Tuyết Phong Nghĩa Tồn 雪峰義存 | |
---|---|
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Sư phụ | Đức Sơn Tuyên Giám |
Đệ tử | Vân Môn Văn Yển, Huyền Sa Sư Bị, Trường Khánh Huệ Lăng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 822 |
Quê quán | huyện Nam An |
Mất | 908 |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | nhà thơ |
Quốc gia | Trung Quốc |
Quốc tịch | nhà Đường |
Cổng thông tin Phật giáo | |
Một phần của loạt bài về |
Thiền sư Trung Quốc |
---|
Cổng thông tin Phật giáo |
Tuyết Phong Nghĩa Tồn (zh. xuéfēng yìcún 雪峰義存, ja. seppō gison), 822-908, là Thiền sư Trung Quốc, môn đệ của Đức Sơn Tuyên Giám. Từ dòng thiền của sư xuất sinh ra hai tông lớn của Thiền tông, đó là Vân Môn tông và Pháp Nhãn tông. Sư ấn khả cho 56 môn đệ, trong đó các vị Vân Môn Văn Yển, Huyền Sa Sư Bị và Trường Khánh Huệ Lăng là ba vị danh tiếng nhất.
Sư sinh trong một gia đình mộ đạo. Thuở nhỏ sư không ăn thịt cá, muốn xuất gia nhưng cha mẹ không cho. Năm 12 tuổi, sư theo cha đến chùa. Gặp một Luật sư, sư làm lễ nói "Thầy con" và sau đó xin ở lại học luôn. Sau khi thụ giới cụ túc tại chùa Bảo Sát, U Khê, sư tham học với nhiều Thiền sư. Ban đầu sư đến Thiền sư Lương Giới ở Động Sơn làm Điển toạ, tại đây có tỉnh, sau đến Đức Sơn được thầm nhận.
Mặc dù chưa triệt ngộ, sư cùng Thiền sư Nham Đầu Toàn Hoát từ giã Đức Sơn đi du phương. Nham Đầu ngày ngày chỉ lo ngủ, sư chỉ chăm tọa thiền. Một hôm sư đánh thức Nham Đầu:
Nham Đầu bảo sư nói sở đắc, được thì chứng minh, không được thì phá bỏ. Sư trình sở đắc nơi Động Sơn (Lương Giới) và Đức Sơn, Nham Đầu đều gạt bỏ, hét bảo:
Nhân câu này sư đại ngộ, lễ bái và nói:
Sau sư đến núi Tuyết Phong dựng một am nhỏ ngụ tại đây. Không bao lâu thiền giả mọi nơi đến tham vấn và nơi này trở thành một thiền viện với 1500 người tham thiền. Môn đệ của sư nổi danh về kỉ luật, trật tự nề nếp tu hành và rất nhiều người ngộ đạo tại đây.
Đời Lương, niên hiệu Thái Bình (908) ngày mùng hai tháng năm, sư để kệ truyền pháp xong nửa đêm nhập diệt, thọ 87 tuổi, 59 tuổi hạ.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |