U-135 (tàu ngầm Đức) (1941)

Tàu ngầm U-boat Type VIIC
Lịch sử
Đức Quốc Xã
Tên gọi U-135
Đặt hàng 7 tháng 8, 1939
Xưởng đóng tàu Vegesacker Werft GmbH, Bremen-Vegesack
Số hiệu xưởng đóng tàu 14
Đặt lườn 16 tháng 9, 1940
Hạ thủy 12 tháng 6, 1941[1]
Nhập biên chế 16 tháng 8, 1941 [2]
Tình trạng Bị các tàu chiến Anhthủy phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm tại quần đảo Canaria, 15 tháng 7, 1943[2][1]
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu ngầm Type VIIC
Trọng tải choán nước
Chiều dài
  • 67,10 m (220 ft 2 in) (chung) [3]
  • 50,50 m (165 ft 8 in) (lườn áp lực) [3]
Sườn ngang
  • 6,20 m (20 ft 4 in) (chung) [3]
  • 4,70 m (15 ft 5 in) (lườn áp lực) [3]
Chiều cao 9,60 m (31 ft 6 in) [3]
Mớn nước 4,74 m (15 ft 7 in) [3]
Công suất lắp đặt
  • 2.800–3.200 PS (2.100–2.400 kW; 2.800–3.200 shp) (diesel) [3]
  • 750 PS (550 kW; 740 shp) (điện) [3]
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa
  • 8.500 hải lý (15.700 km; 9.800 mi) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h; 12 mph) (nổi) [3]
  • 80 hải lý (150 km; 92 mi) ở tốc độ 4 hải lý trên giờ (7,4 km/h; 4,6 mph) (lặn) [3]
Độ sâu thử nghiệm
  • 230 m (750 ft) [3]
  • 250–295 m (820–968 ft) (độ sâu ép vỡ tính toán)
Thủy thủ đoàn tối đa 4 sĩ quan, 40-56 thủy thủ
Hệ thống cảm biến và xử lý Gruppenhorchgerät
Vũ khí
Thành tích phục vụ[1][4]
Một phần của:
Mã nhận diện: M 00 150
Chỉ huy:
  • Trung úy / Đại úy Friedrich-Hermann Praetorius
  • 16 tháng 8, 1941 – tháng 11, 1942
  • Trung úy Heinz Schütt
  • tháng 11, 1942 – 3 tháng 6, 1943
  • Trung úy Otto Luther
  • 4 tháng 6 – 15 tháng 7, 1943
Chiến dịch:
  • 7 chuyến tuần tra:
  • 1: 24 tháng 12, 1941 – 31 tháng 1, 1942
  • 2: 22 tháng 2 – 3 tháng 4, 1942
  • 3: 26 tháng 4 – 5 tháng 7, 1942
  • 4: 8 tháng 8 – 3 tháng 10, 1942
  • 5: 21 tháng 11 – 26 tháng 12, 1942
  • 6: 24 tháng 1 – 10 tháng 3, 1942
  • 7: 7 tháng 6 – 15 tháng 7, 1943
Chiến thắng:
  • 3 tàu buôn bị đánh chìm
    (21.302 GRT)
  • 1 tàu buôn bị hư hại
    (4.762 GRT)

U-135 là một tàu ngầm tấn công Lớp Type VII thuộc phân lớp Type VIIC được Hải quân Đức Quốc Xã chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhập biên chế năm 1941, nó đã thực hiện được tổng cộng bảy chuyến tuần tra, đánh chìm được ba tàu buôn tổng tải trọng 21.302 GRT, đồng thời gây hư hại cho một tàu buôn khác. Trong chuyến tuần tra cuối cùng trong Đại Tây Dương, U-135 bị các tàu corvette Anh HMS MigonetteBalsam, tàu sà lúp HMS Rochester cùng một thủy phi cơ PBY Catalina Hoa Kỳ đánh chìm về phía Đông quần đảo Canaria vào ngày 15 tháng 7, 1943.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ các mặt cắt một tàu ngầm Type VIIC

Phân lớp VIIC của Tàu ngầm Type VII là một phiên bản VIIB được kéo dài thêm. Chúng có trọng lượng choán nước 769 t (757 tấn Anh) khi nổi và 871 t (857 tấn Anh) khi lặn).[5] Con tàu có chiều dài chung 67,10 m (220 ft 2 in), lớp vỏ trong chịu áp lực dài 50,50 m (165 ft 8 in), mạn tàu rộng 6,20 m (20 ft 4 in), chiều cao 9,60 m (31 ft 6 in) và mớn nước 4,74 m (15 ft 7 in).[5]

Chúng trang bị hai động cơ diesel MAN M 6 V 40/46 siêu tăng áp 6-xy lanh 4 thì, tổng công suất 2.800–3.200 PS (2.100–2.400 kW; 2.800–3.200 bhp), dẫn động hai trục chân vịt đường kính 1,23 m (4,0 ft), cho phép đạt tốc độ tối đa 17,7 kn (32,8 km/h), và tầm hoạt động tối đa 8.500 nmi (15.700 km) khi đi tốc độ đường trường 10 kn (19 km/h). Khi đi ngầm dưới nước, chúng sử dụng hai động cơ/máy phát điện Brown, Boveri & Cie GG UB 720/8 tổng công suất 750 PS (550 kW; 740 shp). Tốc độ tối đa khi lặn là 7,6 kn (14,1 km/h), và tầm hoạt động 80 nmi (150 km) ở tốc độ 4 kn (7,4 km/h). Con tàu có khả năng lặn sâu đến 230 m (750 ft).[5]

Vũ khí trang bị có năm ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21 in), bao gồm bốn ống trước mũi và một ống phía đuôi, và mang theo tổng cộng 14 quả ngư lôi, hoặc tối đa 22 quả thủy lôi TMA, hoặc 33 quả TMB. Tàu ngầm Type VIIC bố trí một hải pháo 8,8 cm SK C/35 cùng một pháo phòng không 2 cm (0,79 in) trên boong tàu. Thủy thủ đoàn bao gồm 4 sĩ quan và 40-56 thủy thủ.[5]

Chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

U-135 được đặt hàng vào ngày 7 tháng 8, 1939,[1] và được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Vegesacker Werft tại Bremen-Vegesack vào ngày 16 tháng 9, 1940.[1] Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 6, 1941,[1] và nhập biên chế cùng Hải quân Đức Quốc Xã vào ngày 16 tháng 8, 1941[1] dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân Friederich-Hermann Praetorius.[1]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuyến tuần tra thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

U-132 khởi hành từ cảng Kiel vào ngày 24 tháng 12, 1941 cho chuyến tuần tra đầu tiên trong chiến tranh.[4] Nó tiến ra Bắc Hải, rồi băng qua khe GIUK giữa các quần đảo OrkneyShetland để đi đến khu vực tuần tra giữa Bắc Đại Tây Dương.[6] Trong thành phần bầy sói Ziethen,[7] vào ngày 22 tháng 1, 1942, nó đã đánh chìm tàu buôn Bỉ Gandia 9.626 GRT ở vị trí 420 nmi (780 km; 480 mi) về phía Đông mũi Race, Newfoundland, tại tọa độ 45°00′B 41°00′T / 45°B 41°T / 45.000; -41.000.[8] U-135 kết thúc chuyến tuần tra và đi đến cảng St. Nazaire bên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp đã bị Đức chiếm đóng, đến nơi vào ngày 31 tháng 1.[4]

Chuyến tuần tra thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất phát từ cảng St. Nazaire vào ngày 22 tháng 2 cho chuyến tuần tra thứ hai, U-132 hoạt động trong khu vực biển Na Uy về phía Đông Bắc Iceland. Nó đã không bắt gặp mục tiêu nào phù hợp, nên kết thúc chuyến tuần tra và quay trở về Brest, một cảng Pháp khác cùng tại bờ biển Đại Tây Dương vào ngày 3 tháng 4.[9]

Chuyến tuần tra thứ ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi hành từ Brest vào ngày 26 tháng 4 cho chuyến tuần tra thứ ba, U-132 băng qua suốt Đại Tây Dương để hoạt động dọc theo vùng bờ Đông của Hoa Kỳ.[10] Vào ngày 17 tháng 5, nó đã đánh chìm tàu buôn Anh Fort Qu´Appelle 7.127 GRT ở vị trí về phía Bắc Bermuda, tại tọa độ 39°50′B 63°30′T / 39,833°B 63,5°T / 39.833; -63.500.[11] Nó cũng đã đánh chìm tàu buôn Na Uy Pleasantville 4.549 GRT vào ngày 8 tháng 6, ở vị trí khoảng 200 nmi (370 km) về phía Tây Bắc Bermuda, tại tọa độ 34°12′B 68°00′T / 34,2°B 68°T / 34.200; -68.000.[12] Chiếc tàu ngầm quay trở về St. Nazaire vào ngày 5 tháng 6.[4]

Chuyến tuần tra thứ tư

[sửa | sửa mã nguồn]

U-135 lại xuất phát từ Brest vào ngày 8 tháng 8 cho chuyến tuần tra thứ tư, và hoạt động tại khu vực giữa Bắc Đại Tây Dương.[13] Chiếc tàu ngầm còn đang di chuyển trong vịnh Biscay lúc 18 giờ 25 phút ngày 10 tháng 8 khi nó bị một máy bay ném bom Vickers Wellington thuộc Liên đội 311 Không quân Hoàng gia Anh (RAF) do một đội bay người Séc bắn phá và thả mìn sâu tấn công ở vị trí về phía Bắc Ferrol, Tây Ban Nha; U-135 chỉ bị hư hại nhẹ, nhưng hai thủy thủ đã tử trận.[13] Đến ngày 24 tháng 8, đang khi cùng bầy sói Lohs theo dõi Đoàn tàu ON 122 tại khu vực giữa Bắc Đại Tây Dương, nó bị các tàu khu trục Anh HMS Viscounttàu corvette Na Uy HNoMS Potentilla tấn công bằng mìn sâu và súng cối chống ngầm Hedgehog.[14][13] Chiếc tàu ngầm chỉ bị hư hại nhẹ, và kết thúc chuyến tuần tra và quay trở về căn cứ St. Nazaire vào ngày 3 tháng 10.[13]

Chuyến tuần tra thứ năm

[sửa | sửa mã nguồn]

U-135 tiếp tục hoạt động tại khu vực giữa Bắc Đại Tây Dương trong chuyến tuần tra thứ năm, kéo dài từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 26 tháng 12, nhưng nó đã không đánh chìm được mục tiêu nào trước khi quay về căn cứ St. Nazaire.[15]

Chuyến tuần tra thứ sáu

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi hành từ St. Nazaire vào ngày 24 tháng 1, 1943 cho chuyến tuần tra thứ sáu, U-135 hoạt động tại khu vực Bắc Đại Tây Dương về phía Nam Greenland và Iceland. Đang khi cùng bầy sói Pfeil theo dõi Đoàn tàu SC 118 ở vị trí về phía Tây Bắc Ireland vào ngày 8 tháng 2, nó bị một máy bay ném bom B-24 Liberator thuộc Liên đội 120 RAF tấn công với bốn quả mìn sâu được ném xuống. Chiếc tàu ngầm chống trả bằng hỏa lực phòng không rồi lặn xuống né tránh; các hư hại được sửa chữa, nhưng sau khi phát hiện thêm những chỗ rò rỉ khác, nó kết thúc chuyến tuần tra và quay trờ cảng Lorient, Pháp vào ngày 10 tháng 3.[16]

Chuyến tuần tra thứ bảy - Bị mất

[sửa | sửa mã nguồn]
U-135 đang bị tấn công vào ngày 15 tháng 7 năm 1943.

U-135 khởi hành từ Lorient vào ngày 7 tháng 6 cho chuyến tuần tra thứ bảy, cũng là chuyến cuối cùng, để hoạt động tại khu vực Trung tâm Đại Tây Dương về phía Tây Tây Phi.[4] Vào ngày 15 tháng 7, nó phóng ngư lôi tấn công Đoàn tàu OS 51, và gây hư hại cho chiếc tàu buôn Anh Twickenham 4.762 GRT,[17] nhưng ngay sau đó đã bị các tàu corvette Anh HMS MigonetteBalsam, tàu sà lúp HMS Rochester phối hợp cùng một thủy phi cơ PBY Catalina thuộc Liên đội Ném bom VP-92 Hải quân Hoa Kỳ đánh chìm về phía Đông quần đảo Canaria, tại tọa độ 28°20′B 13°17′T / 28,333°B 13,283°T / 28.333; -13.283;[1] năm thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng, và 41 người sống sót đã bị bắt làm tù binh chiến tranh.[1]

"Bầy sói" tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

U-135 từng tham gia mười bầy sói:

  • Zieten (6 – 20 tháng 1, 1942)
  • Westwall (2 – 12 tháng 3, 1942)
  • York (12 – 25 tháng 3, 1942)
  • Pfadfinder (21 – 27 tháng 5, 1942)
  • Lohs (17 tháng 8 - 20 tháng 9, 1942)
  • Panzer (23 tháng 11 - 11 tháng 12, 1942)
  • Raufbold (11 – 19 tháng 12, 1942)
  • Pfeil (3 – 8 tháng 2, 1943)
  • Neptun (18 – 28 tháng 2, 1943)
  • Trutz 2 (22 – 29 tháng 6, 1943)

Tóm tắt chiến công

[sửa | sửa mã nguồn]

U-135 đã đánh chìm được ba tàu buôn tổng tải trọng 21.302 GRT, đồng thời gây hư hại cho một tàu buôn khác 4.762 GRT:

Ngày Tên tàu Quốc tịch Tải trọng[Ghi chú 1] Số phận[18]
22 tháng 1, 1942 Gandia  Belgium 9.626 Bị đánh chìm
17 tháng 5, 1942 Fort Qu Appelle  United Kingdom 7.127 Bị đánh chìm
18 tháng 6, 1942 Pleassantville  Norway 4.549 Bị đánh chìm
15 tháng 7, 1943 Twickenham  United Kingdom 4.762 Bị hư hại

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tàu buôn theo tấn đăng ký toàn phần. Tàu quân sự theo trọng lượng choán nước.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j Helgason, Guðmundur. “The Type VIIB U-boat U-135”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b Kemp (1997), tr. 131.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r Helgason, Guðmundur. “Type VIIC”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b c d e Helgason, Guðmundur. “War Patrols by German U-boat U-135”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ a b c d Gröner, Jung & Maass 1991, tr. 43–46.
  6. ^ Helgason, Guðmundur. “Patrol info for U-135 (first patrol)”. U-boats Patrols - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Gannon (1990), tr. 200.
  8. ^ Helgason, Guðmundur. “Gandia - Belgian Steam merchant”. Ships hit by U-boats - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ Helgason, Guðmundur. “Patrol info for U-135 (second patrol)”. U-boats Patrols - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Helgason, Guðmundur. “Patrol info for U-135 (third patrol)”. U-boats Patrols - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ Helgason, Guðmundur. “Fort Qu´Appelle - British Steam merchant”. Ships hit by U-boats - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ Helgason, Guðmundur. “Pleasantville - Norwegian Motor merchant”. Ships hit by U-boats - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ a b c d Helgason, Guðmundur. “Patrol info for U-135 (fourth patrol)”. U-boats Patrols - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ Blair (1996), tr. 662-663.
  15. ^ Helgason, Guðmundur. “Patrol info for U-135 (fifth patrol)”. U-boats Patrols - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  16. ^ Helgason, Guðmundur. “Patrol info for U-135 (sixth patrol)”. U-boats Patrols - uboat.net. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2024.
  17. ^ Helgason, Guðmundur. “Patrol info for U-135 (Seventh patrol)”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  18. ^ Helgason, Guðmundur. “Ships hit by U-135”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Helgason, Guðmundur. “The Type VIIC boat U-135”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  • Hofmann, Markus. “U 135”. Deutsche U-Boote 1935-1945 - u-boot-archiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Lincoln: Người tái sinh Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ
Abraham Linconln luôn tin rằng, khi những Tổ phụ của nước Mỹ tuyên bố độc lập ngày 4/7/1776
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Nhân vật Tokitou Muichirou - Kimetsu no Yaiba
Tokito Muichiro「時透 無一郎 Tokitō Muichirō​​」là Hà Trụ của Sát Quỷ Đội. Cậu là hậu duệ của Thượng Huyền Nhất Kokushibou và vị kiếm sĩ huyền thoại Tsugikuni Yoriichi.
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Download ứng dụng MB Bank chọn số tứ quý như ý
Là một trong những Ngân hàng tiên phong mang công nghệ thay đổi cuộc sống
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân