Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022
Vòng loại FIFA World Cup 2022
Chi tiết giải đấu
Thời gian6 tháng 9 năm 201922 tháng 9 năm 2022
Số đội206 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu865
Số bàn thắng2.424 (2,8 bàn/trận)
Số khán giả8.912.978 (10.304 khán giả/trận)
Vua phá lướiCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Ali Mabkhout (14 bàn)
2018
2026

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 là một loạt các giải đấu được tổ chức bởi sáu liên đoàn bóng đá châu lục của FIFA để chọn ra 31 trong số 32 đội sẽ tham dự vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2022, cùng với Qatar, đội bóng đã giành quyền tham dự với tư cách là đội chủ nhà. Tất cả 210 liên đoàn bóng đá thành viên cùa FIFA đều có quyền tham gia vòng loại.

Vòng loại bắt đầu từ tháng 6 năm 2019[1] với Norjmoogiin Tsedenbal (Mông Cổ) là người ghi bàn thắng đầu tiên của vòng loại vào ngày 6 tháng 6. Khác với các giải đấu trước đây, FIFA đã thống nhất rằng lễ bốc thăm chung sẽ không được tổ chức; thay vào đó, việc bốc thăm sẽ được tổ chức thành nhiều đợt riêng biệt do mỗi liên đoàn châu lục có kế hoạch tổ chức khác nhau.[2]

Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới năm 2022 đã phải hoãn nhiều lần do tác động của đại dịch COVID-19.

Các đội tuyển vượt qua vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Trạng thái của các đội tuyển quốc gia tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2022:
  Đội tuyển đã vượt qua vòng loại và giành quyền tham dự vòng chung kết
  Đội tuyển không vượt qua vòng loại
  Đội tuyển bị cấm tham dự hoặc rút lui
  Không phải là thành viên FIFA
Đội tuyển Tư cách vượt
qua vòng loại
Ngày vượt qua
vòng loại
Số lần tham dự vòng
chung kết
Lần tham dự
gần nhất
Số lần tham dự
liên tiếp gần nhất
Thành tích tốt
nhất
 Qatar Chủ nhà 2 tháng 12 năm 2010 (2010-12-02) 1 lần 1
 Đức Nhất bảng J khu vực châu Âu 11 tháng 10 năm 2021 (2021-10-11) 20 lần[a] 2018 18 Vô địch (1954, 1974, 1990, 2014)
 Đan Mạch Nhất bảng F khu vực châu Âu 12 tháng 10 năm 2021 (2021-10-12) 6 lần 2 Tứ kết (1998)
 Brasil Nhất bảng khu vực Nam Mỹ 11 tháng 11 năm 2021 (2021-11-11) 22 lần 22 Vô địch (1958, 1962, 1970, 1994, 2002)
 Pháp Nhất bảng D khu vực châu Âu 13 tháng 11 năm 2021 (2021-11-13) 16 lần 7 Vô địch (1998, 2018)
 Bỉ Nhất bảng E khu vực châu Âu 14 lần 3 Hạng ba (2018)
 Croatia Nhất bảng H khu vực châu Âu 14 tháng 11 năm 2021 (2021-11-14) 6 lần Á quân (2018)
 Tây Ban Nha Nhất bảng B khu vực châu Âu 16 lần 12 Vô địch (2010)
 Serbia Nhất bảng A khu vực châu Âu 13 lần[b] 2 Hạng tư (1930, 1962)
 Anh Nhất bảng I khu vực châu Âu 15 tháng 11 năm 2021 (2021-11-15) 16 lần 7 Vô địch (1966)
 Thụy Sĩ Nhất bảng C khu vực châu Âu 12 lần 5 Tứ kết (1934, 1938, 1954)
 Hà Lan Nhất bảng G khu vực châu Âu 16 tháng 11 năm 2021 (2021-11-16) 11 lần 2014 1 Á quân (1974, 1978, 2010)
 Argentina Nhì bảng khu vực Nam Mỹ 18 lần 2018 13 Vô địch (1978, 1986)
 Iran Nhất bảng A vòng 3 khu vực châu Á 27 tháng 1 năm 2022 (2022-01-27) 6 lần 3 Vòng bảng (1978, 1998, 2006, 2014, 2018)
 Hàn Quốc Nhì bảng A vòng 3 khu vực châu Á 1 tháng 2 năm 2022 (2022-02-01) 11 lần 10 Hạng tư (2002)
 Nhật Bản Nhì bảng B vòng 3 khu vực châu Á 24 tháng 3 năm 2022 (2022-03-24) 7 lần 7 Vòng 16 đội (2002, 2010, 2018)
 Ả Rập Xê Út Nhất bảng B vòng 3 khu vực châu Á 6 lần 2 Vòng 16 đội (1994)
 Ecuador Hạng tư khu vực Nam Mỹ 4 lần 2014 1 Vòng 16 đội (2006)
 Uruguay Hạng ba khu vực Nam Mỹ 14 lần 2018 4 Vô địch (1930, 1950)
 Canada Nhất bảng vòng 3 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe 27 tháng 3 năm 2022 (2022-03-27) 2 lần 1986 1 Vòng bảng (1986)
 Ghana Thắng vòng 3 khu vực châu Phi 29 tháng 3 năm 2022 (2022-03-29) 4 lần 2014 Tứ kết (2010)
 Sénégal 3 lần 2018 2 Tứ kết (2002)
 Bồ Đào Nha Thắng vòng 2 khu vực châu Âu 8 lần 6 Hạng ba (1966)
 Ba Lan 9 lần 2 Hạng ba (1974, 1982)
 Tunisia Thắng vòng 3 khu vực châu Phi 6 lần Vòng bảng (1978, 1998, 2002, 2006, 2018)
 Maroc Vòng 16 đội (1986)
 Cameroon 8 lần 2014 1 Tứ kết (1990)
 Hoa Kỳ Hạng ba vòng 3 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe 30 tháng 3 năm 2022 (2022-03-30) 11 lần Hạng ba (1930)
 México Nhì bảng vòng 3 khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe 17 lần 2018 8 Tứ kết (1970, 1986)
 Wales Thắng vòng 2 khu vực châu Âu 5 tháng 6 năm 2022 (2022-06-05) 2 lần 1958 1 Tứ kết (1958)
 Úc Thắng vòng play-off AFC v CONMEBOL 13 tháng 6 năm 2022 (2022-06-13) 6 lần 2018 5 Vòng 16 đội (2006)
 Costa Rica Thắng vòng play-off CONCACAF v OFC 14 tháng 6 năm 2022 (2022-06-14) 3 Tứ kết (2014)

Ghi chú

  1. ^ Từ năm 1954 đến năm 1990, Đức tham dự World Cup với tên gọi Tây Đức, do khi đó có thêm một Đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Đức cũng từng tham dự năm 1974.
  2. ^ Đây là lần thứ 3 Serbia tham dự FIFA World Cup. Tuy nhiên, FIFA xác nhận Serbia là đội tuyển kế thừa đội tuyển Nam Tưđội tuyển Serbia và Montenegro, những đội này đã có tổng cộng 10 lần tham dự.

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 bắt đầu vào tháng 6 năm 2019 và dự kiến kết thúc vào tháng 9 năm 2022.

Quá trình vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả 211 thành viên hiện tại của FIFA đều có đủ tư cách tham dự vòng loại. Qatar là đội chủ nhà và nghiễm nhiên giành quyền tham dự vòng chung kết. Tuy nhiên, AFC yêu cầu Qatar tham dự vòng loại khu vực châu Á do hai vòng loại đầu tiên cũng đồng thời là vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023.[3] Nếu Qatar giành được vị trí nhất bảng hoặc nằm trong 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, đội nhì bảng có thành tích tốt thứ năm ở vòng loại thứ hai sẽ tiến vào vòng trong.[4] Lần đầu tiên kể từ các vòng chung kết năm 1930 và 1934, World Cup được tổ chức bởi một quốc gia chưa từng lọt vào vòng chung kết trước đó.[5] Pháp, đội đương kim vô địch World Cup cũng phải tham gia vòng loại.[6] Saint Lucia ban đầu tham dự vòng loại khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribe, nhưng sau đó rút lui. CHDCND Triều Tiên rút lui khỏi vòng loại do lo ngại liên quan đến đại dịch COVID-19. SamoaSamoa thuộc Mỹ rút lui trước khi bốc thăm vòng loại. Tonga rút lui sau khi bốc thăm vòng loại do trong nước xảy ra vụ phun trào núi lửa. Quần đảo CookVanuatu rút lui khi đang tham dự vòng loại do nhiều cầu thủ của hai đội nhiễm COVID-19 khiến hai đội không đủ quân số để thi đấu. Nga bị cấm thi đấu do liên quan đến cuộc xung đột vũ trang với Ukraina.

Ngày 30 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Điều hành FIFA thảo luận việc phân bổ suất tham dự vòng chung kết cho mỗi châu lục tại Zürich, sau đại hội FIFA.[7] Ủy ban đã quyết định rằng cách phân bổ suất tham dự đã được dùng cho các vòng chung kết năm 2006, 2010 và 2014 sẽ được áp dụng cho các vòng chung kết năm 2018 và 2022:[8]

  • AFC (Châu Á): 4 hoặc 5
  • CAF (Châu Phi): 5
  • CONCACAF (Bắc, Trung Mỹ và Caribe): 3 hoặc 4
  • CONMEBOL (Nam Mỹ): 4 hoặc 5
  • OFC (Châu Đại Dương): 0 hoặc 1
  • UEFA (Châu Âu): 13
  • Chủ nhà: 1

Tóm tắt vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu Nga giành quyền tham dự vòng chung kết, các cầu thủ Nga sẽ không được dùng tên quốc gia, mã FIFA, quốc kỳ hay quốc ca do lệnh cấm tham gia các giải vô địch quốc tế và Olympic trong tất cả các môn thể thao trong vòng hai năm sau khi Cơ quan Phòng chống Doping Thế giới (WADA) điều tra việc giả mạo dữ liệu một phòng kiểm nghiệm doping do chính phủ chỉ đạo.[9] WADA ban đầu đề ra lệnh cấm kéo dài bốn năm ngày 9 tháng 12 năm 2019, sau khi RUSADA bị phát hiệu không tuân thủ quy định trong việc chuyển giao dữ liệu cho các điều tra viên.[10] Quyết định của WADA cho phép những vận động viên không tham gia doping hoặc che đậy sự việc tiếp tục thi đấu, nhưng cấm việc sử dụng quốc kỳquốc ca Nga tại các sự kiện thể thao quốc tế.[11] Quyết định bị kháng cáo lên Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS).[12] Ngày 17 tháng 12 năm 2020, CAS đưa ra phán quyết, cắt giảm lệnh cấm từ bốn xuống hai năm, cho đến ngày 16 tháng 12 năm 2022.[13] Quyết định của CAS cũng cho phép tên "Nga" được xuất hiện trên đồng phục, với điều kiện các từ "Vận động viên trung lập" hoặc "Đội trung lập" cũng được thể hiện rõ ràng.[9]

Liên đoàn Số suất tham dự được phân bổ Số đội bắt đầu vòng loại Số đội bị loại Số đội đang thi đấu Số đội vượt qua vòng loại Ngày bắt đầu
vòng loại
Lượt trận
vòng loại tiếp theo
Ngày kết thúc
vòng loại
AFC 4+1 hoặc 5+1 45+1 40 1 4+1 6 tháng 6 năm 2019 13 tháng 6 năm 2022
CAF 5 54 49 0 5 4 tháng 9 năm 2019 29 tháng 3 năm 2022
CONCACAF 3 hoặc 4 34 30 1 3 24 tháng 3 năm 2021 14 tháng 6 năm 2022
CONMEBOL 4 hoặc 5 10 5 1 4 8 tháng 10 năm 2020 13 tháng 6 năm 2022 22 tháng 9 năm 2022
OFC 0 hoặc 1 7 6 1 0 17 tháng 3 năm 2022 14 tháng 6 năm 2022
UEFA 13 55 42 0 13 24 tháng 3 năm 2021 5 tháng 6 năm 2022
Tổng số 31+1 206+1 60 149 26+1 6 tháng 6 năm 2019 7 tháng 6 năm 2022 22 tháng 9 năm 2022

Thể thức

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định về thể thức của vòng loại tùy thuộc vào mỗi liên đoàn châu lục (xem ở dưới). Mỗi vòng loại có thể được tổ chức theo một trong những thể thức sau:[14]

  • Thể thức đấu bảng, trong đó các đội được chia thành các bảng, mỗi bảng có ít nhất 2 đội để thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt tính điểm, hoặc trong trường hợp ngoại lệ được Ủy ban Điều hành FIFA cho phép, đấu vòng tròn một lượt tính điểm ở một địa điểm do một đội tham gia làm chủ nhà hoặc địa điểm trung lập.
  • Thể thức loại trực tiếp, trong đó hai đội thi đấu hai lượt trận hoặc một lượt.

Tiêu chí xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thể thức đấu bảng, thứ hạng của các đội trong mỗi bảng đấu được sắp xếp theo các tiêu chí sau (Điều 20.4 và 20.6):[14]

  1. Điểm (Thắng được 3 điểm, hòa được 1 điểm, thua được 0 điểm)
  2. Hiệu số bàn thắng thua
  3. Tổng số bàn thắng
  4. Số điểm giành được trong các trận đấu giữa các đội đồng hạng
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu giữa các đội đồng hạng
  6. Tổng số bàn thắng trong các trận đấu giữa các đội đồng hạng
  7. Số bàn thắng sân khách trong các trận đấu giữa các đội đồng hạng (chỉ áp dụng trong thể thức vòng tròn tính điểm hai lượt)
  8. Điểm fair play
    • thẻ vàng: trừ 1 điểm
    • thẻ đỏ gián tiếp (thẻ vàng thứ hai): trừ 3 điểm
    • thẻ đỏ trực tiếp: trừ 4 điểm
    • thẻ vàng, tiếp sau đó là thẻ đỏ trực tiếp: trừ 5 điểm
  9. Bốc thăm bởi Ủy ban Điều hành FIFA

Trong trường hợp các đội có cùng vị trí xếp hạng ở các bảng đấu khác nhau được so sánh để lựa chọn các đội vào vòng tiếp theo, các tiêu chí xếp hạng tùy thuộc vào thể thức thi đấu và cần được FIFA chấp nhận (Điều 20.8).[14]

Trong thể thức loại trực tiếp, đội ghi được nhiều bàn thắng hơn sau hai lượt trận được đi tiếp vào vòng trong. Trong trường hợp số bàn thắng bằng nhau, luật bàn thắng sân khách được áp dụng; đội có nhiều bàn thắng trên sân đối phương hơn trong hai lượt trận giành quyền đi tiếp. Nếu số bàn thắng sân khách bằng nhau, thì hai đội tiếp tục thi đấu hiệp phụ trong 30 phút, chia thành hai hiệp, mỗi hiệp 15 phút. Luật bàn thắng sân khách vẫn được áp dụng trong hiệp phụ; nếu có bàn thắng được ghi trong hiệp phụ và tổng tỉ số của hai đội vẫn bằng nhau, đội khách sẽ thắng theo luật bàn thắng sân khách (do có nhiều bàn thắng trên sân đối phương hơn). Nếu không có bàn thắng nào được ghi trong hiệp phụ, kết quả được quyết định bằng loạt sút luân lưu (Điều 20.10).[14]

Vòng loại các liên đoàn châu lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai vòng loại đầu tiên cũng sẽ là vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023. Do đó, Qatar, đội chủ nhà của Giải vô địch bóng đá thế giới 2022, sẽ tham gia vòng loại thứ hai.[15]

Cấu trúc vòng loại như sau:[16]

  • Vòng 1: 12 đội tuyển (xếp hạng từ hạng 35–46) thi đấu loại trực tiếp hai lượt. Sáu đội tuyển vượt qua vòng 1 sẽ giành quyền vào vòng 2.
  • Vòng 2: 40 đội tuyển (xếp hạng từ hạng 1–34 (bao gồm Qatar với tư cách là chủ nhà) và 6 đội tuyển vượt qua vòng 1) được chia thành 8 bảng, mỗi bảng 5 đội thi đấu vòng tròn 2 lượt theo thể thức sân nhà - sân khách. 8 đội nhất bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất giành quyền vào vòng 3, đồng thời giành quyền tham dự Cúp bóng đá châu Á 2023. Nếu Qatar kết thúc vòng này với tư cách là đội nhất bảng hoặc một trong 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất, đội nhì bảng có thành tích tốt thứ năm sẽ lọt vào vòng 3.[17]
  • Vòng 3: 12 đội tuyển vượt qua vòng 2 sẽ được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 6 đội để thi đấu vòng tròn 2 lượt theo thể thức sân nhà - sân khách. Hai đội đứng đầu của mỗi bảng đấu sẽ giành quyền tham dự World Cup, và hai đội xếp thứ ba sẽ đấu loại trực tiếp một lượt trên sân trung lập. Đội thắng sẽ giành quyền vào vòng play-off liên lục địa để thi đấu với một đội tuyển từ một liên đoàn châu lục khác (sẽ được xác định sau lễ bốc thăm).

Vị trí chung cuộc (vòng 3)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A Bảng B
VT Đội ST Đ
1  Iran 10 25
2  Hàn Quốc 10 23
3  UAE 10 12
4  Iraq 10 9
5  Syria 10 6
6  Liban 10 6
Nguồn: FIFA
VT Đội ST Đ
1  Ả Rập Xê Út 10 23
2  Nhật Bản 10 22
3  Úc 10 15
4  Oman 10 14
5  Trung Quốc 10 6
6  Việt Nam 10 4
Nguồn: FIFA

Vị trí chung cuộc (vòng 4)

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1  Tỉ số  Đội 2
UAE  1–2  Úc


CAF đã công bố vào ngày 10 tháng 7 năm 2019 rằng họ sẽ áp dụng trở lại thể thức từng được sử dụng tại vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2014:[18]

  • Vòng 1: 28 đội tuyển (xếp hạng 27–54) sẽ thi đấu loại trực tiếp hai lượt theo thể thức sân nhà - sân khách. 14 đội thắng sẽ giành quyền vào vòng 2.
  • Vòng 2: 40 đội tuyển (các đội tuyển xếp hạng 1–26 và 14 đội vượt qua vòng 1) sẽ được chia thành 10 bảng, mỗi bảng 4 đội để thi đấu vòng tròn 2 lượt theo thể thức sân nhà - sân khách. 10 đội nhất bảng sẽ giành quyền vào vòng 3.
  • Vòng 3: 10 đội tuyển vượt qua vòng 2 sẽ thi đấu loại trực tiếp hai lượt theo thể thức sân nhà - sân khách. 5 đội thắng sẽ giành quyền tham dự World Cup.

Vị trí chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Ai Cập  1–1 (1–3 p)  Sénégal 1–0 0–1 (s.h.p.)
Cameroon  2–2 (a)  Algérie 0–1 2–1 (s.h.p.)
Ghana  1–1 (a)  Nigeria 0–0 1–1
CHDC Congo  2–5  Maroc 1–1 1–4
Mali  0–1  Tunisia 0–1 0–0

CONCACAF đã công bố thể thức mới cho vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022 vào ngày 10 tháng 7 năm 2019.[19]

  • Nhóm lục giác: Sáu đội tuyển xếp hạng cao nhất thuộc khu vực CONCACAF trên bảng xếp hạng FIFA tháng 6 năm 2020 sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt theo thể thức sân nhà - sân khách trong 1 bảng đấu duy nhất. Ba đội đầu bảng sẽ giành quyền tham dự World Cup, và đội xếp thứ 4 giành quyền vào vòng play-off với đội thắng của vòng đấu dành cho các đội hạng thấp để giành quyền vào vòng play-off liên lục địa.
  • Vòng đấu dành cho các đội hạng thấp: Các đội tuyển CONCACAF còn lại (đã xếp hạng 7 đến hạng 35 dựa trên bảng xếp hạng FIFA của tháng 6 năm 2020) sẽ được phân chia thành 8 bảng (5 bảng 4 đội và 3 bảng 3 đội) để thi đấu các trận đấu làm vòng tròn 1 lượt trên sân nhà và sân khách. Đội thắng của mỗi bảng sẽ giành quyền vào vòng đấu loại trực tiếp, gồm các vòng tứ kết, bán kết và chung kết được tổ chức theo thể thức loại trực tiếp hai lượt trên sân nhà và sân khách. Đội thắng của vòng đấu loại trực tiếp sẽ giành quyền vào vòng play-off với đội xếp thứ tư của nhóm lục giác để giành quyền vào vòng play-off liên lục địa.

Ngày 27 tháng 7 năm 2020, CONCACAF tiến hành lễ bốc thăm vòng loại với thể thức mới như sau:

  • Vòng 1: 30 đội (xếp hạng 6-35) được chia thành 6 bảng, mỗi bảng có 5 đội thi đấu vòng tròn tính điểm một lượt, chọn ra 6 đội đứng đầu mỗi bảng giành quyền vào vòng 2.
  • Vòng 2: 6 đội đứng đầu mỗi bảng ở vòng 1 thi đấu theo thể thức lượt đi - lượt về, chọn ra 3 đội thắng cuộc giành quyền vào vòng 3.
  • Vòng 3: 3 đội thắng từ vòng 2 sẽ cùng với 5 đội đứng đầu bảng xếp hạng FIFA khu vực CONCACAF thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm, chọn ra 3 đội đứng đầu giành quyền vào vòng chung kết và đội đứng thứ 4 giành quyền vào vòng play-off liên lục địa.

Vị trí chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST Đ
1  Canada 14 28
2  México 14 28
3  Hoa Kỳ 14 25
4  Costa Rica 14 25
5  Panama 14 21
6  Jamaica 14 11
7  El Salvador 14 10
8  Honduras 14 4
Nguồn: FIFA

Vào ngày 24 tháng 1 năm 2019, Hội đồng CONMEBOL đã quyết định tiếp tục áp dụng thể thức vòng loại tương tự như ở sáu kỳ World Cup trước đó.[20] Theo đó, mười đội tuyển sẽ thi đấu vòng tròn hai lượt tính điểm theo thể thức sân nhà - sân khách. Bốn đội đầu bảng sẽ giành quyền tham dự World Cup, đội đứng thứ năm sẽ giành quyền vào vòng play-off liên lục địa.

Bảng xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST Đ
1  Brasil 17 45
2  Argentina 17 39
3  Uruguay 18 28
4  Ecuador 18 26
5  Perú 18 24
6  Colombia 18 23
7  Chile 18 19
8  Paraguay 18 16
9  Bolivia 18 15
10  Venezuela 18 10
Nguồn: FIFA

Thể thức được công bố vào ngày 29 tháng 11 năm 2021 như sau:

  • Vòng bảng: 8 đội tuyển của OFC được chia thành 2 bảng, mỗi bảng có 4 đội (dựa trên thứ hạng FIFA của các đội). Các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt tại địa điểm trung lập vào tháng 3 năm 2022. 2 đội có thành tích xuất sắc nhất sẽ bước vào vòng 2.
  • Vòng knock-out: 4 đội tuyển thi đấu loại trực tiếp lượt đi - lượt về, trong đó vòng bán kết và trận chung kết cũng diễn ra tại địa điểm trung lập vào tháng 3 năm 2022. Đội thắng trận chung kết sẽ tham dự vòng play-off liên lục địa.

Vị trí chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
27 tháng 3 năm 2022 – Doha
 
 
 Quần đảo Solomon3
 
30 tháng 3 năm 2022 – Doha
 
 Papua New Guinea2
 
 Quần đảo Solomon0
 
27 tháng 3 năm 2022 – Doha
 
 New Zealand5
 
 New Zealand1
 
 
 Tahiti0
 
  • Vòng 1: 55 đội được chia thành 10 bảng gồm 5 bảng 5 đội và 5 bảng 6 đội (với 4 đội tham dự vòng chung kết UEFA Nations League 2021 được đưa vào các bảng 5 đội), 10 đội nhất bảng sẽ vượt qua vòng loại và giành vé dự vòng chung kết World Cup.
  • Vòng 2: 10 đội nhì bảng sẽ tham gia cùng với 2 đội tuyển khác dựa trên bảng xếp hạng của Nations League (2 đội nhất bảng đến từ các hạng đấu tại Nations League nằm ngoài top 20 của vòng loại bảng). 12 đội tuyển này sẽ được bôc thăm chia thành ba nhánh, mỗi nhánh 4 đội, thi đấu loại trực tiếp trong nhánh, với 3 đội thắng ở ba nhánh sẽ có vé tham dự World Cup 2022.

Vị trí chung cuộc (vòng 1)

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A Bảng B Bảng C
VT Đội ST Đ
1  Serbia 8 20
2  Bồ Đào Nha 8 17
3  Cộng hòa Ireland 8 9
4  Luxembourg 8 9
5  Azerbaijan 8 1
Nguồn: FIFA, UEFA
VT Đội ST Đ
1  Tây Ban Nha 8 19
2  Thụy Điển 8 15
3  Hy Lạp 8 10
4  Gruzia 8 7
5  Kosovo 8 5
Nguồn: FIFA, UEFA
VT Đội ST Đ
1  Thụy Sĩ 8 18
2  Ý 8 16
3  Bắc Ireland 8 9
4  Bulgaria 8 8
5  Litva 8 3
Nguồn: FIFA, UEFA
Bảng D Bảng E Bảng F
VT Đội ST Đ
1  Pháp 8 18
2  Ukraina 8 12
3  Phần Lan 8 11
4  Bosna và Hercegovina 8 7
5  Kazakhstan 8 3
Nguồn: FIFA, UEFA
VT Đội ST Đ
1  Bỉ 8 20
2  Wales 8 15
3  Cộng hòa Séc 8 14
4  Estonia 8 4
5  Belarus 8 3
Nguồn: FIFA, UEFA
VT Đội ST Đ
1  Đan Mạch 10 27
2  Scotland 10 23
3  Israel 10 16
4  Áo 10 16
5  Quần đảo Faroe 10 4
6  Moldova 10 1
Nguồn: FIFA, UEFA
Bảng G Bảng H Bảng I
VT Đội ST Đ
1  Hà Lan 10 23
2  Thổ Nhĩ Kỳ 10 21
3  Na Uy 10 18
4  Montenegro 10 12
5  Latvia 10 9
6  Gibraltar 10 0
Nguồn: FIFA, UEFA
VT Đội ST Đ
1  Croatia 10 23
2  Nga 10 22
3  Slovakia 10 14
4  Slovenia 10 14
5  Síp 10 5
6  Malta 10 5
Nguồn: FIFA, UEFA
VT Đội ST Đ
1  Anh 10 26
2  Ba Lan 10 20
3  Albania 10 18
4  Hungary 10 17
5  Andorra 10 6
6  San Marino 10 0
Nguồn: FIFA, UEFA
Bảng J
VT Đội ST Đ
1  Đức 10 27
2  Bắc Macedonia 10 18
3  România 10 17
4  Armenia 10 12
5  Iceland 10 9
6  Liechtenstein 10 1
Nguồn: FIFA, UEFA

Vị trí chung cuộc (vòng 2)

[sửa | sửa mã nguồn]
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
24 tháng 3 năm 2022 – Cardiff
 
 
 Wales2
 
5 tháng 6 năm 2022 – Cardiff
 
 Áo1
 
 Wales1
 
1 tháng 6 năm 2022 – Glasgow
 
 Ukraina0
 
 Scotland1
 
 
 Ukraina3
 
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
Bị hủy
 
 
 Nga
 
29 tháng 3 năm 2022 – Chorzów
 
 Ba Lan[note 1]w/o
 
 Ba Lan2
 
24 tháng 3 năm 2022 – Solna
 
 Thụy Điển0
 
 Thụy Điển (s.h.p.)1
 
 
 Cộng hòa Séc0
 
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
24 tháng 3 năm 2022 – Porto
 
 
 Bồ Đào Nha3
 
29 tháng 3 năm 2022 – Porto
 
 Thổ Nhĩ Kỳ1
 
 Bồ Đào Nha2
 
24 tháng 3 năm 2022 – Palermo
 
 Bắc Macedonia0
 
 Ý0
 
 
 Bắc Macedonia1
 

Vòng play-off liên lục địa

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai trận play-off liên lục địa giữa 4 đội tuyển thuộc 4 liên đoàn châu lục (AFC, CONCACAF, CONMEBOL, OFC) sẽ được tổ chức để xác định hai suất cuối cùng tham dự vòng chung kết. Các trận đấu diễn ra vào tháng 6 năm 2022. Vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các trận đấu play-off liên lục địa chỉ được diễn ra một lượt duy nhất và đều thi đấu tại một địa điểm trung lập ở Qatar.

AFC v CONMEBOL

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1  Tỉ số  Đội 2
Úc  0–0 (s.h.p.) (5–4 p)  Perú

CONCACAF v OFC

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1  Tỉ số  Đội 2
Costa Rica  1–0  New Zealand

Cầu thủ ghi nhiều bàn nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã có 2424 bàn thắng ghi được trong 865 trận đấu, trung bình 2.8 bàn thắng mỗi trận đấu.

14 bàn thắng

13 bàn thắng

12 bàn thắng

10 bàn thắng

9 bàn thắng

8 bàn thắng

Về những cầu thủ ghi nhiều bàn nhất mỗi liên đoàn, xem mục tương ứng trong mỗi bài viết:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “June kickoff for qualifiers to 2022 World Cup of 32 or 48 teams”. The Malta Independent. Associated Press. ngày 4 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ “2022 World Cup: How qualifying works around the world”. ESPN FC. ESPN. ngày 25 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ Palmer, Dan (ngày 31 tháng 7 năm 2017). “Hosts Qatar to compete in qualifying for 2022 World Cup”. inside the games. Dunsar Media Company. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ “Groups finalised for Qatar 2022 & China 2023 race”. AFC. ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  5. ^ Harding, David (ngày 6 tháng 9 năm 2017). “World Cup failure puts Qatar back in spotlight”. Yahoo Sports. Agence France-Presse. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ “2022 World Cup odds: France favorite to repeat in Qatar; USA behind Mexico with 16th-best odds”. CBS Sports. ngày 15 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ “2022 FIFA World Cup to be played in November/December”. FIFA. ngày 20 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  8. ^ “Current allocation of FIFA World Cup™ confederation slots maintained”. FIFA. ngày 30 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  9. ^ a b “Russia banned from using its name, flag at next two Olympics”. ESPN. Associated Press. ngày 17 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “Russia banned for four years to include 2020 Olympics and 2022 World Cup”. BBC. ngày 9 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.
  11. ^ “Can Russia play at the World Cup 2022 and Euro 2020?”. BBC. ngày 9 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.
  12. ^ “WADA files official request with Court of Arbitration for Sport to resolve RUSADA dispute”. World Anti-Doping Agency. ngày 9 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ “Russia banned from Tokyo Olympics and 2022 World Cup after Cas ruling”. BBC. ngày 17 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ a b c d “Regulations – 2022 FIFA World Cup Preliminary Competition” (PDF). FIFA. ngày 15 tháng 3 năm 2019.
  15. ^ Palmer, Dan (ngày 31 tháng 7 năm 2017). “Hosts Qatar to compete in qualifying for 2022 World Cup”. insidethegames.biz. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2017.
  16. ^ “Pakistan to learn World Cup, Asian Cup qualifying fate on April 17”. Dawn.com. ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  17. ^ “Groups finalised for Qatar 2022 & China 2023 race”. The-AFC.com. AFC. ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  18. ^ “CAF reverts to previous format for 2022 African World Cup qualifiers”. Ahram Online. ngày 10 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2019.
  19. ^ “Concacaf Announces Format for the 2022 FIFA World Cup Confederation Qualifiers”. Concacaf.com.
  20. ^ “Clasificatorio sudamericano al Mundial de Qatar arrancará en marzo del 2020” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Conmebol.com. ngày 24 tháng 1 năm 2019.
  21. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Russia suspended
  22. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Decisions on WC qualifiers


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “note”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="note"/> tương ứng

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời bạn, có ảnh hưởng lớn đến thể chất và cả tinh thần
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh tâm lý phổ biến với tên gọi khác là bệnh rối loạn hưng – trầm cảm
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Smile là một bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ năm 2022 do Parker Finn viết kịch bản và đạo diễn, dựa trên bộ phim ngắn năm 2020 Laura Has’t Slept của anh ấy