Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (tiếng Trung: 甘肃省人民政府省长, bính âm: Gān Sù shěng rénmín zhèngfǔ shěng zhǎng, Cam Túc tỉnh Nhân dân Chính phủ Tỉnh trưởng) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Cam Túc, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc có cấp bậc Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân là lãnh đạo thứ hai của tỉnh, đứng sau Bí thư Tỉnh ủy. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1949 – 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Cam Túc (1955 – 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Cam Túc (1967 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Cam Túc (1968 – 1979), và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính tỉnh Cam Túc, tức nghĩa Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc hiện nay.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc hiện tại là đồng chí Nhậm Chấn Hạc.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc có 17 Thủ trưởng. Trụ sở của cơ quan đặt tại tỉnh lỵ, thành phố Lan Châu. Năm 1949, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch. Các Chủ tịch gồm Vương Thế Thái (王世泰. 1910 – 2008)[2] giai đoạn 1949 – 1950, Đặng Bảo San (鄧寶珊. 1894 – 1968)[3] giai đoạn 1950 – 1955. Trong đó Đặng Bảo San làm Thủ trưởng cơ quan hành chính tỉnh Cam Túc 17 năm, từ 1950 đến 1967. Vào tháng 10 năm 1958, cơ quan được đổi tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Cam Túc.

Năm 1967, tỉnh Cam Túc được quản lý bởi Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc kiểm soát tỉnh Cam Túc. Năm 1968, cơ quan được đổi thành Ủy ban Cách mạng tỉnh Cam Túc. Thủ trưởng giai đoạn này là Tiển Hằng Hán (冼恒汉. 1911 – 1991),[4] người Tráng, Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, lãnh đạo từ (1967 – 1977) và Tống Bình (1977 – 1979).

Tháng 11 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Cam Túc bị bãi bỏ và Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc được tái lập. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc gồm có Phùng Ký Tân (冯纪新. 1915 – 2005)[5] giai đoạn (1979 – 1981), Lý Đăng Doanh (李登瀛. 1914 – 1996)[6] giai đoạn (1981 – 1983), Trần Quang Nghị (陈光毅. 1933)[7] giai đoạn (1983 – 1986), Cổ Chí Kiệt (贾志杰. 1935)[8] giai đoạn (1986 – 1993), Diêm Hải Vượng (阎海旺. 1939)[9] giai đoạn (1993), Trương Ngô Nhạc (张吾乐. 1937)[10] giai đoạn (1993 – 1996), Tôn Anh (孙英. 1936)[11] giai đoạn (1996 – 1998), Tống Chiếu Túc (1998 – 2001)[12], Lục Hạo (陆浩. 1947)[13] giai đoạn (2001 – 2006), Từ Thủ Thịnh (2006 – 2010)[14], Lưu Vĩ Bình (2010 – 2016)[15], Lâm Đạc (林鐸. 1956)[16] giai đoạn (2016 – 2017) và Đường Nhân Kiện (2017 – nay). Lâm Đạc hiện đang là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc, Đường Nhân Kiện đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc. Cả hai đều là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[17]

Trong sô 17 Thủ trưởng tỉnh Cam Túc, có 12 vị từng được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy, chín vị từng là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc. Chỉ có một vị Lãnh đạo quốc gia từng giữ vị trí Thủ trưởng tỉnh, đó là Tống Bình (宋平. 1917),[18] lãnh đạo thế hệ cũ cuối cùng còn sống, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ năm), nguyên Bí thư thường vụ Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Danh sách Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc có 17 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Danh sách nhiệm kỳ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc
STT Đồng chí Quê quán Sinh năm Nhiệm kỳ Chức vụ về sau (gồm hiện) Chức vụ trước, tình trạng
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1949 – 1955)
1 Vương Thế Thái Lạc Xuyên, Thiểm Tây 1910 –

2008

07/1949 – 01/1950 Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tỉnh trưởng đầu tiên Cam Túc.

Qua đời năm 1992 tại Hải Khẩu.

2 Đặng Bảo San Thiên Thủy, Cam Túc 1894 – 1968 01/1950 – 02/1955 Nguyên Trung ướng Quân Cách mạng Trung Hoa Dân Quốc (sau đó chuyển phe),

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc.

Ông từng làm Tỉnh trưởng Cam Túc 17 năm.

Qua đời năm 1968 tại Bắc Kinh.

Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Cam Túc (1955 – 1967)
2 Đặng Bảo San Thiên Thủy, Cam Túc 1894 – 1968 02/1955 – 05/1967 Nguyên Trung ướng Quân Cách mạng Trung Hoa Dân Quốc (sau đó chuyển phe),

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc.

Ông từng làm Tỉnh trưởng Cam Túc 17 năm.

Qua đời năm 1968 tại Bắc Kinh.

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Cam Túc (1967 – 1979)
3 Tiển Hằng Hán Điền Dương,

Quảng Tây

1911 –

1991

05/1967 – 01/1977 Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc.

Qua đời năm 1991 ở Lan Châu.
4 Tống Bình[19] Nhật Chiếu, Sơn Đông 1917 – 01/1977 – 12/1979 Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (vị trí thứ năm),

Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bí thư thường vụ Ban Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Ủy viên Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc.

Lãnh đạo quốc gia (1989 – 1992).
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1979 – nay)
5 Phùng Ký Tân Kim Trại,

An Huy

1915 –

2005

12/1979 – 01/1981 Nguyên Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hắc Long Giang,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Qua đời năm 2005 tại Bắc Kinh.
6 Lý Đăng Doanh Thần Mộc

Thiểm Tây

1914 –

1996

01/1981 – 04/1983 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Qua đời năm 1996 tại Bắc Kinh.
7 Trần Quang Nghị Phủ Điền, Phúc Kiến 1933 – 04/1983 – 05/1986 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến,

Nguyên Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Cam Túc.
8 Cổ Chí Kiệt Tùng Nguyên

Cát Lâm

1935 – 05/1986 – 01/1993 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Bắc. Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Cam Túc.
9 Diêm Hải Vượng Trịnh Châu, Hà Nam 1939 – 01/1993 – 09/1993 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Cam Túc.
10 Trương Ngô Nhạc Bảo Định, Hà Bắc 1937 – 09/1993 – 07/1996 Nguyên Ủy viên thường vụ Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Cam Túc.
11 Tôn Anh Thiên Tân 1936 – 08/1996 – 04/1998 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Cam Túc.
12 Tống Chiếu Túc[20] Nam Dương,

Hà Nam

1941 – 04/1998 – 01/2001 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Nam.
13 Lục Hạo Xương Lê, Hà Bắc 1947 – 01/2001 – 10/2006 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc. Trước đó là Bí thư Thị ủy Lan Châu.
14 Từ Thủ Thịnh[21] Như Đông,

Giang Tô

1953 – 10/2006 – 07/2010 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hồ Nam,

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hồ Nam.

Trước đó là Phó Thường trực Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc.
15 Lưu Vĩ Bình[17] Phú Cẩm,

Hắc Long Giang

1953 – 07/2010 – 04/2016 Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Trung Quốc. Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hải.
16 Lâm Đạc Thượng Hải 1956 – 04/2016 – 04/2017 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Cam Túc.

Trước đó là Bí thư Ủy ban Chính Pháp tỉnh Hắc Long Giang.
17 Đường Nhân Kiện[22] Trùng Khánh 1962 – 04/2017 – Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc.

Trước đó là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương.[23]
18 Nhậm Chấn Hạc Ân Thi, Hồ Bắc 1964 12/2020 Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc,

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc.

Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô.

Tên gọi khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1949 – 1955)

Cam Túc
  • Vương Thế Thái, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1949 – 1950).
  • Đặng Bảo San, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1950 – 1955).

Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Cam Túc (1955 – 1967)

  • Đặng Bảo San, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc (1955 – 1967).

Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Cam Túc (1967 – 1968)

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Cam Túc (1968 – 1979)

Các lãnh đạo quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Cam Túc

Trong quãng thời gian từ năm 1950 đến nay, Chính phủ Nhân dân tỉnh Cam Túc có một lãnh đạo quốc gia từng làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân từ năm 1977 – 1979. Đó là đồng chí Tống Bình, lãnh đạo cũ duy nhất còn sống và đã 102 tuổi năm 2019.

Bên cạnh đó, tỉnh Cam Túc không có lãnh đạo cao cấp nào từng làm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “任振鹤同志简历” [Tiểu sử đồng chí Nhậm Chấn Hạc]. Tân Hoa xã. ngày 3 tháng 12 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ “Viên Thế Thái, Tư lệnh Binh đoàn 4, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (tiếng Trung Quốc: 王世泰, Bính âm Hán ngữ: Wángshìtài, tiếng Latinh: Wang Shitai. 1910 – 2008). 王世泰 (人民解放军第四军首任军长) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  3. ^ “Đặng Bảo San (tiếng Trung Quốc: 鄧寶珊, Bính âm Hán ngữ: Dèngbǎoshān, tiếng Latinh: Deng Baoshan, tên khai sinh: Đặng Du – 邓瑜. 1894 – 1968). 鄧寶珊 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ “Tiển Hằng Hán (tiếng Trung Quốc: 冼恒汉, Bính âm Hán ngữ: Xiǎnhénghàn, tiếng Latinh: Xian Henghan. 1911 – 1991). 冼恒汉 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ “Phùng Ký Tân, nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Trung Quốc (tiếng Trung Quốc: 冯纪新, Bính âm Hán ngữ: Féngjìxīn, tiếng Latinh: Feng Jixin. 1915 – 2005). 冯纪新 (原中共中央顾问委员会委员) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ “Lý Đăng Doanh, nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương khóa XIII (tiếng Trung Quốc: 李登瀛, Bính âm Hán ngữ: Lǐdēngyíng, tiếng Latinh: Li Dengying. 1914 – 1996). 李登瀛 (原中共第十三届中央顾问委员会委员) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ “Trần Quang Nghị (tiếng Trung Quốc: 陈光毅, Bính âm Hán ngữ: Chénguāngyì, tiếng Latinh: Chen Guangyi. 1933). 陈光毅 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ “Cổ Chí Kiệt, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc (tiếng Trung Quốc: 贾志杰, Bính âm Hán ngữ: Jiǎzhìjié, tiếng Latinh: Jia Zhijie. 1935). 贾志杰 (湖北省委原书记) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ “Diêm Hải Vượng (tiếng Trung Quốc: 阎海旺, Bính âm Hán ngữ: Yánhǎiwàng, tiếng Latinh: Yan Haiwang. 1939). 阎海旺 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  10. ^ “Trương Ngô Nhạc (tiếng Trung Quốc: 张吾乐, Bính âm Hán ngữ: Zhāngwúlè, tiếng Latinh: Zhang Wule. 1937). 张吾乐 (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ “Tôn Anh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (tiếng Trung Quốc: 孙英, Bính âm Hán ngữ: Sūn yīng, tiếng Latinh: Sun Ying. 1936). 孙英 (原中央党史研究室主任) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Tiểu sử đồng chí Tống Chiếu Túc”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  13. ^ “Lục Hạo, nguyên Đại biểu Nhân Đại, tỉnh Cam Túc (tiếng Trung Quốc: 陆浩, Bính âm Hán ngữ: Lùhào, tiếng Latinh: Lu Hao. 1947). 陆浩 (甘肃省第十三届人民代表大会代表) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ “Tiểu sử đồng chí Từ Thủ Thịnh”. China Vitae. Truy cập Ngày 10 tháng 11 năm 2019.
  15. ^ “Tiểu sử đồng chí Lưu Vĩ Bình”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  16. ^ “Lâm Đạc, Bí thư Tỉnh ủy Cam Túc, Chủ nhiệm Nhân Đại Cam Túc (tiếng Trung Quốc: 林鐸, Bính âm Hán ngữ: Lín duó, tiếng Latinh: Lin Duo. 1956). 林铎 (甘肃省委书记、省人大常委会主任) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  17. ^ a b “Tiểu sử đồng chí Lưu Vĩ Bình”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  18. ^ “Tống Bình, nguyên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (tiếng Trung Quốc: 宋平, Bính âm Hán ngữ: Sòng píng, tiếng Latinh: Song Ping, khai sinh: Tống Diên Bình – 宋延平. 1917). 宋平 (中共中央政治局原常委、中央组织部原部长) (tiếng Trung). Bách khoa toàn thư Trung Quốc. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2020.
  19. ^ “Tiểu sử đồng chí Tống Bình, nguyên lãnh đạo quốc gia”. Baike Baidu. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2019.
  20. ^ “Tiểu sử đồng chí Tống Chiếu Túc”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  21. ^ “Tiểu sử đồng chí Từ Thủ Thịnh”. China Vitae. Truy cập Ngày 10 tháng 11 năm 2019.
  22. ^ “Tiểu sử đồng chí Đường Nhân Kiện”. Cam Túc mạng. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2019. Truy cập Ngày 26 tháng 10 năm 2019.
  23. ^ “Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương: Đường Nhân Kiện”. District CE. Truy cập Ngày 27 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura Classroom of the Elite
Airi Sakura (佐さ倉くら 愛あい里り, Sakura Airi) là một học sinh của Lớp 1-D và từng là một người mẫu ảnh (gravure idol).
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Nếu bạn đang có ý định “chơi” chứng khoán, hay đang “chơi” với số vốn trăm triệu đổ lại thì bài này dành cho bạn
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Đôi nét về trái ác quỷ hệ Zoan thần thoại của Luffy
Nên biết Nika được mọi người xưng tụng là thần mặt trời, nên chưa chắc chắn được năng lực của Nika sẽ liên quan đến mặt trời