Khóa thứ XV (2021 - 2026) Thành viên | |
Chủ tịch | Trần Thanh Mẫn |
---|---|
Phó Chủ tịch | 5 thành viên |
Ủy viên Hội đồng | 14 thành viên |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Cấp hành chính | Cấp Nhà nước |
Văn bản Ủy quyền | Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
Quy định-Luật tổ chức | Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân |
Bầu bởi | Quốc hội |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | Tòa nhà Quốc hội, số 2 đường Độc Lập, Quận Ba Đình, Hà Nội |
![]() |
Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Việt Nam |
Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam là cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập lần đầu tiên tháng 11/2015. Hội đồng bao gồm 21 thành viên là thành viên của Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận tổ quốc Việt Nam, có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức, lãnh đạo cuộc bầu cử trong cả nước, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử Quốc hội.
Đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch do Quốc hội bầu theo sự đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Còn Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ do Chủ tịch Quốc hội Việt Nam kiêm nhiệm.
Tiền thân của Hội đồng bầu cử Quốc gia là Hội đồng bầu cử Trung ương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập. Sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua nhằm cụ thể hóa Hiến pháp ngày 23/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã quyết định thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia thay thế Hội đồng bầu cử Trung ương.
Hiến pháp quy định "Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp"[1].
Hội đồng bầu cử Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn chung như sau:
Hội đồng bầu cử Quốc gia trong việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Hội đồng bầu cử Quốc gia trong việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Ngày 8 tháng 4 năm 2021, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn một số Phó Chủ tịch và uỷ viên Hội đồng bầu cử Quốc gia mới.[2]
Điều 117 khoản 2 Hiến pháp quy định:
Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Sau khi được bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia đệ trình Quốc hội danh sách thành viên Hội đồng bầu cử Quốc gia phê chuẩn. Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia thường là Chủ tịch Quốc hội.
Trong phiên họp Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa mới, thường vào giữa tháng 5. Chậm nhất 105 ngày trước ngày tổ chức bầu cử Quốc hội khóa mới, Quốc hội phải hoàn tất thành viên trong Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Trong thời gian tại nhiệm, xét thấy vi Hiến hoặc vi phạm quy định pháp luật hoặc không đủ năng lực đảm nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, sau đó đệ trình Quốc hội trong phiên họp gần nhất. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng có quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch trong thời gian chức vụ Chủ tịch bị khuyết hoặc vắng mặt.
Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Hội đồng bầu cử Quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi quá bán biểu quyết được thông qua.
Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng bầu cử Quốc gia có nhiệm kỳ được tính từ khi thành lập và kết thúc khi đã trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu, bàn giao biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa mới.