Biên niên sử Giáo hội Công giáo Rôma

Loạt bài viết về

Lịch sử

Biên niên sử · Mười hai Tông đồ
Phêrô · Phaolô
Đại Ly Giáo
Kháng Cách
Công đồng Vatican II

Đức tin

Một Thiên Chúa · Ba Ngôi
Sự chếtsự phục sinh
Sự trở lại của Chúa Giêsu
Đức Mẹ · Các Thánh

Kinh Thánh Giáo luật

Cựu Ước · Tân Ước
Bộ Giáo luật

Nghi lễ và Phụng vụ

Nghi lễ Latinh · Nghi lễ Rôma
Năm phụng vụ · Giờ kinh phụng vụ
Bảy bí tích · Cầu nguyện

Tổ chức Giáo hội

"Duy nhất, Thánh thiện,
Công giáo và Tông truyền"

Tòa Thánh · Giáo hoàng
Giáo phận · Giám mục
Giáo xứ · Linh mục

Văn hóa và Nghệ thuật

Thánh ca · A cappella
Romanesque · Gothic
Phục Hưng · Baroque

Thành quốc Vatican

Giáo triều Rôma
Hiệp ước Latêranô
Giáo hoàng Phanxicô

Chủ đề Giáo hội Công giáo Rôma

Biên niên sử Giáo hội Công giáo Rôma này ghi lại nhiều sự kiện xảy ra trong lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma trải dài gần hai nghìn năm, song song cùng lịch sử Kitô giáo. Đây là giáo phái lớn nhất và lâu đời nhất của Kitô giáo, khởi nguyên từ cộng đồng tin theo Chúa Giêsu tại Jerusalem, do Thánh Phêrô dẫn dắt, sau đó là các giáo hoàng kế vị.

Các cuộc ly giáo dần dần phá hủy khối hiệp nhất của Kitô giáo, dẫn đến sự xuất hiện của những giáo phái mới (ví dụ: Giáo phái Arianism ra đời năm 318), đặc biệt, hai sự kiện ly giáo lớn nhất đó là Ly giáo Đông - Tây (1054) cho ra đời Giáo hội Chính thống giáo Đông phươngCải cách Kháng Cách (1517) cho ra đời các giáo phái thuộc khối Tin Lành.

Giáo hội Công giáo đã có những vai trò nhất định của mình trong những biến chuyển của thế giới bao gồm: cuộc truyền giáo ra khắp châu ÂuMỹ Latinh, các vấn đề giáo dục, y tế, triết học, nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, kiến trúc và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sảnĐông Âu cuối thế kỷ 20.

Thánh chức của Đức Giê-su và việc thành lập Giáo hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các sách Phúc Âm thuật lại thì Giêsu là con một người thợ mộc người Do Thái ở vùng Galilee tên Joseph, là Đấng Messiah hoặc Đấng được tấn phong – tức Đấng Kitô (‘’Christos’’ trong tiếng Hy Lạp) như đã được hứa trước trong Cựu Ước và người cũng chính là Con Thiên Chúa. Rời Nazareth khi khoảng ba mươi tuổi (x.Luca 3:23), Giêsu bắt đầu công việc rao giảng. Trong các bài thuyết giáo của mình, Giêsu kêu gọi mọi người ăn năn sám hối (x.Mark 1:15) và giới thiệu Thiên Chúa là đấng nhân từ, hay tha thứ. Nhiều người tin Giêsu như là một Rabbi (thầy giảng), thậm chí là Đấng Messiah đích thực nhưng giới chức Do Thái giáo xem đó là mối hiểm họa cho học thuyết và truyền thống tôn giáo của họ.

Những văn bản sau đây được coi là củng cố cho lập trường về vai trò của Giáo hội Công giáo:

Khi Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: "Người ta nói Con người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ thì nói ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, cò người lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ". Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?". Ông si-mon Phê-rô thưa: "Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống". Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Si-mon con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy. (Mátthêu 16:13-19).
Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không? " Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy." Đức Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy." Người lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không? " Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy." Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy." Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không? " Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không? " Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy." Đức Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy. (Gioan 21:15-17)

Giáo hội Công giáo cho rằng, họ được thành lập từ sự kiện ngày Lễ Ngũ Tuần khi Chúa Thánh Linh hiện xuống trên các tông đồ và các môn đệ theo Giêsu trong một căn phòng kín. Sau đó, các tông đồ bắt đầu công cuộc truyền giáo của mình. Công giáo nói riêng (và Kitô giáo nói chung) coi mình là tôn giáo tiếp nối và thay thế cho Do Thái giáo, vì Đấng Kitô và Thiên Chúa của người Do Thái là một. Công giáo là giáo hội do Chúa Giêsu Kitô thành lập là kéo dài đến tận cùng (Ngày Tận Thế), tồn tại qua việc kế vị liên tục của các tông đồ.

Khởi nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]
Thánh Phêrô - "Người giữ chìa khóa Nước Trời" - là vị Giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma.

4 TCN, Chúa Giê-su Giáng sinh. Theo Phúc âm Luca, Giê-su sinh tại thành phố Bethlehem (Bê-lem) thời Vua Herod Đại Đế (Hê-rô-đê) xứ Judaea (Giu-đê-a), và Hoàng đế Augustus của Đế quốc La Mã. Người là con của Trinh nữ Maria (thụ thai bởi quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Thần). Tín đồ Kitô hữu nhìn nhận Giê-su là hiện thân của Con Thiên Chúa.

Mặc dù theo tính toán của Dionysius Exiguus thì Giêsu sinh vào năm 1 (hệ quả từ lịch hiện đại) nhưng lịch sử cho rằng, Giê-su sinh vào một năm nào đó trong khoảng 6 và 4 TCN.

  • 27: Giêsu chịu Phép rửa, bắt đầu chọn 12 Tông đồ và rao giảng. Phúc âm Luca ghi nhận rằng, Đấng Ki-tô được rửa tội trong năm thứ 15 triều đại Tiberius Caesar (x. Luca 3:1)
  • 33: Phêrô cùng những môn đệ theo Giêsu tuyên xưng Giêsu là Đấng Messiah do Yahweh (Gia-vê) hứa ban ứng nghiệm với Kinh Thánh và lời các tiên tri Do Thái đã loan báo. Giêsu vào thành Jerusalem chịu Khổ nạn, chịu đóng đinh vào thập giá dưới thời quan Pontius Pilate (Phong-xi-ô Phi-la-tô) vì lời cáo buộc của người Do Thái. Nhưng bản án không phải với tội danh chính trị hay nổi loạn mà rõ ràng được viết là: "Giêsu Nazareth, Vua dân Do Thái." Các sách Phúc Âm và những người tin theo Giêsu tin nhận rằng, ba ngày sau khi chết, Giêsu sống lại và 40 ngày sau đó, Giêsu lên trời. Mười ngày sau (Lễ Ngũ Tuần), Phêrô đi làm phép rửa nhân danh Đức Ki-tô cho khoảng 3000 người. Giáo hội Công giáo được thành lập từ đây, Phêrô trở thành Giám mục, Giáo hoàng đầu tiên.
  • 34: Thánh Stephen (Stê-pha-nô), tử đạo đầu tiên bằng hình thức bị ném đá.
  • 50: Công đồng Jerusalem.
  • 52: Thánh Thomas (Tô-ma) Tông đồ đặt chân đến Ấn Độ.
  • 64: Hoàng đế Nero bắt đạo, cuộc bắt đạo diễn ra đến tận năm 313.
  • 64-67?: Thánh Phê-rô và Thánh Phao-lô tử đạo ở Roma.
  • 70: Thành Jerusalem sụp đổ, Đền Thánh bị phá hủy.
  • 72: Thánh Tô-ma tử đạo ở Mylapore.
  • 100: Thánh John (Gioan), tông đồ cuối cùng chết ở Ephesus (Ê-phê-sô)
  • 110: Ignatius (I-nha-xi-ô) thành Antioch lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Giáo hội Công giáo trong thư gửi Giáo hội tại Amyrna.
  • 150: Bản dịch Kinh Thánh tiếng Latinh (Vetus Latina) từ tiếng Hy Lạp được lưu hành trong những cộng đoàn không nói tiếng Hy Lạp.
Đồng xu có hình hoàng đế Constantine và mặt sau là kỳ hiệu thập giá.

Từ 313 đến 476

[sửa | sửa mã nguồn]
Constantinus I Đại Đế - vị Hoàng đế La Mã đầu tiên theo Ki-tô giáo.
Giáo hoàng Sylvester I và vua Constantinus I Đại Đế, hai nhân vật gắn liền với giai đoạn lịch sử quan trọng của Giáo hội.
Vua Valentinianus I Đại Đế được xem là một trong những vị Hoàng đế kiệt xuất cuối cùng
  • 313: Hoàng đế Constantinus I Đại Đế ban bố chiếu chỉ Milan, theo đó Đế quốc La Mã coi trọng quyền tự do tôn giáo. Từ đó, Ki-tô giáo được chấm dứt thời kỳ bị đàn áp.
  • 318: Arius bị cáo buộc và bị Alexander, Giám mục thành Alexandria rút phép thông công.
  • 321: Constantinus I Đại Đế hiến tặng lâu đài Laterani cho Giáo hoàng Miltiades. Đại giáo đường Lateran trở thành nhà thờ chính tòa của Giám mục thành Roma.
  • 3 tháng 11, 324: Constantinus I Đại Đế đặt nền tảng cho một kinh đô mới của Đế quốc La Mã tại Byzantium, sau này được gọi là Constantinopolis.
  • 325: Nổ ra cuộc tranh cãi của Giáo phái Arian ở Alexandria, gây ra bạo lực và chia rẽ giữa Ki-tô hữu nơi đây.
  • 20 tháng 5, 325: Công đồng Nicaea nhóm họp nhằm phản ứng lại Giáo phái Arian, công khai tín điều Ba Ngôi.
  • 18 tháng 11, 326: Giáo hoàng Sylvester I cung hiến Nhà thờ Thánh Phê-rô do Hoàng đế Constantinus I Đại Đế xây dựng trên nền mộ vị tông đồ.
  • 11 tháng 5, 330: Constantinus I Đại Đế dời đô về thành Byzantium, đổi tên kinh đô mới thành Tân La Mã.
  • 22 tháng 5, 337: Constantine I Đại Đế qua đời, trước đó không lâu, ông được rửa tội.
  • 360: Julianus là vị Hoàng đế La Mã cuối cùng không theo Ki-tô giáo.
  • 362: Hoàng đế Julianus ra Thánh chỉ cấm các tín đồ Ki-tô giáo được giảng đạo tại xứ Syria.
  • 363: Trong chiến dịch phạt người Ba Tư, Julianus trận vong. Jovianus được tấn phong làm Hoàng đế. Ông ban đầu ban hành tự do tôn giáo, sau đó thiên vị Ki-tô giáo hơn hẳn ngoại giáo.
  • 364: Hoàng đế Valentinianus I Đại Đế lên nối ngôi. Ông là tín đồ Ki-tô giáo nhưng vẫn ban bố tự do tôn giáo đối với các tín đồ ngoại giáo.
  • 27 tháng 2, 380: Hoàng đế Theodosius I Đại Đế ban hành Thánh chỉ De Fide Catolica tại Thessalonica (Thê-xa-lô-ni-ca), phổ biến tại kinh đô Costantinopolis, tuyên bố Ki-tô giáo là quốc giáo của Đế quốc La Mã.
  • 24 tháng 11, 380: Hoàng đế Theodosius được rửa tội.
  • 381: Công đồng Constantinopolis I
  • 382: Công đồng Rôma dưới thời Giáo hoàng Đamasô I thiết lập Quy điển Kinh Thánh, ra danh sách những quyển sách của Cựu ƯớcTân Ước được giáo hội công nhận.
  • 391: Theodosius I Đại Đế đặt ngoài vòng pháp luật các nghi thức bị coi là tà giáo, nhiều người dân được cổ võ theo Ki-tô giáo. Ông đàn áp khốc liệt các tín đồ ngoại giáo.
  • 395: Đế quốc La Mã bị chia cắt thành Đông và Tây La Mã.
  • 400: Bản Kinh Thánh bằng tiếng Latinh được dịch và xuất bản. Cuộc biên soạn này có ảnh hưởng rất lớn và là cơ sở cho tuyển chọn các bản văn Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước được biết đến như ngày nay.
  • 404: Thầy dòng Telemachus cố gắng ngăn cản cuộc chiến sinh tử giữa hai đấu sĩ và ông bị quần chúng đi xem giết chết. Những cuộc đấu như thế đến thời Hoàng đế Honorius (Hoàng đế) thì chấm dứt.
  • 24 tháng 8, 410: Cố đô Rôma bị tàn phá.
  • 431: Công đồng Êphêsô tuyên bố tín điều: Chúa Giê-su tồn tại đồng thời hai bản tính: Thiên Chúa và loài người, minh bạch hóa vị trí của Chúa Giê-su trong Ba Ngôi.
  • 8 tháng 10, 451: Khai mạc Công đồng Chalcedon
  • 1 tháng 11, 451: Bế mạc Công đồng Chalcedon với việc: khẳng định lại tín điều: Giê-su tồn tại đồng thời hai bản tính: Thiên Chúa và loài người, tín điều Trinh nữ Maria là Mẹ Thiên Chúa, rút phép thông công Eutyches dẫn đến việc Chính thống giáo phương đông ly giáo.
  • 452: Giáo hoàng Lêô I gặp vua người Hung NôAttila, khuyên ông không nên tàn phá thành Rôma.
  • 4 tháng 9, 455: Hoàng đế Romulus Augustus bị truất phế ở cố đô Rôma, đánh dấu sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã. Giáo hội sơ khai cùng với Đế quốc La Mã mở rộng dần về phía Đông, gọi là Đế quốc Đông La Mã. Giáo hội dần dần phân ly thành Công giáo và Chính thống giáo vào thế kỷ 11.

Từ 477-799

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 800-1543

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 1454 đến 1632

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 1633 đến 1800

[sửa | sửa mã nguồn]
Đầu triều Giáo hoàng Biển Đức XIV, ông phải đối phó với cuộc chinh phạt vùng Silesia của quân Phổ.
  • 1741: Trong cuộc Chiến tranh Kế vị Áo: Quốc vương nước PhổFriedrich II Đại Đế thân chinh xuất đại binh tinh nhuệ tiến đánh tỉnh Silesia trù phú của nước Áo. Giáo hoàng kêu gọi các nước Công giáo vùng lên chống lại "tên Bá tước nghịch đạo xứ Brandenburg" (Quốc vương Phổ thời bấy giờ kiêm lãnh chúa xứ Brandenburg). Nhà vua nước Phổ tuyên bố rằng ông sẵn sàng che chở cho tất cả mọi cộng đồng tôn giáo trong Vương quốc của ông, do đó lời kêu gọi của Tòa Thánh đã hoàn toàn thất bại.
  • 1742: Cùng với những chiến binh dũng mãnh của mình, Quốc vương Friedrich II Đại Đế, ông đập tan nát đại quân Áo và chiếm lĩnh được tỉnh Silesia từ tay người Áo. Ông ban chỉ dụ tự do tôn giáo cho các thần dân Công giáo tại tỉnh Silesia này.
  • 1757: Trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, bằng một đòn giáng sấm sét, các chiến binh tinh nhuệ Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân hành thống lĩnh nghiền nát bét liên quân Áo - Pháp trong trận quyết chiến tại Rossbach, Sachsen. Sự trỗi dậy mãnh liệt của nước Phổ Kháng Cách là một thất bại lớn nhất của Tòa Thánh kể từ thời Thánh Martin Luther khởi xướng Kháng Cách.
  • 1758: Trong trận kịch chiến tại Hochkirch, quân Áo do Thống chế Bá tước Leopold Joseph von Daun thống lĩnh đánh tan nát quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh cầm đầu. Giáo hoàng Clêmentê XIII ban thưởng cho Daun một chiếc mão và một thanh bảo kiếm. Nhà vua nước Phổ có phản ứng mạnh mẽ với vụ việc này.
  • 1761: Trước sự cổ võ của Giáo hoàng Clêmentê XIII với người Áo, tín đồ Công giáo tại Silesia tham gia âm mưu làm phản Quốc vương Friedrich II Đại Đế, nhưng không thành.
  • 1763: Sau khi quân Áo bị đại bại tơi bời trong trận quyết chiến tại Freiberg, Nước Phổ toàn thắng cuộc Chiến tranh Bảy Năm - được xem là cuộc đấu tranh của nhân dân Phổ nhằm bảo vệ đức tin Kháng Cách thoát khỏi quân xâm lược Công giáo.
  • 1764: Dòng Tên bị trục xuất ra khỏi Pháp.
  • 1773: Tu sĩ Dòng Tên phản ứng với Toà Thánh. Họ bị trục xuất và được Quốc vương Friedrich II Đại Đế đón nhận sang lưu vong ở Vương quốc của ông, bởi lẽ Quốc vương biết trọng dụng hiền tài.
  • 1789: Hohn Carroll trở thành Giám mục giáo phận Baltimore, Giám mục đầu tiên ở Hoa Kỳ.
  • 1793: Cách mạng Pháp, đánh dấu làn sóng bài tu sĩ.
  • 1798: Giáo hoàng Pius VI bị cầm tù.

Thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế kỷ 21

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 30 tháng 4 năm 2000: Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho Thánh Faustina và chỉ định bắt đầu từ nay, ngày Chủ Nhật sau Lễ Phục SinhChúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.
  • 1 tháng 1 năm 2001: Bắt đầu thiên niên kỷ mới. Giáo hội long trọng khai mạc kỷ nguyên thứ ba của Kitô giáo, kéo dài Năm Thánh (2000) vào một phần của năm 2001 (thông thường là 25 năm tổ chức một lần – trường hợp năm 2000 được gọi là Đại Năm Thánh).
  • 6 tháng 1, 2001: Giáo hoàng Gioan Phaolô ban hành Novo Millennio Ineunte (Bước vào Thiên niên kỷ thứ ba), chương trình hành động của Giáo hội trong thiên niên kỷ mới, khẳng định việc cầu nguyện là hoạt động ưu tiên của Giáo hội Công giáo.
  • 18 tháng 1 năm 2001: Vụ bê bối của linh mục John Geoghan, ông bị cáo buộc là quấy rối tình dục trẻ em và bị nhận án 5 năm tù. Đây được coi là vụ bê bối tệ nhất liên quan đến Giáo hội Công giáo thời nay[1].
  • 2 tháng 4 năm 2005: Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời ở tuổi 84[2]. Tang lễ của ông truyền đi khắp thế giới qua phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều nguyên thủ quốc gia và hàng triệu người Công giáo hành hương đến Rôma để tỏ lòng kính trọng[3].
  • 19 tháng 4 năm 2005: Hồng y Joseph Ratzinger (s. tại Đức) được Hồng y Đoàn bầu làm Giáo hoàng, với tông hiệu Giáo hoàng Benedict XVI. Ông là vị Giáo hoàng đầu tiên của thế kỷ 21[4].
  • 18 tháng 8 năm 2005: Giáo hoàng Biển Đức XVI viếng thăm Köln (Đức) trong chuyến tông du đầu tiên ra ngoài nước Ý. Ông tiếp tục công việc tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới của người tiền nhiệm.
  • 12 tháng 9, 2006: Giáo hoàng Biển Đức XVI có bài diễn văn tại Đại học Regenburg. Tại đây, phát biểu sơ suất của ông làm dấy lên làn sóng phản ứng mạnh mẽ của người Hồi giáo trên khắp thế giới[5].
  • 7 tháng 7, 2007: Giáo hoàng Biển Đức XVI ban hành Motu proprio Summorum Pontificum, cho phép cử hành Nghi lễ Latinh (giải phóng các điều luật của Sách lễ Rôma 1962)[6].
  • 28 tháng 2, 2013: Giáo hoàng Biển Đức XVI chính thức rời bỏ chức vụ Giáo hoàng và trở thành Giáo hoàng đầu tiên trong 600 năm qua từ nhiệm[7].
  • 13 tháng 3, 2013: Hồng y Bergoglio người Argentina được bầu làm Giáo hoàng với tông hiệu là Phanxicô trong ngày thứ hai của Mật nghị Hồng y 2013[8].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sex abuse priest killed in prison”. CNN. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ “Giây phút qua đời của cố giáo hoàng John Paul II”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ “The Ultimate Photo Shoot”. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
  4. ^ Goodstein, Laurie and Elisabetta Povoledo. "Before Smoke Rises at Vatican, It's Romans vs. the Reformers,”. New York Times. ngày 11 tháng 3 năm 2013; Ivereigh, Austen.
  5. ^ “Những sự kiện "nhức nhối" liên quan đến Giáo hoàng Biển Đức XVI”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ “Nhìn lại 8 năm triều đại Giáo hoàng Benedicto XVI”. Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ “Giáo hoàng Biển Đức XVI chính thức từ nhiệm”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  8. ^ “FRANCISCUS”. Holy See. ngày 13 tháng 3 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. Annuntio vobis gaudium magnum; habemus Papam: Eminentissimum ac Reverendissimum Dominum, Dominum Georgium MariumSanctae Romanae Ecclesiae Cardinalem Bergoglioqui sibi nomen imposuit Franciscum
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Làm thế nào các nền tảng công nghệ có thể đạt được và tăng giá trị của nó trong dài hạn?
Review Visual Novel Summer Pockets Trial
Review Visual Novel Summer Pockets Trial
Summer Pocket là sản phẩm mới nhất của hãng Visual Novel danh giá Key - được biết đến qua những tuyệt tác Clannad, Little Buster, Rewrite
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Khả năng chính của Powered Suit là thay thế tất cả chỉ số của người mặc bằng chỉ số của bộ đồ ngoại trừ HP và MP