Thiên Nham Nguyên Trường

Thiền sư
thiên nham nguyên trường
千巖元長
Pháp hiệuVô Minh
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiLâm Tế tông
Sư phụTrung Phong Minh Bản
Đệ tửVạn Phong Thời Ủy
Đại Chuyết Tổ Năng
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh1284
Nơi sinhTiêu Sơn, Việt Châu, Chiết Giang
Mất
Ngày mất1357
Nơi mấtChùa Thánh Thọ, Trùng Khánh
Giới tínhnam
Quốc giaĐại Nguyên
Quốc tịchnhà Nguyên
icon Cổng thông tin Phật giáo

Thiên Nham Nguyên Trường (zh: 千巖元長, ja: Sengan Genchō, 1284-1357) là Thiền sư Trung Quốc đời nhà Nguyên, còn có hiệu là Vô Minh. Sư thuộc dòng Hổ Khâu, Dương Kỳ phái, Tông Lâm Tế. Sư là pháp tử của Thiền sư Trung Phong Minh Bản và có đệ tử nối pháp là Thiền sư Vạn Phong Thời Ủy, Đại Chuyết Tổ Năng[1].

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư họ Đổng, quê ở Tiêu Sơn, vùng Việt Châu, tỉnh Triết Giang. Năm 7 tuổi, sư theo tỳ kheo Đàm Phương tu học tại Pháp Môn Viện và đến năm 19 tuổi cạo tóc xuất gia rồi thọ giới cụ túc. Đầu tiên, sư học giới luật ở Linh Chi Tự ở Triết Giang.

Tiếp đó, sư đến yết kiến và học Thiền với Thiền sư Trung Phong Minh Bản và được dạy tham cứu công án "Con chó của Triệu Châu" và chuyên tâm đề khán công án này suốt 3 năm. Một hôm, sư nghe tiếng chim hót, bèn đại ngộ, mừng rỡ tìm đến ngài Trung Phong cầu ấn chứng. Tuy nhiên, khi sư trình sở ngộ, Thiền sư Trung Phong không chấp nhận và gạt bỏ hết làm sư cảm thấy rất ấm ức. Nhưng nhờ điều này mà sư gắng sức chuyên tâm tham cứu hơn, quyết ngộ bản tâm cho triệt để.

Đêm hôm đó, có con chuột chạy làm đổ chén thức ăn của mèo rơi xuống đất phát ra tiếng động, sư nghe tiếng bát vỡ liền triệt ngộ, mọi nghi tình từ trước đều tan vỡ hết. Sư liền đến cầu Thiền sư Trung Phong ấn chứng lần nữa. Thiền sư Trung Phong hỏi: "Vì sao Triệu Châu không nói?". Sư đáp: "Chuột ăn cơm mèo!", Trung Phong bảo: "Chưa được!". Sư đáp: "Chén cơm đổ bể!", Trung Phong hỏi: "Bể rồi thì sao?", Sư đáp: "Vỡ thành gạch vụn!". Đến đây, Thiền sư Trung Phong Minh Bản mỉm cười và ấn khả cho sư.

Sau khi đạt đạo, chúng thỉnh sư đến trụ trì tại Vô Minh tự và bắt đầu công cuộc hoằng hóa. Đến năm 1327, sư tiến hành trùng tu Thánh Thọ Tự và tiếp tục hoằng pháp ở đây.

Sư được vua Nguyên kính trọng và từng nhiều lần ban các danh hiệu cao quý như: Phổ Ứng Diệu Trí Hoằng Biện, Phật Huệ Viên Giám Đại Nguyên Phổ Tế, Phật Huệ Viên Minh Quảng Chiếu Vô Biên Phổ Lợi Đại Thiền Sư.

Đến ngày 14 tháng 6 năm 1357, sư có chút bệnh, bèn gọi chúng đến dăn dò rồi ngồi kiết già viết kệ:

Bình sinh lắm lời

Nay đà thua thiệt

Một câu vang trời

Chính pháp nhãn diệt

Viết xong, sư an nhiên thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi đời và 56 hạ lạp. Sư có để lại tác phẩm Thiên Nham Hòa Thượng Ngữ Lục (zh: 千巖和尚語錄, 1 quyển).

Nguồn tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Dumoulin, Heinrich:
Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
  • Như Sơn. Thiền Uyển Kế Đăng Lục, Thích Thiện Phước dịch 2015.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán


  1. ^ Đại Chuyết Tổ Năng: Vị sư người gốc Nhật Bản, từng có thời gian sang Trung Quốc du học và đắc pháp nơi Thiên Nham Nguyên Trường.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Varka: Đường cùng của sói - Genshin Impact
Đường cùng của sói không phải nói về Andrius, cũng không phải Varka
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Nguồn gốc các loại Titan - Attack On Titan
Tất cả Titan đều xuất phát từ những người Eldia, mang dòng máu của Ymir
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Cẩm nang La Hoàn Thâm Cảnh 2.4 - Genshin Impact
Phiên bản 2.4 này mang đến khá nhiều sự thú vị khi các buff la hoàn chủ yếu nhắm đến các nhân vật đánh thường
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL