Nham Đầu Toàn Hoát (zh. yántóu quánhuò 巖頭全豁, ja. gantō zenkatsu), 828-887, là
Thiền sư Trung Quốc, môn đệ xuất sắc của Đức Sơn Tuyên Giám. Thiền sư Thuỵ Nham Sư Ngạn là người nối pháp của Sư.
Một phần của loạt bài về |
Thiền sư Trung Quốc |
---|
|
|
|
|
- Hi Thiên
- Đạo Ngộ, Duy Nghiễm
- Bảo Thông, Thiên Nhiên
- Sùng Tín , Đàm Thịnh
- Viên Trí, Đức Thành, Vô Học
- Tuyên Giám, Thiện Hội
- Khánh Chư, Lương Giới
- Nghĩa Tồn, Toàn Hoát, Sư Ngạn
- Văn Yển, Huệ Lăng, Sư Bị
|
|
|
|
- Huệ Nam
- Tổ Tâm, Khắc Văn, Thường Thông
- Ngộ Tân, Duy Thanh, Huệ Hồng, Tùng Duyệt
- Tuệ Phương, Trí Thông, Thủ Trác
- Thủ Trác, Giới Kham, Đàm Bí
- Tùng Cẩn, Hoài Sưởng
|
- Phương Hội
- Thủ Đoan, Pháp Diễn
- Phật Cần, Phật Nhãn, Phật Giám
- Tông Cảo, Thiệu Long, Huệ Viễn
- Đức Quang, Đàm Hoa, Đạo Tế
- Cư Giản, Thiện Trân, Hàm Kiệt
- Đại Quan, Hành Đoan, Huệ Khai
- Tổ Tiên, Sùng Nhạc, Đạo Sinh
- Nguyên Hi, Trí Cập, Huệ Tính
- Phổ Nham, Đạo Trùng, Sư Phạm
- Đức Huy, Hành Diễn, Đại Hân
- Đạo Long, Trí Ngu, Hành Di
- Diệu Luân, Tổ Khâm, Tổ Nguyên
- Huệ Đàm, Nhất Ninh, Tông Hâm
- Tuệ Bảo, Nguyên Diệu, Tịnh Giới
- Thanh Củng, Minh Bản, Tiên Đổ
- Duy Tắc, Nguyên Trường, Không Độ
- Thời Uỷ, Phổ Trì, Huệ Sâm
- Phổ Từ, Minh Tuyên, Bản Thụy
- Minh Thông, Pháp Hội
- Đức Bảo, Đức Thanh
- Châu Hoằng, Chính Truyền
- Viên Ngộ, Viên Tu
- Viên Tín, Nhân Hội
- Thông Kỳ, Thông Dung, Đạo Mân
- Thông Tú, Thông Vấn
- Thủy Nguyệt, Chuyết Chuyết
- Đạo An, Long Kỳ, Chân Phác
- Hành Sâm, Hành Trân
- Siêu Vĩnh, Như Trường, Siêu Cách
- Tử Dung, Tính Âm
- Hư Vân, Lai Quả
|
- Lương Giới
- Bản Tịch, Đạo Ưng, Cư Độn
- Huệ Hà, Đạo Phi
- Quán Chí, Duyên Quán, Cảnh Huyền
- Nghĩa Thanh, Đạo Khải
- Tử Thuần, Tự Giác, Pháp Thành
- Chính Giác, Thanh Liễu, Nhất Biện
- Huệ Huy, Tông Giác, Tăng Bảo
- Huệ Tộ, Trí Giám, Tăng Thế
- Minh Quang, Như Tịnh, Như Mãn
- Đức Cử, Hành Tú
- Huệ Nhật, Vân Tụ, Phúc Dụ
- Vĩnh Dư, Đại Chứng, Văn Thái
- Phúc Ngộ, Văn Tài, Tử Nghiêm
- Liễu Cải, Khế Bân, Khả Tùng, Văn Tải
- Tông Thư, Thường Trung, Thường Thuận
- Tuệ Kinh, Phương Niệm
- Nguyên Lai, Nguyên Cảnh
- Nguyên Hiền, Viên Trừng
- Đạo Ngân, Đạo Thịnh, Đạo Bái
- Minh Tuyết, Minh Phương, Minh Vu
- Hoằng Kế, Đại Văn, Đại Tâm
- Tịnh Nột, Tịnh Đăng, Tịnh Chu
- Hưng Kỳ, Hưng Trù, Hưng Long
- Trí Tiên, Trí Giáo
- Pháp Hậu, Giới Sơ
- Nhất Tín, Đỉnh Triệt
- Hư Vân , Thánh Nghiêm
|
- Văn Yển
- Trừng Viễn, Nhân Úc
- Đạo Thâm, Thủ Sơ
- Duyên Mật, Sư Khoan, Hạo Giám
- Quang Tộ, Huệ Viễn, Phong Tường
- Lương Nhã, Ứng Chân, Sư Giới
- Trọng Hiển, Thiện Tiêm
- Thừa Cổ, Hiểu Thông, Hoài Trừng
- Nghĩa Hoài, Thảo Đường, Truyền Tông
- Liễu Nguyên, Khế Tung, Giám Thiều
- Tông Bản, Pháp Tú
- Trọng Nguyên, Ứng Phu, Pháp Anh
- Sùng Tín, Thiện Bản, Thanh Mãn
- Duy Bạch, Tông Vĩnh, Tông Trách
- Hoài Thâm, Tự Như
- Tư Huệ, Tông Diễn
- Huệ Quang, Văn Tuệ, Đạo Xương
- Nguyên Diệu, Lương Khánh, Chính Thụ
- Thâm Tịnh
|
|
|
|
|
Cổng thông tin Phật giáo |
|
Sư họ Kha, quê ở Tuyền Châu, xuất gia lúc còn nhỏ tuổi. Sau đó sư du lịch bốn phương, kết bạn cùng Tuyết Phong Nghĩa Tồn và Khâm Sơn Văn Thuý (Sư và Tuyết Phong trở thành hai môn đệ hàng đầu của Đức Sơn, Khâm Sơn sau đến Động Sơn Lương Giới thụ pháp). Nơi Đức Sơn, sư ngộ yếu chỉ thiền. Cùng với Tuyết Phong, sư đến từ giã Đức Sơn, Đức Sơn hỏi:
- "Đi về đâu?"
- Sư thưa: "Tạm từ Hoà thượng hạ sơn."
- Đức Sơn hỏi: "Con về sau làm gì?"
- Sư thưa: "Chẳng quên"
- Đức Sơn lại hỏi: "Con nương vào đâu nói lời này?"
- Sư thưa: "Đâu chẳng nghe: ‘Trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bằng thầy, kém thầy nửa đức.’"
- Đức Sơn bảo: "Đúng thế! Đúng thế! Phải khéo hộ trì."
Sau khi rời Đức Sơn, sư đến núi Ngọa Long Động Đình cất am. Học giả đến học tấp nập.
Có một vị tăng mới đến, sư hỏi:
- "Từ đâu đến?"
- Tăng thưa: "Từ Tây Kinh đến."
- Sư hỏi: "Sau trận giặc Hoàng Sào lại lượm được kiếm chăng?"
- Tăng thưa: "Lượm được."
- Sư đưa cổ ra làm thế nhận chặt, tăng nói: "Đầu thầy rơi." Sư cười to.
Sư dạy chúng:
- "Phàm việc trong đại tổng cương tông phải biết cú. Nếu chẳng biết cú khó hội được câu nói. Cái gì là cú? Khi trăm việc chẳng suy nghĩ, gọi là chính cú, cũng gọi là ở trên đỉnh, là được trụ, là rõ ràng, là tỉnh tỉnh, là chắc thật, là khi Phật chưa sinh, là đắc địa… Phá tất cả thị phi sẽ được tự do tự tại với những gì còn đối đãi. Nếu nhìn chẳng thấu liền bị người đâm đui mắt…"
Sau này có người hỏi Phật, hỏi pháp, đạo, thiền, sư đều "Hư!" lên một tiếng. Sư thường bảo chúng: "Khi lão già này đi sẽ rống lên một tiếng."
Đời Đường, niên hiệu Quang Khải, giặc cướp lộng hành, chúng tăng đều lánh đi nơi khác. Sư vẫn an nhiên ở lại. Giặc cướp đến, thấy không có gì lấy được, tức giận đâm vào tim sư. Từ vết đâm, một dòng sữa trắng tuôn ra. Sư vẫn không đổi thần sắc, chỉ rống lên một tiếng xa mười dặm rồi tịch. Tiếng rống của sư nổi danh trong lịch sử của thiền tông, và đã gây thắc mắc cho nhiều thiền sinh đời sau (xem Bạch Ẩn Huệ Hạc).
- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Thích Thanh Từ: Thiền sư Trung Hoa I-III. TP HCM 1990, 1995.
- Dumoulin, Heinrich:
- Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.
- Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.