Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (Việt Nam)

Thứ trưởng
Bộ Quốc phòng Việt Nam
Quốc huy Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam
Đương nhiệm
Đại tướng Nguyễn Tân Cương
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến
Thượng tướng Vũ Hải Sản
Thượng tướng Phạm Hoài Nam
Thượng tướng Lê Huy Vịnh
Thượng tướng Võ Minh Lương

từ năm 2020
Bộ Quốc phòng Việt Nam
Kính ngữThứ trưởng
Thành viên củaBộ Quốc phòng Việt Nam
Báo cáo tớiBộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Trụ sởsố 7, đường Nguyễn Tri Phương, Hà Nội
Bổ nhiệm bởiThủ tướng Chính phủ
theo sự đề cử của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập2/9/1945

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam chịu trách nhiệm giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam trong chỉ huy, điều hành, quản lý, xây dựng quân đội và các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng phân công.[1][2][3]

Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Điều 25, thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan thì Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng theo sự đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.[4]

Theo Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, tại Điều 38 quy định số lượng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là không quá 06.[3]

  • Thứ trưởng kiêm Tổng Tham mưu trưởng.
  • Thứ trưởng phụ trách phòng không - không quân, công tác kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự, thanh tra, kiểm tra, cải cách hành chính, công tác lịch sử quân sự, công tác dân số, gia đình và trẻ em, thanh niên, phụ nữ.
  • Thứ trưởng phụ trách hải quân, cảnh sát biển, công tác công nghiệp quốc phòng và các chương trình, dự án nghiên cứu, phát triển công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí, trang bị.
  • Thứ trưởng phụ trách công tác tình báo, đối ngoại, biên giới, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
  • Thứ trưởng phụ trách công tác tư pháp, pháp chế, công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Thứ trưởng phụ trách công tác tài chính, kinh tế, hậu cần; kế hoạch đầu tư, xây dựng doanh trại, đầu tư xây dựng cơ bản; chính sách về nhà ở quân đội; các khu Kinh tế - Quốc phòng; bảo hiểm xã hội.

Quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2014[4] tại Điều 15 thì chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng/ Đô đốc Hải quân.

Tiêu chuẩn nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam cho ứng viên Thứ trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quy định số 89-QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng[5], tại Phụ lục 1, Mục II, Tiểu mục 3 và tại Điều 5, Điều 13 thì chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có thời hạn giữ chức vụ là 5 năm và thuộc diện thẩm quyền Ban Bí thư quản lý, đánh giá, bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật.[5] Theo Quy định số 89-QĐ/TW ngày 4 tháng 8 năm 2017[6] và Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4 tháng 8 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng[7] thì tiêu chuẩn chung của chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồmː

  1. Về chính trị tư tưởngː Trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước. Lập trường bản lĩnh chính trị vững vàng.[7]
  2. Về đạo đức, lối sốngː Mẫu mực, trung thực, khiêm tốn, chân thành, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.[7]
  3. Về trình độː Tốt nghiệp đại học trở lên.[7]
  4. Về năng lực và uy tínː Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Là hạt nhân quy tụ được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.[7]
  5. Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệmː Đủ sức khỏe, đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp ở đây; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.[7]

Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 tại phần III, mục 2 có quy định cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.[8]

Nhiệm vụ chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Thông tư số 52/2017/TT-BQP ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Quốc phòng về Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng[9] tại Điều 4 có quy định về trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cụ thể như sauː

  • Chịu trách nhiệm cao nhất trước Bộ trưởng đối với lĩnh vực được phân công hoặc công việc được giao.[9]
  • Chỉ đạo việc thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, quy hoạch, kế hoạch phòng thủ đất nước, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác thuộc phạm vi được Bộ trưởng phân công[9]
  • Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Bộ trưởng phân công[9]
  • Giúp Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.[9]
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.[9]

Thứ trưởng kiêm Tổng Tham mưu trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem chi tiết: Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Họ và tên
(năm sinh–năm mất)
Thời gian
đảm nhiệm
Bộ trưởng Cấp bậc
cao nhất
Chức vụ cao nhất
Hoàng Văn Thái
(1915–1986)
1945–1953 Võ Nguyên Giáp Ủy viên Trung ương Đảng
Văn Tiến Dũng

(1917–2002)

1953–1978 Ủy viên Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Lê Trọng Tấn
(1914–1986)
1978–1986 Võ Nguyên Giáp

Văn Tiến Dũng

Ủy viên Trung ương Đảng
Lê Đức Anh
(1920–2019)
1986-1987 Văn Tiến Dũng Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Ủy viên Bộ Chính trị

Chủ tịch nước

Đoàn Khuê
(1923–1999)
1987–1991 Lê Đức Anh Ủy viên Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đào Đình Luyện
(1929–1999)
1991–1995 Đoàn Khuê [10] Ủy viên Trung ương Đảng
Phạm Văn Trà
(1935–)
1995–1997 Ủy viên Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đào Trọng Lịch
(1939–1998)
1997–1998 Phạm Văn Trà Ủy viên Trung ương Đảng
Lê Văn Dũng
(1945–)
1998–2001 Bí thư Trung ương Đảng
Phùng Quang Thanh
(1949–2021)
2001–2006 Ủy viên Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Nguyễn Khắc Nghiên[11]
(1951–2010)
2006–2010 Phùng Quang Thanh Ủy viên Trung ương Đảng
Đỗ Bá Tỵ
(1954–)
2010–2016 Ủy viên Trung ương Đảng

Phó Chủ tịch Quốc hội

Phan Văn Giang
(1960–)
2016–2021 Ngô Xuân Lịch Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2021–nay)

Nguyễn Tân Cương

(1966–)

2021–nay Phan Văn Giang Ủy viên Trung ương Đảng (2016–nay)

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ tên
(năm sinh–năm mất)
Thời gian
đảm nhiệm
Bộ trưởng Cấp bậc
cao nhất
Chức vụ cao nhất
Võ Nguyên Giáp
(1911–2013)
1945–1946 Chu Văn Tấn Ủy viên Bộ Chính trị
Tạ Quang Bửu
(1910–1986)
1946–1947 1948-1961 Phan Anh

Võ Nguyên Giáp

Bộ trưởng Bộ quốc phòng
Nguyễn Văn Vịnh
(1918–1978)
1959–1960 Võ Nguyên Giáp Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng
Trần Quý Hai
(1913–1985)
1961–1978 Ủy viên Trung ương Đảng
Song Hào
(1917–2004)
1961–1982 Võ Nguyên Giáp

Văn Tiến Dũng

Bí thư Trung ương Đảng

Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội

Trần Sâm
(1918–2009)
1963–1965 Võ Nguyên Giáp Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Đôn
(1918–1986)
1968–1972 Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng
Hoàng Văn Thái
(1915–1986)
1974–1986 Võ Nguyên Giáp

Văn Tiến Dũng

Ủy viên Trung ương Đảng
Đinh Đức Thiện
(1914–1986)
1974–1976
Đồng Sĩ Nguyên
(1923–2019)
1976–1977 Võ Nguyên Giáp Ủy viên Bộ Chính trị

Phó Thủ tướng Chính phủ

Vũ Xuân Chiêm
(1923–2012)
1976-1987 Võ Nguyên Giáp

Văn Tiến Dũng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Bùi Phùng
(1920–1999)
1977–1989 Võ Nguyên Giáp

Văn Tiến Dũng Lê Đức Anh

Ủy viên Trung ương Đảng
Đặng Vũ Hiệp
(1928–2008)
1977–1984
Hoàng Thế Thiện
(1922–1995)
1977–1982 Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng

Trưởng ban Ban B.68 Trung ương Đảng

Lê Trọng Tấn
(1914–1986)
1978–1986 Ủy viên Trung ương Đảng
Trần Văn Trà
(1919–1996)
1978–1982
Lê Quang Hòa
(1914–1993)
1980–1986 Văn Tiến Dũng
Lê Đức Anh
(1920–2019)
1981–1986 Văn Tiến Dũng Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trần Văn Quang
(1917–2013)
1981–1992 Văn Tiến Dũng

Lê Đức Anh Đoàn Khuê

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng
Đoàn Khuê
(1923–1999)
1987–1991 Lê Đức Anh Ủy viên Bộ Chính trị
Nguyễn Chơn
(1927–2015)
1987–1994 Lê Đức Anh

Đoàn Khuê

Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Trọng Xuyên
(1926–2012)
1989–1999 Lê Đức Anh

Đoàn Khuê Phạm Văn Trà

Nguyễn Thới Bưng
(1927–2014)
1992–1997 Đoàn Khuê
Phan Thu
(1931–)
1993–1997 Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng
Trần Hanh
(1932–)
1996–2000 Đoàn Khuê

Phạm Văn Trà

Ủy viên Trung ương Đảng
Trương Khánh Châu
(1934–2019)
1996–2001 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Nguyễn Văn Rinh
(1942–)
1998–2007 Phạm Văn Trà

Phùng Quang Thanh

Ủy viên Trung ương Đảng
Nguyễn Huy Hiệu
(1947–)
1998–2011


Nguyễn Văn Được
(1946–)
1998–2011
Phan Trung Kiên
(1946–)
2002–2011
Nguyễn Khắc Nghiên
(1951–2010)
2006 Phùng Quang Thanh
Nguyễn Văn Hiến [12]

(1954–)

2009–2016
Trương Quang Khánh
(1953–)
2009–2016
Nguyễn Chí Vịnh
(1959–2023)
2009–2021 Phùng Quang Thanh

Ngô Xuân Lịch

Lê Hữu Đức
(1955–)
2010–2016 Phùng Quang Thanh
Nguyễn Thành Cung
(1953–2022)
2011–2016
Võ Trọng Việt
(1957–)
2015–2016
Trần Đơn
(1958–)
2015–2021 Phùng Quang Thanh

Ngô Xuân Lịch

Bế Xuân Trường
(1957–)
Lê Chiêm
(1958–)
Nguyễn Tân Cương

(1966–)

2020–nay Ngô Xuân Lịch

Phan Văn Giang

Ủy viên Trung ương Đảng (2016–nay)
Vũ Hải Sản

(1961–)

Hoàng Xuân Chiến

(1961–)

Phạm Hoài Nam

(1967–)

Lê Huy Vịnh

(1961–)

Võ Minh Lương

(1963)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Thông tư 52 năm 2017 về Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng”.
  2. ^ “Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014”.
  3. ^ a b “Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015”. vanban.chinhphu.vn. 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ a b “Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2014”. Công báo Chính phủ.
  5. ^ a b “Quy định 105/2017 của BCHTW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”. Thư viện pháp luật. 2017.
  6. ^ “Quy định số 89-QĐ/TW năm 2017 về Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2017.
  7. ^ a b c d e f “Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”. Thư viện pháp luật. 2017.
  8. ^ “Nghị quyết 26 năm 2018 về công tác cán bộ”. Bộ Nội vụ. 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2019.
  9. ^ a b c d e f “Thông tư 52/2017/TT-BQP ngày 10/3/2017 về quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng”. Thư viện pháp luật. 2017.
  10. ^ Quân hàm Thượng tướng PK-KQ chỉ phong cho Thứ trưởng hoặc Tổng tham mưu phó hoặc Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Tư lệnh hoặc Chính ủy Quân chủng PK-KQ.
  11. ^ “Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên từ trần”.
  12. ^ “Xóa tư cách nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn Hiến”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Lịch sử hình thành của Tinh Linh Nước Trong
Rất lâu rất lâu về trước, lâu đến mức thế giới chưa thành hình, con người chưa xuất hiện, kẻ thống trị chưa đổ bộ, từng có một vùng biển đặc thù, chất nước của nó khác xa so với nước biển hiện tại
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
Câu chuyện của Apocalypse (En Sabah Nur) bắt đầu khi anh ta sinh ra vào khoảng 5000 năm trước công nguyên ở Ai Cập
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Takamine: Samurai huyền thoại và hai món vũ khí lôi thần ban tặng
Cánh cổng Arataki, Kế thừa Iwakura, mãng xà Kitain, Vết cắt sương mù Takamine
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm