Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1994

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1994
Chi tiết giải đấu
Thời gian21 tháng 3 năm 1992 – 17 tháng 11 năm 1993
Số đội147 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu497
Số bàn thắng1.446 (2,91 bàn/trận)
Vua phá lướiNhật Bản Kazuyoshi Miura (13 bàn)
1990
1998

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1994 là một loạt các giải đấu được tổ chức bởi 6 liên đoàn trực thuộc FIFA. Giải vô địch bóng đá thế giới 1994 có 24 đội tham dự với một suất dành cho nước chủ nhà (Hoa Kỳ) và một suất dành cho đội đương kim vô địch (Đức). 22 suất còn lại được xác định bằng các trận đấu vòng loại, được 147 đội tuyển, từ 6 liên đoàn FIFA, cạnh tranh.

13 đội rút lui: Liechtenstein, Cuba, Gambia, Burkina Faso, Malawi, Mali, Mauritania, São Tomé và Príncipe, Sierra Leone, Sudan, Uganda, MyanmarTây Samoa. 3 đội bị cấm tham dự: Nam Tư, Libya (do các lệnh trừng phạt của LHQ) và Chile (do sự cố El Maracanazo trong vòng loại giải đấu năm 1990).

Có tổng cộng 130 đội thi đấu ít nhất một trận vòng loại. Tổng cộng vòng loại có 497 trận đấu, và 1446 bàn thắng được ghi (2.91 bàn/trận).[1]

Trận đấu vòng loại đầu tiên, giữa Cộng hòa DominicaPuerto Rico, diễn ra vào ngày 21 tháng 3 năm 1992, và tiền đạo Marcos Lugris của Puerto Rico ghi bàn thắng đầu tiên của vòng loại.[2] Vòng loại kết thúc vào ngày 17 tháng 11 năm 1993, khi vòng loại khu vực châu Âu kết thúc và trận play-off OFC–CONMEBOL được diễn ra. 18 trong số 24 quốc gia xếp hạng cao nhất của FIFA cuối cùng vượt qua vòng loại.[3]

Các đội tuyển vượt qua vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
  Quốc gia vượt qua vòng loại World Cup
  Quốc gia không vượt qua vòng loại
  Quốc gia không tham dự World Cup
  Quốc gia không phải là thành viên của FIFA

[4][5]

Đội Tư cách vượt qua vòng loại Ngày vượt qua vòng loại Số lần tham dự Số lần tham dự liên tiếp Thành tích tốt nhất Xếp hạng FIFA[a]
 Hoa Kỳ Chủ nhà 4 tháng 7 năm 1988 5 2 Hạng ba (1930) 27
 Đức Đương kim vô địch 8 tháng 7 năm 1990 13[b] 11 Vô địch (1954, 1974, 1990)[c] 3
 México Nhất bảng vòng cuối khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe 9 tháng 5 năm 1993 10 1 (Lần cuối: 1986) Tứ kết (1970, 1986) 17
 Hy Lạp Nhất bảng 5 khu vực châu Âu 23 tháng 5 năm 1993 1 1 32
 Nga Nhì bảng 5 khu vực châu Âu 2 tháng 6 năm 1993 8[d] 4 Hạng tư (1966) 14
 Colombia Nhất bảng A khu vực Nam Mỹ 5 tháng 9 năm 1993 3 2 Vòng 1/16 (1990) 21
 Bolivia Nhì bảng B khu vực Nam Mỹ 19 tháng 9 năm 1993 3 1 (Làn cuối: 1950) Vòng bảng (1930, 1950) 59
 Brasil Nhất bảng B khu vực Nam Mỹ 15 15 Vo địch (1958, 1962, 1970) 4
 Nigeria Nhất bảng A vòng cuối khu vực châu Phi 8 tháng 10 năm 1993 1 1 16
 Cameroon Nhất bảng C vòng cuối khu vực châu Phi 10 tháng 10 năm 1993 3 2 Tứ kết (1990) 24
 Maroc Nhất bảng B vòng cuối khu vực châu Phi 1 (Lần cuối: 1986) Vòng 1/16 (1986) 30
 Na Uy Nhất bảng 2 khu vực châu Âu 13 tháng 10 năm 1993 2 1 (Lần cuối: 1938) Vòng 1/16 (1938) 5
 Hàn Quốc Nhì bảng vòng cuối khu vực châu Á 28 tháng 10 năm 1993 4 3 Vòng bảng (1954, 1986, 1990) 39
 Ả Rập Xê Út Nhất bảng vòng cuối khu vực châu Á 1 1 38
 Thụy Điển Nhất bảng 6 khu vực châu Âu 10 tháng 11 năm 1993 9 2 Á quân (1958) 11
 Bỉ Nhì bảng 4 khu vực châu Âu 17 tháng 11 năm 1993 9 4 Hạng tư (1986) 22
 Bulgaria Nhì bảng 6 khu vực châu Âu 6 1 (Lần cuối: 1986) Vòng 1/16 (1986) 23
 Ý Nhất bảng 1 khu vực châu Âu 13 9 Vô địch (1934, 1938, 1982) 1
 Hà Lan Nhì bảng 2 khu vực châu Âu 6 2 Á quân (1974, 1978) 2
 Cộng hòa Ireland Nhì bảng 3 khu vực châu Âu 2 2 Tứ kết (1990) 13
 România Nhất bảng 4 khu vực châu Âu 6 2 Vòng 1/16 (1934, 1938, 1990) 12
 Tây Ban Nha Nhất bảng 3 khu vực châu Âu 9 5 Hạng tư (1950) 7
 Thụy Sĩ Nhì bảng 1 khu vực châu Âu 7 1 (Lần cuối: 1966) Tứ kết (1934, 1938, 1954) 9
 Argentina Thắng vòng play-off liên lục địa 11 6 Vô địch (1978, 1986) 9
  1. ^ Bảng xếp hạng vào ngày 19 tháng 11 năm 1993. Đây là bảng xếp hạng được sử dụng cho lễ bốc thăm.[6]
  2. ^ Đây là lần thứ 3 Đức tham dự giải vô địch bóng đá thế giới. Tuy nhiên FIFA tính kết quả của Tây Đức như của Đức.
  3. ^ Kết quả tốt nhất của Đức là hạng ba vào năm 1934. Tuy nhiên FIFA tính kết quả của Tây Đức như của Đức.
  4. ^ Đây là lần đầu tiên Nga tham dự giải vô địch bóng đá thế giới. Tuy nhiên FIFA tính Nga là đội kế thừa của Liên Xô.

6 trong số 24 đội sau đó không vượt qua vòng loại giải đấu năm 1998: Bolivia, Hy Lạp, Ireland, Nga, Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Phân bổ suất dự vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Liên đoàn Số đội tham dự Số đội qua vòng loại Số đội bị loại Tổng số suất dự vòng chung kết Ngày bắt đầu vòng loại Ngày kết thúc vòng loại
AFC 29 2 27 2 8 tháng 4 năm 1993 28 tháng 10 năm 1993
CAF 40 3 37 3 9 tháng 10 năm 1992 10 tháng 10 năm 1993
CONCACAF 22+1 1+1 21 1+1 21 tháng 3 năm 1992 15 tháng 8 năm 1993
CONMEBOL 9 4 5 4 18 tháng 7 năm 1993 17 tháng 11 năm 1993
OFC 7 0 7 0 7 tháng 6 năm 1992 17 tháng 11 năm 1993
UEFA[a] 38+1 12+1 26 12+1 22 tháng 4 năm 1992 17 tháng 11 năm 1993
Tổng cộng 145+2 22+2 123 22+2 21 tháng 3 năm 1992 17 tháng 11 năm 1993
  1. ^ Israel không trở thành thành viên chính thức của UEFA cho đến năm 1994, nhưng đã tham dự ở vòng loại khu vực châu Âu khi chuẩn bị trở thành thành viên.

Vòng loại các khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng loại của các đội AFC có 2 vòng. Vòng 1 các đội được chia thành 6 bảng, các đội thi đấu trong bảng hai lượt. Đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng cuối và thi đấu một lượt.

Có tổng cộng 29 đội tuyển quốc gia tham dự vòng loại và cạnh tranh cho 2 suất. Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc vượt qua vòng loại.[1]

Chú thích
Quốc gia giành quyền tham dự World Cup 1994

Kết quả (Vòng cuối)

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST Đ
1  Ả Rập Xê Út 5 7
2  Hàn Quốc 5 6
3  Nhật Bản 5 6
4  Iraq 5 5
5  Iran 5 4
6  CHDCND Triều Tiên 5 2

Vòng loại của các đội CAF có 2 vòng. Vòng 1 các đội được chia thành 9 bảng, Các đội thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội đứng đầu mỗi bảng lọt vào vòng cuối.

Ở vòng cuối, các đội được chia thành 3 bảng. Các đội thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội đứng đầu mỗi bảng vượt qua vòng loại

Có tổng cộng 40 đội tuyển quốc gia tham dự vòng loại và cạnh tranh cho 3 suất. Nigeria, Maroc và Cameroon vượt qua vòng loại.[1]

Chú thích
Quốc gia giành quyền tham dự World Cup 1994

Kết quả (Vòng cuối)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A
Đội ST Đ
 Nigeria 4 5
 Bờ Biển Ngà 4 5
 Algérie 4 2
Bảng B
Đội ST Đ
 Maroc 4 6
 Zambia 4 5
 Sénégal 4 1
Bảng C
Đội ST Đ
 Cameroon 4 6
 Zimbabwe 4 4
 Guinée 4 2

Vòng loại của các đội CONCACAF có 3 vòng. México và Canada được miễn và vào vòng 2. Các đội còn lại được chia thành khu vực Caribe và khu vực Trung Mỹ. Ở khu vực Caribe, 14 đội thi đấu loại trực tiếp theo thể thức sân nhà - sân khách để xác định ba đội vào vòng 2. Ở khu vực Trung Mỹ, 6 đội chia cặp thi đấu loại trực tiếp theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội thắng lọt vào vòng 2.

Ở vòng 2, 8 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 4 đội. Các đội thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội đứng nhất và đứng nhì mỗi bảng lọt vào vòng cuối.

Ở vòng cuối, 4 đội thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội nhất bảng vượt qua vòng loại. Đội nhì bảng vào trận play-off liên lục địa CONCACAF–OFC. México vượt qua vòng loại và Canada vào vòng play-off.[1]

Chú thích
Quốc gia giành quyền tham dự World Cup 1994
Quốc gia giành quyền tham dự trận play-off CONCACAF–OFC

Kết quả (Vòng cuối)

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST Đ
1  México 6 10
2  Canada 6 7
3  El Salvador 6 4
4  Honduras 6 3

Có 9 đội CONMEBOL tham dự vòng loại (Chile bị FIFA cấm do sự cố Maracanazo 1989). 9 đội được chia thành 2 bảng. Các đội thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Bảng A có 1 suất vượt qua vòng loại và 1 suất play-off, trong khi bảng B có 2 suất vượt qua vòng loại. Colombia, Brasil và Bolivia vượt qua vòng loại và Argentina vào vòng play-off.[1]

Chú thích
Quốc gia giành quyền tham dự World Cup 1994
Quốc gia giành quyền tham dự trận play-off CONCACAF/OFC–CONMEBOL

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A
Đội ST Đ
 Colombia 6 10
 Argentina 6 7
 Paraguay 6 6
 Perú 6 1
Bảng B
Đội ST Đ
 Brasil 8 12
 Bolivia 8 11
 Uruguay 8 10
 Ecuador 8 5
 Venezuela 8 2

Vòng loại của các đội OFC bao gồm 2 vòng. 7 đội ban đầu tham dự và được chia thành 2 bảng, nhưng Tây Samoa rút lui. 2 đội đứng đầu mỗi bảng sau đó thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội thắng vào vòng play-off liên lục địa. Úc thắng và vào vòng play-off.[1]

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
New Zealand  0–4  Úc 0–1 0–3

38 đội UEFA ban đầu tham dự vòng loại, nhưng Liechtenstein rút lui và Nam Tư bị cấm tham dự.

36 đội được chia thành 6 bảng: 1 bảng 5 đội, 4 bảng 6 đội, và 1 bảng 7 đội. Các đội thi đấu theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội đứng nhất và đứng nhì vượt qua vòng loại.

Ý, Thụy Sĩ, Na Uy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ireland, România, Bỉ, Hy Lạp, Nga, Thụy Điển, và Bulgaria vượt qua vòng loại.[1]

Chú thích
Quốc gia giành quyền tham dự World Cup 1994

Kết quả

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng 1 Bảng 2 Bảng 3
Đội ST Đ
 Ý 10 16
 Thụy Sĩ 10 15
 Bồ Đào Nha 10 14
 Scotland 10 11
 Malta 10 3
 Estonia 10 1
VT Đội ST Đ
1  Na Uy 10 16
2  Hà Lan 10 15
3  Anh 10 13
4  Ba Lan 10 8
5  Thổ Nhĩ Kỳ 10 7
6  San Marino 10 1
VT Đội ST Đ
1  Tây Ban Nha 12 19
2  Cộng hòa Ireland 12 18
3  Đan Mạch 12 18
4  Bắc Ireland 12 13
5  Litva 12 7
6  Latvia 12 5
7  Albania 12 4
Bảng 4 Bảng 5 Bảng 6
VT Đội ST Đ
1  România 10 15
2  Bỉ 10 15
3  Đại diện của Cộng hòa Séc và Slovakia 10 13
4  Wales 10 12
5  Síp 10 5
6  Quần đảo Faroe 10 0
VT Đội ST Đ
1  Hy Lạp 8 14
2  Nga 8 12
3  Iceland 8 8
4  Hungary 8 5
5  Luxembourg 8 1
VT Đội ST Đ
1  Thụy Điển 10 15
2  Bulgaria 10 14
3  Pháp 10 13
4  Áo 10 8
5  Phần Lan 10 5
6  Israel 10 5

Vòng play-off liên lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là lần đầu tiên có 2 lượt trận ở vòng play-off liên lục địa. Đội CONCACAF và OFC thi đấu trận đầu tiên theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội thắng sau đó đấu với đội CONMEBOL theo thể thức sân nhà - sân khách. Đội thắng vượt qua vòng loại.

CONCACAF v OFC

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Canada  3–3 (1–4 p)  Úc 2–1 1–2 (s.h.p.)

OFC v CONMEBOL

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Úc  1–2  Argentina 1–1 0–1

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
13 bàn
9 bàn
8 bàn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g “History of the FIFA World Cup Preliminary Competition (by year)” (PDF). FIFA.com. 27 tháng 7 năm 2007. tr. 32. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018.
  2. ^ “World Cup 1994 qualifications”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ Stokkermans, Karel; Jarreta, Sergio Henrique (9 tháng 6 năm 2016). “World Cup 1994 Qualifying”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ “History of the FIFA World Cup Preliminary Competition (by year)” (PDF). FIFA.com. 27 tháng 7 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ Smyth, Rob (15 tháng 2 năm 2012). “The forgotten story of … 17 November 1993”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ “The FIFA World Ranking November 1993”. FIFA.com (bằng tiếng Anh). 19 tháng 11 năm 1993. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Mai Sơn Thất Quái và kế hoạch chu toàn của Dương Tiễn.
Tại True Ending của Black Myth: Wukong, chúng ta nhận được cú twist lớn nhất của game, hóa ra Dương Tiễn không phải phản diện mà trái lại, việc tiếp nhận Ý thức của Tôn Ngộ Không
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Jujutsu Kaisen chương 264: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp diễn tại chiến trường Shinjuku, Sukuna ngạc nhiên trước sự xuất hiện của con át chủ bài Thiên Thần với chiêu thức “Xuất Lực Tối Đa: Tà Khứ Vũ Thê Tử”.
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
Câu chuyện của Apocalypse (En Sabah Nur) bắt đầu khi anh ta sinh ra vào khoảng 5000 năm trước công nguyên ở Ai Cập
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
Zankyou no Terror là một phim nặng về tính ẩn dụ hình ảnh lẫn ý nghĩa. Những câu đố xoay vần nối tiếp nhau, những hành động khủng bố vô hại tưởng chừng như không mang ý nghĩa, những cuộc rượt đuổi giữa hai bên mà ta chẳng biết đâu chính đâu tà