Tự Đắc Huệ Huy

Thiền sư
tự đắc huệ huy
得慧暉
Tên khai sinhhọ Trương
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại Thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiTào Động tông
Chi pháiHoằng Trí phái
Sư phụHoằng Trí Chính Giác
Đệ tửMinh Cực Huệ Tộ, Tuyết Đậu Đức Vân, Trượng Tích Sùng Kiên, Tuyết Đậu Văn Hoán
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhhọ Trương
Ngày sinh1097
Nơi sinhThượng Ngu, Cối Khê, Triết Giang
Mất
Thụy hiệuTự Đắc Thiền Sư
Ngày mất1183
Giới tínhnam
Nghề nghiệptì-kheo
Quốc tịchĐại Tống
icon Cổng thông tin Phật giáo

Tự Đắc Huệ Huy (zh. 自得慧暉, ja. Jitoku Eki, 1097-1183) là một Thiền sư Trung Quốc đời Tống. Sư nối pháp Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác, thuộc phái Hoằng Trí, Tào Động tông. Đệ tử nối pháp của sư có Thiền sư Minh Cực Huệ Tộ, Tuyết Đậu Đức Vân, Trượng Tích Sùng KiênTuyết Đậu Văn Hoán.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư họ Trương, quê ở Thượng Ngu, Cối Kê, tỉnh Triết Giang. Lúc nhỏ, sư xuất gia rồi thọ giới cụ túc với Thiền sư Trừng Chiếu Đạo Ngưng.[1]

Năm 20 tuổi, sư yết kiến Thiền sư Chân Yết Thanh Liễu ở Trường Lô Tự.[2]

Sau, sư đến tham vấn Thiền sư Hoằng Trí Chính Giác rồi ngộ đạo và được Thiền sư Hoằng Trí ấn khả.[2] Cơ duyên ngộ đạo của sư như sau:

Sư đến yết kiến Hoằng Trí, Trí nhắc: "Chính trong sáng có tối, chẳng dùng tối gặp nhau, chính trong tối có sáng, chẳng dùng sáng thấy nhau" để hỏi sư. Tuy nhiên sư chẳng khế hội. Hôm sau, Sư đến trước tượng Thánh tăng định thắp hương, mà Hoằng Trí cũng vừa đến. Sư trông thấy Hoằng Trí liền ngộ được công án trước hôm trước của Hoằng Trí. Hôm khác, Sư vào thất. Hoằng Trí nhắc: "Than ôi! Ngày trước mặt như ngọc, lại than! Xoay về râu tợ sương." để hỏi sư. Sư đáp: "Kia vào ly, kia ra vi." Từ đây, sư hỏi đáp không ngại.[3]

Vào năm thứ 7 (1137) niên hiệu Thiệu Định, sư khai mở đạo tràng thuyết pháp ở Bổ Đà. Sư cũng từng trụ trì tại các chùa khác như: Vạn Thọ tự, Cát Tường tự, Tuyết Đậu Thiền tự...[2]

Đến năm thứ 3 (1176) niên hiệu Thuần Hy, sư được cử đến trụ trì tại Tịnh Từ Tự (zh. 淨慈寺) ở Lâm An, nhưng 4 năm sau thì sư lại trở về Tuyết Đậu Tự.[2]

Sư có để lại công án nổi tiếng liên quan đến Động Sơn Ngũ Vị:

Có vị tăng hỏi sư: "Thế nào là chính trung thiên?"

Sư đáp: "Đêm qua canh ba sao đầy trời."

Tăng hỏi: "Thế nào là thiên trung chính?"

Sư đáp: "Mây trắng trùm đầu núi, trọn chẳng bày ngất cao."

Tăng hỏi: "Thế nào là chính trung lai?"

Sư đáp: "Chớ gọi cá kình không lông cánh, ngày nay chính từ đường chim sang."

Tăng hỏi: "Thế nào là kiêm trung chí?"

Sư đáp: "Ứng không dấu, dụng không vết."

Tăng hỏi: "Thế nào là kiêm trung đáo?"

Sư đáp: "Người đá chiếc áo rách, quả đất không người may."[3]

Ngày 29 tháng 11 năm thứ 10 (1183) niên hiệu Thuần Hy, lúc nửa đêm, sư tắm gội xong rồi ngồi kiết-già mà tịch, hưởng thọ 87 tuổi đời, 75 năm hạ lạp. Vua ban hiệu là Tự Đắc Thiền Sư (zh. 自得禪師). Đệ tử đem nhục thân sư nhập bảo tháp nằm bên hữu gần tháp mộ của Thiền sư Tuyết Đậu Trọng Hiển.[2][4]

Sư có để lại bộ Linh Trúc Tịnh Từ Tự Đắc Thiền Sư Ngữ Lục gồm 6 quyển.[2]

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “慧暉(huì huī)”. DILA. Truy cập ngày 7 tháng 9, 2023.
  2. ^ a b c d e f “Tự Đắc Huệ Huy”. Phật Giáo. Truy cập ngày 7 tháng 9, 2023.
  3. ^ a b Thích Thanh Từ. “THIỀN SƯ HUỆ HUY TỰ ĐẮC”. Thiền Viện Thường Chiếu. Truy cập ngày 7 tháng 9, 2023.
  4. ^ “0-TS Huệ Huy Tự Đắc”. Pháp Thí Hội. Truy cập ngày 7 tháng 9, 2023.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Sự hình thành Teyvat dưới thời của vị thần đầu tiên và vị thần thứ hai
Tất cả những thông tin mà ta đã biết về The Primordial One - Vị Đầu Tiên và The Second Who Came - Vị Thứ 2
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Câu chuyện về Sal Vindagnyr và các mốc nối đằng sau nó
Trong tình trạng "tiến thoái lưỡ.ng nan" , một tia sáng mang niềm hy vọng của cả vương quốc đã xuất hiện , Dũng sĩ ngoại bang - Imunlaurk
Giải đáp một số câu hỏi về Yelan - Genshin Impact
Giải đáp một số câu hỏi về Yelan - Genshin Impact
Yelan C0 vẫn có thể phối hợp tốt với những char hoả như Xiangling, Yoimiya, Diluc
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?