Danh sách pharaon

Pharaon của Ai Cập
Miêu tả điển hình về một Pharaon.
Chi tiết
Tước hiệuTước vị 5 danh hiệu
Quân chủ đầu tiênNarmer (còn được biết đến với tên Menes)
Quân chủ cuối cùngNectanebo II
(bản địa cuối cùng)[1]
Cleopatra & Caesarion
(thực tế cuối cùng)
Thành lậpk. 3100 TCN
Bãi bỏ343 TCN
(pharaon bản địa cuối cùng)[1]
30 TCN
(pharaon người Hy Lạp cuối cùng)
Dinh thựThay đổi theo thời kỳ
Bổ nhiệmQuyền thần thánh

Danh sách các pharaon của Ai Cập cổ đại bắt đầu từ giai đoạn Tiền Vương triều khoảng năm 3100 trước công nguyên tới Vương triều Ptolemaios sau khi Ai Cập trở thành một tỉnh La Mã dưới thời Augustus vào năm 30 TCN.

Niên đại trị vì của các Pharaon gần đúng. Danh sách các Pharaon được đưa theo bảng niên đại của Ai Cập cổ đại.

Các tài liệu cổ chính về các Pharaon

[sửa | sửa mã nguồn]

Các văn bản tài liệu gốc cổ về các Pharaon hiện vẫn chưa đầy đủ:

Archibald Sayce đã đưa dữ liệu để so sánh khảo nghiệm trong cuốn sách Các Đế chế cổ đại của phương Đông (1884), thêm vào đó các danh sách xuất hiện trong những tác phẩm của Herodotus, Diodorus, Eratosthenes và của các "nhà văn Ả Rập". Tuy nhiên danh sách không xuất hiện trong cuốn sách của Sayce mà được tìm thấy trong cuốn sách Sothis do George Syncellus dành tặng cho Manetho.

Thời đại huyền thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các văn bia Palermo, Turin và danh sách vua của Manetho, có những phiên bản tên khác nhau của 8 vị thần này.

Danh sách Vua Turin Manetho
(tương đương Hy Lạp)
Biểu tượng Hình
Ptah Hephestus
(Ptah)
Thủ công và sáng tạo
Ra Helios
(Apollo)
Mặt trời
Shu Aelos hoặc Agathosdaimon (có thể là Sothis?)
(Shu)
Không khí
Geb Gaia Đất
? Demeter Ngũ cốc và sinh sản
Osiris Hades Kiếp sau
Set Ares Hỗn loạn, Chiến tranh
Horus Zeus Chiến tranh, bầu trời
Thoth Hermes Kiến thức và trí tuệ
Ma'at Trật tự

Các vị bán thần cai trị:

Danh sách vua Turin Thời gian Manetho Thời gian
Vương triều thứ hai của các vị thần - Vương triều nửa thần -
Vương triều 3 Achu - 30 vua từ Memphis 1790 năm
Vương triều môn đệ của Horus - 10 vua từ Thinis 350 năm

Thời kỳ cổ xưa

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ cổ xưa bao gồm thời kỳ Tiền Vương triều Ai Cập, khi Hạ Ai Cập và Thượng Ai Cập được cai trị như 2 quốc gia riêng biệt.

Tiền Vương triều: Hạ Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ Ai Cập được tính từ phía bắc sông Nile tới đồng bằng sông Nile. Danh sách sau không đầy đủ:

Tên Ghi chú Trị vì
Hsekiu[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
Khayu[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
Tiu[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
Thesh[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
Neheb[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
Wazner[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
Mekh[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
(xóa bỏ)[2] Biết đến duy nhất tại phiến đá Palermo ?
Đôi chim ưng Chứng thực tìm thấy từ Sinai và Thượng Ai Cập ~ 3100 TCN?

Tiền Vương triều: Thượng Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều 00

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình Mô tả Trị vì
Gazelle Vào năm 3250 trước công nguyên, rất có thể không bao giờ tồn tại Naqada III
Finger Snail Sự tồn tại của vị vua này chưa chắc chắn Naqada III
Chỉ được biết đến qua những đồ tạo tác mang dấu ấn của ông, khoảng 3250 - 3220 trước công nguyên. Rất có thể ông không bao giờ tồn tại Naqada III
Voi kết thúc thiên niên kỷ thứ Tư TCN Naqada III
Động vật Rất có thể không bao giờ tồn tại Naqada III
Rất có thể không bao giờ tồn tại Naqada III
Canide Rất có thể không bao giờ tồn tại Naqada III
Bò Đực thiên niên kỷ thứ Tư TCN. Rất có thể không bao giờ tồn tại Naqada III
Scorpion I Là người cai trị đầu tiên của Thượng Ai Cập. Khoảng 3250-3200 TCN Naqada III

Vương triều 0

[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng Ai Cập gồm khu vực thung lũng sông Nile, phía nam đồng bằng sông Nile. Danh sách sau không đầy đủ và chắc chắn:

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Iry-Hor
~ 3150 TCN? Có thể là vị vua tiền triều trước Ka. Chắc chắn đã cai trị Memphis
Ka[3][4]
~ 3100 TCN có thể đọc là Sekhen. Có thể là vị vua tiền triều của Narmer.
Vua Scorpion
~ 3150 TCN có thể đọc là Serqet; có thể cũng là Narmer.
Narmer
~ 3150 TCN Là vị vua đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập.[5]

Vương triều thứ Nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Nhất bắt đầu từ khoảng năm 3150-2890 trước Công nguyên. (Không có thời gian chính xác để xác định niên đại cho giai đoạn Cổ và Trung vương quốc, và có sự khác biệt lớn trong việc ước lượng Vương triều giữa các nhà Ai Cập học khác nhau)

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Narmer
~ 3150 TCN Được cho cũng là Menes và đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập
Hor-Aha
~ 3050 TCN
Djer
41 năm
Djet
10 năm[6]
Merneith
Bà đã nhiếp chính cho Den và có thể đã cai trị như một pharaon
Den
42 năm[6] Pharaon đầu tiên được miêu tả mang vương miện thống nhất của cả hai vùng đất và có tên hiệu Horus vàng.
Anedjib
10 năm
Semerkhet
9 năm
Qa'a
2916?–2890 TCN

Trong khoảng thời gian giữa Vương triều thứ Nhất và Vương triều thứ hai, có thể có hai pharaon từng trị vì:

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Sneferka
~ 2900 TCN Vương triều rất ngắn
Horus Bird
~ 2900 TCN Vương triều rất ngắn

Vương triều thứ Hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai bắt đầu từ khoảng năm 2890-2686 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Hotepsekhemwy[7]
25–29 năm -
Nebra[8]
10–14 năm Tên có thể được đọc là Raneb hơn là Nebra. Có thể cũng là Weneg.[9]
Nynetjer[10]
43–45 năm Có thể Ai Cập đã bị chia tách bởi những người kế vị ông sau đó
Weneg[11]
Có thể là Sekhemib-Perenmaat hoặc Raneb
Senedj[12]
Có thể là Seth Peribsen [13]
Seth-Peribsen[14]
có thể chỉ trị vì tại Thượng Ai Cập, và có thể là Senedj hoặc Sekhemib-Perenmaat.[15]
Sekhemib-Perenmaat
có thể chỉ trị vì tại thượng Ai Cập và có thể là Seth-Peribsen.[15]
Khasekhem(wy)[16][17]
17-18 năm Thống nhất Ai Cập sau một thời kỳ hỗn loạn khoảng năm 2690 TCN

Cổ vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ Vương quốc Ai Cập tồn tại trong thiên niên kỷ thứ Ba trước công nguyên khi Ai Cập đạt đến giai đoạn cực thịnh đầu tiên của nền văn minh cùng với những thành tựu vượt trội (đây là thời điểm đánh dấu giai đoạn đỉnh cao của nền văn minh sông Nile), khoảng thời gian từ Vương triều thứ Ba đến Vương triều thứ Sáu (từ năm 2686-2181 trước Công nguyên). Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng cũng có thể bao gồm Vương triều thứ Bảy và 8 vì đây là giai đoạn tập trung quyền lực tại Memphis. Tiếp nối thời kỳ Cổ vương quốc là giai đoạn khủng hoảng chia rẽ và suy giảm văn hóa, các nhà Ai Cập học gọi đấy là thời kỳ chuyển tiếp đầu tiên hoặc thời kỳ đau ốm đầu tiên.

Kinh đô của thời kỳ Cổ Vương quốc đặt tại Memphis, nơi Djoser thiết lập nên triều đình của ông. Thời kỳ Cổ Vương quốc được biết đến nhiều nhất thông qua việc xây dựng các kim tự tháp để chôn cất các pharaon. Thời đại này thường được gọi "thời đại các kim tự tháp".

Vương triều thứ Ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Ba bắt đầu từ năm 2686 tới 2613 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Djoser[18][19]
19 hoặc 28 năm tới khoảng 2670 TCN; bắt đầu cai trị trong giai đoạn giữa năm 2691 và 2625[20] Ra lệnh cho xây dựng kim tự tháp đầu tiên của Ai Cập, Kim tự tháp Djoser được xây dựng bởi kiến trúc sư trưởng và ký lục Imhotep[21]
Sekhemkhet[22]
2649–2643 Imhotep đã tham gia vào việc xây dựng công trình kim tự tháp chưa hoàn tất của ông
Sanakhte
~ 2650 có thể là Nebka
Khaba
2643–2637 Xây dựng một kim tự tháp bậc thang chưa hoàn thiện
Huni[23]
2637–2613 Có thể là Qahedjet, cũng đã có thể bắt đầu xây dựng kim tự tháp Meidum

Vương triều thứ Tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Tư bắt đầu từ 2613 tới 2498 TCN bao gồm các Pharaon đã xây dựng Khu lăng mộ Giza như Khufu (Cheops), Khafra (Chephren), và Menkaura (Mycerinus).

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Sneferu
2613–2589 TCN
Xây dựng kim tự tháp Meidum và kim tự tháp cong (341 ft/103m từ chân tháp tới đỉnh). Ông cũng được biết tới là người đầu tiên xây dựng kim tự tháp "đúng nghĩa", Kim tự tháp Đỏ. Nhiều giả thiết cho rằng ông được chôn cất tại kim tự tháp đỏ, hoặc giả thiết khác tại kim tự tháp cong. Tại kim tự tháp đỏ đã tìm thấy được bộ xương nhưng không xác định được có phải của ông hay không.
Khufu
2589–2566 TCN
Còn được gọi là Cheops. Xây dựng kim tự tháp vĩ đại tại Giza. Có ghi chép ghi lại rằng Khufu là người thứ Ba trong gia đình nằm quyền, giai đoạn giữa Sneferu và Khufu có thể có một số người anh trai của Khufu nằm quyền trong thời gian ngắn nhưng vì nhiều lý do qua đời.
Djedefra (Radjedef)
2566–2558 TCN
Nhiều người tin rằng ông là người tạo ra tượng nhân sư tại Giza để tượng niệm người cha quá cố của mình. Ông cũng là người xây dựng kim tự tháp Abu Rawash. Tuy nhiên kim tự tháp này đã bị người La Mã phá hủy.
Khafre
2558–2532 TCN
Còn được gọi Chephren ông xây dựng kim tự tháp Khafre lớn thứ Hai tại Giza. Một số người cho rằng ông cũng xây dựng tượng Nhân sư
Một số tác giả ghi là Bikheris, theo Manetho
Menkaura
2532–2503 TCN
tiếng Hy Lạp cổ:Mycerinus. Kim tự tháp của ông là kim tự tháp thứ ba và nhỏ nhất tại Giza.
Shepseskaf
2503–2498 TCN
Không xây kim tự tháp theo truyền thống và thay vào đó xây dựng Mastabat el-Fara'un dành cho ông.
Djedefptah
Ở đây một số tác giả ghi là Djedefptah còn được hiểu là Thampthis, theo Manetho

Vương triều thứ Năm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Năm từ năm 2498 tới 2345 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Userkaf
2498–2491 TCN
Chôn cất tại kim tự tháp Userkaf. Xây dựng ngôi đền mặt trời đầu tiên tại Abusir.
Sahure
2490–2477 TCN
Dời nghĩa trang hoàng gia tới Abusir, ở đây ông xây dựng kim tự tháp Sahure cho mình.
Neferirkare Kakai
2477–2467 TCN
Con của Sahure, sinh ra với tên là Ranefer
Neferefre
2460–2458 TCN
Con của Neferirkare
Shepseskare
vài tháng
Trị vì sau Neferefre và chỉ vài tháng, có thể là con của Sahure.[24]
Nyuserre Ini
2445–2422 TCN
Em của Neferefre
Menkauhor Kaiu
2422–2414 TCN
Vị pharaon cuối cùng xây dựng đền mặt trời.
Djedkare Isesi
2414–2375 TCN
Unas
2375–2345 TCN
Kim tự tháp Unas là kim tự tháp có những bản văn sớm nhất

Vương triều thứ Sáu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Sáu từ năm 2345 tới 2181 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Teti
2345–2333 TCN
có thể bị sát hại bởi người kế nhiệm
Userkare
2333–2332 TCN
trị vì từ 1 tới 5 năm, có thể đã cướp ngôi của Teti
Meryre Pepi I
2332–2283 TCN
Merenre Nemtyemsaf I
2283–2278 TCN
Neferkare Pepi II
2278–2184 TCN
Có thể là người trị vì lâu nhất lịch sử loài người với 94 năm trên ngai vàng. Ngoài ra, có thể trị vì "duy nhất" 64 năm.
Neferka
2200–2199 TCN
Trị vì cùng Pepi II; có thể là con hoặc cùng trị vì.
Merenre Nemtyemsaf II[25]
1 năm và 1 tháng ~ 2184 TCN
Pharaon ít tuổi nhất, có thể là con trai của Pepi II.
Neitiqerty Siptah
Trị vì trong thời gian ngắn: ~ 2184–2181 TCN Được đồng nhất với Netjerkare. Vị pharaoh này được cho là nguồn gốc tạo nên nữ hoàng huyền thoại Nitocris của HerodotusManetho.[26] Đôi khi có thể được coi là vị vua đầu tiên của Vương triều 7/8.

Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2181-2060 TCN) là khoảng thời gian cuối Cổ vương quốc tới đầu thời kỳ Trung vương quốc.

Cổ vương quốc nhanh chóng sụp đổ sau khi Pepi II qua đời. Ông trị vì 94 năm, lâu hơn bất kỳ quốc vương trong lịch sử, và qua đời ở tuổi 100. Những năm cuối Vương triều của ông đã được đánh dấu yếu kém do tuổi tác cao của ông.

Sự thống nhất của hai vương quốc không còn và các lãnh chúa đã phải đối phó với nạn đói.

Khoảng năm 2160 TCN, một triêu đại các vị pharaoh mới đã cố gắng thống nhất Hạ Ai Cập từ kinh đô Herakleopolis Magna của họ. Trong khi đó, một Vương triều khác tại Thebes đã tái thống nhất Thượng Ai Cập và một cuộc đụng độ giữa hai vương triều là điều không thể tránh khỏi.

Khoảng năm 2055 TCN, Mentuhotep II, con trai của pharaoh Intef III đánh bại các vị pharaoh Herakleopolis và thống nhất hai lại vương quốc, mở đầu thời kỳ Trung vương quốc.

Vương triều thứ Bảy và thứ Tám

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Bảy và 8 bắt đầu từ khoảng năm 2187 tới khoảng năm 2160 TCN. Bao gồm các nhà vị vua cai trị ở Memphis. Bảng này dựa theo danh sách vua Abydos có niên đại từ Vương triều Seti I.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Menkare
Được chứng nhận từ lăng mộ Nữ hoàng Neit.[27][28][29]
Neferkare II
Neferkare (III) Neby
Chứng thực tại ngôi mộ người mẹ của ông Ankhesenpepi, bắt đầu xây dựng một kim tự tháp ở Saqqara.
Djedkare Shemai
Neferkare (IV) Khendu
Merenhor
Neferkamin
Nikare
Neferkare (V) Tereru
Neferkahor
Neferkare (VI) Pepiseneb
Neferkamin Anu
Qakare Ibi
2169–2167 TCN Xây dựng một kim tự tháp ở Saqqara và được chứng thực lần cuối trong một bản văn kim tự tháp
Neferkaure
2167–2163 TCN Được chứng thực từ một hoặc ba sắc lệnh ở đền thờ Min tại Coptos
Neferkauhor Khuwihapi
2163–2161 TCN Chứng thực thông qua 8 sắc lệnh tại đền thờ thần Min và dòng chữ khắc trên lăng mộ của Shemay.
Neferirkare
2161–2160 TCN Chứng thực tại đền thờ thần Min

Vương triều thứ Chín

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Chín cai trị từ năm 2160-2130 TCN. Theo danh sách vua Turin, Vương triều 9 và 10 có tất cả 18 vị vua. Một số hiện nay chưa tìm được tên.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Meryibre Khety I (Acthoes I)
2160–2155 Manetho cho rằng Achthoes bắt đầu Vương triều này.
2155–2150 -
Neferkare VII 2150–2145 -
Nebkaure Khety II (Acthoes II)
2145–2140 -
Senenh— hoặc Setut 2140–2135 -
(xoá bỏ) -
(xóa bỏ) 2133–2132 -
(xóa bỏ) 2132–2131 -
(xóa bỏ) 2131–2130 -

Vương triều thứ Mười

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười là nhóm các lãnh chúa địa phương cai trị Hạ Ai Cập từ 2130-2040 TCN

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Meryhathor
2130–2125
Neferkare VIII 2125–2125
Wahkare Khety (Acthoes III)
2125—2075
Merykare
2075–2040

Vương triều thứ Mười một

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười một là các lãnh chúa địa phương cai trị khu vực Thượng Ai Cập từ 2134 tới 1991 TCN. Vương triều thứ Mười một có nguồn gốc từ các lãnh chúa Thebes phụng sự các vị vua Vương triều 8, 9 hoặc 10.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Intef Già Iry-pat
Lãnh chúa Thebes phụng sự một vị vua vô danh, sau này được nhiều người cho rằng là vị vua sáng lập Vương triều thứ Mười một.

Những vị vua kế vị Intef Già bắt đầu từ Mentuhotep I đã trở thành những vị vua độc lập ở phía nam và cuối cùng thống nhất Ai Cập vào Vương triều Mentuhotep II.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Mentuhotep I Tepy-a
?–2134 TCN
Trên danh nghĩa là lãnh chúa Thebes nhưng đã cai trị một cách độc lập.
Sehertawy Intef I
2134–2117 TCN
Thành viên đầu tiên của Vương triều có danh hiệu Horus.
Wahankh Intef II
2117–2069 TCN
Chinh phạt Abydos và châu của nó.
Nakhtnebtepnefer Intef III
2069–2060 TCN
Chinh phạt Asyut và có thể tiến xa hơn lên đến châu thứ Mười bảy.[30]

Trung vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung vương quốc (2060-1802 TCN) là giai đoạn giữa thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất và thời kỳ chuyển tiếp thứ hai. Ngoài Vương triều thứ Mười hai, một số học giả cho rằng có thể gồm cả Vương triều thứ Mười một, 13 và 14. Giai đoạn Trung vương quốc đã ghi nhận sự mở rộng giao thương ra bên ngoài vương quốc trong thời gian này. Việc mở rộng giao thương đã dẫn tới sự sụp đổ của trung vương quốc, cũng như dẫn tới cuộc xâm lược của người Hyksos.

Vương triều thứ Mười một tiếp tục

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ sau của Vương triều thứ Mười một được coi là một phần của trung vương quốc.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Nebhetepre Mentuhotep II[31]
2060–2010 TCN
Đã thống nhất Ai Cập ~ 2015 TCN, thời kỳ Trung vương quốc bắt đầu.
Sankhkare Mentuhotep III[32]
2010–1998 TCN
Chỉ huy cuộc thám hiểu đầu tiên bằng thuyền của Trung vương quốc
Nebtawyre Mentuhotep IV [33]
1997–1991 TCN
Vị Pharaon ít được biết đến và không có mặt trong các danh sách vua sau này; lăng mộ không rõ. Có thể bị lật đổ bởi tể tướng và cũng là người kế vị Amenemhat I.

Các vị vua bí ẩn, xuất hiện tại Hạ Nubia

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình Trị vì Ghi chú
Segerseni[34]
Vị vua bí ẩn không có mặt trong danh sách vua; lăng mộ không rõ. Chứng thực duy nhất tại Thượng Nubia, có thể là người soán ngôi cuối vương triều 11 hoặc đầu vương triều 12.
Qakare Ini[34]
Vị vua bí ẩn không có mặt trong danh sách vua; lăng mộ không rõ. Chứng thực duy nhất tại Thượng Nubia, có thể là người soán ngôi cuối vương triều 11 hoặc đầu vương triều 12.
Iyibkhentre[34]
Vị vua bí ẩn không trong có mặt danh sách vua; lăng mộ không rõ. Chứng thực duy nhất tại Thượng Nubia, có thể là người soán ngôi cuối vương triều 11 hoặc đầu vương triều 12.

Vương triều thứ Mười hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười hai bắt đầu từ năm 1991 tới 1802 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Sehetepibre Amenemhat I[35][36]
1991–1962 TCN
Nắm quyền sau khi lật đổ Mentuhotep IV. Qua đời do bị ám sát.
Kheperkare Senusret I[37] (Sesostris I)
1971–1926 TCN
Xây dựng Nhà nguyện trắng
Nubkaure Amenemhat II[38]
1929–1895 TCN
Khakheperre Senusret II[39] (Sesostris II)
1897–1878 TCN
Khakaure Senusret III[40] (Sesostris III)
1878–1860 TCN
Vị pharaon hùng mạnh nhất thời trung vương quốc.
Nimaatre Amenemhat III[41]
1860–1815 TCN
Maakherure Amenemhat IV[42]
1815–1807 TCN
Đã có giai đoạn đồng cai trị gần 1 năm dựa theo chữ khắc tại Konosso.
Sobekkare Sobekneferu[43]
1807–1802 TCN
Một nữ pharaon.
Seankhibtawy Seankhibra
Vị vua bí ẩn của Vương triều. Ông là kẻ cướp ngôi hoặc là một trong ba vị vua đầu tiên của Vương triều.

Thời kỳ chuyển tiếp thứ Hai

[sửa | sửa mã nguồn]
Các tung tâm chính trị thời kỳ chuyển tiếp lần thứ Hai (~ 1650 TCN - ~1550 TCN)

Thời kỳ chuyển tiếp thứ hai (1802-1550 trước Công nguyên) là giai đoạn khủng hoảng kéo dài từ cuối thời kỳ trung vương quốc và đến đầu thời kỳ tân vương quốc. Thời kỳ này thường được biết đến với Vương triều thứ Mười lăm của người Hyksos.

Vương triều thứ Mười ba yếu hơn hẳn Vương triều thứ Mười hai, và nó không thể kiểm soát được toàn bộ Ai Cập. Thời điểm bắt đầu Vương triều này là vào khoảng năm 1805 TCN hoặc trong giai đoạn khoảng năm 1710 TCN, gia tộc lãnh chúa địa phương tại Xois nằm trong khu vực đồng bằng phía đông, đã li khai khỏi chính quyền trung ương và lập nên Vương triều thứ Mười bốn của người Canaan.

Người Hyksos bắt đầu xuất hiệu dưới Vương triều của Sobekhotep IV, vào khoảng năm 1720 TCN và kiểm soát thị trấn Avaris (ngày nay là Tell el-Dab'a/Khata'na), họ còn chinh phục vương triều thứ Mười bốn. Sau đó vào khoảng năm 1650 TCN người Hyksos, có thể dưới sự lãnh đạo của Salitis đã chinh phạt Memphis qua đó chấm dứt Vương triều thứ Mười ba. Khoảng trống quyền lực được tạo ra ở Thượng Ai Cập sau khi Vương triều thứ Mười ba sụp đổ đã dẫn tới sự ra đời vương triều thứ Mười sáu độc lập ở Thebes, nhưng cũng được không bao lâu sau thì lại bị người Hyksos tấn công và tiêu diệt.

Sau khi người Hyksos rút khỏi Thượng Ai Cập, gia tộc lãnh chúa tại Thebes đã tự thiết lập vương triều của họ, Vương triều thứ Mười bảy ra đời. Vương triều này tiếp tục cuộc chiến tranh chống lại người Hyksos dưới Vương triều Seqenenre Tao, Kamose và kết thúc dưới Vương triều Ahmose, vị pharaon đầu tiên của thời kỳ tân vương quốc.

Vương triều thứ Mười ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười ba (theo Danh sách vua Turin) cai trị từ năm 1802- năm 1649 TCN và kéo dài 153 hoặc 154 năm theo Manetho. Bảng này nên được đối chiếu với các vị vua đã biết thuộc Vương triều thứ Mười ba.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Sekhemre Khutawy Sobekhotep I
1802–1800 TCN[44] Sáng lập Vương triều 13. Thời gian cai trị của ông được chứng thực. Được gọi là Sobekhotep I theo giả thiết hiện hành, ông còn được gọi là Sobekhotep II theo các nghiên cữu cũ.
Sonbef
1800–1796 TCN[44] Có thể là em của Sobekhotep I và là con trai của Amenemhat IV[44]
Nerikare
1796 TCN
Sekhemkare Amenemhat V
1796–1793 TCN[44] 3-4 năm[44]
Ameny Qemau
1795–1792 TCN Chôn cất tại kim tự tháp Ameny Qemau phía nam Dashur
Hotepibre Qemau Siharnedjheritef
1792–1790 TCN Cũng được gọi là Sehotepibre
Iufni Trị vì trong thời gian ngắn khoảng 1790 – 1788 TCN[44] Được chứng thực trong bảng danh sách Turin
Seankhibre Amenemhet VI
1788–1785 TCN
Semenkare Nebnuni
1785–1783 TCN[44] hoặc 1739 TCN[45]
Sehetepibre Sewesekhtawy
1783–1781 TCN[44]
Sewadjkare Được biết đến duy nhất trong bản danh sách Turin
Nedjemibre 7 tháng, 1780 TCN[44] hoặc 1736 TCN[45] Được biết đến duy nhất trong bản danh sách Turin
Khaankhre Sobekhotep
Khoảng 3 năm, 1780–1777 TCN[44] Được gọi là Sobekhotep II theo giả thiết hiện nay, trước đây được gọi là Sobekhotep I
Renseneb 1777 TCN[44] 4 tháng
Awybre Hor I
Trị vì 1 năm 6 tháng, 1777–1775 TCN[44] Nổi tiếng với lăng mộ và bức tượng Ka
Sekhemrekhutawy Khabaw
Khoảng 3 năm, 1775–1772 TCN[44] có thể là con của Hor Awibre
Djedkheperew
Khoảng 2 năm, 1772–1770 TCN[44] Có thể là con của Hor Awibre và anh của Khabaw, trước đó được dồng nhất với Khendjer
Sebkay
Có thể là 2 vua, Seb và con trai Kay.[44]
Sedjefakare
5 tới 7 năm hoặc 3 năm, 1769–1766 TCN[44] Vị vua nổi tiếng được chứng thực trong nhiều tài liệu.
Khutawyre Wegaf
~1767 TCN Vị vua sáng lập Vương triều theo các nghiên cứu cũ
Khendjer
Ít nhất 4 năm 3 tháng ~1765 TCN Có thể là vị pharaoh người semite đầu tiên, xây dựng kim tự tháp Khendjer tại Saqqara
Imyremeshaw
Trị vì ít hơn 10 năm, bắt đầu từ 1759 TCN[44] hoặc 1711 TCN.[46] Chứng thực tại 2 bức tượng khổng lồ
Sehetepkare Intef IV
?
Seth Meribre
?
Sekhemresewadjtawy Sobekhotep III
~1755–1751 TCN 4 năm 2 tháng
Khasekhemre Neferhotep I
1751–1740 TCN 11 năm
Menwadjre Sihathor
1739 TCN[44] Có thể cùng cai trị với anh trai là Neferhotep I.
Khaneferre Sobekhotep IV
1740–1730 TCN 10 hoặc 11 năm
Merhotepre Sobekhotep V
~1730 TCN
Khahotepre Sobekhotep VI
~1725 TCN 4 năm 8 tháng và 29 ngày
Wahibre Ibiau
1725–1714 TCN hoặc 1712–1701 TCN[44] 10 năm 8 tháng
Merneferre Ay I
23 năm, 8 tháng và 18 ngày, 1701–1677 TCN[44] hoặc 1714–1691 TCN vị vua trị vì lâu nhất trong Vương triều
Merhotepre Ini
2 năm 3 hoặc 4 tháng và 9 ngày, 1677–1675 TCN[44] hoặc 1691–1689 TCN Có thể là con trai của vị vua tiền triều
Sankhenre Sewadjtu 3 năm và 2–4 tháng, 1675–1672 TCN[44] Được chứng thực duy nhất trong bản danh sách Turin
Mersekhemre Ined
3 năm, 1672–1669 TCN[44] Có thể là Neferhotep II
Sewadjkare Hori 1669-1664 TCN 5 năm
Merkawre Sobekhotep VII
1664–1663 TCN[44] 2 năm 6 tháng [44]
Vua thứ Bảy 1663 TCN –1662 TCN[44] Tên bị khuyết trong bản danh sách Turin [44]
Mer[…]re 1662-1661 TCN
Merkheperre
1661-1660 TCN [44]
Merkare 1660-1659 TCN [44]
Khuyết tên 1659-1655 TCN
Sewadjare Mentuhotep V
1655–1654 TCN
[…]mosre 1654–1653 TCN
Ibi […]maatre 1653–1652 TCN
Hor[…] […]webenre 1652–1651 TCN
Se...kare 1651–1650 TCN
Seheqenre Sankhptahi
1650 TCN Có thể là con của vị vua tiền triều
...re 1650 TCN ?
Se...enre 1650–1649 TCN ?

Vị trí các vị vua sau đây lại không chắc chắn:

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Dedumose I
~1654 TCN Có thể là một vua Vương triều thứ Mười sáu
Dedumose II
~1653 TCN Có thể là một vua Vương triều thứ Mười sáu
Sewahenre Senebmiu
~1652 TCN[44] Cuối Vương triều thứ Mười ba.
Snaaib
? Có thể là một vua thuộc Vương triều Abydos

Vương triều thứ Mười bốn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười bốn là Vương triều độc lập ở phía đông khu vực đồng bằng châu thổ với căn cứ tại Avaris. Vương triều này kéo dài từ năm 1805 TCN hoặc 1710 TCN đến khoảng năm 1650 TCN. Nhiều vị vua Vương triều thứ Mười bốn có tên Semite và được cho là có nguồn gốc từ Canaan.

Tên Ảnh Trị vì Ghi chú
Yakbim Sekhaenre
1805–1780 TCN Vị trí theo niên đại không chính xác, được Ryholt đề xuất[47]
Ya'ammu Nubwoserre
1780–1770 TCN Vị trí theo niên đại không chính xác, được Ryholt đề xuất[47]
Qareh Khawoserre[47]
1770–1760 TCN Vị trí theo niên đại không chính xác, được Ryholt đề xuất[47]
'Ammu Ahotepre[47]
1760–1745 TCN Vị trí theo niên đại không chính xác, được Ryholt đề xuất[47]
Sheshi[48]
1745–1705 TCN Vị trí theo niên đại không chính xác, được Ryholt đề xuất[47]
Nehesy
~1705 TCN Trị vì trong thời gian ngắn, có thể là con của Sheshi [47]
Khakherewre ? -
Nebefawre ~1704 -
Sehebre ? Có thể là Wazad hoặc Sheneh[44]
Merdjefare
~1699 TCN Có thể là Wazad hoặc Sheneh[44]
Sewadjkare III ? -
Nebdjefare ~1694 TCN -
Webenre ~1693 TCN -
~1692 TCN -
Djefare? ~1691 TCN -
Webenre ~1690TCN -
Sekheperenre[47] 2 tháng, trong giai đoạn giữa năm 1690 và 1649 TCN
Anati Djedkare[47] ~1683 TCN Được biết đến trong bản danh sách Turin
Bebnum[47] ~1674 TCN Được biết đến trong bản danh sách Turin
'Apepi[47] ~1657 TCN Có the là con trai của 1 vị vua

Các vị vua không chắc chắn:

Hình Ảnh Trị vì Ghi chú
Nuya[44]
Chứng thực bởi một con dấu bọ hung
Wazad[44]
~1700 TCN ? Có thể là Sehebre hoặc Merdjefare
Sheneh[44]
Có thể là Sehebre hoặc Merdjefare
Shenshek[44]
Chứng thực bởi một con dấu bọ hung
Khamure[44]
Yakareb[44]
Yaqub-Har[48]
Thế kỷ 17-16 TCN Có thể thuộc Vương triều thứ Mười bốn, 15 hoặc chư hầu của người Hyksos.

Vương triều thứ Mười lăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười lăm được những người Hyksos đến từ khu vực Lưỡi liềm phì nhiêu dựng nên, họ đã từng cai trị toàn bộ khu vực thung lũng sông Nile trong một thời gian ngắn, Vương triều của họ kéo dài từ năm 1674-1535 trước Công nguyên.

Tên Ảnh Trị vì Ghi chú
Semqen
1649 TCN – 1640 TCN Vị trí theo niên đại không chính xác.
'Aper-'Anat
1640 TCN – 1630 TCN Vị trí theo niên đại không chính xác.
Sakir-Har 1630 TCN – 1620 TCN -
Khyan
30–40 năm Giai đoạn đỉnh cao quyền lực của người Hyksos, chinh phạt Thebes vào cuồi thời gian trị vì của ông
Apepi
40 năm hoặc hơn -
Khamudi
1555–1544 TCN -

Vương triều Abydos

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ chuyển tiếp thứ Hai có thể bao gồm cả Vương triều Abydos tồn tại từ năm 1650 TCN cho đến năm 1600 TCN. Vương triều này gồm 4 vị vua nhưng chưa xác định được niên đại của họ.

Hình Ảnh Trị vì Ghi chú
Sekhemraneferkhau Wepwawetemsaf
Có thể thuộc về giai đoạn cuối Vương triều 16[49]
Sekhemrekhutawy Pantjeny
Có thể thuộc về giai đoạn cuối Vương triều 16[49]
Menkhaure Snaaib
Có thể thuộc về giai đoạn cuối Vương triều 13.[34][50][51]
Woseribre Senebkay
Lăng mộ được khám phá năm 2014. Có thể là Woser[...]re trong bản danh sách Turin.

Vương triều thứ Mười sáu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười sáu do một Vương triều bản địa ở Thebes lập lên sau sự sụp đổ của Vương triều thứ Mười ba ở Memphis vào khoảng năm 1650 TCN và cuối cùng bị người Hyksos của Vương triều thứ Mười lăm chinh phạt vào năm 1580 TCN. Vương triều thứ Mười sáu chỉ kiểm soát vùng thượng Ai Cập.

Tên Ảnh Trị vì Ghi chú
Tên vị vua đầu tiên bị mất trong danh sách vua Turin, và không phục hồi được
Djehuti Sekhemresementawy
3 năm
Sobekhotep VIII Sekhemreseusertawy
16 năm
Neferhotep III Sekhemresankhtawy
1 năm
Mentuhotepi Seankhenre
1 năm Có thể là một vị vua của Vương triều thứ Mười bảy [50]
Nebiryraw I Sewadjenre
26 năm
Nebiriau II
Semenre
Bebiankh Seuserenre
12 năm
Dedumose I Djedhotepre
Có thể là một vị vua thuộc Vương triều thứ Mười ba[50]
Dedumose II Djedneferre
Montuemsaf Djedankhre
Merankhre Mentuhotep VI
Senusret IV Seneferibre
Sekhemre Shedwast

Vương triều thứ Mười sáu có thể bao gồm Sneferankhre Pepi III[52]Nebmaatre. Niên biểu của họ chưa xác định được.[34][50]

Vương triều thứ Mười bảy

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười bảy cai trị Thượng Ai Cập trong giai đoạn từ năm 1650-1550 TCN

Tên Ảnh Trị vì Ghi chú
Sekhemrewahkhaw Rahotep
~1620 TCN
-
Sekhemre Wadjkhaw Sobekemsaf I
- Trị vì gần 7 năm
Sekhemre Shedtawy Sobekemsaf II
- Lăng mộ của ông bị cướp phá và thiêu trụi dưới Vương triều vua Ramses IX
Sekhemre-Wepmaat Intef V
- -
Nubkheperre Intef VI
- 1561-1558 TCN
Sekhemre-Heruhirmaat Intef VII
- -
Senakhtenre Ahmose
~1558 TCN
-
Seqenenre Tao
1558–1554 TCN
Tử trận trong trận chiến với người Hyksos.
Kamose
1554–1549 TCN

Tân Vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Lãnh thổ Ai Cập mở rộng tối đa trong thế kỷ XV TCN.

Thời kỳ Tân Vương quốc (1550-1077 TCN) là giai đoạn bao gồm các Vương triều 18, 19, 20 từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XI TCN, giữa thời kỳ chuyển tiếp thứ Hai và 3.

Bằng các hoạt động quân sự, các vị vua của Tân vương quốc đã mở rộng lãnh thổ Ai Cập tới đỉnh cao của nó, bao gồm Nubia ở phía Nam và những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cận đông. Quân đội Ai Cập đã giao tranh với quân đội Hittite để tranh giành quyền kiểm soát vùng đất Syria ngày nay.

Hai vị pharaon nổi tiếng của thời kỳ này đó là Akhenaten, còn được biết tới với tên gọi khác là Amenhotep IV, thờ độc thần Aten. Và Ramesses II người đã cố gắng tái kiểm soát lại vùng đất Israel/Palestine, Lebanon và Syria ngày nay. Công cuộc tái chinh phục của ông đã dẫn tới trận chiến Qadesh và đích thân ông đã chỉ huy quân Ai Cập giao chiến với quân Hittite do vua Muwatalli II lãnh đạo.

Vương triều thứ Mười tám

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Hình Trị vì Ghi chú
Nebpehtire Ahmose I, Ahmosis I
~1550–1525 TCN; Niên đại phóng xạ cho giai đoạn trị vì của ông là vào khoảng 1570–1544 TCN, trung bình khoảng năm 1557 TCN[53] em trai và là người kế vị Kamose, chinh phạt miền bắc Ai Cập từ tay người Hyksos.
Djeserkare Amenhotep I
1541–1520 Con của Ahmose I.
Aakheperkare Thutmose I
1520–1492 Không rõ cha, có thể là Amenhotep I. Mẹ của ông là Senseneb. Lãnh thổ Ai Cập liên tục được mở rộng dưới Vương triều của ông.
Aakheperenre Thutmose II
1492–1479 Con của Thutmose I. Mẹ là Mutnofret con gái của Amenhotep I.
Maatkare Hatshepsut
1479–1458 Được biết đến là người phụ nữ thứ Hai cai trị Ai Cập. Có thể đã cùng cai trị với người cháu của bà là Thutmose III trong đầu thời kỳ trị vì. Bà còn nổi tiếng với chuyến thám hiểm tới xứ Punt được miêu tả lại trong ngôi đền an táng tại Deir el-Bahari. Bà cũng còn cho xây dựng nhiều ngôi đền và tượng đài. Thời kỳ bà cai trị là giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập. Bà là con gái của Thutmose I và Chính cung của người anh trai Thutmose II.
Menkheperre Thutmose III
1458–1425 Con trai của Thutmose II. Có thể trị vì cùng Hatshepsut, người cô đồng thời là mẹ kế của ông trong thời kỳ đầu cai trị. Ông nổi tiếng với việc mở rộng lãnh thổ tới Levant và Nubia. Dưới thời trị vì của ông, Đế chế Ai Cập cổ đại có lãnh thổ rộng lớn nhất. Ông cai trị trong giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập. Cuối thời kỳ trị vì của mình ông đã xóa bỏ mọi dấu tích về Hatshepsut trong các ngôi đền và tượng đài.
Aakheperrure Amenhotep II
1425–1400 Con của Thutmose III. Ông cai trị vào giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập.
Menkheperure Thutmose IV
1400–1390 Nổi tiếng với tấm bia đá giấc mơ. Con của Amenhotep II. Ông cai trị vào giai đoạn đỉnh cao quyền lực của Ai Cập.
Nebmaatre Amenhotep III Vị vua cao quý
1390–1352 Cha của Akhenaten và ông nội của Tutankhamun. Ông cai trị vào giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Ai Cập. Ông còn xây dựng nhiều ngôi đền và tượng đài, trong đó có ngôi đền an táng lớn của mình. Ông là con của Thutmose IV.
Neferkheperure-waenre Amenhotep IV/Akhenaten
1352–1334 Người sáng lập nên thời kỳ Amarna trong đó ông thay đổi tôn giáo của đất nước từ đa thần giáo Ai Cập cổ đại thành tôn giáo độc thần, tập trung vào việc thờ cúng thần Aten, với hình tượng đĩa mặt trời. Ông cho dời đô về Aketaten. Ông còn là người con trai thứ hai của Amenhotep III. Ông đổi tên từ Amenhotep (Amun là hài lòng) thành Akhenaten (Sức mạnh của Aten) để phản ánh sự thay đổi tôn giáo của mình.
Ankhkheperure Smenkhkare
1334–1333 Trị vì cùng với Akhenaten trong những năm cuối Vương triều của ông ta. Không rõ Smenkhare có thực sự cai trị hay không. Danh tính và cả giới tính của Smenkhare là không chắc chắn. Một số cho rằng ông là con của Akenhaten, có thể là Tutankhamun, một số khác suy đoán rằng Smenkhare có thể là Nefertiti hoặc Meritaten. Có thể được kế vị hoặc đồng nhất với nữ pharaon có tên là Neferneferuaten.
Nebkheperure Tutankhaten/Tutankhamun
1333–1324 Thường được cho là con của Akhenaten và giống như là đã phục hồi lại đa thần giáo Ai Cập cổ đại. Ông đổi tên từ Tutankhaten thành Tutankhamun nhằm phản ánh sự thay đổi tôn giáo từ thờ độc thần Aten quay về với tôn giáo truyền thống, trong đó Amun là vị thần chính. Ông lên ngôi khi mới khoảng 8 hoặc 9 tuổi và qua đời ở độ tuổi 18 hoặc 19. Ông được đặt cho biệt danh là "vị vua thiếu niên".
Kheperkheperure Ay
1324–1320 Là Đại tể tướng dưới Vương triều Tutankhamun và cũng là vị đại thần quan trọng dưới Vương triều các vị vua AkhenatenSmenkhkare. Có thể là anh trai của Tiye, Chính cung của Amenhotep III, và cũng có thể là cha của Nefertiti, vợ của Akhenaten. Ông được tin là xuất thân từ giới quý tộc, nhưng không thuộc hoàng gia. Ông đã kế vị Tutankhamun do ông ta không có người kế vị.
Djeserkheperure-setpenre Horemheb
1320–1292 Xuất thân từ tầng lớp thường dân. Ông là một tướng quân trong thời kỳ Amarna. Dưới Vương triều của mình, ông đã phá hủy toàn bộ các hình ảnh cũng như các công trình có liên quan đến những vị Pharaon thời kỳ Armana. Ông đã kế vị Ay bất chấp Nakhtmin được coi là người thừa kế ngai vàng.

Vương triều thứ Mười chín

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Mười chín cai trị trong khoảng 1292-1186 TCN với vị vua nổi tiếng là Rameses II.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Menpehtire Ramesses I[54]
1292–1290 Không thuộc hoàng gia. Kế vị Horemheb do ông ta không có người thừa kế.
Menmaatre Seti I
1290–1279 Tái chiếm phần lớn lãnh thổ đã bị mất dười thời Akhenaten.
Usermaatre-setpenre Ramesses II Đại đế
1279–1213 Tiếp tục mở rộng lãnh thổ Ai Cập cho tới khi đạt tới sự cân bằng với đế chế Hittite sau trận chiến Kadesh vào năm 1275 TCN, tiếp đó là ký kết hiệp ước hòa bình nổi tiếng giữa Ai Cập-Hittite vào năm 1258 TCN.
Banenre Merenptah[55]
1213–1203 Con trai thứ Mười ba của vua Ramesses II.
Menmire-setpenre Amenmesse
1203–1200 Nhiều khả năng là một người cướp ngôi. Có thể cai trị đối lập với Seti II. Có thể là con của Merneptah.
Userkheperure Seti II[56]
1203–1197 Con của Merneptah. Có thể ông đã phải trải qua cuộc chiến với Amenmesse trước khi tuyên bố lên ngôi.
Sekhaenre/Akhenre Merenptah Siptah[57]
1197–1191 Có thể là con của Seti II hoặc Amenmesse, đăng cai khi trẻ tuổi.
Satre-merenamun Tausret
1191–1190 Có thể là vợ của Seti II. Còn được gọi là Twosret hoặc Tawosret.

Vương triều thứ Hai mươi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai mươi cai trị trong khoảng 1190-1077 TCN

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Userkhaure Setnakhte
1190–1186 Không liên quan tới Seti II, Siptah, hoặc Tausret. Có thể đã cướp ngôi từ Tausret. Không công nhận Siptah hoặc Tausret là người cai trị hợp pháp. Có thể là một thành viên trong một nhành nhỏ của hoàng tộc Ramesses. Còn được gọi là Setnakt.
Usermaatre-meryamun Ramesses III
1186–1155 Con của Setnakhte. Giao chiến với Hải nhân vào năm 1175 TCN. Ông có thể đã bị ám sát.
User/Heqamaatre-setpenamun Ramesses IV
1155–1149 Con của Ramesses III. Trong thời gian trị vì của ông, quyền lực của Ai Cập bắt đầu suy yếu.
Usermaatre-sekheperenre Ramesses V
1149–1145 Con của Ramesses IV
Nebmaatre-meryamun Ramesses VI
1145–1137 Con của Ramesses III. Em của Ramesses IV. Chú của Ramesses V.
Usermaatre-setpenre-meryamun Ramesses VII
1137–1130 Con của Ramesses VI.
Usermaatre-akhenamun Ramesses VIII
1130–1129 Pharaon ít được biết đến, trị vì trong thời gian 1 năm. Được đồng nhất với hoàng tử Sethiherkhepeshef II. Con của Ramesses III. Em của Ramesses IVRamesses VI. Chú của Ramesses VRamesses VII. Ông là người duy nhất thuộc Vương triều thứ Hai mươi vẫn chưa tìm thấy lăng mộ.
Neferkare-setpenre Ramesses IX
1129–1111 Có thể là cháu nội của Ramesses III thông qua người cha là Montuherkhopshef. Em họ đầu tiên của Ramesses VRamesses VII.
Khepermaatre-setpenptah Ramesses X[58]
1111–1107 Pharaon ít được ghi chép lại, ông trị vì khoảng 3 tới 10 năm. Xuất thân của ông chưa được xác định rõ.
Menmaatre-setpenptah Ramesses XI[59]
1107–1077 Có thể là con của Ramesses X. Trong nửa giai đoạn sau Vương triều của ông, Đại tư tế của Amun Herihor đã kiểm soát toàn bộ miền nam từ Thebes, giới hạn quyền lực của ông ở Hạ Ai Cập. Ông sau đó được Smendes kế vị ở phía Bắc.

Thời kỳ chuyển tiếp thứ Ba

[sửa | sửa mã nguồn]
Lãnh thổ Ai Cập dưới thời kỳ chuyển tiếp lần thứ Ba

Thời kỳ chuyển tiếp thứ Ba (1077-732 trước Công nguyên) đánh dấu sự kết thúc của Tân vương quốc sau khi đế chế Ai Cập sụp đổ. Một số Vương triều của người Lybia đã cai trị trong thời gian này, thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ Lybia.

Vương triều thứ Hai mươi mốt

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai mươi mốt đóng đô tại Tanis. Về mặt lý thuyết Vương triều thứ Hai mươi mốt cai trị toàn bộ Ai Cập nhưng thực tế họ chỉ kiểm soát vùng Hạ Ai Cập. Vương triều này kéo dài từ năm 1069-943 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Hedjkheperre-setpenre Nesbanebdjed I (Smendes I)[60]
1077–1051 Kết hôn với Tentamun, Tentamun có thể là con gái của vua Ramesses XI.
Neferkare Heqawaset Amenemnisu
1051–1047 Có thể trị vì 4 năm.
Aakheperre Pasebakhenniut I (Psusennes I)
1047–1001 Con của Pinedjem I, Đại tư tế của Amun. Cai trị từ 40 tới 51 năm. Ông nổi tiếng với lăng mộ tại Tanis. Ông còn được goi là "Pharaon bạc" do ông được chôn cất trong một cỗ quan tài bằng bạc đặt trong lăng mộ của mình. Một trong những vị vua quyền lực nhất của Vương triều.
Usermaatre Amenemope
1001–992 Con của Psusennes I.
Aakheperre Setepenre Osorkon (Osorkon Già)
992–986 Con của Shoshenq A, Đại thủ lĩnh của Meshwesh (Libya). Còn được biết tới là Osochor.
Netjerikheperre-setpenamun Siamun-meryamun
986–967 Không dõ nguồn gốc. Ông đã cho xây dựng nhiều công trình khắp nơi trong thời kỳ chuyển tiếp thứ Ba. Một trong những vị vua quyền lực nhất của Vương triều.
Titkheperure Pasebakhenniut II (Psusennes II)
967–943 Con của Pinedjem II, Đại tư tế của Amun.

Theban Đại tư tế của Amun

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù không phải là các pharaon, các Đại tư tế của Amun tại Thebes lại là người cai trị thực tế của Thượng Ai Cập trong Vương triều thứ Hai mươi mốt và 22. Tên của họ được khắc trong đồ hìnhchôn cất trong các lăng mộ hoàng gia.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Herihor
1080-1074 Đại tư tế Amun đầu tiên tuyên bố mình là Pharaon. Ông cai trị miền nam tại Thebes, trong khi đó Ramesses XI cai trị miền bắc tại Pi-Ramesses.
Piankh
1074-1070 -
Pinedjem I
1070-1032 Con của Piankh. Cha của Psusennes I.
Masaharta
1054-1045 Con của Pinedjem I.
Djedkhonsuefankh 1046-1045 Con của Pinedjem I.
Menkheperre
1045-992 Con của Pinedjem I.
Nesbanebdjed II (Smendes II)
992-990 Con của Menkheperre.
Pinedjem II
990-976 Con của Menkheperre, cha của Psusennes II.
Pasebakhaennuit III (Psusennes III) 976-943 Có thể là Psusennes II. Ông hoặc Pinedjem II được coi là Đại tư tế Amun cuối cùng tự coi mình như một pharaon.

Vương triều thứ Hai mươi hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Các pharaon cai trị là người Lybia, kéo dài từ năm 943-728 TCN:

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Hedjkheperre-setepenre Shoshenq I
943–922 Con của Nimlot A, em của Osorkon Già và là Đại thủ lĩnh của Meshwesh (Libya).
Sekhemkheperre Osorkon I
922–887 Con của Shoshenq I.
Heqakheperre Shoshenq II
887–885 Pharaon khuyết danh, có thể đã cướp ngôi.
Hedjkheperre Harsiese
880–860 Người nổi dậy khuyết danh tại Thebes.
Takelot I
885–872 Con của Osorkon I.
Usermaatre-setepenamun Osorkon II
872–837 Con của Takelot I.
Usermaatre-setepenre Shoshenq III
837–798 -
Shoshenq IV
798–785 -
Usermaatre-setepenre Pami
785–778 -
Aakheperre Shoshenq V
778–740 -
Aakheperre-setepenamun Osorkon IV
740–720 -

Vương triều thứ Hai mươi ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai mươi ba là nhóm các vị vua địa phương, có nguồn gốc Libya, đóng đô tại Herakleopolis và Thebes trong giai đoạn từ năm 837-735 TCN

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Hedjkheperre-setpenre Takelot II
837–813 Trước đây được cho là vị pharaon thuộc Vương triều thứ Hai mươi hai, ông được biết tới là người sáng lập nên Vương triều 23.
Usermaatre-setepenamun Pedubast
826–801 Một thủ lĩnh đối lập chiếm giữ Thebes từ tay Takelot II
Usermaatre-setepenamun Iuput I 812–811 Cùng cai trị với Pedubast
Usermaatre Shoshenq VI 801–795 Kế vị Pedubast
Usermaatre-setepenamun Osorkon III
795–767 Con của Takelot II; tái chiếm Thebes, sau đó tự tuyên bố làm vua
Usermaatre-setpenamun Takelot III
773–765 Cùng cai trị với người cha Osorkon III trong 5 năm đầu ông trị vì.
Usermaatre-setpenamun Rudamun
765–762 Con trai Osorkon III và em trai của Takelot III.

Rudamun đã được kế vị ở Thebes bởi lãnh chúa địa phương:

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Menkheperre Ini
762-? Trị vì duy nhất tại Thebes

Người Libu

[sửa | sửa mã nguồn]

Không được công nhận là một Vương triều, người Libu là nhóm dân tộc du mục từ phía Tây (Libya) chiếm đóng và kiểm soát phía Tây đồng bằng sông Nile từ năm 805-732 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Inamunnifnebu 805–795
? 795–780 -
Niumateped 780–755 -
Titaru 763–755 -
Ker 755–750 -
Rudamon 750–745 -
Ankhor 745–736 -
 ? 736–732 -

Vương triều thứ Hai mươi tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai mươi tư là Vương triều ngắn ngủi trong lịch sử nằm ở phía Tây đồng bằng sông Nile (Sais). Vương triều này chỉ có 2 vị vua cai trị từ 732-720 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Shepsesre Tefnakhte
732–725 -
Wahkare Bakenrenef (Bocchoris)
725–720 -

Thời Hậu nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Hậu nguyên kéo dài từ năm 732 TCN cho đến khi Ai Cập trở thành tỉnh thuộc La Mã vào năm 30 TCN. Bao gồm các thời kỳ cai trị của người Nubia, Ba Tư, và Macedonia.

Vương triều thứ Hai mươi lăm

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Nubia xâm chiếm Hạ Ai Cập và lên ngôi vua của Ai Cập dưới Vương triều Piye mặc dù họ đã kiểm soát vùng Thượng Ai Cập và Thebes vào giai đoạn đầu Vương triều của Piye. Piye chinh phạt Hạ Ai Cập và thiết lập Vương triều thứ Hai mươi lăm cai trị tới năm 656 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Usermaatre Piye
752–721 theo Dan'el Kahn Vua của Nubia; chinh phạt Ai Cập năm thứ Hai mươi; cai trị đầy đủ ít nhất 24 năm, có thể hơn 30 năm
Neferkare Shabaka
721–707/706 theo Rolf Krauss/David Warburton[61] -
Djedkaure Shebitku
707/706–690 theo Dan'el Kahn[62] -
Khuinefertemre Taharqa
690–664 -
Bakare Tantamani
664–653 Mất kiểm soát Thượng Ai Cập vào năm 656 TCN khi Psamtik I mở rộng quyền lực tới Thebes trong năm đó.

Cuối cùng họ bị đẩy lui về Nubia, ở đây họ thành lập vương quốc tại Napata (656–590), và sau đó tại Meroë (590 TCN – thế kỷ thứ Tư công nguyên).

Vương triều thứ Hai mươi sáu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai mươi sáu cai trị khoảng từ năm 672-525 trước Công nguyên[63].

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Menkheperre Nekau I (Necho I)
672–664 TCN Đã bị giết bởi những người Kush xâm lược vào năm 664 TCN dưới Vương triều Tantamani. Ông là cha của Psamtik I.
Wahibre Psamtik I (Psammetichus I)
664–610 TCN Thống nhất Ai Cập. Con của Necho I và cha của Necho II.
Wehemibre Necho II (Necho II)
610–595 TCN Nhiều khả năng là pharaon được đề cập trong kinh thánh. con của Psamtik I và cha của Psamtik II.
Neferibre Psamtik II (Psammetichus II)
595–589 TCN Con của Necho II và cha của Apries.
Haaibre Wahibre (Apries)
589–570 TCN Bỏ chạy khỏi Ai Cập khi Amasis II (là vị tướng trong thời điểm đó) tuyên bố là pharaoh sau cuộc nội chiến. Ông là con của Psamtik II.
Khnemibre Ahmose II (Amasis II)
570–526 TCN Ông là vị vua quyền lực cuối cùng của Ai Cập trước cuộc chinh phạt của người Ba Tư. Theo nhà sử học Hy Lạp Herodotus, ông có nguồn gốc thường dân. Cha của Psamtik III.
Ankhkaenre Psamtik III (Psammetichus III)
526–525 TCN Con của Amasis II. Cai trị 6 tháng trước đó bị người Ba Tư đánh bại trong trận Pelusium vào năm 525 TCN và sau đó bị xử tử vì cố gắng khởi nghĩa.

Vương triều thứ Hai mươi bảy (thời kỳ Ba Tư thứ nhất)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ai Cập bị đế quốc Ba Tư chinh phạt vào năm 525 TCN và sáp nhập vào Ba Tư tới năm 404 TCN. Các shahenshahs của Vương triều Achaemenes được công nhận là pharaon trong thời kỳ này.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Cambyses (Cambyses II)
525–521 TCN Đánh bại Psamtik III trong trận chiến Pelusium vào năm 525 TCN
Smerdis (Bardiya)
522–521 TCN Con của Cyrus Đại đế
Petubastis III [64]
522/21–520 TCN Thủ lĩnh quân khởi nghĩa Ai Cập ở đồng bằng sông Nile
Darius I Đại đế
521–486 TCN -
Xerxes I Đại đế
486–465 TCN -
Psammetichus IV[64] Có thể trong thời gian năm 480 TCN Có thể là một thủ lĩnh quân khởi nghĩa Ai Cập. Niên đại chính xác chưa chắc chắn.
Artabanus của Hyrcania 465–464 TCN -
Artaxerxes I tay dài
464–424 TCN -
Xerxes II 424–423 TCN
Sogdianus 424–423 TCN
Darius II
424–404 TCN

Vương triều thứ Hai mươi tám

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai mươi tám kéo dài từ năm 404-398 TCN chỉ với một pharaon.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Amyrtaeus
404–398 TCN Hậu duệ của các pharaon Sais thuộc Vương triều thứ Hai mươi sáu; Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thành công chống lại người Ba Tư

Vương triều thứ Hai mươi chín

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Hai mươi chín vì từ 398-380 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Baenre Nefaarud I
398–393 TCN Còn được biết tới là Nepherites. Đánh bại Amyrtaeus trên chiến trường và xử tử ông ta.
Psammuthes
393 TCN -
Khenemmaatre Hakor (Achoris)
393–380 TCN Lật đổ người tiền nhiệm là Psammuthes. Cha của Nefaarud II.
Nefaarud II 380 TCN Đã bị lật đổ và có thể bị Nectanebo I sát hại sau khi trị vì được 4 tháng. Con của Hakor.

Vương triều thứ Ba mươi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều thứ Ba mươi kéo dài từ 380 TCN đến khi Ai Cập bị Ba Tư cai trị một lần nữa vào năm 343 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Kheperkare Nekhtnebef (Nectanebo I)
380–362 TCN Còn được biết là Nekhtnebef. Ông đã lật đổ và có khả năng là đã sát hại Nefaarud II, sau đó bắt đầu Vương triều pharaon cuối cùng của người bản địa. Cha của Teos.
Irimaatenre Djedher (Teos)
362–360 TCN Cùng cai trị với vua cha Nectanebo I từ khoảng năm 365 TCN. Ông đã bị Nectanebo II lật đổ với sự hỗ trợ từ Agesilaus II của Sparta.
Senedjemibre Nakhthorhebyt (Nectanebo II)
360–343 TCN Pharaon bản địa cuối cùng của Ai Cập cổ đại[65]

Vương triều thứ Ba mươi mốt (thời kỳ Ba Tư lần thứ Hai)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ai Cập tiếp tục bị cai trị bởi Vương triều Achaemenes của Ba Tư. Theo Manetho, những vị vua Ba Tư cai trị từ năm 343 tới 332 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Artaxerxes III 343–338 TCN Ai Cập dưới sự cai trị của Ba Tư lần thứ Hai
Artaxerxes IV Arses 338–336 TCN Trị vì duy nhất tại Hạ Ai Cập
Khababash 338–335 TCN Pharaon nổi loạn tiến hành cuộc xâm lược Nubia
Darius III 336–332 TCN Thượng Ai Cập trở lại sự kiểm soát của Ba Tư năm 335 TCN

Vương triều Argead

[sửa | sửa mã nguồn]

Alexander Đại đế của Macedonia chinh phạt thành công Ba Tư và Ai Cập. Vương triều Argead cai trị từ 332-309 TCN.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Setepenre-meryamun Alexander III (Alexander Đại đế)
332–323 TCN Vua Macedon chinh phạt Ba Tư và Ai Cập
Philip III Arrhidaeus
323–317 TCN Anh trai cùng cha khác mẹ của vua Alexander III Đại đế
Haaibre Alexander IV
317–309 TCN Con của Alexander III Đại đế với Roxana

Vương triều Ptolemaic

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương triều của Hy Lạp thứ hai, nhà Ptolemaios đã cai trị từ năm 305 TCN đến khi Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã vào năm 30 TCN (có nhiều niên đại với thời gian chồng chéo lên nhau, có nghĩa là đã có một giai đoạn đồng trị vì). Thành viên nổi tiếng nhất của Vương triều này là Cleopatra VII, còn được gọi giản đơn là Cleopatra, từng là người tình của Julius Caesar, sau khi Julius Caesar qua đời thì bà đã cưới Mark Antony và có hai người con với ông. Cleopatra đã cố gằng xây dựng mối liên minh giữa Ai Cập và La Mã nhưng với việc Julius Caesar bị ám sát và thất bại của Mark Antony đã khiến cho kế hoạch của bà sụp đổ. Caesarion (Ptolemaios XV Philopator Philometor Caesar) là vị vua cuối cùng thuộc Vương triều Ptolemaios của Ai Cập, ông đã cùng cai trị với mẹ mình là Cleopatra VII của Ai Cập từ ngày 2 tháng 9 năm 47 TCN. Ông là con trai cả của Nữ hoàng Cleopatra VII, và có thể là con trai duy nhất của Julius Caesar. Sau cái chết của Cleopatra VII vào ngày 12 tháng 8, năm 30 TCN, ông trở thành người cai trị duy nhất. Sau đó ông bị hành quyết theo lệnh của Octavian vào ngày 23 tháng 8, năm 30 TCN, Ai Cập tiếp đó bị sáp nhập thành một tỉnh La Mã.

Tên Hình Trị vì Ghi chú
Setepenre-meryamun Ptolemaios I Soter 305–285 TCN Thoái vị năm 285 TCN; mất năm 283 TCN
Berenice I ?–285 TCN Vợ của Ptolemaios I
Weserkare-meryamun Ptolemaios II Philadelphos 288–246 TCN -
Arsinoe I 284/281– ~ 274 TCN Vợ của Ptolemaios II
Arsinoe II 277–270 TCN Vợ của Ptolemaios II
Ptolemaios III Euergetes I 246–222 TCN -
Berenice II 244/243–222 TCN Vợ của Ptolemaios III
Ptolemaios IV Philopator 222–204 TCN -
Arsinoe III 220–204 TCN Vợ của Ptolemaios IV
Hugronaphor 205–199 TCN Pharaon nổi dậy ở miền nam
Ankhmakis 199–185 TCN Pharaon nổi dậy ở miền nam
Ptolemaios V Epiphanes 204–180 TCN Nổi dậy tại Thượng Ai Cập 207–186 TCN
Cleopatra I 193–176 TCN Vợ của Ptolemaios V, đồng cai trị với Ptolemaios VI
Ptolemaios VI Philometor 180–164 TCN Mất năm 145 TCN
Cleopatra II 175–164 TCN Vợ của Ptolemaios VI
Ptolemaios VIII Euergetes II 171–163TCN được dân chúng Alexandria tôn lên làm vua vào năm 170 TCN; Cai trị cùng với Ptolemaios VI PhilometorCleopatra II từ năm 169 tới 164 TCN. Mất 116 TCN
Ptolemaios VI Philometor 163–145 TCN Ai Cập dưới sự kiểm soát của Ptolemaios VIII 164 TCN–163 TCN; Ptolemaios VI tái trị vì năm 163 TCN
Cleopatra II 163–127 TCN Kết hôn với Ptolemaios VIII; lãnh đạo cuộc nổi loạn năm 131 TCN và trở thành người duy nhất cai trị Ai Cập.
Ptolemaios VII Neos Philopator 145–144 TCN Đồng cai trị với vua cha; sau đó nằm dưới sự nhiếp chính của người mẹ là nữ hoàng Cleopatra II
Ptolemaios VIII Euergetes II 145–131 TCN Tái trị vì
Cleopatra III 142–131 TCN Vợ thứ hai của Ptolemaios VIII
Ptolemaios Memphitis 131 TCN Được Cleopatra II lập làm vua; sau đó bị giết bởi Ptolemaios VIII
Ptolemaios VIII Euergetes II 127–116 TCN Tái phục vị
Cleopatra III 127–107 TCN Phục vị cùng với Ptolemaios VIII; đồng cai trị với Ptolemaios IX và X.
Cleopatra II 124–116 TCN Hòa giải với Ptolemaios VIII; đồng cai trị với Cleopatra III và Ptolemaios đến 116 TCN.
Ptolemaios IX Soter II 116–110 TCN Mất 80 TCN
Cleopatra IV 116–115 TCN Một thời gian ngắn kết hôn với Ptolemaios IX, nhưng bị Cleopatra III trục xuất
Ptolemaios X Alexander I 110–109 TCN Mất 88 TCN
Berenice III 81–80 TCN Buộc phải kết hôn với Ptolemaios XI; bị sát hại 19 ngày sau theo lệnh của ông ta.
Ptolemaios XI Alexander II 80 TCN Con của Ptolemaios X Alexander; được Sulla đưa lên ngôi; cai trị 80 ngày trước khi bị người dân lật đổ vì đã sát hại Berenice III
Ptolemaios XII Neos Dionysos (Auletes) 80–58 TCN Con của Ptolemaios IX; mất năm 51 TCN
Cleopatra V 79–68 TCN Vợ của Ptolemaios XII, mẹ của Berenice IV
Cleopatra VI 58–57 TCN Con gái của Ptolemaios XII
Berenice IV 58–55 TCN Con gái của Ptolemaios XII; buộc kết hôn với Seleukos Kybiosaktes, nhưng đã giết ông ta. Đồng cai trị với Cleopatra VI đến 57 TCN.
Ptolemaios XII 55–51 TCN Tái phục vị; trị vì thời gian ngắn với con gái của mình là Cleopatra VII trước khi qua đời
Cleopatra VII 51–30 TCN Đồng cai trị với vua cha là Ptolemaios XII, chị gái và là vợ của Ptolemaios XIII, chị gái và là vợ của Ptolemaios XIV, cùng cai trị với con trai bà là Ptolemaios XV; còn được gọi là Cleopatra
Ptolemaios XIII 51–47 TCN Em trai cùng cha khác mẹ của Cleopatra VII
Arsinoe IV 48–47 TCN Em gái cùng cha khác mẹ của Cleopatra VII
Ptolemaios XIV 47–44 TCN Em trai của Cleopatra VII và Ptolemaios XIII
Ptolemaios XV 44–30 TCN Con trai của Cleopatra VII; cai trị với Cleopatra lúc 3 tuổi. Ông là vị vua Ai Cập cổ đại cuối cùng trước khi người La Mã xâm lược.

Cleopatra có cuộc tình với nhà độc tài của La Mã Julius Caesar và thống chế La Mã Mark Antony (Marcus Antonius). Sau khi Marcus Antonius bị sát hại bởi Octavian (sau này là hoàng đế Augustus) bà tự tử. Và Ai Cập sáp nhập thành tỉnh của La Mã từ năm 30 TCN. Các Hoàng đế La Mã tiếp theo vẫn tiếp tục sử dụng danh hiệu Pharaon cho sự cai trị của mình tại Ai Cập. Hoàng đế La Mã cuối cùng được trao tước hiệu Pharaon là Maximinus Daia (trì vì từ 311–313 CN). Danh sách Hoàng đế La Mã sử dụng danh hiệu pharaon và bao gồm cả Decius, xem tại Danh sách Hoàng đế La Mã.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Clayton 1995, p. 217. "Although paying lip-service to the old ideas and religion, in varying degrees, pharaonic Egypt had in effect died with the last native pharaoh, Nectanebo II in 343 BC"
  2. ^ a b c d e f g h Breasted (1909) p.36
  3. ^ Rice (1999) p.86
  4. ^ Wilkinson (1999) pp.57f.
  5. ^ Shaw (2000) p.196
  6. ^ a b Wolfgang Helck: Untersuchungen zur Thinitenzeit (Agyptologische Abhandlungen), ISBN 3447026774, O. Harrassowitz (1987), p. 124
  7. ^ Wilkinson (1999) pp. 83–84
  8. ^ Wilkinson (1999) p. 84
  9. ^ Jochem Kahl: Ra is my Lord: Searching for the Rise of the Sun God at the Dawn of Egyptian History. Harrassowitz, Wiesbaden 2007, ISBN 3-447-05540-5, page 12–14 & 74.
  10. ^ Wilkinson (1999) p. 79
  11. ^ Wilkinson (1999) pp. 87–88
  12. ^ Pascal Vernus, Jean Yoyotte, The Book of the Pharaohs, Cornell University Press 2003, p.27
  13. ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen.. Deutscher Kunstverlag, München/Berlin 1984, ISBN 3-422-00832-2, page 171.
  14. ^ [1] Lưu trữ 2009-01-07 tại Wayback Machine Seth-Peribsen
  15. ^ a b Darell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I – Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008
  16. ^ [2] King Khasekhem
  17. ^ [3] King Khasekhemwy
  18. ^ Toby Wilkinson, Early Dynastic Egypt, Routledge, 1999, pp.83 & 95
  19. ^ Toby Wilkinson, Royal Annals of Ancient Egypt, pp.79 & 258
  20. ^ Christopher Bronk Ramsey et al., [url="http://dx.doi.org/10.1126/science.1189395"]Radiocarbon-Based Chronology for Dynastic Egypt[/url], [i]Science[/i] ngày 18 tháng 6 năm 2010: Vol. 328. no. 5985, pp. 1554 - 1557
  21. ^ Verner (2001)
  22. ^ Clayton (1994) p.32
  23. ^ Clayton (1994) p.42
  24. ^ Miroslav Verner (2000): Who was Shepseskara, and when did he reign?, in: Miroslav Bárta, Jaromír Krejčí (editors): Abusir and Saqqara in the Year 2000, Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute, Prague, ISBN 80-85425-39-4, p. 581–602, available online Lưu trữ 2011-02-01 tại Wayback Machine.
  25. ^ Dodson & Hilton (2004) p.73
  26. ^ Ryholt & Bardrum (2000) pp.87–100.
  27. ^ Gustave Jéquier, Maṣlaḥat al-Āthār (1993): Les pyramides des reines Neit et Apouit (bằng tiếng Pháp), Cairo: Institut français d’archéologie orientale, OCLC 195690029, see plate 5.
  28. ^ Percy Newberry (1943): Queen Nitocris of the Sixth Dynasty, in: The Journal of Egyptian Archeology, vol. 29, pp=51–54
  29. ^ Gae Callender: Queen Neit-ikrety/Nitokris, in: Miroslav Barta, Filip Coppens, Jaromic Krecji (editors): Abusir and Saqqara in the year 2010/1, Prague: Czech Institute of Egyptology, Faculty of Arts, Charles University, 2011, ISBN 978-8-07-308384-7, see pp. 249–250
  30. ^ Margaret Bunson: Encyclopedia of Ancient Egypt, Infobase Publishing, 2009, ISBN 978-1438109978, available online, see p. 181 Lưu trữ 2014-08-08 tại Wayback Machine
  31. ^ Labib Habachi: King Nebhepetre Menthuhotep: his monuments, place in history, deification and unusual representations in form of gods, in: Annales du Service des Antiquités de l'Égypte 19 (1963), pp. 16–52
  32. ^ Wolfram Grajetzki (2006) pp. 23–25
  33. ^ Wolfram Grajetzki (2006) pp. 25–26
  34. ^ a b c d e Wolfram Grajetzki (2006) pp. 27–28 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “ReferenceA” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  35. ^ [4] Amenemhat I
  36. ^ Wolfram Grajetzki (2006) pp. 28–35
  37. ^ Murnane (1977) p.2
  38. ^ Murnane (1977) p.7
  39. ^ Murnane (1977) p.9
  40. ^ Josef Wegner, The Nature and Chronology of the Senwosret III–Amenemhat III Regnal Succession: Some Considerations based on new evidence from the Mortuary Temple of Senwosret III at Abydos, JNES 55, Vol.4, (1996), pp.251
  41. ^ Wolfram Grajetzki (2006) pp. 56–61
  42. ^ “Amenemhat IV Maakherure (1807/06-1798/97 BCE)”. Digital Egypt for Universities.
  43. ^ Grajetzki (2006) pp.61-63
  44. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad ae af ag ah ai aj ak al K.S.B. Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800-1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997
  45. ^ a b Thomas Schneider: Lexikon der Pharaonen, Albatros, Düsseldorf 2002, ISBN 3-491-96053-3
  46. ^ Thomas Schneider: Lexikon der Pharaonen, Albatros, 2002
  47. ^ a b c d e f g h i j k l K.S.B. Ryholt: The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800-1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997
  48. ^ a b Kings of the 2nd Intermediate Period
  49. ^ a b Marcel Marée: A sculpture workshop at Abydos from the late Sixteenth or early Seventeenth Dynasty, in: Marcel Marée (editor): The Second Intermediate period (Thirteenth-Seventeenth Dynasties), Current Research, Future Prospects, Leuven, Paris, Walpole, MA. 2010 ISBN 978-90-429-2228-0. p. 247, 268
  50. ^ a b c d Jürgen von Beckerath: Chronologie des pharaonischen Ägyptens, Münchner Ägyptologische Studien 46. Mainz am Rhein, 1997
  51. ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, Münchner ägyptologische Studien 49, Mainz 1999.
  52. ^ Wolfgang Helck, Eberhard Otto, Wolfhart Westendorf, Stele - Zypresse: Volume 6 of Lexikon der Ägyptologie, Otto Harrassowitz Verlag, 1986, Page 1383
  53. ^ Christopher Bronk Ramsey et al., Radiocarbon-Based Chronology for Dynastic Egypt, Science ngày 18 tháng 6 năm 2010: Vol. 328. no. 5985, pp. 1554-1557.
  54. ^ “Ramesses I Menpehtire”. Digital Egypt. University College London. 2001. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  55. ^ “King Merenptah”. Digital Egypt. University College London. 2001. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2007.
  56. ^ “Sety II”. Digital Egypt. University College London. 2001. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
  57. ^ “Siptah Sekhaenre/Akhenre”. Digital Egypt. University College London. 2001. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
  58. ^ Grimal (1992) p.291
  59. ^ “Ramesses XI Menmaatre-setpenptah”. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2007.
  60. ^ Cerny p.645
  61. ^ R. KraussD.A. Warburton, "Chronological Table for the Dynastic Period" in Erik Hornung, Rolf Krauss & David Warburton (editors), Ancient Egyptian Chronology (Handbook of Oriental Studies), Brill, 2006. p.494
  62. ^ Dan'el Kahn, "The Inscription of Sargon II at Tang-i Var and the Chronology of Dynasty 25," Orientalia 70 (2001), pp.1-18
  63. ^ “Late Period Kings”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
  64. ^ a b Placed in this dynasty only for chronological reasons, as he was not related to the Achaemenids.
  65. ^ “Nakhthorhebyt”. Digital Egypt for Universities. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • J. H. Breasted, History of Egypt from the Earliest Time to the Persian Conquest, 1909
  • J. Cerny, 'Egypt from the Death of Ramesses III to the End of the Twenty-First Dynasty' in The Middle East and the Aegean Region c.1380-1000 BC, Cambridge University Press, ISBN 0-521-08691-4
  • Clayton, Peter A. (1995). Chronicle of the Pharaohs: The Reign-by-Reign Record of the Rulers and Dynasties of Ancient Egypt. The Chronicles Series . London: Thames and Hudson. ISBN 978-0-500-05074-3.
  • Dodson, Aidan and Hilton, Dyan.<chú thích>The Complete Royal Families of Ancient Egypt</chú thích>. Thames & Hudson. 2004. ISBN 0-500-05128-3
  • Sir Alan Gardiner Egyptian Grammar: Being an Introduction to the Study of Hieroglyphs, Third Edition, Revised. London: Oxford University Press, 1964. Excursus A, pp. 71–76.
  • Nicolas Grimal, A History of Ancient Egypt, (Blackwell Books: 1992)
  • Murnane, William J. Ancient Egyptian Coregencies, Studies in Ancient Oriental Civilization. No. 40. The Oriental Institute of the University of Chicago, 1977
  • Michael Rice, Who's Who in Ancient Egypt, Routledge 1999
  • Ryholt, Kim & Steven Bardrum. 2000. "The Late Old Kingdom in the Turin King-list and the Identity of Nitocris." Zeitschrift für ägyptische Sprache und Altertumskunde 127
  • Shaw, Ian. The Oxford History of Ancient Egypt., Oxford University Press, 2000.
  • Shaw, Garry. The Pharaoh, Life at Court and on Campaign, Thames and Hudson, 2012.
  • Toby A. H. Wilkinson, Early Dynastic Egypt, Routledge 1999, ISBN 0-415-18633-1
  • Verner, Miroslav, <chú thích>The Pyramids - Their Archaeology and History</chú thích>, Atlantic Books, 2001, ISBN 1-84354-171-8
  • Egypt, History & Civilisation By Dr. R Ventura. Published by Osiris, PO Box 107 Cairo.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
[Phần 1] Nhật ký tình yêu chữa trĩ của tôi
Một câu truyện cười vl, nhưng đầy sự kute phô mai que
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
[Review] 500 ngày của mùa hè | (500) Days of Summer
(500) days of summer hay 500 ngày của mùa hè chắc cũng chẳng còn lạ lẫm gì với mọi người nữa
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Đấng tối cao Nishikienrai - Overlord
Nishikienrai chủng tộc dị hình dạng Half-Golem Ainz lưu ý là do anh sử dụng vật phẩm Ligaments để có 1 nửa là yêu tinh nên có sức mạnh rất đáng kinh ngạc