tuyết đình phúc dụ 雪庭福裕 | |
---|---|
Tên khai sinh | Trương Hảo Vấn |
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Tông phái | Thiền tông |
Lưu phái | Tào Động |
Chi phái | Lộc Môn |
Sư phụ | Vạn Tùng Hành Tú |
Đệ tử | Linh Ẩn Văn Thái |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trương Hảo Vấn |
Ngày sinh | 1203 |
Nơi sinh | Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây |
Mất | 20 tháng 7, 1275 |
An nghỉ | Chùa Thiếu Lâm |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Đại Nguyên |
Cổng thông tin Phật giáo | |
Tuyết Đình Phúc Dụ (zh. 雪庭福裕, ja. Setsutei Fukuyū, 1203-1275) là Thiền sư Trung Quốc đời Nguyên, thuộc Tông Tào Động, là pháp tử của Thiền sư Vạn Tùng Hành Tú. Vì sư từng trụ trì và trùng hưng chùa Thiếu Lâm nên còn được coi là Tổ trung hưng của ngôi chùa này. Đệ tử nối pháp của sư có Thiền sư Linh Ẩn Văn Thái.
Sư họ Trương, tự là Hảo Vấn, quê ở vùng Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Lớn lên, sư xuất gia và thọ giới cụ túc với Đại sư Hưu Lâm ở Tiên Nham và làm thị giả tại đây 7 năm.[1]
Sau đó, sư đến tham vấn Thiền sư Vạn Tùng Hành Tú ở Báo Ân tự và được đại ngộ. Sau khi đắc pháp, sư ở lại đây hầu hạ thầy hơn 10 năm. Cơ duyên vấn đáp của sư với hòa thượng Vạn Tùng được ghi lại như sau:
Trên bước đường hoằng pháp, đầu tiên sư đến trụ trì tại chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, tu sửa lại những điện, đài bị hoang phế nơi đây và sau trở thành một ngôi Thiền tự khang trang, đẹp đẽ. Người đời sau tôn xưng sư là tổ trung hưng của chùa Thiếu Lâm. Kể từ đó cho đến nay, chùa Thiếu Lâm là một trong các tổ đình của tông Tào Động và các đời trụ trì đều thuộc pháp hệ tông Tào Động, họ thường lấy hiệu là “Truyền nhân thứ... của Thiền sư Tuyết Đình”.[3]
Vào năm thứ 8 (1248), sư nhận chiếu chỉ của vua và đến trú trì Hòa Lâm Hưng Quốc tự. Vua Hiển Tông từng mời sư vào trong cung để đàm đạo về Phật pháp, vua rất kính nể và thán phục trí tuệ của sư. Sau đó, vua ban chức “Tổng lĩnh thích giáo “[4] (zh. 总领释教), cho phép sư lãnh đạo toàn bộ Phật giáo đương thời và giao cho sư trách nhiệm khôi phục các tự viện đã bị hư sụp ở các nơi.[5]
Đến năm đầu (1260) niên hiệu Trung Thống, sư vâng mệnh vua Thế Tổ nhà Nguyên thiêu hủy các sách vở ngụy tạo của Đạo Giáo, cải tà quy chính cho các đạo sĩ và được ban hiệu là Quang Tông Chính Pháp Thiền sư. Ngoài ra, sư còn xây dựng Báo Ân tịnh xá ở cố hương mình và thường sống ở Vạn Thọ tự.[1]
Một hôm, sư thăng tòa dạy chúng:
Để truyền thừa tông phong một cách quy củ, sư có làm bài kệ pháp phái gồm 70 chữ truyền lại cho đệ tử như sau:
Vào ngày 20 tháng 7 năm thứ 12 (1275) niên hiệu Chí Nguyên, sư an nhiên tọa Thiền thị tịch, hưởng thọ 73 tuổi. Môn đệ trà tỳ và xây tháp thờ xá lợi tại khuôn viên Chùa Thiếu Lâm. Đến năm đầu (1312) niên hiệu Hoàng Khánh, sư được ban hiệu là Đại Tư Không Khai Phủ Nghi Đồng Tam Tư Truy Phong Tấn Quốc Công. Vị quan là Trình Cự Phu soạn văn Đại Nguyên Tặng Đại Tư Không Phủ Nghi Đồng Tam Tư Truy Phong Tấn Quốc Công Thiếu Lâm Khai Sơn Quang Tông Chánh Pháp Đại Thiền Sư Dụ Chi Bi.[1]
Lời dạy và sáng tác của sư được lưu lại trong Ngữ lục và Thi tập.[3]
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |