Thuyền Tử Đức Thành (zh. chuánzǐ déchéng 船字德誠, ja. sensu tokujō), tk. 8-9, là Thiền sư Trung Quốc, sư đạt yếu chỉ nơi Thiền sưDược Sơn Duy Nghiễm. Sư chỉ có một người đệ tử ngộ đạo là Thiền sư Giáp Sơn Thiện Hội. Đời sau còn nhớ đến sư qua phong cách thị tịch kỳ lạ.
Sau này sư đạt được yếu chỉ nơi Thiền sưDược Sơn Duy Nhiễm, sư cùng hai vị tiễn biệt mỗi người đến một phương, sư dặn họ: Các ông nên y cứ mỗi người một phương, kiến lập tông chỉ của Dược Sơn. Tôi bản tính mộc mạc, chỉ thích sơn thủy, vui tình tự khiển, chẳng có được gì. Sau này biết chỗ của tôi ở, nếu gặp tọa chủ nào lanh lợi, chỉ một người lại, hoặc có thể dùi mài, trao cho y sở đắc một đời, để báo ơn cho tiên sư.
Sau đó, sư đến tại bến Hoa Đình, Ngô Giang, thả một chiếc thuyền nhỏ để đưa người qua sông, người đương thời gọi là Hòa thượng Thuyền Tử (Hòa thượng Chèo Thuyền)
Thiện Hội nhân được Thiền sư Đạo Ngô mách đến yết kiến Sư. Vừa thấy đến sư liền hỏi:
Thiện Hội vừa mở miệng bị sư đánh một chèo té xuống nước.
Vừa mới leo lên thuyền sư lại thúc: "Nói mau! Nói mau!" Thiện Hội vừa mở miệng lại bị sư đánh. Thiện Hội hoát nhiên đại ngộ.
Sư căn dặn Thiện Hội:
"Ngươi ra đi phải tìm chỗ ẩn thân mất dấu vết, chỗ mất dấu vết chớ ẩn thân. Ta ba mươi năm ở Dược Sơn chỉ sáng tỏ việc này. Nay ngươi đã được nó, sau chớ ở chỗ xóm làng thành thị, nên vào trong núi sâu bên cạnh đồng để tìm lấy trọn một cái, nửa cái còn lại không thể đoạn đứt."
Sau khi được ấn khả, Giáp Sơn từ giã ra đi mà cứ quay đầu lại nhìn mãi, sư bèn gọi: Xà-lê ! Sơn bèn quay đầu lại, sư cất mái chèo nói: Ông cho là còn có việc khác à?
Nói xong, sư lật úp thuyền xuống nước mà thị tịch.
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. Thành phố Hồ Chí Minh 1990, 1995.
Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Bài viết các tu sĩ, danh tăng Phật giáo trong lịch sử Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.