Chủ động, tích cực hội nhập Quốc tế là chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách là chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XI. Đây là đường lối ngoại giao thứ 4 sau khi Việt Nam đổi mới. Chủ trương được xem là khá thành công trong năm 2011 và 2012 trong lĩnh vực đối ngoại, và tiếp tục được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII phát triển thực hiện.
Đường lối được thay đổi từ "chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" sang "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế".
Năm 2010, Kinh tế thế giới liên tục khủng hoảng và đi xuống, chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế" không còn phú hợp. Đồng thời các nước Đông Nam Á đang tiến những bước vững chắc hướng tới một cộng đồng ASEAN năng động và phát triển, có quan hệ ngày càng sâu rộng với các đối tác lớn và giữ vai trò nòng cốt trong các cơ chế hợp tác khu vực.
Việt Nam xác định nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại năm 2010 là tranh thủ tối đa mọi cơ hội, hóa giải những thách thức đặt ra nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tận dụng các nguồn lực bên ngoài để phục vụ thiết thực cho đất nước bước sang giai đoạn phát triển nhanh và bền vững, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế quốc tế, phục vụ các mục tiêu an ninh và phát triển. Các trọng tâm đặt ra là hoàn thành tốt năm Chủ tịch ASEAN, triển khai mạnh mẽ và toàn diện các hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đã thu được những kết quả rất quan trọng, tạo đà cho đối ngoại Việt Nam vững bước tiến vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI.
Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI là Đại hội xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển 5 năm 2011-2015. Hòa vào dòng chảy chung của thế giới hướng đến thời kỳ tăng trưởng bền vững sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng bước vào triển khai chiến lược tăng trưởng mới, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, đối ngoại Việt Nam cần phát huy cao độ những thành tựu đã đạt được, khắc phục những mặt tồn tại, triển khai các hoạt động đối ngoại chủ động, mạnh mẽ và toàn diện cả song phương và đa phương.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (được bổ sung và phát triển năm 2011) đã xác định 8 phương hướng cơ bản của cách mạng Việt Nam như sau:
Trong đó phương hướng thứ năm đặt ra chỉ đạo phương hướng về đồi ngoại trong thời kỳ mới là "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế". Cương lĩnh đặt ra yêu cầu: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”
Sau những thành công bước đầu trong Đại hội XI về công tác ngoại giao, hội nhập quốc tế. Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII tiếp tục xác định: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ ngoại giao; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy, là thanh viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh", đề ra chủ trương "nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng, ký kết và thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích của đất nước… Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác".
Đại hội XII yêu cầu: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy nâng cao sức mạnh tổ hợp năng lực cạnh tranh của đất nước; hội nhập kinh tế là trọng tâm; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, khổng để rơi vào thế bị động, đối đầu bất lợi”.
Tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII, khẳng định "tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt, phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn".
Trong thời gian từ Đại hội XI đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước về "toàn cầu hóa" và "hội nhập quốc tế" ngày càng đầy đủ và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam. Từ nhận thức "quốc tế hóa" đã phát triển thành nhận thức "toàn cầu hóa kinh tế" và đi đến nhận thức về "toàn cầu hóa". Trên cơ sở thực tiễn về "toàn cầu hóa", đưa ra chủ trương "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực", "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác" và sau là chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế", "nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế", "đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác".
Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh; đồng thời chú trọng một số quan điểm sau:
Tính tới hết năm 2020, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 3 đối tác chiến lược toàn diện; 14 đối tác chiến lược, và 13 đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước Châu Á - Thái Bình Dương và 5 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Tiếp tục mối quan hệ bạn bè truyền thống với các quốc gia ở khu vực châu Phi, Mỹ La tinh được củng cố và mở rộng.
Cho tới cuối năm 2020, đã có trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.