Mật Am Hàm Kiệt


Thiền sư
Mật Am Hàm Kiệt
密庵咸傑
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiLâm Tế
Chi pháiDương Kỳ
DòngHổ Khâu
Sư phụỨng Am Đàm Hoa
Đệ tửTùng Nguyên Sùng Nhạc
Tào Nguyên Đạo Sinh
Phá Am Tổ Tiên
Trước tácMật Am Hòa thượng ngữ lục
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh1118
Nơi sinhPhước Châu
Mất
Ngày mất12 tháng 6, 1186
Nơi mấtThiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự, Ninh Ba, Chiết Giang
Giới tínhnam
Nghề nghiệptì-kheo
Quốc giaĐại Tống
Quốc tịchnhà Tống
icon Cổng thông tin Phật giáo

Mật Am Hàm Kiệt (zh: 密庵咸傑, ja: Mittan Kanketsu, 1118-1186) là một vị cao tăng Trung Quốc đời Nhà Tống, thuộc dòng Hổ Khâu, phái Dương Kì, tông Lâm Tế. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Ứng Am Đàm Hoa, dưới sư có các môn đệ đắc pháp là Thiền sư Tùng Nguyên Sùng Nhạc (Phái Tùng Nguyên), Tào Nguyên Đạo Sinh (Phái Tào Nguyên) và Phá Am Tổ Tiên (Phái Phá Am).

Cơ duyên và hành trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư họ Trịnh, sinh năm 1118 tại Phước Châu, nhằm niên hiệu Đại Quán thứ 4, đời vua Tống Huy Tông. Từ nhỏ sư đã thông minh khác người, thường chán cảnh trần lao, mong muốn được giải thoát.

Sau sư xuất gia và đến tham học dưới với Thiền sư Ứng Am Đàm Hoa. Ứng Am thầm biết sư là bậc pháp khí nên tận tình chỉ dạy, chờ thời cơ khai ngộ cho sư. Một hôm, Ứng Am hỏi sư: "Thế nào là chánh pháp nhãn tạng?". Sư đáp: "Đập vỡ bồn cát!". Ứng Am gật đầu ấn chứng và truyền pháp cho sư nối tông Lâm Tế.

Sau khi đắc pháp, sư khai đàn thuyết pháp ở chùa Ô Cự ở xứ Vệ Quốc, kế đến chấn tích độ chúng tại chùa Tương Phù Hoa Tạng ở Tưởng Sơn rồi lại phụng chiếu của vua đến làm trụ trì chùa Linh Ẩn ở Kính Sơn.

Khi lớn tuổi, sư về trụ trì tại chùa Thiên Đồng ở Thái Bạch sơn, Ninh Ba, Chiết Giang và giáo hoá đồ chúng cho đến ngày viên tịch.

Sư thượng đường nói:

"Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm. Ta không có tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp. Đã không có tâm, lại không có Pháp. Núi sông đất đai, chỗ nào được. Thấy nghe hay biết, lại là vật gì?". Sư hét lên một tiếng, nói: "Đến bờ mắt xem nước, đặc biệt một trường sâu, trường sầu".

Vào ngày 12 tháng 6 năm Bính Ngọ (1186) nhằm niên hiệu Thuần Hi thứ 13, triều vua Hiếu Tông nhà Nam Tống, sư ngồi kiết già rồi an nhiên thi tịch, thọ 69 tuổi, hạ lạp 52 năm. Môn đồ lập tháp thờ sư tại Trung Phong ở núi Thiên Đồng.

Pháp ngữ của sư được đệ tử chép lại trong Mật Am Hòa thượng ngữ lục (zh: 密庵和尚語錄, 1 quyển).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |

pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Cùng tìm hiểu những biện pháp bảo vệ đôi mắt các bạn nhé
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Hoa thần Nabu Malikata - Kiều diễm nhân hậu hay bí hiểm khó lường
Đây là một theory về chủ đích thật sự của Hoa Thần, bao gồm những thông tin chúng ta đã biết và thêm tí phân tích của tui nữa
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
[Review sách] Thành bại nhờ giao tiếp | Sách Crucical Conversation
Hãy tưởng tượng giao tiếp như một trò chơi chuyền bóng, mục đích của bạn là chuyền cho đối phương theo cách mà đối phương có thể dễ dàng đón nhận
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo