Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam

Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Quốc

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (Tiếng Trung Quốc: 云南省人民政府省长, Bính âm Hán ngữ: Yún Nán shěng rénmín zhèngfǔ shěng zhǎng, Vân Nam tỉnh Nhân dân Chính phủ Tỉnh trưởng) được bầu cử bởi Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, lãnh đạo bởi thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cán bộ, công chức lãnh đạo, là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam có cấp bậc Bộ trưởng, thường là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc các khóa. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân là lãnh đạo thứ hai của tỉnh, đứng sau Bí thư Tỉnh ủy. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Trong lịch sử Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam có các tên gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1950 – 1955), Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam (1955 – 1967), Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Vân Nam (1967 – 1968), Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam (1968 – 1979), và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1979 đến nay). Tất cả các tên gọi này dù khác nhau nhưng cùng có ý nghĩa là Thủ trưởng Hành chính tỉnh Vân Nam, tức nghĩa Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam hiện nay.

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam hiện tại là Vương Dữ Ba.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Trần Canh (1903 – 1961), Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1950 – 1955).
Trần Canh bàn kế hoạch quân sự với Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1950

Vân Nam là một trong 33 đơn vị hành chính của Trung Quốc, nằm ở phía Đông Nam, tiếp biên giới Việt Nam, LàoMyanmar. Vào tháng 10 năm 1950, Ủy ban Kiểm soát Quân sự thành phố Côn Minh được Trung ương ra quyết định trù bị để tích hợp thành lập cơ quan hành chính của tỉnh Vân Nam, đó là Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam. Thủ trưởng hành chính tỉnh trong giai đoạn 1950 – 1955 giữ chức vụ gọi là Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam, và lãnh đạo đó là Trần Canh, Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (một trong mười vị đại tướng Trung Quốc). Trong những năm ở Vân Nam, ông đã nhiều lần chuyển sang Việt Nam làm cố vấn, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Đông Dương chống Pháp. Trần Canh là người được Mao Trạch Đông hết sức tin cậy, từng giữ chức vụ Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, mất sớm năm 1961.[2]

Đầu năm 1955, Chỉnh phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam được chuyển tên thành Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Vào tháng 4 năm 1955, Phiên họp thứ hai của Đại hội Đại biểu Nhân dân đầu tiên của tỉnh Vân Nam đã bầu ra Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam. Giai đoạn này, Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam có bốn vị, đó là Quách Ảnh Thu (1955 – 1958), Vu Nhất Xuyên (1958 – 1964), Lưu Minh Huy (1964 – 1965), Lưu Duy Tân (1965 – 1967).

Lý Thành Phương (1914 – 1984), Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Tháng 3 năm 1967, Trung ương thành lập Ủy ban Kiểm soát Quân sự tỉnh Vân Nam của Giải phóng quân Nhân dân kiểm soát Vân Nam. Thủ tưởng kiểm soát Vân Nam giai đoạn này là Lý Thành Phương, Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Đàm Phủ Nhân (1910 – 1970), Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.

Tháng 8 năm 1968, Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam chính thức được thành lập. Giai đoạn đầu, Đàm Phủ Nhân giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam (1968 – 1970). Trong thời gian này, ở Côn Minh đã xảy ra một vụ án nghiêm trọng, và Thủ trưởng tỉnh Vân Nam, Đàm Phủ Nhân đã bị bắt tử vong. Nguyên nhân của án mạng này là bởi cuộc bạo động ở tỉnh Vân Nam về việc chống lại Đại Cách mạng Văn hóa vô sản được tổ chức. Sau đó, Vân Nam phải thay Thủ trưởng hành chính, lần lượt gồm Lưu Duy Tân (1970 – 1975), Cổ Khai Doãn (1975 – 1977) và An Bình Sinh (1977 – 1979).

Tháng 12 năm 1979, Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam bị bãi bỏ và Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam được thành lập trở lại, trở thành cơ quan hành chính tỉnh Vân Nam cho đến nay. Các Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam đến nay như Lưu Minh Huy (1979 – 1983), Phổ Triều Trú (1983 – 1985), Hòa Chí Cường (1985 – 1998), Lý Gia Đình (1998 – 2001), Từ Vinh Khải (2001 – 2006), Tần Quang Vinh (2006 – 2011), Lý Kỉ Hằng (2011 – 2014)[3], Trần Hào (2014 – 2016), Nguyễn Thành Phát (2016 – nay). Gần đây có Lý Kỉ HằngBí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trần Hào[4]Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam và đương nhiệm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam hiện nay là Nguyễn Thành Phát. Cả ba người này đều đang là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[5]

Trụ sở Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam.

Từ năm 1950 đến nay, Vân Nam có tổng cộng 19 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân. Tỉnh không có lãnh đạo quốc gia nào từng giữ vị trí này. Ở Vân Nam, đã xảy ra một vụ án phức tạp và nghiêm trọng năm 2001, liên quan đến tội tham nhũng, nhận hối lộ của Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam Lý Gia Đình. Vụ án được điều tra, xét xử nghiêm khắc và kết quả là Lý Gia Đình nhận án tử hình năm 2001. Vợ ông tự tử và con trai ông phải nhận án tù 15 năm.[6]

Năm 2018, Vân Nam là tỉnh đông thứ mười hai về số dân, đứng thứ ba mươi về kinh tế Trung Quốc với 48 triệu dân, tương đương với Hàn Quốc[7] và GDP danh nghĩa đạt 1.788 tỉ NDT (270,2 tỉ USD)[8] tương ứng với Phần Lan. Vân Nam có chỉ số GDP đầu người xếp thứ ba mươi Trung Quốc, đạt 37.160 NDT (tương ứng với 5.612 USD).

Danh sách Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1949 tính đến hiện tại, Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam có 19 Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Danh sách nhiệm kỳ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam
STT Tên Quê quán Sinh năm Nhiệm kỳ Chức vụ về sau (gồm hiện) Chức vụ trước, tình trạng
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1949 – 1955)
1 Trần Canh[2] Tương Hương

Hồ Nam

1903 – 1961 01/1950 – 04/1955 Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc,

Nguyên Hiệu trưởng đầu tiên Trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc.

Tỉnh trưởng đầu tiên của Vân Nam, qua đời năm 1961 ở Thượng Hải.
Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam (1955 – 1967)
2 Quách Ảnh Thu Từ Châu,

Giang Tô

1909 – 1985 01/1955 – 03/1958 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam. Qua đời năm 1985 tại Bắc Kinh.
3 Vu Nhất Xuyên Nam Bì

Hà Bắc

1917 – 1990 03/1958 – 04/1964 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam. Qua đời năm 1990 tại Trịnh Châu.
4 Lưu Minh Huy Cám Châu, Giang Tây 1914 –

2010

04/1964 – 02/1965 Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mất năm 2010 tại Côn Minh.
5 Lưu Duy Tân Cát An

Giang Tây

1905 –

1975

02/1965 – 03/1967 Nguyên Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam,

Nguyên Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Qua đời năm 1975 tại Nam Kinh.
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam (1967 – 1979)
6 Lý Thành Phương Ma Thành

Hồ Bắc

1914 – 1984 03/1967 – 08/1967 Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Chính ủy Quân ủy Vũ Hán,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Bộ trưởng Bộ Máy móc Công nghiệp Trung Quốc (đã giải thể).

Qua đời năm 1984 tại Bắc Kinh.
7 Đàm Phủ Nhân Nhân Hóa

Quảng Đông

1910 –

1970

08/1968 – 12/1970 Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc,

Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam.

Bị bắn và tử vong trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa vô sản tại Vân Nam năm 1970.
8 Lưu Duy Tân Cát An

Giang Tây

1905 –

1975

12/1970 – 10/1975 Nguyên Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam,

Nguyên Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Lần thứ hai làm Tỉnh trưởng,

Qua đời năm 1975 tại Nam Kinh.

9 Cổ Khai Doãn Văn Hỷ

Sơn Tây

1914 –

2004

10/1975 – 02/1977 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quý Châu,

Nguyên Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Mất năm 2004 tại Thạch Gia Trang.
10 An Bình Sinh Chu Chí

Thiểm Tây

1917 –

1999

02/1987 – 12/1979 Nguyên Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc,

Nguyên Chính ủy Quân khu Côn Minh.

Mất năm 1999 tại Bắc Kinh.
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1979 – nay)
11 Lưu Minh Huy Cám Châu, Giang Tây 1914 –

2010

12/1979 – 03/1983 Nguyên Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lần thứ hai làm Tỉnh trưởng,

Mất năm 2010 tại Côn Minh.

12 Phổ Triều Trú Vân Nam. 1929 –

2002

03/1983 – 08/1985 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam,

Nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mất năm 2002 tại Bắc Kinh.
13 Hòa Chí Cường Lệ Giang,Vân Nam. 1934 –

2007

08/1985 – 01/1998 Nguyên Thường vụ Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Tỉnh trưởng 13 năm, qua đời năm 2007 tại Bắc Kinh.
14 Lý Gia đình Hồng Hà

Vân Nam

1944 – 2001 01/1998 – 06/2001 Nguyên Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam. Vi phạm nghiêm trọng về hối lộ, tham nhũng, chịu án tử hình năm 2001.
15 Từ Vinh Khải Trùng Khánh 1942 – 06/2001 – 11/2006 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam. Trước đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giảm nhẹ thiên tai Quốc gia Trung Quốc.
16 Tần Quang Vinh Bồng Lai, Sơn Đông 1950 – 11/2006 – 08/2011 Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam. Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vân Nam.
17 Lý Kỉ Hằng[3] Quý Cảng,

Quảng Tây

1957 – 08/2011 – 10/2014 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bí thư Khu ủy Khu tự trị Nội Mông Cổ,

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Vân Nam.
18 Trần Hào[9] Hải Môn,

Giang Tô

1954 – 10/2014 – 12/2016 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Trước đó là Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Tổng Công hội Toàn quốc Trung Quốc.
19 Nguyễn Thành Phát[10] Vũ Hán,

Hồ Bắc

1957 12/2016 – 11/2020 Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX,

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Trước đó là Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hồ Bắc.
20 Vương Dữ Ba Trấn Bình, Hà Nam 1963 11/2020 Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam,

Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam.

Phó Bí thư chuyên chức Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Tên gọi khác của chức vụ Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1950 – 1955)

[sửa | sửa mã nguồn]
Vân Nam

Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam (1955 – 1967)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quách Ảnh Thu, nguyên Chủ tịch Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam (1955 – 1958).
  • Vu Nhất Xuyên, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam (1958 – 1964).
  • Lưu Minh Huy, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam (1964 – 1965).
  • Lưu Duy Tân, nguyên Tỉnh trưởng Ủy ban Nhân dân tỉnh Vân Nam (1965 – 1967).

Chủ nhiệm Ủy ban Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Kiểm soát tỉnh Vân Nam (1967 – 1968)

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam (1968 – 1979)

[sửa | sửa mã nguồn]

Các lãnh đạo quốc gia Trung Quốc từng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Vân Nam

Trong quãng thời gian từ năm 1949 đến nay, Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam chưa có lãnh đạo quốc gia nào từng giữ vị trí Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân.

Chỉ có một cán bộ cao cấp từng là Thủ trưởng tỉnh, đó là:

Trần Canh là một trong mười vị Đại tướng của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Vân Nam đầu tiên. Ông từng sang Việt Nam làm cố vấn, giúp đỡ Việt Nam trong cuộc Chiến tranh Đông Dương chống Pháp trong những năm là Thủ trưởng Vân Nam (1950 – 1955).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “王予波任云南省代理省长” [Vương Dữ Ba nhậm chức Quyền Tỉnh trưởng Vân Nam]. Phượng Hoàng News. ngày 25 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ a b “Tiểu sử đồng chí Trần Canh”. Baike Baidu. Truy cập Ngày 15 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ a b “Tiểu sử đồng chí Lý Kỉ Hằng”. China Vitae. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2019. Truy cập Ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ “Tiểu sử đồng chí Trần Hào”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập Ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ “Danh sách Ủy viên Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX”. Xinhua.net. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2021. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ “Vì sao Tỉnh trưởng Vân Nam bị kết án tử hình?”. Cảnh sát Toàn cầu. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :15
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :4
  9. ^ “Tiểu sử Trần Hào”. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập Ngày 14 tháng 11 năm 2019.
  10. ^ “Tiểu sử Nguyễn Thành Phát”. The Paper – China. Truy cập Ngày 19 tháng 10 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sự Kiện Impact - Bí mật ẩn chứa trong tên của trò chơi
Sự Kiện Impact - Bí mật ẩn chứa trong tên của trò chơi
Sự Kiện Impact đã được tôi nêu ra là dùng để chỉ hiện tượng một nền văn minh phải đối mặt với sự diệt vong
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Computer Science: The Central Processing Unit (CPU)
Công việc của CPU là thực thi các chương trình, các chương trình như Microsoft Office, safari, v.v.
Chiori – Lối chơi, hướng build và đội hình
Chiori – Lối chơi, hướng build và đội hình
Như ta sẽ thấy, Chiori là nhân vật scale song song def và att. Mặc dù base att của cô cũng khá cao (top 11)