  • Moustalevria, bánh flan với bột và nho lên men.
  • Moustokouloura, bánh quy từ bột nhào với nước ép nho tươi thay vì nước.
  • Pasta flora (Πάστα Φλώρα), bánh tart nhân mứt
  • Pasteli
  • Rizogalo ("sữa gạo"): pudding gạo.
  • Roxakia, bánh quy xi-rô vani-ca cao.
  • γλυκά του κουταλιού từ các loại quả, hạt chín hoặc chưa chín. Nó thường được làm từ mứt cam.
  • Trigona, từ Thessaloniki
  • Tsoureki, một món bánh ngọt dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh truyền thống còn được biết đến là 'Lambropsomo' (bánh Phục Sinh), có hương vị "mahlepi", mùi hương mạnh đến từ hạt anh đào St. Lucie.
  • Vasilopita, bánh của thánh Basil hoặc bánh của vua, theo truyền thống chỉ dùng trong ngày đầu năm. Vasilopites được nướng với một đồng xu ở trong, và ai ăn được lát bánh có đồng xu ở trong được cho là được phù hộ may mắn cả năm.
  • Sữa chua với mật onghạt óc chó.
Pho mát Feta
Mizithra

Có rất nhiều loại pho mát được làm từ các vùng khắp Hy Lạp. Hầu hết chúng không được biết đến ngoài biên giới Hy Lạp vì thiếu thông tin và tính chất rất địa phương. Nhiều, làm pho mát bằng tay, thủ công, cả các loại phổ biến và đặc sản địa phương, được sản xuất bởi các trang trại gia đình nhỏ khắp Hy Lạp và cung cấp hương vị đặc trưng khác với những loại được sản xuất hàng loại ở Hy Lạp và các nước khác. Một danh sách các loại pho mát được sản xuất và tiêu thụ ở Hy Lạp có thể xem ở đây. Đây là những loại phổ biết ở khắp Hy Lạp:

Đồ uống không cồn

[sửa | sửa mã nguồn]
cà phê Frappé

Quán cà phê truyền thống ở Hy Lạp được gọi là kafenia, và nó cung cấp cà phê, nước giải khát, đồ uống có cồn và đồ ăn nhẹ hoặc meze. Trong những năm gần đây, đặc biệt ở những trung tâm thành thị lớn, kafenia dần dần bị thay thế bởi các quán "cafeteria" hiện đại. Các loại cà phê được yêu thích là cà phê Hy Lạp, frappé (cà phê đá với lớp hơi phủ), cappuccinoespresso đá, gọi là Freddo Cappuccino và Freddo Espresso.[16] Các loại đồ uống từ cà phê đá, như là freddoccino hoặc freddito, cũng phổ biến trong mùa hè.

Chè và trà thảo mộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chamomile: trà cúc La Mã
  • Trà bạc hà
  • Faskomilo (trà xô thơm): trà làm từ xô thơm khô hoặc tươi
  • Tsai vounou: trà từ xô thơm trên núi dốc. Ngày nay người Hy Lạp vẫn thích uống trà xô thơm khô hoặc tươi từ núi dốc
  • Sideritis

Đồ uống có cồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Rượu vang

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của việc sản xuất rượu vang ở Hy Lạp có niên đại từ 6.500 năm trước[17][18] và bằng chứng về sản xuất rượu vang chứng nhận rằng Hy Lạp có loại rượu vang nho được tìm ra sớm nhất trên thế giới còn lại[19] và bằng trứng sớm nhất trên thế giới về nho ép.[17] Sự lan toả của nền văn minh Hy Lạp và sự tôn thờ của họ với Dionysus, vị thần rượu vang, truyền bá sự thờ cúng Dionysus ra khắp khu vực Địa Trung Hải atrong khoảng thời gian từ năm 1600 TCN đến năm 1 SCN.[20] Lịch sử nghề trồng nho của Hy Lạp có niên đại từ thời kỳ tiền lịch sử,[i] và sản xuất rượu vang phát đạt cho đến thế kỷ thứ 11.[21] Sau chiến tranh thế giới thứ II, người sản xuất rượu vang Hy Lạp nhập khẩu và canh các các loại nho nước ngoài, đặc biệt là của Pháp, để hỗ trợ sản xuất địa phương.[22] Trong những năm 1960, retsina, một loại rượu vang trắng khô với những cục nhựa thông, có lẽ là loại vang Hy Lạp nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Trong những năm gần đây, các loài nho địa phương được tìm lại và được pha trộn với những loại nước ngoài.[23] Đầu những năm 1980, một hệ thống danh hiệu, tương ứng với hệ thống của Pháp, đã được thực hiện để đảm bảo người tiêu dùng về nguồn gốc của loại rượu vang họ mua. Ngày nay, có 28 danh hiệu (Danh hiệu xuất xứ chất lượng caoDanh hiệu nguồn gốc được bảo vệ) trên khắp đất nước, từ Macedonia dến Crete.[24]

Quảng cáo bia Fix, cuối thế kỷ 19

Các dấu tích khảo cổ cho thấy rằng người Minos lên men lúa mạch và các chất khác và làm ra bia.[25] Truyền thống bia của người Minoss được tiếp tục bởi người Mycenae; đồ uống từ ngũ cốc lên men chỉ còn lại trong thời gian thống trị của Crete.[26] Trong thời kỳ Archaiccổ điển của Hy Lạp, bia được nhắc đến là một đồ uống nước ngoài, trong khi lúc Alexandros Đại đế chinh phục Ai Cập năm 332 TCN, Ai Cập là một nền văn minh với truyền thống ủ bia dài, người Hy Lạp tiếp tục coi thường bia và coi nó là một loại đồ uống của kẻ thù.[27] Trong thời kỳ Hy Lạp hiện đại, một số lượng hãng giới—hầu hết được sở hữu bởi các nhà máu bia ở Bắc Âu (VD: Heineken hoặc Amstel)—thống trị thị trường địa phương trong nhiều năm, trong khi một luật nghiêm khắc về sự tinh khiết của bia có ảnh hưởng từ Bavarian được đặt ra.[28] Dần dần, các điều khoản của luật này được nới lỏng, và từ cuối những năm 1990, các hãng bia địa phương nổi lên (năm 1997 Mythos đã có một bước đột phá) hoặc nổi lên lại (VD: Fix Hellas), phục hồi sự cạnh tranh. Trong các năm gần đây, cùng mới các nhà máy bia lớn,các nhà máy bia nhỏ cũng vận hành khắp Hy Lạp.[29]

Đồ uống có cồn của Hy Lạp: Tentura (trái) và Mastika (phải).

Các loại đồ uống có cồn truyền thống khác của Hy Lạp bao gồm ouzo hương vị tiểu hồi cần, tsipouro (biến thể ở Crete gọi là tsikoudia), và các loại rượu mạnh địa phương, như là mastika (đừng nhầm lẫn với các loại đồ uống của Bulgarua), kitron, một loại rượu mạnh có hương vị cam quýt và Naxos vàtentura, một loại rượu mạnh có hương vị quế từ Patras. Metaxa là một hãng brandy trộn với rượu vang và hương liệu nổi tiếng. Các loại rượu vang tráng miệngrượu nâng độ địa phương bao gồm muscat (với loại Muscat của Samos là nổi tiếng nhất), mavrodafni, sản xuất từ nho đen bản địa của vùng Achaea phía bắc Peloponnese, và Vin Santo của Santorini, một biến thể của Vin Santo của Ý.[30]

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Spices and Seasonings:A Food Technology Handbook - Donna R. Tainter, Anthony T. Grenis, p. 223
  2. ^ Armstrong, Kate; Hellander, Paul (2006). Lonely Planet Hy Lạp (bằng tiếng Anh). Hawthorn, Vic., Úc: Lonely Planet Publications. tr. 76. ISBN 1-74059-750-8.
  3. ^ Mallos, Tess (1979). Greek Cookbook (bằng tiếng Anh). Dee Why West, NSW., Australia: Summit Books. tr. inside cover. ISBN 0-7271-0287-7.
  4. ^ Stella Tsolakidou (ngày 3 tháng 3 năm 2013). “Archestratus và bí mật của ẩm thực Hy Lạp cổ đại” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2017.
  5. ^ Renfrew, Colin (1972). The Emergence of Civilization; The Cyclades and the Aegean in the Third Millennium B.C. Taylor & Francis. tr. 280.
  6. ^ Katz, Solomon H.; McGovern, Patrick; Fleming, Stuart James (2000). Origins and Ancient History of Wine (Food and Nutrition in History and Anthropology) (bằng tiếng Anh). New York: Routledge. tr. x. ISBN 90-5699-552-9.
  7. ^ Wilson, Nigel Guy (2006). Encyclopedia of ancient Greece (bằng tiếng Anh). New York: Routledge. tr. 27. ISBN 0-415-97334-1.
  8. ^ Civitello, Linda (2007). Cuisine and Culture: A History of Food and People (bằng tiếng Anh). New York: Wiley. tr. 67. ISBN 0-471-74172-8.
  9. ^ Kiple, Kenneth F. (2007). A movable feast: ten millennia of food globalization (bằng tiếng Anh). Cambridge, UK: Cambridge University Press. tr. 95. ISBN 0-521-79353-X.
  10. ^ Τονια Τσακιρη. “Η Goody's νίκησε στον πόλεμο με τη McDonald's - οικονομικές ειδήσεις της ημέρας - Το Βήμα Online”. Tovima.gr. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  11. ^ “When And How Greeks Eat”. Ultimate Guide to Greek Food. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2016.
  12. ^ Λεξικό της κοινής Νεοελληνικής, 1998
  13. ^ “Gigantes/Yiyantes (Greek Giant Baked Beans)”. Thursdayfordinner.com. 16 tháng 11 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  14. ^ Walsh, Robb (2015). The Chili Cookbook. Berkeley CA: Ten Speed Press. ISBN 1607747952.
  15. ^ “Diples (Thiples) (Honey Rolls) Greek Dessert”. Thursdayfordinner.com. 28 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2014.
  16. ^ Halevy (2011), 148–149
  17. ^ a b 6,500-year-old Mashed Grapes Found in Greece. Discovery News (16 March 2007).
  18. ^ 6,500-year-old Mashed grapes found. megalithic.co.uk (22 April 2007)
  19. ^ 6500-year-old Mashed grapes found. dailyindia.com
  20. ^ Jacobson, Jean L. (2006). “Berry to Bottle”. Introduction to Wine Laboratory Practices and Procedures. Springer. tr. 84. doi:10.1007/0-387-25120-0_4. ISBN 978-0-387-24377-1.
  21. ^ Walton & Glover (2011), 124
  22. ^ Walton & Glover (2011), 125
  23. ^ Walton & Glover (2011), 125–126
  24. ^ Walton & Glover (2011), 125
    * “Appellation Wined of Greece” (bằng tiếng Hy Lạp). Greek Wine Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2011.
  25. ^ Nelson (2005), 13–15
    * Unwin (1996), 77
  26. ^ Nelson (2005), 13–15
  27. ^ Nelson (2005), 13–15
    * Oliver (2012), 437–438
  28. ^ Walton & Glover (2011), 323
  29. ^ Karayanis & Karayanis (2008), 262
    * Walton & Glover (2011), 125–126
  30. ^ Walton & Glover (2011), 126, 402, 472, 493

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en (1995) : Bạn là ai là do bạn lựa chọn
Se7en không chỉ đỉnh vì có một plot cực bất ngờ mà còn là một plot đầy ám ảnh.
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan