Tiếng Palaung (tiếng Miến Điện: ပလောင်ဘာသာ), còn được biết là De'ang (tiếng Trung: 德昂語; tiếng Miến Điện: တအောင်းဘာသာ, Đức Ngang), là một cụm phương ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á, được nói bởi hơn nửa triệu người ở Myanmar (bang Shan) và các nước láng giềng. Người Palaung được chia thành Palé, Rumai và Shwe, và mỗi nhóm trong số họ có ngôn ngữ riêng.[2][3] Các ngôn ngữ Riang được báo cáo là không thể hiểu được hoặc chỉ được hiểu một cách khó khăn bởi những người bản ngữ của các ngôn ngữ Palaung khác.
Tổng số người nói không chắc chắn; có 150.000 người nói tiếng Shwe vào năm 1982, 272.000 người nói tiếng Ruching (Palé) năm 2000 và 139.000 người nói tiếng Rumai (không rõ năm nào).
Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc phân loại các nhóm "Đức Ngang 德昂" (chủ yếu được nói ở hương dân tộc Đức Ngang Tam Đài Sơn 三台山德昂族乡, hương Mang và Quân Lộng 军 弄, huyện Trấn Khang) như sau (Deangyu Jianzhi). Tên trong IPA là từ Yan & Zhou (2012: 154-155)[6]
Bố Lôi 布雷 (điểm dữ liệu đại diện: Duẫn Khiếm 允欠, Mang): nói ở Luxi
Phương ngữ Bố Lôi 布雷
Phương ngữ Nhiêu Tấn 饶进
Lương 梁 (điểm dữ liệu đại diện: Tiêu Hán Câu 硝厂沟): được nói ở Lũng Xuyên và Thuỵ Lệ
Nhữ Mãi 汝买 (điểm dữ liệu đại diện: Diệp Trà Tinh 叶茶箐): được nói ở Trấn Khang và Bảo Sơn
Người Deang tự gọi mình là naʔaŋ, daʔaŋ, toʔaŋ và laʔaŋ, tùy theo phương ngữ (Yan & Zhou 2012: 154-155). Một nội danh khác của Deang là ho (rau) khaoʔ, trong đó rau có nghĩa là 'làng'. Người Đại địa phương gọi Deang là po˧loŋ˧.
Shintani (2008) công nhận hai phương ngữ của tiếng Palaung, đó là Palaung Nam và Palaung Bắc. Các âm tắc vô thanh ở Palaung Nam tương ứng với các âm tắc hữu thanh ở Palaung Bắc, âm tắc mà Shintani (2008) cho là sự tái hiện từ Palaung nguyên thủy. Phương ngữ Palaung Nam được nghiên cứu bởi Shintani (2008) là những phương ngữ của:
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Palaung”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Ray Waddington (2003). “The Palaung”. The Peoples of the World Foundation. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012.
^Klose, Albrecht (2001) Sprachen der Welt: ein weltweiter Index der Sprachfamilien, Einzelsprachen und Dialekte, mit Angabe der Synonyma und fremdsprachigen Äquivalente (Languages of the world: a multi-lingual concordance of languages, dialects and language-families) Saur, Munich, Germany, page 403, ISBN3-598-11404-4
^Yan Qixiang [颜其香] & Zhou Zhizhi [周植志] (2012). Mon-Khmer languages of China and the Austroasiatic family [中国孟高棉语族语言与南亚语系]. Beijing: Social Sciences Academy Press [社会科学文献出版社].
Yan Qixiang [颜其香] & Zhou Zhizhi [周植志] (2012). Mon-Khmer languages of China and the Austroasiatic family [中国孟高棉语族语言与南亚语系]. Beijing: Social Sciences Academy Press [社会科学文献出版社].
Liu Yan [刘岩] (2006). Tone in Mon-Khmer languages [孟高棉语声调研究]. Beijing: Minzu University Press [中央民族大学出版社].
Shorto, H.L. (1960). Word and syllable patterns in Palaung. Bulletin of the School of Oriental and African Studies, University of London; 1960, Vol. 23 Issue 3, p544-557.
Milne, Mrs. Leslie (1931). A dictionary of English–Palaung and Palaung–English. Rangoon: Supdt., Govt. Print. and Stationery.