Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam
Đương nhiệm
Lê Minh Hưng

từ 16 tháng 5 năm 2024
Dinh thự2A, Hoàng Văn Thụ, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
Bổ nhiệm bởiBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Người đầu tiên nhậm chứcLê Văn Lương
Thành lập12/1948
WebsiteBan Tổ chức Trung ương
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hay còn được gọi Trưởng ban Tổ chức Trung ương, là người đứng đầu của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chức vụ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu hoặc do tập thể Bộ Chính trị phân công. Trưởng ban Tổ chức Trung ương hiện tại là ông Lê Minh Hưng.

Ban Tổ chức Trung ương gồm Trưởng ban, Phó trưởng ban Thường trực, các phó trưởng ban. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tổ chức kiêm giao thông Trung ương được thành lập ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Bộ tổ chức giao thông được Tổng bí thư Trần Phú đảm nhiệm.

Giai đoạn từ 1932-1940, các Tổng bí thư đảm nhiệm vai trò người đứng đầu tổ chức trong Đảng. Tháng 2/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức Đảng.

Ngày 31/8/1947, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành nghị quyết 10/NQ-TW về thành lập Đảng đoàn, cơ quan chuyên môn và chi bộ đặc biệt. Theo đó các cơ quan chuyên môn trung ương được gọi là Bộ, Bộ tổ chức được thành lập gồm:

  • Ban Đảng vụ
  • Ban Công vận
  • Ban Nông vận
  • Ban Vụ vận
  • Ban Kiểm tra
  • Ban Kinh tế tài chính
  • Ban Giao thông liên lạc
  • Ban trù bị Đại hội

Đứng đầu Bộ tổ chức là Chủ nhiệm Bộ do Hoàng Quốc Việt đảm nhiệm, Lê Văn Lương, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Tôn Đức Thắng làm Ủy viên Bộ.

Ngày 16/4/1951, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 9/NQ-TW về thành lập ban, tiểu ban Trung ương. Ban Tổ chức được thành lập, Lê Văn Lương được cử làm Trưởng ban.

Do sai lầm trong cải cách ruộng đất, tháng 10/1956, Lê Văn Lương xin rút khỏi Bộ Chính trị và phân công về làm Bí thư Khu ủy Tả Ngạn. Cuối năm 1956, Lê Đức Thọ sau khi ở miền Nam ra được bổ sung vào Bộ Chính trị và được phân công làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương (3/1957).

Sau hiệp định Paris về Việt Nam (1973), Lê Đức Thọ được cử làm Trưởng ban miền Nam của Trung ương. Lê Văn Lương được phân công trở lại Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Sau Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976), Lê Đức Thọ được phân công trở lại Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Lê Văn Lương được cử làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Năm 1980, Lê Đức Thọ được cử làm Bí thư Thường trực và phụ trách công tác tổ chức; Nguyễn Đức Tâm cho thôi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh được cử làm Trưởng ban (12/1980).

Sau Đại hội Đảng lần thứ V (1982), chức vụ có nhiệm kỳ sát với nhiệm kỳ Trung ương Đảng.

Danh sách Trưởng ban

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Họ và tên Nhiệm kỳ Tổng Bí thư Chức vụ tại nhiệm
Bộ Tổ chức Trung ương
1 Hoàng Quốc Việt
(1905 - 1992)
1947 - 1951 Trường Chinh
  • Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương
Ban Đảng vụ Trung ương
1 Lê Văn Lương
(1912 - 1995)
1948 - 1951 Trường Chinh
  • Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng
Ban Tổ chức Trung ương
1 Lê Văn Lương
(1912 - 1995)
1951 - 1956 Trường Chinh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng
1973 - 1976 Lê Duẩn
2 Lê Đức Thọ
(1911 - 1990)
1956 - 1973 Hồ Chí Minh
Lê Duẩn
1976 - 12.1980 Lê Duẩn
Trường Chinh
3 Nguyễn Đức Tâm
(1920 - 2010)
12.1980 - 6.1991 Lê Duẩn
Trường Chinh
Nguyễn Văn Linh
4 Lê Phước Thọ
(1927 - 2023)
6.1991 - 6.1996 Đỗ Mười
5 Nguyễn Văn An
(1937)
7.1996 - 6.2001 Đỗ Mười
Lê Khả Phiêu
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng (từ 4.2001)
6 Trần Đình Hoan
(1939 - 2010)
7.2001 - 5.2006 Lê Khả Phiêu
Nông Đức Mạnh
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (từ 2.2002)
7 Hồ Đức Việt
(1947 - 2013)
5.2006 - 2.2011 Nông Đức Mạnh
Nguyễn Phú Trọng
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng (từ 8.2006)
8 Tô Huy Rứa
(1947)
2.2011 - 2.2016 Nguyễn Phú Trọng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng
9 Phạm Minh Chính
(1958)
2.2016 - 4.2021 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng
Trưởng tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương
Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Thủ tướng Chính phủ (từ 04.2021)

10 Trương Thị Mai
(1958)
4.2021 - 5.2024 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng
Trưởng tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương
Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (từ 11.2021)
Thường trực Ban Bí thư (từ 03.2023)
11 Lê Minh Hưng
(1970)
5.2024 - nay
Tô Lâm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng

Trưởng tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương
Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (từ 6.2024)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Hướng dẫn rút nước hồ và mở khóa thành tựu ẩn: Đỉnh Amakumo hùng vĩ
Hướng dẫn rút nước hồ và mở khóa thành tựu ẩn: Đỉnh Amakumo hùng vĩ
Một quest khá khó trên đảo Seirai - Genshin Impact
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Nhiều bạn mấy ngày qua cũng đã nói về chuyện này, nhân vật Kuma có nhiều điểm giống với nhân vật John Coffey trong bộ phim Green Mile.
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Vay tiền - con dao hai lưỡi: Bạn có biết cách vay mượn tiền thế nào cho hiệu quả?
Trong đầu tư, kinh doanh, vay còn được gọi là đòn bẩy tài chính, một công cụ rất hiệu quả được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng.