Số lần vô địch liên tiếp nhiều nhất của các đội bóng khi giải đấu được tổ chức ở liên đoàn của họ: 5 lần (1930, 1934, 1938, 1950, 1954)
Liên đoàn có số lần vô địch nhiều nhất: UEFA, 12 lần (1934, 1938, 1954, 1966, 1974, 1982, 1990, 1998, 2006, 2010, 2014, 2018)
Liên đoàn có số lần vô địch nhiều nhất khi giải đấu tổ chức ở các liên đoàn khác: CONMEBOL, 5 lần (1958, 1970, 1986, 2002, 2022)
Liên đoàn có nhiều đội bóng giành chức vô địch nhất: UEFA, 5 đội (Ý, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha)
Liên đoàn thắng áp đảo trong các trận chung kết: CONMEBOL, 8/11 lần (11 lần các đội Nam Mỹ và châu Âu gặp nhau trong trận đấu cuối cùng thì đại diện Nam Mỹ có tới 8 lần đoạt cúp)
Liên đoàn có nhiều đội bóng lọt vào trận chung kết nhất: UEFA, 10 đội (Ý, Tiệp Khắc, Hungary, Đức, Thụy Điển, Anh, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Croatia)
Liên đoàn có nhiều đội bóng lọt vào bán kết nhất: UEFA, 18 đội (Nam Tư, Ý, Tiệp Khắc, Đức, Áo, Hungary, Pháp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha, Liên Xô, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ)
Trận chung kết có 2 đại diện từ cùng một liên đoàn: UEFA, 8 trận (1934, 1938, 1954, 1974, 1982, 2006, 2010, 2018)
Vòng bán kết có 4 đại diện từ cùng một liên đoàn: UEFA, 5 lần (1934, 1966, 1982, 2006, 2018)
Các đội thuộc cùng một liên đoàn giành chức vô địch liên tiếp: UEFA, 4 lần - Ý (2006), Tây Ban Nha (2010), Đức (2014), Pháp (2018).
Các đội thuộc cùng một liên đoàn liên tiếp vào trận chung kết: UEFA, 2 lần (1934–1938[27] và 2006–2010)[28]
Đội của liên đoàn châu lục khác lọt vào trận chung kết khi giải được tổ chức ở châu Âu: CONMEBOL, 3 đội (Brasil 1958, Argentina 1990 và Brasil 1998)
Chuỗi các trận chung kết liên tiếp giữa 2 đội của 2 liên đoàn châu lục khác nhau: 5, UEFA và CONMEBOL (1986–2002)
Chuỗi các trận chung kết liên tiếp có ít nhất một đại diện của UEFA: 18 trận (1954–2022)
Những trận chung kết không có đại diện nào của châu Âu: Uruguay gặp Argentina (1930) và Uruguay gặp Brasil (1950).
Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải được tổ chức ở châu Âu: CONMEBOL (Brasil 1958)
Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải được tổ chức ở Nam Mỹ: UEFA (Đức 2014)
Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải tổ chức ở châu Á: CONMEBOL, 2 lần (Brasil 2002 và Argentina 2022)
Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải tổ chức ở châu Phi: UEFA (Tây Ban Nha 2010)
Liên đoàn duy nhất có đội vô địch khi giải tổ chức ở Bắc Trung Mỹ: CONMEBOL, 3 lần (Brasil 1970, Argentina 1986 và Brasil 1994)
Những liên đoàn có đội bóng duy nhất lọt vào tới bán kết: CONCACAF (Hoa Kỳ 1930), AFC (Hàn Quốc 2002), CAF (Maroc 2022)
Liên đoàn có ít đội bóng lọt vào vòng chung kết nhất: OFC, 2 đội (Úc và New Zealand)
Liên đoàn có nhiều đội bóng lọt vào vòng chung kết nhất: UEFA, 33 đội. Nếu xét theo tỉ lệ số đội bóng trên tổng số thành viên của liên đoàn châu lục thì CONMEBOL là liên đoàn dẫn đầu với tỉ lệ 90% (9/10 đội đã từng tham dự World Cup, trừ Venezuela).
Liên đoàn có nhiều lần tổ chức nhất: UEFA, 11 lần (1934, 1938, 1954, 1958, 1966, 1974, 1982, 1990, 1998, 2006, 2018)
Liên đoàn có quốc gia đứng ra đăng cai nhiều nhất: CONCACAF (Mexico tổ chức 3 lần vào các năm 1970, 1986, 2026)
Liên đoàn có ít lần tổ chức nhất: CAF (Nam Phi 2010)
Liên đoàn duy nhất chưa từng đăng cai World Cup: OFC
Giải có vòng bán kết nhiều bàn thắng nhất: 1930, 14 bàn (cả 2 trận đều kết thúc với tỷ số 6–1).
Giải duy nhất đội đương kim vô địch không tham dự: 1934 (Uruguay).
Giải duy nhất đội chủ nhà phải đá vòng loại: 1934 (Ý).
Hai giải không có vòng đấu bảng: 1934 và 1938 (16 đội tham gia được bốc thăm phân nhánh đá loại trực tiếp).
Giải duy nhất không có vòng đấu loại trực tiếp và trận chung kết:1950 (4 đội đứng đầu 4 bảng đá vòng tròn để tìm ra đội vô địch).
Hai giải có 3 đội đã đủ điều kiện tham dự nhưng lại bỏ cuộc: 1930 (Ai Cập, Xiêm La, Nhật Bản) và 1950 (Scotland, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ).
Giải có đội vô địch thua đậm nhất ở vòng bảng: 1954 (Tây Đức thua Hungary 3–8 ở vòng bảng nhưng đã lội ngược dòng đánh bại chính đối thủ này 3–2 ở trận chung kết để lên ngôi vô địch).
Giải có nhiều cú đúp và hat-trick nhất: 1954, 1 poker, 7 hat-trick và 21 cú đúp. Nếu tính 1 poker tương đương 2 cú đúp và tính cả cú đúp trong 7 cú hat-trick thì tổng cộng có tới 30 cú đúp.
Giải có nhiều trận thắng cách biệt nhất và nhiều trận có nhiều bàn thắng nhất: 1954 (8 trận có tỷ số cách biệt trên 5 bàn và 18 trận có ít nhất 5 bàn thắng được ghi).
Giải có nhiều bàn thắng nhất trong một bảng đấu: 1954 (bảng 2 gồm Hungary, Tây Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc đã ghi tổng cộng 41 bàn thắng trong 5 trận đấu, tính cả 1 trận đá thêm).
Giải có trận đấu dàn xếp tỷ số tai tiếng nhất: 1982, trận cuối vòng bảng giữa Tây Đức và Áo. Sau 2 lượt trận đầu, Đức cần một chiến thắng nữa trong khi Áo chỉ cần thua không quá hai bàn thì cả hai sẽ cùng đi tiếp. Sau khi đội Đức vươn lên dẫn trước ở phút thứ 10, cầu thủ của hai bên chỉ chuyền bóng cho nhau mà không tổ chức tấn công cho đến hết trận, gây ra hiệu ứng tiêu cực cho khán giả và các cổ động viên. Kể từ đó về sau, FIFA quyết định tất cả các trận đấu lượt cuối vòng bảng đều phải đá cùng giờ.
Giải có vòng tứ kết kịch tính nhất: 1986 (3/4 trận phải giải quyết bằng loạt đá luân lưu 11 mét)
Giải có nhiều lần phạm lỗi nhất trong trận khai mạc: 1990, Cameroon 1–0 Argentina. Các cầu thủ Cameroon đã phạm lỗi tới 30 lần và có 2 người phải nhận thẻ đỏ.[29]
Giải có vòng bán kết kịch tính nhất: 1990 (cả 2 trận đều kểt thúc với tỷ số hòa 1–1 trong 120 phút và đều phải phân định thắng thua bằng loạt đá luân lưu).
Giải có bảng đấu cân bằng nhất: Bảng E (1994), cả 4 đội đều có 4 điểm và có cùng hiệu số bàn thắng bại.
Giải có ít đội châu Âu lọt vào vòng tứ kết nhất: 2010, 3 đội. Tất cả các đội này sau đó đều giành huy chương.
Giải có nhiều quả đá hỏng phạt đền nhất ở vòng tứ kết: 2010, có 3 quả phạt đền trong thời gian thi đấu đều bị sút hỏng.
Giải có vòng bán kết lập hai kỷ lục về số bàn thắng: 2014 (trận nhiều bàn thắng nhất: Đức 7–1 Brasil; trận ít bàn thắng nhất: Argentina 0–0 Hà Lan sau hiệp phụ, Argentina đi tiếp nhờ loạt sút luân lưu).
Giải có chuỗi trận có bàn thắng liên tiếp dài nhất: 2018, 37 trận.
Giải có nhiều phút bù giờ nhất: 2022. Theo quy định và cách tính mới của FIFA được áp dụng ở giải đấu lần này, tất cả những thời gian bóng chết (do chấn thương, thay người, ăn mừng bàn thắng, câu giờ,..) trong trận sẽ được cộng trực tiếp tương ứng ở cuối trận đấu đó (chưa kể thời gian bù giờ của bù giờ).[30] Bình quân mỗi trận đấu kết thúc trong 2 hiệp chính, trọng tài cho bù giờ 11,31 phút; còn ở những trận có hiệp phụ thường kéo dài tới 132 phút.
Giải có nhiều đội châu Á tham dự nhất: 2022, 6 đội (trong đó một nửa số đội đã lọt vào vòng 1/8).
Giải có nhiều trận đấu mà đội kiểm soát bóng nhiều hơn thất bại nhất:2022 (chỉ có 23 trận những đội cầm bóng nhiều hơn giành chiến thắng, các trận còn lại đội giữ bóng ít hơn thường sẽ giành thắng lợi hoặc cầm hòa)[32]
Tỉ lệ thủng lưới mỗi trận ít nhất: Angola, 0,67 (thủng lưới 2 bàn trong 3 trận).
Tham gia nhiều lần nhất mà luôn vượt qua vòng bảng: Cộng hòa Ireland, 3 lần (1990, 1994, 2002).
Tham gia nhiều lần nhất mà luôn bị loại ở vòng bảng: Scotland, 8 lần (1954, 1958, 1974, 1978, 1982, 1986, 1990, 1998).
Đội đương kim vô địch duy nhất không tham dự giải đấu tiếp theo: Uruguay (1934). Hành động của họ nhằm phản đối việc một số quốc gia châu Âu không tham dự giải đấu mà họ tổ chức vào năm 1930.
Đội chủ nhà không vượt qua vòng bảng: Nam Phi (2010 - 1 thắng, 1 hòa và 1 thua), Qatar (2022 - thua cả 3 trận). Qatar cũng là đội chủ nhà có thành tích tệ nhất và là đội chủ nhà đầu tiên bị loại sau lượt trận thứ hai của vòng bảng, trong khi Nam Phi chỉ bị loại sau lượt trận cuối ở giải năm 2010.[33]
Đội duy nhất 2 lần bị loại ngay từ vòng bảng với tư cách là đương kim vô địch: Ý (1950 và 2010)
Đội duy nhất 2 lần đoạt chức vô địch khi chỉ đứng thứ nhì vòng đấu bảng: Đức (1954 và 1974)
Đội duy nhất 2 lần giành chiến thắng cách biệt tới 9 bàn: Hungary (thắng Hàn Quốc 9–0 năm 1954 và thắng El Salvador 10–1 năm 1982)
Đội giành vị trí nhất bảng nhiều nhất: Brasil, 16 lần (1950–2022, trừ các năm 1966, 1974, 1978).
Đội giành giải phong cách nhiều nhất: Brasil, 4 lần (1982, 1986, 1994, 2006)
Đội không phải thi đấu vòng loại nhiều nhất: Brasil, 8 lần (1930, 1934, 1950, 1962, 1966, 1974, 1998, 2014). Trong đó có 1 lần không có vòng loại, 1 lần do đối thủ rút lui, 2 lần với tư cách chủ nhà và 4 lần với tư cách đương kim vô địch.
Đội tham dự World Cup bằng thi đấu vòng loại nhiều nhất: Đức và Tây Ban Nha, cùng 15 lần.
Đội tham dự World Cup nhiều nhất hoàn toàn nhờ việc vượt qua vòng loại: Hà Lan, 11 lần. Đội này chưa bao giờ là chủ nhà, chưa bao giờ là đương kim vô địch, không tham dự World Cup lần đầu tiên và cũng chưa gặp trường hợp nào đối thủ ở vòng loại bỏ cuộc.
Đội đã giành quyền lọt vào vòng chung kết nhưng lại bỏ cuộc: Ấn Độ (rút lui khi đã xác định bảng đấu), Scotland và Thổ Nhĩ Kỳ (cùng rút lui khi chưa bốc thăm chia bảng) - đều ở World Cup 1950.
Đội duy nhất không phải thi đấu mà vẫn lọt vào vòng tứ kết: Thụy Điển (do đối thủ là đội tuyển Áo vừa mất nước vì bị Đức quốc xã chiếm đóng khi World Cup 1938 sắp diễn ra).
Đội phải thi đấu hiệp phụ nhiều nhất: Đức, Ý, Argentina - đều 11 trận.
Đội bất bại liên tục nhiều trận nhất (không tính thua trong loạt sút luân lưu): Hà Lan, 12 trận (7 trận năm 2014, 5 trận năm 2022).
Đội có nhiều trận hòa không bàn thắng nhất: Anh, 12 trận (1 trận năm 1958, 1 trận năm 1962, 1 trận năm 1966, 2 trận năm 1982, 1 trận năm 1986, 1 trận năm 1990, 1 trận năm 2002, 1 trận năm 2006, 1 trận năm 2010, 1 trận năm 2014, 1 trận năm 2022).
Đội phải thi đấu các trận play-off nhiều nhất để lọt vào World Cup: Úc (cả nội lục địa và liên lục địa).
Hai đội tham gia nhiều kỳ World Cup nhất và thi đấu nhiều trận nhất, đồng thời cũng giàu thành tích nhất nhưng lại gặp nhau ít nhất: Brasil và Đức, 2 lần (chung kết 2002 và bán kết 2014).
Hai đội nằm chung bảng đấu nhiều nhất: Brasil và Serbia, 6 lần (1930, 1950, 1954, 1974, 2018, 2022).
Ba đội nằm chung bảng đấu nhiều nhất: Brasil, Thụy Sĩ, Serbia - 3 lần (1950, 2018, 2022).
Đội không vô địch có nhiều trận thắng nhất: 6 trận
Ba Lan (1974): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng ba, thua 1 trận ở vòng bảng thứ hai.
Ý (1990): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng ba và hòa trận bán kết, chỉ để thua ở những loạt đá luân lưu.
Hà Lan (2010): Thắng 6 trận liên tiếp và thua trận chung kết, đồng thời cũng thắng cả 8 trận vòng loại.
Bỉ (2018): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng ba và thua trận bán kết.
Đội chiến thắng các đội cựu vô địch nhiều nhất:[g] 3 trận
Brasil (1970): Thắng Anh (vòng bảng), Uruguay (bán kết) và Ý (chung kết).
Ý (1982): Thắng Argentina (vòng bảng thứ hai), Brasil (vòng bảng thứ hai) và Đức (chung kết).
Argentina (1986): Thắng Uruguay (vòng 1/8), Anh (tứ kết) và Đức (chung kết).
Đức (2010): Thắng Anh (vòng 1/8), Argentina (tứ kết) và Uruguay (tranh hạng ba).
Đội thi đấu hiệp phụ liên tiếp nhiều nhất: 3 trận
Anh (1990): Thắng Bỉ ở vòng 1/8, thắng Cameroon ở tứ kết đều bằng hiệp phụ, thua Đức ở bán kết bằng loạt sút luân lưu.
Croatia (2018): Thắng Đan Mạch ở vòng 1/8, thắng Nga ở tứ kết đều bằng loạt sút luân lưu, thắng Anh ở bán kết trong hiệp phụ.
Đội thi đấu hiệp phụ không liên tiếp nhiều nhất: 3 trận
Bỉ (1986): Thắng Liên Xô ở vòng 1/8 trong hiệp phụ, thắng Tây Ban Nha ở tứ kết trong loạt đá luân lưu và thua Pháp ở trận tranh hạng ba trong hiệp phụ.
Argentina (2014): Thắng Thụy Sĩ ở vòng 1/8 trong hiệp phụ, thắng Hà Lan ở bán kết trong loạt đá luân lưu và thua Đức ở chung kết trong hiệp phụ.
Đội không thua trận nào nhưng vẫn bị loại ngay từ vòng bảng:
Đội không thắng trận nào nhưng vẫn lọt vào vòng tứ kết: Cộng hòa Ireland1990 (hòa cả ba trận vòng bảng và một trận vòng 1/8, sau đó lọt vào tứ kết nhờ loạt đá luân lưu).
Đội bất bại nhưng chỉ giành được vị trí á quân: Pháp2006 (hòa 3 thắng 4 trong đó có trận chung kết phải phân định thắng thua bằng loạt sút luân lưu).
Đội không thua trận nào nhưng chỉ xếp hạng ba: 3 đội
Brasil (1978): Thắng 4 trận trong đó có trận tranh hạng 3; hòa 3 trận trong đó có 2 trận ở vòng bảng thứ nhất và 1 trận ở vòng bảng thứ 2.
Ý (1990): Thắng 6 trận trong đó có trận tranh hạng 3; hòa 1 trận rồi thua ở loạt đá luân lưu.
Hà Lan (2014): Thắng 5 trận trong đó có trận tranh hạng 3; hòa 2 trận trong đó có 1 trận thắng và 1 trận thua đều bằng những loạt đá luân lưu.
Đội không thua trận nào nhưng vẫn bị loại trước vòng bán kết: 5 trận
Anh (1982): Thắng 3 trận vòng bảng thứ nhất, hòa 2 trận vòng bảng thứ hai và bị loại vì không đủ điểm để vào bán kết.
Brasil (1986): Thắng 4 trận liên tiếp ở vòng bảng và vòng 1/8, hòa trận tứ kết và chỉ bị loại sau loạt sút luân lưu.
México (1986): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa ở tứ kết, bị loại sau loạt sút luân lưu.
Ý (1998): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa ở tứ kết, bị loại sau loạt đá luân lưu.
Tây Ban Nha (2002): Thắng 3 trận vòng bảng, 2 trận hòa ở vòng đấu loại trực tiếp đều phải phân định thắng thua bằng loạt sút luận lưu (thắng ở vòng 1/8 và thua ở tứ kết.
Anh và Argentina (2006): Đều thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa ở tứ kết, bị loại sau loạt sút luân lưu.
Costa Rica (2014): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, 2 trận hòa ở vòng đấu loại trực tiếp đều phải phân định thắng thua bằng loạt sút luận lưu (thắng ở vòng 1/8 và thua ở tứ kết).
Hà Lan (2022): Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, thắng vòng 1/8 và hòa trận tứ kết, bị loại sau loạt đá luân lưu 11 mét.
Đội không thua trận nào và không để lọt lưới nhưng vẫn bị loại ở vòng 1/8: Thụy Sĩ (2006) - Thắng 2 hòa 1 ở vòng bảng, hòa ở vòng 16 đội và bị loại sau loạt đá luân lưu.
Đội liên tiếp phải phân định thắng bại bằng bàn thắng vàng: Sénégal (2002), họ đã đánh bại đội Thụy Điển ở vòng 1/8 bởi bàn thắng vàng trong hiệp phụ và chính họ cũng thất bại ở hiệp phụ vì bàn thắng vàng của Thổ Nhĩ Kỳ trong trận tứ kết.
Đội lội ngược dòng giành chiến thắng với thời lượng kiểm soát bóng ít nhất: Nhật Bản, 17,7% (trong trận thắng Tây Ban Nha tại vòng bảng World Cup 2022)[34]
Hai đội gặp nhau nhiều nhất trong 1 giải đấu: 2 lần
Ý và Tây Ban Nha (1934 - đá chính hòa, đá lại Ý thắng)
Đức và Thụy Sĩ (1938 - đá chính hòa, đá lại Đức thua)
Cuba và România (1938 - đá chính hòa, đá lại Cuba thắng)
Wales và Hungary (1958 - đá chính hòa, đá thêm Xứ Wales thắng)
Liên Xô và Anh (1958 - đá chính hòa, đá thêm Anh thua)
Brasil và Thụy Điển (1994 - vòng bảng hòa, bán kết Brasil thắng)
Brasil và Thổ Nhĩ Kỳ (2002 - vòng bảng và bán kết Brasil đều thắng)
Bỉ và Anh (2018 - vòng bảng và tranh hạng ba Bỉ đều thắng)
Croatia và Maroc (2022 - vòng bảng hòa, tranh hạng ba Croatia thắng)
Đội có nhiều trận hòa không bàn thắng nhất trong 1 giải đấu: 3 trận
Tây Đức (1978): Vòng bảng thứ nhất 2 trận và vòng bảng thứ hai 1 trận.
Ba Lan (1982): Vòng bảng thứ nhất 2 trận và vòng bảng thứ hai 1 trận.
Đội có nhiều trận hòa nhất trong 1 giải đấu: Anh (1990), 5 trận (hòa Ireland và Hà Lan ở vòng bảng, hòa Bỉ ở vòng 1/8 và Cameroon ở tứ kết nhưng đều thắng trong hiệp phụ, hòa Đức ở bán kết rồi thua trong loạt đá luân lưu).
Những đội đã lọt vào tới bán kết ngay từ lần đầu tham dự mà không vô địch: Hoa Kỳ (hạng ba 1930), Serbia (hạng tư 1930),Đức (hạng ba 1934), Áo (hạng tư 1934), Bồ Đào Nha (hạng ba 1966), Croatia (hạng ba 1998)
Đội nhì bảng liên tiếp giành chức vô địch: 3: Đức (1974), Argentina (1978) và Ý (1982).
Tham dự vòng chung kết liên tiếp: 22, Brasil (1930–2022).
Các kỳ World Cup liên tiếp có 2 đội phải thi đá luân lưu 11 mét tới 2 trận: 3 kỳ (2014–2022).
Liên tiếp không phải thi đấu vòng loại: 2 lần: Brasil (1930–1934 và 1962–1966), Argentina (1930–1934 và 1978–1982), Anh (1966–1970), Tây Đức (1974–1978), Ý (1986–1990), Pháp (1998–2002).
Liên tiếp nhận 1 bàn phản lưới nhà của đối thủ: 3 kỳ, Ý (1970–1978).
Liên tiếp nhận 2 bàn phản lưới nhà của đối thủ: 2 kỳ, Pháp (2014–2018).
Liên tiếp phản lưới nhà qua các kỳ World Cup: 2 lần: Hà Lan (1974–1978), Tây Ban Nha (1998–2002), Bồ Đào Nha (2002–2006), Brasil (2014–2018), Nigeria (2014–2018), Maroc (2018–2022).
Số lần liên tiếp vượt qua vòng loại[35]: 9, Tây Ban Nha (1986–2022).
Số lần liên tiếp không vượt qua vòng loại: 21, Luxembourg (1934–2022).
Chuỗi thắng liên tiếp: 11 trận, Brasil (từ trận thắng 2-1 trước Thổ Nhĩ Kỳ (2002) tới trận thắng 3-0 trước Ghana (2006)).
Chuỗi bất bại liên tiếp: 13 trận, Brasil (từ trận thắng 3-0 trước Áo (1958) tới trận thắng 2-0 trước Bulgaria (1966)).
Chuỗi bất bại dài nhất tại vòng bảng: 17 trận, Brasil (từ sau trận thua Na Uy ở trận cuối cùng vòng bảng năm 1998 đến trước trận thua Cameroon ở lượt trận cuối vòng bảng năm 2022).
Chuỗi thua liên tiếp: 9 trận, México (từ trận thua 1-4 trước Pháp (1930) tới trận thua 0-3 trước Thụy Điển (1958)).
Chuỗi không thắng liên tiếp: 17 trận, Bulgaria (từ trận thua 0-1 trước Argentina (1962) tới trận thua 0-3 trước Nigeria (1994)).
Chuỗi hòa liên tiếp: 5 trận, Bỉ (từ trận hòa 0-0 trước Hà Lan (1998) tới trận hòa 1-1 trước Tunisia (2002)).
Chuỗi trận không hòa liên tiếp: 16, Bồ Đào Nha (từ trận thắng 3-1 trước Hungary (1966) tới trận thắng 1-0 trước Hà Lan (2006)).
Số trận liên tiếp ghi được ít nhất một bàn: 18, Brasil (1930–1958) và Đức (1934–1958).
Số trận liên tiếp ghi được ít nhất hai bàn: 11, Uruguay (1930–1954).
Số trận liên tiếp ghi được ít nhất ba bàn: 4, Bồ Đào Nha (1966), Đức (1970) và Brasil (1970).
Số trận liên tiếp ghi được ít nhất bốn bàn: 4, Uruguay (1930–1950) và Hungary (1954).
Số trận liên tiếp ghi được ít nhất sáu / tám bàn: 2, Hungary (1954) (8 bàn); Brasil (1950) (6 bàn).
Số trận liên tiếp không ghi được bàn: 5, Bolivia (1930–1994).
Số trận vòng đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng loạt sút luân lưu: 35 trận (1 trận năm 1982, 3 trận năm 1986, 4 trận năm 1990, 3 trận năm 1994, 3 trận năm 1998, 2 trận năm 2002, 4 trận năm 2006, 2 trận năm 2010, 4 trận năm 2014, 4 trận năm 2018, 5 trận năm 2022). Tính theo giai đoạn thì 13 trận thuộc vòng 1/8, 14 trận tứ kết, 5 trận bán kết và 3 trận chung kết. Có 15 trận đội thắng cuộc không cần phải thực hiện quả đá thứ 5 và 3 trận đội thua chỉ sút được đến quả thứ 3 đã kết thúc, ngoài ra còn có 2 trường hợp các cầu thủ đôi bên phải sút đến lượt thứ 6 mới phân định thắng bại. Có 19 trận đội đá trước giành chiến thắng trong loạt đá luân lưu.
Tổng số đội tuyển tham gia loạt sút luân lưu: 31 đội (châu Á 2 đội, châu Phi 2 đội, Bắc Mỹ 2 đội, Nam Mỹ 6 đội và châu Âu 19 đội). Tổng cộng đã diễn ra 13 trận nội bộ châu Âu, 1 trận nội bộ Nam Mỹ, 21 trận còn lại giữa đại diện của hai liên đoàn châu lục khác nhau. Số lần phải thi đá luân lưu của các đội như sau: 1 đội 7 lần, 3 đội 5 lần, 5 đội 4 lần, 6 đội 2 lần và 16 đội 1 lần.
Tổng số những cú sút luân lưu được thực hiện: 312 (trong đó 218 quả làm rung lưới đối phương, 72 quả bị thủ môn cản phá, còn lại không sút chệch khung thành thì cũng bị xà ngang hoặc cột dọc từ chối). Xét theo tổng số lượt đá của cả 2 bên thì có 2 trận cần tới 12 cú sút mới kết thúc, 12 trận 10 cú sút, 11 trận 9 cú sút và 7 trận 8 cú sút, 3 trận còn lại tới cú sút thứ 7 đã xác định được đội chiến thắng.
Tổng số cầu thủ tham gia sút phạt 11 mét: 273 người (trong đó có 3 cầu thủ đá 3 quả, 33 cầu thủ đá 2 quả, 237 cầu thủ đá 1 quả). Về số quả luân lưu mà các cầu thủ đá hỏng tính theo thứ tự thực hiện thì có 19 quả đầu tiên, 18 quả thứ 2, 20 quả thứ 3, 22 quả thứ 4, 13 quả thứ 5 và 2 quả thứ 6.
Tổng số thủ môn tham gia cản phá luân lưu 11 mét: 59 người (trong đó 11 thủ môn bắt 2 loạt và 48 thủ môn bắt 1 loạt). Số quả luân lưu các thủ môn đã cản phá theo thứ tự lượt sút: 14 quả đầu tiên, 13 quả thứ 2, 16 quả thứ 3, 16 quả thứ 4, 8 quả thứ 5 và 1 quả thứ 6. Xét theo số quả bị cản phá thì có 4 người cản được 4 quả, 3 người cản được 3 quả, 13 người cản được 2 quả, 24 người cản được 1 quả và 15 người không cản được quả nào.
Tỷ số các trận đấu trước loạt đá luân lưu: 2 trận hòa 3–3, 4 trận hòa 2–2, 17 trận hòa 1–1 và 12 trận kết thúc không bàn thắng nào được ghi. Trong đó:
10 trận đội dẫn bàn trước bị đối thủ gỡ hòa nhưng vẫn giành chiến thắng chung cuộc;
9 trận đội bị dẫn bàn tuy đã gỡ hòa nhưng cuối cùng lại thất bại;
3 trận đội bị dẫn trước gỡ hòa rồi dẫn bàn lại nhưng chung cuộc vẫn thua;
1 trận đội bị dẫn bàn gỡ hòa rồi dẫn trước lại đối thủ và cuối cùng là đội đi tiếp.
Tỷ số các loạt sút luân lưu: 4 trận tỷ số 5–4, 3 trận tỷ số 5–3, 9 trận tỷ số 4–3, 6 trận tỷ số 4–2, 1 trận tỷ số 4–1, 5 trận tỷ số 3–2, 3 trận tỷ số 3–1 và 2 trận tỷ số 3–0.
Số trận đối đầu giữa châu Âu và Nam Mỹ: 12 trận (Nam Mỹ thua 4 trận, châu Âu thua 8 trận), trong đó Nam Mỹ đều thắng trong 2 trận chung kết.
Vòng chung kết có ít trận phải thi đấu luân lưu nhất: 0 trận năm 1978 (lần đầu tiên thể thức đá luân lưu được áp dụng, tuy nhiên cả giải chỉ có 2 trận vòng knock-out và đều đã được giải quyết trước khi đến loạt đá 11 mét).
Vòng chung kết duy nhất không có đội châu Âu nào phải thi đấu luân lưu 11 mét: 2010, có 2 trận thì 2 đội Nam Mỹ đấu với 1 đội châu Á và 1 đội châu Phi.
Vòng chung kết duy nhất tất cả các đội thi đấu đều là tân binh của những loạt sút luân lưu: 2010, cả 4 đội đều có lần đầu tham dự thể thức này (trừ năm 1982 Pháp và Đức là 2 đội khai màn).
Vòng chung kết tất cả các đội đá luân lưu trước đều giành chiến thắng: 3 (1998, 2006, 2010).
Vòng chung kết duy nhất tất cả các đội đá luân lưu sau đều giành chiến thắng: 2018.
Đội thắng nhiều nhất trong các loạt sút luân lưu: 6 trận
Argentina (thắng Nam Tư ở tứ kết năm 1990, thắng Ý ở bán kết năm 1990, thắng Anh ở vòng 1/8 năm 1998, thắng Hà Lan ở bán kết năm 2014, thắng Hà Lan ở tứ kết năm 2022, thắng Pháp ở chung kết năm 2022).
Đội thua nhiều nhất trong các loạt sút luân lưu: 4 trận
Tây Ban Nha (thua Bỉ ở tứ kết năm 1986, thua Hàn Quốc ở tứ kết năm 2002, thua Nga ở vòng 1/8 năm 2018, thua Maroc ở vòng 1/8 năm 2022).
Đội thắng liên tiếp trong các loạt sút luân lưu mà họ tham dự:
4 trận:
Đức (thắng Pháp năm 1982, thắng Mexico năm 1986, thắng Anh năm 1990 và thắng Argentina năm 2006).
Croatia (thắng Đan Mạch và Nga năm 2018, thắng Nhật và Brasil ở năm 2022).
3 trận:
Argentina (thắng Nam Tư và Ý năm 1990, thắng Anh năm 1998).
Brasil (thắng Ý năm 1994, thắng Hà Lan năm 1998 và thắng Chile năm 2014).
Argentina (thắng Hà Lan năm 2014, thắng Hà Lan và Pháp năm 2022).
Đội toàn thua có hiệu suất sút 11 mét tốt nhất: 8 quả/11 cú sút
România (trong 2 lần phải giải quyết trận đấu trên chấm phạt đền, Romania đã sút trúng đích 8 quả và chỉ đá hỏng 3 quả).
Đội toàn thắng có hiệu suất sút 11 mét tốt nhất: 17 quả/18 cú sút
Đức (trong 4 lần phải giải quyết trận đấu trên chấm phạt đền, Đức đã thực hiện thành công 17 quả và chỉ đá hỏng đúng 1 quả).[37]
Đội toàn bại có hiệu suất sút 11 kém nhất: 5 quả/7 cú sút
México (trong 2 lần phải giải quyết trận đấu trên chấm phạt đền, Mexico chỉ sút đến lượt thứ 3 trận gặp Đức và lượt thứ 4 trận gặp Bulgaria đã thua, họ đá trượt 5 quả trên tổng số 7 cú sút).
Đội sút luân lưu 11 mét kém hiệu quả nhất trong 1 trận đấu: 3 đội[38]
México năm 1994 (đá hỏng 3 lượt sút đầu tiên, nhưng được đá thêm quả thứ 4 trúng đích vì cầu thủ sút đầu tiên của đội Bulgaria đá sau đã sút trượt).
Thụy Sĩ năm 2006 (đá hỏng cả 3 lượt sút đầu tiên).
Tây Ban Nha năm 2022 (đá hỏng cả 3 lượt sút đầu tiên).
Đội thua ngay khi mới sút đến quả thứ ba: 3 đội
México năm 1986 (sút 3 quả vào 1 hỏng 2, nhưng do Đức đá trước sút vào cả 4 quả nên không phải đá tiếp quả thứ 4).
Thụy Sĩ năm 2006 (thua ngay sau 3 lượt sút đầu tiên).
Tây Ban Nha năm 2022 (thua ngay sau 3 lượt sút đầu tiên).
Đội sút luân lưu hỏng nhiều nhất trong 1 trận đấu: 3 quả
Những loạt đá luân lưu thủ môn không cản được quả nào: 2 loạt (đều có 8/9 quả sút trúng đích, chỉ duy nhất 1 quả cầu thủ đội thua sút bật xà ngang văng ra ngoài khung thành)
Trận có nhiều quả luân lưu bị cầu thủ sút hỏng không do thủ môn cản phá nhất: 3 quả
Tây Ban Nha và Cộng hòa Ireland năm 2002 (cầu thủ Tây Ban Nha sút trượt 2 quả, cầu thủ Ireland sút trượt 1 quả).
Đội cùng lúc nắm giữ 2 kỷ lục trong 1 trận đấu: thủ môn cản nhiều nhất và cầu thủ sút trượt ra ngoài khung thành nhiều nhất: Bồ Đào Nha (trận thắng Anh năm 2006, thủ môn cản được 3 cú sút của đối thủ, 2 cầu thủ sút trượt ra ngoài khung thành đội tuyển Anh).
Đội không bị lọt lưới trong 1 loạt sút luân lưu: 2 đội (đối thủ đều thất bại vì đá hỏng 3 quả đầu tiên)
Cầu thủ duy nhất sút luân lưu bằng cả 2 chân và đều thành công: Andreas Brehme (Tây Đức), sút chân trái vào lưới Mexico năm 1986 và chân phải vào lưới Anh năm 1990.
Cầu thủ duy nhất đã sút bật cột dọc văng ra ngoài nhưng lại trúng người thủ môn đối phương và dội ngược trở lại lưới: Bruno Bellone (Pháp), lượt thứ 3 trận tứ kết gặp Brasil năm 1986.
Cầu thủ duy nhất đã sút trúng đích nhưng bị từ chối vì phạm quy, khi đá lại bị thủ môn đối phương bắt gọn: Jamie Carragher (Anh), lượt cuối trận tứ kết gặp Bồ Đào Nha năm 2006.
Những cầu thủ đá luân lưu 11 mét vào 1 quả và hỏng 1 quả: 10 người
Michel Platini (Pháp): đá vào trận gặp Tây Đức năm 1982 và đá hỏng trận gặp Brasil năm 1986.
Cầu thủ ít tuổi nhất tham gia sút luân lưu: Michael Owen (Anh), sinh ngày 14 tháng 12 năm 1979 sút luân lưu trận gặp Argentina ngày 30 tháng 6 năm 1998, lúc 18 tuổi 6 tháng 16 ngày.
Cầu thủ nhiều tuổi nhất tham gia sút luân lưu: Sergei Ignashevich (Nga), sinh ngày 14 tháng 7 năm 1979 sút luân lưu trận gặp Croatia ngày 7 tháng 7 năm 2018, 39 tuổi kém 1 tuần.
Thủ môn lớn tuổi nhất tham gia cản phá loạt luân lưu: Peter Shilton (Anh), sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949 trấn giữ khung thành trận gặp Đức ngày 5 tháng 7 năm 1990, lúc 40 tuổi 9 tháng 17 ngày.
Thủ môn trẻ nhất tham gia cản phá loạt luân lưu: Iker Casillas (Tây Ban Nha), sinh ngày 20 tháng 5 năm 1981, trấn giữ khung thành trận gặp Ireland ngày 16 tháng 6 năm 2002, lúc 21 tuổi 27 ngày.
Thủ môn tham dự nhiều loạt đá 11 mét nhất: 11 người (đều tham gia 2 loạt, có 4 người bắt chính ở hai giải đấu khác nhau)
Trọng tài ít tuổi nhất điều khiển trận đấu phải đá luân lưu: Jesús Díaz (Colombia), sinh ngày 16 tháng 10 năm 1954, cầm còi trận Đức gặp Mexico ngày 21 tháng 6 năm 1986, lúc 31 tuổi 8 tháng 5 ngày.
Trọng tài nhiều tuổi nhất điều khiển trận đấu phải đá luân lưu: Charles Corver (Hà Lan), sinh ngày 16 tháng 1 năm 1936, cầm còi trận Đức gặp Pháp ngày 8 tháng 7 năm 1982, lúc 46 tuổi 5 tháng 22 ngày.
Trọng tài duy nhất sử dụng thẻ phạt trong loạt sút luân lưu: Antonio Mateu Lahoz (Tây Ban Nha), trận Argentina gặp Hà Lan năm 2022
Huấn luyện viên chỉ đạo đội tuyển tham gia nhiều loạt sút luân lưu nhất: Zlatko Dalić (Croatia), 4 trận (2 trận năm 2018, 2 trận năm 2022)
Huấn luyện viên trẻ tuổi nhất chỉ đạo đội tuyển sút luân lưu 11 mét: Henri Michel (Pháp), sinh ngày 28 tháng 10 năm 1947, chỉ đạo đội Pháp trong loạt sút luân lưu với đội Brasil ngày 22 tháng 6 năm 1986, lúc 38 tuổi 7 tháng 24 ngày.
Huấn luyện viên lớn tuổi nhất chỉ đạo đội tuyển sút luân lưu 11 mét: Louis van Gaal (Hà Lan), sinh ngày 8 tháng 8 năm 1951, chỉ đạo đội Hà Lan trong loạt sút luân lưu với đội Argentina ngày 9 tháng 12 năm 2022, lúc 71 tuổi 4 tháng 1 ngày.
Thi đấu nhiều phút nhất tại các vòng chung kết: Lionel Messi (Argentina), 2.314 phút (2006–2022).[41]
Tham gia vào nhiều bàn thắng nhất: Lionel Messi (Argentina), 21 bàn (13 bàn thắng và 8 đường kiến tạo).
Chơi nhiều trận nhất tại vòng loại: Iván Hurtado (Ecuador), 68 trận (1994–2010).
Thắng nhiều trận nhất: Cafu (Brasil), 16 trận (1994–2006).
Chơi nhiều trận chung kết nhất: Cafu (Brasil), 3 trận (1994–2002). Bốn cầu thủ khác gồm Pelé, Lothar Matthäus, Pierre Littbarski và Ronaldo cũng có cùng ba lần góp mặt trong danh sách thi đấu ở trận chung kết, nhưng tất cả đều có tối thiểu một lần không được tung vào sân.
Cầu thủ lớn tuổi nhất (không kể thủ môn): Roger Milla (Cameroon), 42 tuổi 1 tháng 8 ngày, trong trận cuối cùng vòng bảng gặp đội tuyển Nga năm 1994.[46]
Cầu thủ lớn tuổi nhất thi đấu một trận chung kết: Dino Zoff (Ý), 40 tuổi và 133 ngày, trong trận gặp Đức năm 1982.
Ghi bàn thắng liên tiếp nhiều nhất cho một đội tuyển ở các vòng chung kết: Valencia (Ecuador), 6 bàn (3 bàn năm 2014 và 3 bàn năm 2022).[48]
Ghi bàn thắng liên tiếp nhiều nhất cho một đội tuyển trong một giải đấu: Eusebio (Bồ Đào Nha, 2 trận năm 1966), Paolo Rossi (Ý, 3 trận năm 1982), Oleg Salenko (Nga, 2 trận năm 1994) - đều 6 bàn.
Cầu thủ giành được nhiều huy chương nhất: Miroslav Klose (Đức), 4 huy chuơng (1 vàng năm 2014, 1 bạc năm 2002, 2 đồng các năm 2006 và 2010).
Cầu thủ duy nhất gặt hái được huy chương ở tất cả các kỳ World Cup từng tham gia: Miroslav Klose (Đức), 2002–2014.
Cầu thủ duy nhất bị chính thành viên đội nhà đánh đập: Ernst Jean-Joseph (Haiti) tại World Cup 1974 đã bị chính ban huấn luyện của đội bạo hành vì từ chối kiểm tra doping.[49]
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup mà các đội bóng châu Âu áp đảo hoàn toàn về số lượng ở vòng tứ kết nhưng người Nam Mỹ vẫn lên ngôi vô địch: 36 năm (1958-1994) - Brasil vô địch năm 1958 và năm 1994 khi vòng tứ kết có tới 7 đối thủ đến từ châu Âu.
Khoảng cách xa nhất một đội bóng Nam Mỹ lên ngôi vô địch: 20 năm (1930–1950 và 2002–2022)
Khoảng cách gần nhất một đội bóng Nam Mỹ lên ngôi vô địch: 4 năm (1958–1962)
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có trận chung kết toàn Nam Mỹ: 20 năm (1930–1950)
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup có trận chung kết toàn châu Âu: 24 năm (1982–2006)
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có trận chung kết toàn châu Âu: 4 năm (1934–1938 và 2006–2010)
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup có trận chung kết giữa châu Âu và Nam Mỹ: 12 năm (2002–2014)
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có trận chung kết giữa châu Âu và Nam Mỹ: 4 năm (1958–1962 và 1986–1990–1994–1998–2002)
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup có vòng bán kết toàn châu Âu: 32 năm (1934–1966)
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có vòng bán kết toàn châu Âu: 12 năm (2006–2018)
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup có vòng bán kết nửa châu Âu nửa Nam Mỹ: 36 năm (1978–2014)
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có vòng bán kết nửa châu Âu nửa Nam Mỹ: 8 năm (1962–1970–1978)
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup có đội không thuộc châu Âu và Nam Mỹ lọt tới vòng bán kết: 72 năm (1930–2002)
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có đội không thuộc châu Âu và Nam Mỹ lọt tới vòng bán kết: 20 năm (2002–2022)
Khoảng cách xa nhất mọt đội không thuộc châu Âu hoặc Nam Mỹ lọt tới vòng tứ kết: 28 năm (1934–1966)
Khoảng cách gần nhất một đội không thuộc châu Âu hay Nam Mỹ lọt tới vòng tứ kết: 4 năm (1966–1970, 1986–1990, 2010–2014)
Khoảng cách xa nhất vòng chung kết được tổ chức ở một châu lục: 36 năm (1978–2014), từ Argentina đến Brasil.
Khoảng cách gần nhất vòng chung kết được tổ chức ở một châu lục: 4 năm (1934–1938, 1954–1958), ở châu Âu.
Khoảng cách xa nhất giữa các chuỗi 2 kỳ World Cup liên tiếp có các trận chung kết toàn châu Âu: 68 năm (1938–2006) - Ý gặp Tiệp Khắc (1934) và Ý gặp Hungary (1938); Ý gặp Pháp (2006) và Tây Ban Nha gặp Hà Lan (2010).
Khoảng cách xa nhất một đội châu Á thi đấu luân lưu với một đội châu Âu: 20 năm (2002–2022) - từ khi Hàn Quốc gặp Tây Ban Nha đến lúc Croatia chạm trán Nhật Bản.
Khoảng cách xa nhất một đội châu Âu thi đấu luân lưu với một đội Bắc Mỹ: 20 năm (1994–2014) từ khi Mexico gặp Đức năm 1994 đến lúc Costa Rica gặp Hy Lạp năm 2014.
Khoảng cách gần nhất một đội châu Âu thi đấu luân lưu với một đội Bắc Mỹ: 7 ngày (29 tháng 6–5 tháng 7 năm 2014) Costa Rica thắng Hy Lạp ở vòng 1/8, đến vòng tứ kết thì thua Hà Lan.
Khoảng cách xa nhất một đội chủ nhà giành chức vô địch: 32 năm (1934–1966), từ Ý đến Anh.
Khoảng cách gần nhất một đội chủ nhà giành chức vô địch: 4 năm (1930–1934 và 1974–1978).
Khoảng cách gần nhất một đội chủ nhà giành ngôi á quân: 8 năm (1950–1958), từ Brasil đến Thụy Điển.
Khoảng cách xa nhất một đội chủ nhà giành hạng ba: 28 năm (1962–1990), từ Chile đến Ý.
Khoảng cách gần nhất một đội chủ nhà giành hạng ba: 16 năm (1990–2006), từ Ý đến Đức.
Khoảng cách xa nhất một đội chủ nhà cán đích ở vị trí thứ tư: 12 năm (2002–2014), từ Hàn Quốc đến Brasil.
Khoảng cách xa nhất một đội chủ nhà dừng bước ở vòng tứ kết: 32 năm (1986–2018), từ Mexico đến Nga.
Khoảng cách gần nhất một đội chủ nhà dừng bước ở vòng tứ kết: 16 năm (1938–1954–1970–1986).
Khoảng cách xa nhất một đội chủ nhà bị loại ngay từ vòng bảng: 12 năm (2010–2022), từ Nam Phi đến Qatar.
Khoảng cách gần nhất giữa hai chức vô địch của một đội tuyển (bảo vệ thành công ngôi vương): 4 năm, Ý (1934–1938) và Brasil (1958–1962).
Khoảng cách xa nhất một đội đương kim vô địch bảo vệ chức vô địch thành công: 28 năm (1938–1962), từ Ý đến Brasil.
Khoảng cách xa nhất giữa hai chức vô địch đầu tiên của một đội tuyển: 20 năm - Uruguay (1930–1950), Tây Đức (1954–1974), Pháp (1998–2018).
Khoảng cách gần nhất giữa chức vô địch thứ hai và ba của một đội tuyển: 8 năm, Brasil (1962–1970).
Khoảng cách xa nhất giữa chức vô địch thứ hai và ba, cũng là khoảng cách xa nhất giữa hai chức vô địch của một đội tuyển: 44 năm, Ý (1938–1982).
Khoảng cách xa nhất giữa chức vô địch thứ ba và tư của một đội tuyển: 24 năm - Brasil (1970–1994), Ý (1982–2006), Đức (1990–2014).
Khoảng cách gần nhất giữa chức vô địch thứ tư và năm của một đội tuyển: 8 năm, Brasil (1994–2002).
Khoảng cách xa nhất giữa 2 trận chung kết của một đội bóng: 48 năm, Argentina (1930–1978).
Khoảng cách xa nhất một đội đương kim vô địch thất bại trong trận chung kết: 24 năm (1998–2022), Brasil thua Pháp năm 1998 và Pháp thua Argentina năm 2022.
Khoảng cách gần nhất một đội đương kim vô địch thất bại ở trận chung kết: 8 năm (1990–1998), từ Argentina đến Brasil.
Khoảng cách gần nhất một đội đương kim vô địch giành hạng tư: 4 năm (1954–1958), từ Uruguay đến Tây Đức.
Khoảng cách xa nhất một đội đương kim vô địch giành hạng tư: 16 năm (1958–1974), từ Tây Đức đến Brasil.
Khoảng cách xa nhất một đội thất bại trong trận chung kết: 60 năm, Argentina (1930–1990).
Khoảng cách ngắn nhất một đội thất bại trong trận chung kết: 4 năm, Hà Lan (1974–1978) và Đức (1982–1986).
Khoảng cách gần nhất một đội đương kim vô địch bị loại ngay từ vòng bảng: 4 năm - Ý (2010), Tây Ban Nha (2014) và Đức (2018).
Khoảng cách xa nhất một đội đương kim vô địch bị loại ngay từ vòng bảng: 36 năm (1966–2002), từ Brasil đến Pháp.
Khoảng cách xa nhất đội đương kim vô địch bị loại ngay từ vòng đấu bảng, tái lập kỷ lục của chính mình: 60 năm (1950–2010); Ý là đội duy nhất hai lần thất bại ở giai đoạn này với tư cách là đương kim vô địch.
Khoảng cách xa nhất giữa hai lần tham dự vòng chung kết của một đội tuyển: 64 năm, Wales (1958–2022).
Khoảng cách xa nhất giữa 2 lần đoạt huy chương đồng của một đội tuyển: 44 năm, Thụy Điển (1950–1994).
Khoảng cách gần nhất giữa 2 lần đoạt huy chương đồng của một đội tuyển: 4 năm, Đức (2006–2010).
Khoảng cách xa nhất giữa 2 lần cán đích ở vị trí thứ tư của một đội tuyển: 40 năm, Uruguay (1970–2010) và Brasil (1974–2014).
Khoảng cách gần nhất giữa 2 lần cán đích ở vị trí thứ tư của một đội tuyển: 16 năm, Uruguay (1954–1970).
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển xếp nhì bảng đoạt chức vô địch: 20 năm, Đức (1954–1974).
Khoảng cách gần nhất một đội tuyển xếp nhì bảng đoạt chức vô địch: 4 năm (1974–1978–1982); ba kỳ World Cup liên tục những đội vô địch đều chỉ xếp thứ nhì ở vòng bảng thứ nhất là Đức, Argentina và Ý.
Khoảng cách xa nhất một đội bóng thất bại ở trận ra quân nhưng đoạt cúp vàng chung cuộc: 12 năm (2010–2022); năm 2010 Tây Ban Nha thua Thụy Sĩ ở trận đấu đầu tiên, đến năm 2022 Argentina thất bại trước Ả Rập Xê Út trong trận mở màn.
Khoảng cách gần nhất giữa hai lần tham dự của một đội tuyển với tư cách chủ nhà: 16 năm, Mexico (1970–1986).
Khoảng cách xa nhất giữa hai lần tham dự của một đội tuyển với tư cách chủ nhà: 64 năm, Brasil (1950–2014).
Khoảng cách xa nhất một đội cựu vô địch không vượt qua vòng loại: 60 năm, Ý (1958–2018).
Khoảng cách gần nhất một đội cựu vô địch không vượt qua vòng loại: 4 năm - Anh (1974–1978), Uruguay (1978–1982 và 1994–1998), Ý (2018–2022).
Khoảng cách xa nhất một đội bóng được đặc cách tham dự World Cup: 64 năm (1930–1994), Hoa Kỳ lần đầu tham dự giải đấu không có vòng loại cho đến khi tham dự với tư cách chủ nhà.
Khoảng cách ngắn nhất một đội bóng được đặc cách tham dự World Cup: 4 năm - Brasil (1930–1934 và 1962–1966), Argentina (1930–1934 và 1978–1982), Anh (1966–1970), Tây Đức (1974–1978), Ý (1986–1990), Pháp (1998–2002).
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển tham dự World Cup bị loại ngay từ vòng đầu: 80 năm, Đức (1938–2018) (trừ năm 1950 bị cấm thi đấu do tàn dư của Thế chiến II).
Khoảng cách gần nhất một đội tuyển tham dự World Cup bị loại ngay từ vòng đầu: 4 năm - Brasil (1930–1934), Bỉ (1930–1934–1938), Argentina (1958–1962), Algérie (1982–1986), Úc (2010–2014–2018), Bulgaria (1962–1966–1970–1974), Cameroon (1994–1998–2002 và 2010–2014), Colombia (1994–1998), Costa Rica (2002–2006 và 2018–2022), Croatia (2002–2006), Tiệp Khắc (1954–1958), Pháp (1930–1934), Đức (2018–2022), Honduras (2010–2014), Hungary (1958–1962–1966), Iran (2014–2018–2022), Ý (1950–1954, 1962–1966 và 2010–2014), Bờ Biển Ngà (2006–2010–2014), Hàn Quốc (1986–1990–1994–1998 và 2014–2018), Mexico (1950–1954–1958–1962–1966), Maroc (1994–1998), Hà Lan (1934–1938), Ba Lan (2002–2006), Romania (1930–1934–1938), Nga (1990–1994), Saudi Arabia (1998–2002–2006 và 2018–2022), Scotland (1954–1958 và 1974–1978–1982–1986–1990), Serbia (2006–2010 và 2018–2022), Nam Phi (1998–2002), Tây Ban Nha (1962–1966), Thụy Sĩ (1962–1966), Tunisia (1998–2002–2006 và 2018–2022).
Khoảng cách gần nhất một đội tuyển thắng liên tiếp 2 trận đều bằng đá phạt 11 mét ở vòng knock-out của một kỳ World Cup: 4 năm, Croatia (2018–2022).
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển thắng liên tiếp 2 trận đều bằng đá phạt 11 mét ở vòng knock-out của một kỳ World Cup: 28 năm (1990–2018), từ Argentina đến Croatia.
Khoảng cách xa nhất một đội bóng phải thi đấu 3 trận liên tiếp ở vòng knock-out bằng hiệp phụ: 28 năm (1990–2018), từ Anh đến Croatia.
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển thua ngay sau khi đá hỏng cả ba cú sút luân lưu đầu tiên: 16 năm (2006-2022) Thụy Sĩ và Tây Ban Nha.
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển phải giải quyết 2 trận ở vòng knock-out bằng đá luân lưu: 32 năm, Argentina (1990–2022) - thắng Nam Tư và Ý năm 1990 và thắng Hà Lan và Pháp năm 2022.
Khoảng cách gần nhất một đội bóng phải giải quyết thắng thua bằng đá luân lưu tới 2 lần: 12 năm (1990–2002), từ Argentina thắng Nam Tư và Ý cho đến lúc Tây Ban Nha thắng Ireland và thua chủ nhà Hàn Quốc.
Khoảng cách xa nhất có một đội lần đầu tham dự trận chung kết: 24 năm (1974–1998), từ Hà Lan đến Pháp.
Khoảng cách gần nhất có một đội lần đầu tham dự trận chung kết: 4 năm (1950–1954–1958).
Khoảng cách xa nhất hai đội tái ngộ ở trận chung kết: 24 năm, Brasil gặp Ý (1970–1994) và Đức gặp Argentina (1990–2014).
Khoảng cách gần nhất hai đội tái ngộ ở trận chung kết: 4 năm, Argentina và Đức (1986–1990).
Khoảng cách xa nhất hai đội tái ngộ trong trận tranh hạng ba: 40 năm, Đức gặp Uruguay (1970–2010).
Khoảng cách xa nhất hai đội tái ngộ ở bán kết: 36 năm, Ý gặp Đức (1970–2006).
Khoảng cách gần nhất hai đội tái ngộ ở bán kết: 4 năm, Pháp gặp Đức (1982–1986).
Khoảng cách xa nhất hai đội tái ngộ ở tứ kết: 60 năm, Ý gặp Tây Ban Nha (1934–1994) và Ý gặp Pháp (1938–1998).
Khoảng cách gần nhất hai đội tái ngộ ở tứ kết: 4 năm, Đức gặp Nam Tư (1954–1958–1962) và Đức gặp Argentina (2006–2010).
Khoảng cách gần nhất hai đội tái ngộ ở vòng 1/8: 4 năm, Argentina và Mexico (2006–2010).
Khoảng cách xa nhất hai đội tái ngộ ở vòng 1/8: 16 năm, Brasil và Chile (1998–2014).
Khoảng cách gần nhất hai đội cùng bảng gặp lại trong trận tranh hạng ba: 4 năm (Bỉ và Anh năm 2018, Croatia và Maroc năm 2022).
Khoảng cách gần nhất hai đội cùng bảng gặp lại ở vòng bán kết: 8 năm (Brasil và Thụy Điển năm 1994, Brasil và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2002).
Khoảng cách xa nhất hai đội bóng cùng bảng gặp lại ở vòng đấu loại trực tiếp: 40 năm (Tây Đức và Hungary năm 1954, Brasil và Thụy Điển năm 1994).
Khoảng cách gần nhất hai đội cựu vô địch gặp nhau ở trận chung kết: 4 năm (1982–1986–1990–1994 và 2002–2006).
Khoảng cách xa nhất hai đội cựu vô địch gặp nhau ở trận chung kết: 12 năm (1970–1982).
Khoảng cách gần nhất hai đội lần đầu tham dự trận chung kết: 4 năm (1930–1934).
Khoảng cách gần nhất hai đội từng tham dự trận chung kết gặp nhau: 8 năm (1962–1970–1978, 1994–2002 và 2006–2014–2022).
Khoảng cách xa nhất hai đội từng tham dự trận chung kết gặp nhau: 16 năm (1978–1994).
Khoảng cách gần nhất hai đội gặp nhau ở những loạt đá luân lưu: 8 năm, Pháp gặp Ý (1998–2006) và Argentina gặp Hà Lan (2014–2022).
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có hai đội bóng phải đá luân lưu tới 2 trận: 4 năm (2014–2018–2022) - Costa Rica và Hà Lan năm 2014, Nga và Croatia năm 2018, Croatia và Argentina năm 2022.
Khoảng cách gần nhất của một cá nhân tham dự giải đấu với hai vai trò khác nhau: 8 năm - Mário Zagallo, cựu tuyển thủ Brasil từng dự World Cup 1962 đến năm 1970 trở lại với tư cách huấn luyện viên.
Khoảng cách xa nhất của một cá nhân tham dự giải đấu với hai vai trò khác nhau: 44 năm - Tim, cựu tuyển thủ Brasil từng dự World Cup 1938 trở lại trong vai trò huấn luyện viên đội tuyển Peru năm 1982.[50]
Khoảng cách tuổi tác lớn nhất giữa hai cầu thủ trong cùng một đội tuyển: 24 năm, giữa Rigobert Song (17 tuổi 358 ngày) và Roger Milla (42 tuổi 35 ngày) của đội Cameroon tại World Cup 1994.
Khoảng cách xa nhất một cầu thủ được ra sân tại hai kỳ World Cup: 16 năm, Faryd Mondragón (Colombia, 1998–2014).
Khoảng cách xa nhất một cầu thủ được tham dự hai kỳ World Cup: 20 năm, Faryd Mondragón (Colombia, 1994–2014).
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup không có bàn phản lưới nhà: 28 năm (1962–1990).
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup không có bàn phản lưới nhà: 4 năm (1958–1962).
Khoảng cách gần nhất một trận chung kết phải phân định thắng thua bằng loạt sút luân lưu: 12 năm (1994–2006).
Khoảng cách xa nhất một trận chung kết phải phân định thắng thua bằng loạt sút luân lưu: 16 năm (2006–2022).
Khoảng cách xa nhất một trận chung kết phải giải quyết thắng thua trong hiệp phụ: 32 năm (1934–1966 và 1978–2010).
Khoảng cách gần nhất một trận chung kết phải giải quyết thắng thua trong hiệp phụ: 4 năm (2010–2014).
Khoảng cách xa nhất giữa hai kỳ World Cup có trận đấu với tỷ số cách biệt lớn nhất: 20 năm (1954–1974), từ khi Hungary thắng Hàn Quốc 9 bàn không gỡ đén lúc Nam Tư thắng đậm Zaire với cùng tỷ số.
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có trận đấu với tỷ số cách biệt lớn nhất: 8 năm (1974–1982), từ trận Nam Tư thắng Zaire đến trận Hungary thắng 10-1 trước El Salvador
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển tái lập kỷ lục trận đấu có tỷ số đậm nhất: 28 năm, Hungary (1954–1982).
Khoảng cách xa nhất một trận chung kết có cầu thủ lập hat-trick: 56 năm (1966–2022), từ khi Geoff Hurst của Anh ghi 2 bàn vào lưới và 1 bàn chạm vạch vôi đội Tây Đức cho đến lúc Kylian Mbappé 3 lần lập công cho Pháp trước Argentina.
Khoảng cách xa nhất một trận chung kết mà đội vô địch có hai cầu thủ lập cú đúp: 20 năm (1938–1958), từ Gino Colaussi và Silvio Piola trong trận Ý thắng Hungary 4–2 đến Vavá và Pelé trong trận Brasil thắng Thụy Điển 5–2.
Khoảng cách xa nhất một kỳ World Cup có cầu thủ lập cú poker: 20 năm (1966–1986).
Khoảng cách gần nhất một kỳ World Cup có cầu thủ lập được cú poker: 4 năm (1950–1954–1958).
Khoảng cách xa nhất một kỳ World Cup có một đội phản lưới nhà tới 2 lần: 52 năm (1966–2018), từ Bulgaria đến Nga.
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển nhận được bàn phản lưới nhà từ các đối thủ khác nhau: 44 năm, Đức (1954-1998) và Pháp (1954-1998)
Khoảng cách gần nhất một đội tuyển nhận được bàn phản lưới nhà từ các đối thủ khác nhau: 4 năm - Ý (1970–1974–1978), Hoa Kỳ (2002–2006), Paraguay (2002–2006), Argentina (2010–2014), Croatia (2014–2018), Pháp (2014–2018)
Khoảng cách xa nhất một đội bóng tự phản lưới nhà: 48 năm, Tây Ban Nha (1950–1998).
Khoảng cách gần nhất một đội bóng tự phản lưới nhà: 4 năm - Hà Lan (1974-1978), Tây Ban Nha (1998–2002), Bồ Đào Nha (2002–2006), Brasil (2014–2018), Nigeria (2014–2018), Maroc (2018–2022).
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển nhận được bàn phản lưới nhà đến từ một đối thủ: 44 năm (1954–1998); trong lịch sử chỉ duy nhất Nam Tư 2 lần phản lưới nhà khi đối đầu với Đức.
Khoảng cách xa nhất một đội tuyển có hai trận hòa không bàn thắng trong một kỳ World Cup: 36 năm, Maroc (1986–2022)
Khoảng cách gần nhất một đội tuyển có hai trận hòa không bàn thắng trong một kỳ World Cup: 12 năm, Paraguay (1998–2010)
Khoảng cách gần nhất giữa hai kỳ World Cup có đội bóng thiết lập kỷ lục 3 trận hòa không bàn thắng: 4 năm (1978–1982), từ Tây Đức đến Ba Lan.
Cầu thủ trẻ nhất vừa ghi bàn vừa kiến tạo trong một trận đấu: Lionel MessiArgentina), 18 tuổi 357 ngày (trận gặp Serbia & Montenegro ở vòng bảng năm 2006).
Cầu thủ lớn tuổi nhất vừa ghi bàn vừa kiến tạo trong một trận đấu: Lionel Messi (Argentina), 35 tuổi 172 ngày (trận bán kết gặp Croatia năm 2022).
Cầu thủ lớn tuổi nhất ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một kỳ World Cup: Lionel Messi (Argentina), 7 bàn và trên 35 tuổi ở World Cup 2022.
Bàn thắng muộn nhất trong thời gian thi đấu chính thức được ghi do đá phạt đền thành công: Phút thứ 90+13 - Mehdi Taremi (Iran), trong trận gặp Anh năm 2022.
Bàn thắng muộn nhất trong thời gian thi đấu chính thức được tạo bởi tình huống bóng sống: Phút thứ 90+11 - Ramin Rezaeian (Iran) trong lượt trận 2 vòng bảng gặp Wales và Wout Weghorst (Hà Lan) trong trận tứ kết gặp Argentina, đều ở World Cup 2022.
Bàn thắng muộn nhất trong một trận chung kết: Phút thứ 120 - Geoff Hurst (Anh), trong trận gặp Tây Đức năm 1966.
Bàn thẳng mở tỉ số muộn nhất: Phút thứ 119 - David Platt (Anh) trong trận gặp Bỉ năm 1990 và Fabio Grosso (Ý) trong trận gặp Đức năm 2006.
Bàn thắng mở tỉ số muộn nhất trong một trận chung kết: Phút thứ 116 - Andrés Iniesta (Tây Ban Nha, trong trận gặp Hà Lan năm 2010.
Bàn thắng đầu tiên được ghi trong bối cảnh vào sân thay người ở trận chung kết: Mario Götze (Đức), trong trận gặp Argentina năm 2014.
Bàn thắng duy nhất được ghi bằng sút trực tiếp từ chấm phạt góc: Marcos Coll (Colombia), phút thứ 68 trận hòa 4–4 với Liên Xô năm 1962.
Bàn thắng duy nhất được ghi bằng tay nhưng trọng tài vẫn công nhận do không nhìn thấy: Diego Maradona (Argentina) trong trận tứ kết gặp Anh năm 1986, sau này được biết đến với tên gọi "Bàn tay của Chúa".
Tổng số cú repoker: 1. Oleg Salenko (Nga) là người duy nhất ghi 5 bàn thắng trong trận đấu lượt cuối vòng bảng thắng Cameroon 6-1 ở World Cup 1994.[43]
Tổng số cú poker: 6 (1 năm 1938, 1 năm 1950, 1 năm 1954, 1 năm 1958, 1 năm 1966, 1 năm 1986)
Tổng số cú hat-trick: 46 (3 năm 1930, 3 năm 1934, 3 năm 1938, 1 năm 1950, 7 năm 1954, 2 năm 1958, 1 năm 1962, 1 năm 1966, 2 năm 1970, 2 năm 1974, 2 năm 1978, 4 năm 1982, 3 năm 1986, 2 năm 1990, 1 năm 1994, 1 năm 1998, 1 năm 2002, 1 năm 2010, 2 năm 2014, 2 năm 2018, 2 năm 2022)
Tổng số cú đúp: 259[k] (11 năm 1930, 9 năm 1934, 10 năm 1938, 9 năm 1950, 21 năm 1954, 17 năm 1958, 11 năm 1962, 10 năm 1966, 10 năm 1970, 6 năm 1974, 13 năm 1978, 9 năm 1982, 8 năm 1986, 10 năm 1990, 14 năm 1994, 15 năm 1998, 10 năm 2002, 15 năm 2006, 9 năm 2010, 13 năm 2014, 10 năm 2018, 19 năm 2022)
Trận đấu duy nhất có 2 cú hat-trick và 2 cú đúp: Áo 7–5 Thụy Sĩ, World Cup 1954 (Theodor Wagner của Áo và Josef Hügi của Thụy Sĩ mỗi người ghi 3 bàn, Robert Körner của Áo và Robert Ballaman của Thụy Sĩ mỗi người ghi 2 bàn).
Trận đấu có 2 cú đúp (tính riêng những trận có 2 cú đúp, không tính các trận có trên 3 cú đúp và những cú trên 3 bàn): 25 trận (2 trận năm 1930, 1 trận năm 1934, 2 trận năm 1938, 4 trận năm 1954, 2 trận năm 1958, 2 trận năm 1962, 1 trận năm 1966, 2 trận năm 1978, 1 trận năm 1982, 1 trận năm 1998, 1 trận năm 2006, 3 trận năm 2014, 1 trận năm 2018, 2 trận năm 2022).
Đội lập nhiều cú đúp nhất trong một giải đấu: Hungary (1954), 5 cú.
Đội lập nhiều cú đúp nhất trong 1 trận đấu: Hungary (1938, 1954, 1982) và Brasil (1958, 1962, 1998) - 3 trận mỗi trận 2 cú.
Đội lập nhiều cú hat-trick nhất qua các kỳ World Cup: Đức, 7 cú (1 năm 1934, 1 năm 1954, 2 năm 1970, 1 năm 1982, 1 năm 2002, 1 năm 2014).
Đội lập được 2 hat-trick trong 1 giải đấu: Áo (1954) và Đức (1970).
Đội duy nhất lập được 2 cú hat-trick trong 1 trận đấu: Thụy Điển trong trận thắng Cuba 8-0 ở World Cup 1938.
Đội lập được 1 cú poker và 1 cú đúp trong 1 trận đấu:Brasil (trận thắng Thụy Điển 7-1 ở World Cup 1950) và Hungary (trận thắng Tây Đức 8-3 ở World Cup 1954).
Đội lập được 1 cú hat-trick và 2 cú đúp trong 1 trận đấu: Hungary (trận thắng Hàn Quốc 9-0 ở World Cup 1954 và trận thắng El Salvador 10-1 ở World Cup 1982), Uruguay (trận thắng Scotland 7-0 ở World Cup 1954).
Cầu thủ lớn tuổi nhất lập hat-trick: Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha), 33 tuổi và 130 ngày, trong trận hòa 3-3 với Tây Ban Nha ở World Cup 2018.
Cầu thủ trẻ nhất lập hat-trick: Pelé (Brasil), 17 tuổi và 244 ngày, trong trận thắng Pháp 5-2 ở bán kết năm 1958).
Khoảng thời gian hoàn thành cú hat-trick ngắn nhất: 8 phút - László Kiss (Hungary) ghi bàn ở các phút 69, 72 và 76 trong trận gặp El Salvador năm 1982.
Cầu thủ lập 1 cú poker, 1 cú hat-trick và 2 cú đúp trong 1 giải đấu: 2 người
Sándor Kocsis (Hungary) năm 1954: ghi 4 bàn trong trận gặp Tây Đức và 3 bàn trong trận gặp Hàn Quốc ở vòng bảng, ghi 2 bàn trong trận tứ kết gặp Brasil, ghi 2 bàn trong trận bán kết gặp Uruguay.
Just Fontaine (Pháp) năm 1958: ghi 4 bàn trong trận tranh hạng ba gặp Tây Đức, ghi 3 bàn trong trận gặp Paraguay và 2 bàn trong trận gặp Nam Tư ở vòng bảng, ghi 2 bàn trong trận gặp Bắc Ireland ở tứ kết.
Cầu thủ lập nhiều cú đúp nhất trong một giải đấu: Mario Kempes (1978), 3 cú.
Hai bàn thắng liên tiếp được ghi bởi hai cầu thủ cùng một đội bóng trong thời gian ngắn nhất:69 giây, Đức trong trận gặp Brasil năm 2014 (Miroslav Klose ở phút 23 và Toni Kroos ở phút 24).
Hai bàn gỡ liên tiếp được ghi bởi hai cầu thủ cùng một đội bóng trong thời gian nhanh nhất:151 giây, Cameroon trong trận gặp Serbia năm 2022 (Vincent Aboubakar ở phút 63 và Maxim Choupo-Moting ở phút 66).
Ba bàn thắng được nhiều cầu thủ ghi trong thời gian ngắn nhất cho một đội tuyển:4 phút, trận Thụy Sĩ gặp Áo năm 1954 (Robert Ballaman ở phút 16, Josef Hügi ở phút 17 và 19).
Ba bàn gỡ được nhiều cầu thủ ghi trong thời gian ngắn nhất cho 1 đội tuyển:3 phút, trận Áo gặp Thụy Sĩ năm 1954 (Theodor Wagner ở phút 25 và 27, Robert Körner ở phút 26).
Sáu bàn thắng được ghi trong thời gian nhanh nhất cho cả hai đội bóng:11 phút, trận Áo gặp Thụy Sĩ năm 1954 (Thụy Sĩ ghi liên tiếp 3 bàn ở các phút 16, 17 và 19 và Áo gỡ liên tiếp 3 bàn ở các phút 25, 26 và 27).
Tổng số bàn phản lưới nhà: 55 bàn (1 bàn năm 1930, 2 bàn năm 1938, 1 bàn năm 1950, 4 bàn năm 1954, 2 bàn năm 1966, 1 bàn năm 1970, 3 bàn năm 1974, 3 bàn năm 1978, 1 bàn năm 1982, 2 bàn năm 1986, 1 bàn năm 1994, 6 bàn năm 1998, 3 bàn năm 2002, 4 bàn năm 2006, 2 bàn năm 2010, 5 bàn năm 2014, 12 bàn năm 2018, 2 bàn năm 2022).
Nhiều bàn phản lưới nhà nhất trong một giải đấu: 12 bàn (2018).
Ít bàn phản lưới nhà nhất trong một giải đấu: 1 bàn (1930, 1970, 1982, 1994).
Giải đấu không có bàn phản lưới nhà: 1934, 1958, 1962, 1990.
Croatia (2018): Mario Mandžukić phản lưới nhà trong trận chung kết gặp Pháp nhưng trước đó cũng nhận một bàn phản lưới nhà của Oghenekaro Etebo (Nigeria) ở vòng bảng.
Cầu thủ ghi bàn cho cả hai đội trong một trận đấu: 2 người
Ernie Brandts (Hà Lan), trong trận gặp Ý năm 1978 – phản lưới nhà vào phút thứ 18, ghi bàn vào phút thứ 50.
Bàn phản lưới nhà muộn nhất:Aziz Bouhaddouz (Maroc), phút thứ 95 trận gặp Iran năm 2018.
Đội bóng có nhiều lần đá phản lưới nhà nhất trong một giải đấu: 2 lần, Bulgaria (Ivan Vutsov phản lưới nhà trong trận gặp Bồ Đào Nha và Ivan Davidov phản lưới nhà trong trận gặp Hungary đều ở vòng bảng World Cup 1966), Nga (Denis Dmitriyevich Cheryshev phản lưới nhà trong trận gặp Uruguay ở vòng bảng và Sergei Nikolaievich Ignashevich phản lưới nhà trong trận gặp Tây Ban Nha ở vòng 1/8 World Cup 2018)
Đội bóng có nhiều lần đá phản lưới nhà nhất: 4 lần, México (trận gặp Chile năm 1930, trận gặp Pháp năm 1954, trận gặp Ý năm 1970, trận gặp Thụy Điển năm 2018), 3 lần, Bulgaria (các trận gặp Bồ Đào Nha và Hungary năm 1966 với trận gặp Tây Ban Nha năm 1998), Tây Ban Nha (trận gặp Brasil năm 1950, trận gặp Nigeria năm 1998 và trận gặp Paraguay năm 2002), Maroc (trận gặp Na Uy năm 1998, trận gặp Iran năm 2018 và trận gặp Canada năm 2022)
Đội bóng được nhận nhiều bàn thắng từ đối thủ phản lưới nhà nhất: 6 bàn, Pháp (1 bàn năm 1954, 1 bàn năm 1998, 2 bàn năm 2014, 2 bàn năm 2018), 4 bàn Đức (1938,1954,1998,2006) và Ý (1970,1974,1978,1986)
Đội bóng được nhận nhiều bàn thắng từ đối thủ phản lưới nhà nhất trong 1 giải đấu: 2 bàn, Pháp (năm 2014) và Pháp (năm 2018)
Đội duy nhất có số pha phản lưới nhiều hơn số bàn thắng: Trinidad và Tobago (1 bàn phản lưới nhà của Brent Sancho ở lượt trận cuối vòng bảng World Cup 2006 thua Paraguay 0-2)
Đội phản lưới nhà vào 1 đối thủ nhiều nhất: 2 lần, Nam Tư (năm 1954 và năm 1998) đều gặp Đức
Đội nhận bàn phản lưới nhà của 1 đối thủ nhiều nhất: 2 lần, Đức (năm 1954 và năm 1998) đều gặp Nam Tư
Cầu thủ đầu tiên và duy nhất của đội chủ nhà phản lưới nhà ngay trong ngày khai mạc: MarceloBrasil (trận thắng Croatia 3-1 ở World Cup 2014)
Thủ môn phản lưới nhà: 2 người, ValladaresHonduras (trận thua 0-2 ở vòng bảng World Cup 2014 gặp Pháp, cú sút của cầu thủ Pháp Benzema bật cột dọc văng qua tay thủ môn này đổi hướng bay vào lưới), Yann SommerThụy Sĩ (trận hòa Costa Rica 2-2 ở vòng bảng World Cup 2018, cú sút phạt đền của cầu thủ đội Costa Rica Bryan Ruiz đập xà ngang dội xuống trúng lưng thủ môn này rồi bay ngược vào lưới)
Cầu thủ duy nhất bị ám sát do phản lưới nhà: Andrés Escobar (Colombia), phản lưới nhà trong trận gặp Mỹ ở World Cup 1994, sau khi về nước đã bị bắn chết.
Tổng số những cú sút phạt đền thành công: 204 quả (1 quả năm 1930, 3 quả năm 1934, 3 quả năm 1938, 3 quả năm 1950, 7 quả năm 1954, 7 quả năm 1958, 7 quả năm 1962, 7 quả năm 1966, 5 quả năm 1970, 6 quả năm 1974, 12 quả năm 1978, 8 quả năm 1982, 12 quả năm 1986, 12 quả năm 1990, 14 quả năm 1994, 17 quả năm 1998, 13 quả năm 2002, 12 quả năm 2006, 9 quả năm 2010, 12 quả năm 2014, 22 quả năm 2018, 14 quả năm 2022).
Giải đấu có nhiều quả phạt đền nhất: 2018 (có tới 29 quả phạt đền và 22 bàn thắng được ghi trên chấm phạt đền).[45]
Giải đấu có ít quả phạt đền nhất: 1930 (1 quả duy nhất)
Giải đấu có nhiều pha đá hỏng phạt đền nhất: 7/29 quả (2018), 6/18 quả (1990), 6/20 quả (2022),[54]5/14 quả (2010), 5/18 quả (2022)
Giải đấu có ít pha đá hỏng phạt đền bị đá hỏng nhất: 2014, 1/13 quả.
Quả phạt đền đầu tiên thành bàn: Manuel Rosas (México) trong trận thua Argentina 3–6 năm 1930.
Đội được hưởng phạt đền nhiều nhất: Tây Ban Nha và Argentina, đều 18 quả.
Đội bị thổi phạt đền nhiều nhất: Brasil, 12 quả
Đội được hưởng phạt đền nhiều nhất trong một giải đấu: Argentina (2022), 5 quả.[55]
Đội bị thổi phạt đền nhiều nhất trong một giải đấu: Iran (1978) và Pháp (2022), đều 4 quả.
Nhiều quả phạt đền nhất một đội được hưởng trong một trận đấu, cũng là số lượng quả phạt đền nhiều nhất đối phương bị thổi phạt trong một trận đấu: 2 quả
Trận đấu có nhiều quả phạt đền nhất: Đan Mạch và Tây Ban Nha (vòng 1/8 năm 1986), Anh và Cameroon (tứ kết năm 1990), Nam Phi và Ả Rập Xê Út (vòng bảng năm 1998), Argentina và Pháp (chung kết năm 2002), đều 3 quả
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng từ chấm phạt đền nhất: 4 lần, Gabriel BatistutaArgentina (2 bàn ở World Cup 1994 và 2 bàn ở World Cup 1998), Harry KaneAnh (3 bàn ở World Cup 2018 và 1 bàn ở World Cup 2022), 3 bàn, Cristiano RonaldoBồ Đào Nha (1 bàn ở World Cup 2006, 1 bàn ở World Cup 2018 và 1 bàn ở World Cup 2022)
Cầu thủ tham gia sút phạt đền nhiều nhất trong một giải đấu: Lionel Messi (Argentina), 5 lần năm 2022 (1 lần bị thủ môn cản phá và 4 lần thành công).
Cầu thủ tham gia sút phạt đền nhiều nhất qua các kỳ World Cup: Lionel Messi (Argentina), 6 lần (1 lần đá hỏng ở World Cup 2018, 1 lần bị thủ môn cản phá và 4 lượt thành công ở World Cup 2022).
Cầu thủ vừa ghi bàn vừa sút hỏng đều trên chấm phạt đền trong một trận đấu (không tính loạt sút luân lưu): Harry Kane (Anh), trong trận gặp Pháp năm 2022.[57]
Quả phạt đền sớm nhất: phút thứ 2, Johan Neeskens (Hà Lan) ghi bàn trong trận chung kết gặp Đức năm 1974.
Quả phạt đền muộn nhất trong giờ thi đấu chính thức: phút thứ 90+13,Mehdi Taremi (Iran) ghi bàn trong trận gặp Anh năm 2022.
Quả phạt đền muộn nhất trong hiệp phụ: phút thứ 120+2, Asamoah Gyan (Ghana) sút hỏng trong trận tứ kết gặp Uruguay năm 2010.
Thủ môn nhiều tuổi nhất cản thành công một quả phạt đền: Essam El-Hadary (Ai Cập), 45 tuổi 161 ngày trong trận vòng bảng gặp Ả Rập Xê Út năm 2018.[58]
Quả phạt đền duy nhất sút hỏng nhưng vẫn có bàn thắng do phản lưới nhà: Bryan Ruiz (Costa Rica) trong trận gặp Thụy Sĩ năm 2018, cú sút phạt đền của cầu thủ này đập xà ngang dội xuống trúng lưng thủ môn Yann Sommer của Thụy Sĩ rồi bay ngược vào lưới.
Quả phạt đền duy nhất sút hỏng nhưng vẫn có bàn thắng do cú đá bồi: Hernan Crespo (Argentina) trong trận gặp Thụy Điển ở vòng bảng năm 2002, cú sút phạt đền của Ortega bị thủ môn Hedman đẩy ra, nhưng Crespo kịp lao vào sút bồi tung lưới đối thủ.
Quả phạt đền duy nhất đã sút hỏng nhưng đá lại thành bàn do cầu thủ của đối phương phạm quy: Robert Lewandowski (Ba Lan) trong trận gặp Pháp ở vòng 1/8 năm 2022, cú sút phạt bị thủ môn bắt gọn nhưng trọng tài phát hiện có cầu thủ khác của Pháp di chuyển vào vòng cấm khi Lewandowski chưa sút nên yêu cầu đá lại.
Quả phạt đền duy nhất đã sút thành công nhưng đá lại không có bàn thắng do cầu thủ khác của đội được hưởng phạt đền phạm quy: Xabi Alonso (Tây Ban Nha) trong trận gặp Paraguay ở tứ kết năm 2010, cú sút trúng đích nhưng trọng tài phát hiện có cầu thủ Tây Ban Nha di chuyển vào trong vòng cấm khi Alonso chưa sút nên yêu cầu đá lại, lần này thì trái bóng đã bị thủ môn bắt gọn.
Đội sút hỏng phạt đền nhiều nhất: Argentina, 5 lần (Mario Kempes trận cuối vòng bảng năm 1978, Diego Maradona trận cuối vòng bảng năm 1986, Ortega trận gặp Thụy Điển năm 2002, Lionel Messi trận gặp Iceland năm 2018 và trận gặp Ba Lan năm 2022[59]).
Đội sút hỏng phạt đền nhiều nhất trong một giải đấu: Tây Ban Nha, 2 lần (David Villa trong trận gặp Honduras ở vòng bảng và Xabi Alonso trong trận tứ kết gặp Paraguay tại World Cup 2010).
Bảng đấu có nhiều bàn thắng ghi từ chấm phạt đền nhất: Bảng 4 (1978) gồm Hà Lan, Peru, Scotland và Iran, có tới 3 trận trọng tài thổi 2 quả phạt đền và có 6 bàn được ghi, chiếm 1 nửa số pha phạt đền ở giải đấu đó.
Hai bàn thắng trên chấm phạt đền được ghi gần nhau nhất trong một trận đấu: 3 phút,Teófilo Cubillas (Perú) thực hiện thành công ở các phút 36 và 39 trong trận thắng Iran 4-1 năm 1978.
Tất cả các pha sút phạt ngoài vòng cấm thành bàn trong các kỳ World Cup:
2002: 3 bàn (Roberto Carlos của Brasil trong trận gặp Trung Quốc, Svensson của Thụy Điển trong trận gặp Argentina, Ronaldinho của Brasil trong trận gặp Anh).
2006: 3 bàn (Lee Chun-soo của Hàn Quốc trong trận gặp Togo, Robin van Persie của Hà Lan trong trận gặp Bờ Biển Ngà, David Beckham của Anh trong trận gặp Ecuador ở vòng 1/8).
2010: 6 bàn (Kalu Uche của Nigeria trong trận thua Hy Lạp 1-2, Keisuke Honda của Nhật Bản trong trận thắng Đan Mạch 3-, Diego Forlan của Uruguay trong trận hòa Ghana 1-1 ở tứ kết).
2014: 3 bàn (Dzemaili của Thụy Sĩ trong trận gặp Pháp, Lionel Messi của Argentina trong trận gặp Nigeria, David Luiz của Brasil trong trận tứ kết gặp Colombia).[60]
Tổng số thẻ đỏ trong lịch sử giải đấu: 174 thẻ (những giải nhiều thẻ đỏ nhất: 16 thẻ năm 1990, 15 thẻ năm 1994, 22 thẻ năm 1998, 17 thẻ năm 2002, 28 thẻ năm 2006, 17 thẻ năm 2010, 10 thẻ năm 2014).
Đội tuyển duy nhất có tới hai cầu thủ bị phạt thẻ đỏ khi ở vị trí dự bị: Argentina. Claudio Caniggia đuổi đánh một trọng tài và nhận thẻ đỏ trong một trận vòng bảng năm 2002, và Leandro Cufre đá vào đùi và háng hậu vệ Đức Per Mertesacker sau khi đội nhà thua Đức một quả phạt đền trong trận tứ kết năm 2006.[63]
Cầu thủ nhận thẻ vàng sớm nhất: Jesus Gallardo (Mexico), giây thứ 15 trong trận vòng bảng gặp Thụy Điển năm 2018.
Cầu thủ nhận thẻ đỏ sớm nhất: Jose Batista (Uruguay), giây thứ 56 trong trận gặp Sotland năm 1986.
Cầu thủ nhận thẻ đỏ muộn nhất: Luis Suárez (Uruguay), phút 120+1 trong trận tứ kết gặp Ghana năm 2010.
Cầu thủ duy nhất nhận cả thẻ vàng và thẻ đỏ trong loạt sút luân lưu: Denzel Dumfries (Hà Lan), trong trận tứ kết gặp Argentina năm 2022 (bị phạt 2 thẻ vàng thành 1 thẻ đỏ).
Cầu thủ nhận nhiều thẻ nhất trong một trận đấu: Josip Simunic (Croatia), 3 thẻ vàng 1 thẻ đỏ trong trận gặp Úc năm 2006. Trọng tài Graham Poll đã có tới 3 lần rút thẻ vàng cho Simunic (phút 61, phút 90 và 90+3) trước khi rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của cầu thủ này, lý do là trọng tài đã bỏ quên thẻ vàng đầu tiên của cầu thủ này và tưởng rằng chưa phạt thẻ.
Cầu thủ trẻ nhất phải nhận thẻ đỏ: Rigobert Song (Cameroon), 18 tuổi 4 tháng (trong trận gặp Brasil năm 1994).
Cầu thủ nhận nhiều thẻ đỏ nhất: 2 thẻ
Zinedine Zidane (Pháp): vòng bảng năm 1998 gặp Ả Rập Xê Út và trận chung kết năm 2006 gặp Ý.
Cầu thủ bị cấm thi đấu nhiều trận nhất: Luis Suárez (Uruguay) bị treo giò 9 trận quốc tế và bị cấm tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan đến bóng đá (bao gồm cả vào sân vận động) trong bốn tháng, sau hành vi cắn vào vai của Giorgio Chiellini (Ý) ở World Cup 2014.
Cản phá nhiều cú sút luân lưu nhất trong một giải đấu: 4 quả
Sergio Goycochea (Argentina, 1990): 2 quả trong trận thắng Nam Tư ở tứ kết và 2 quả trong trận thắng Ý ở bán kết.[65]
Danijel Subasic (Croatia, 2018): 3 quả trong trận thắng Đan Mạch ở vòng 1/8 và 1 quả trong trận thắng Nga ở vòng tứ kết.
Dominik Livaković (Croatia, 2022): 3 quả trong trận thắng Nhật Bản ở vòng 1/8 và 1 quả trong trận tứ kết thắng Brasil.
Cản phá nhiều cú sút luân lưu nhất qua các kỳ World Cup: Harald Schumacher (Tây Đức), 4 quả (2 quả trong trận bán kết thắng Pháp năm 1982 và 2 quả trong trận tứ kết thắng Mexico năm 1986).
Cứu thua nhiều nhất trong 1 trận đấu: Tim Howard (Hoa Kỳ), 16 lần trong trận gặp Bỉ ở vòng 1/8 năm 2014.
Thủ môn đẩy được nhiều quả phạt đền nhất (không tính các loạt sút luân lưu) trong một giải đấu: 2 lần
Thủ môn đẩy được nhiều quả phạt đền nhất (không tính các loạt sút luân lưu) qua các kỳ World Cup: Iker Casillas (Tây Ban Nha), 2 quả (trận gặp Cộng hòa Ireland ở vòng 1/8 năm 2002 và trận gặp Paraguay ở tứ kết năm 2010).
Thủ môn cản được quả phạt đền do chính mình phạm lỗi tạo ra: Joel Bats (Pháp), trận tứ kết gặp Brasil năm 1986; Wojciech Szczęsny (Ba Lan), trận cuối vòng bảng gặp Argentina năm 2022.
Thủ môn gây chấn thương kinh hoàng nhất cho cầu thủ đối phương: Harald Schumacher (Đức), va chạm với hậu vệ Patrick Battiston của Pháp trong trận bán kết năm 1982. Pha va chạm khiến Battiston bất tỉnh trên sân và bị gãy 4 chiếc răng, trong đó có 2 răng cửa.
Thủ môn đầu tiên và duy nhất bị thay ra giữa chừng mà không gặp bất kỳ một chấn thương nào: Kazadi Mwamba (Zaire), trong trận gặp Nam Tư năm 1974; thủ môn này bị thay ra khi trận đấu mới chỉ trôi qua được 20 phút do những sai lầm khiến đội nhà bị dẫn tới 3 bàn.
Đội bị thổi phạt việt vị nhiều nhất trong một hiệp đấu: Argentina (2022), 7 lần bị thổi phạt việt vị ngay ở hiệp 1 trong đó có 3 bàn thắng bị từ chối.
Đội có nhiều cầu thủ bị thổi phạt việt vị nhất ở một tình huống trong một trận đấu: Đức (2022), 6 cầu thủ bị việt vị trong trận vòng bảng gặp Tây Ban Nha).[67]
Bàn thắng duy nhất đã được công nhận nhưng vẫn bị hủy do việt vị sau khi trận đấu chấm dứt: Antoine Griezmann (Pháp), ghi bàn ở phút bù giờ cuối cùng (90+8) trận gặp Tunisia lượt cuối vòng bảng năm 2022. Trọng tài chính đã lập tức công nhận bàn thắng này và thổi còi kết thúc trận đấu, tuy nhiên khi tổ VAR yêu cầu xem lại thì cầu thủ Pháp khi sút quả bóng đã ở tư thế việt vị.[68]
Tổng số trận đấu có tỷ số hòa: 220 trận (tính cả những trận hòa trong thời gian hiệp phụ ở vòng đấu loại trực tiếp).
Những trận hòa 4-4: 2 trận (Anh gặp Bỉ năm 1954 và Liên Xô gặp Colombia năm 1962).
Những trận hòa 3-3: 7 trận (Cuba gặp România năm 1938, Paraguay gặp Nam Tư năm 1958, Đức gặp Pháp năm 1982, Senegal gặp Uruguay năm 2002, Tây Ban Nha gặp Bồ Đào Nha năm 2018, Serbia gặp Cameroon và Argentina gặp Pháp năm 2022).
Những trận hòa 2-2: 34 trận (3 trận năm 1950, 4 trận năm 1958, 1 trận năm 1978, 2 trận năm 1982, 1 trận năm 1986, 2 trận năm 1994, 7 trận năm 1998, 2 trận năm 2002, 3 trận năm 2006, 2 trận năm 2010, 2 trận năm 2014, 4 trận năm 2018, 1 trận năm 2022).
Những trận hòa 1-1: 99 trận (1 trận năm 1934, 2 trận năm 1938, 1 trận năm 1954, 3 trận năm 1958, 2 trận năm 1966, 1 trận năm 1970, 5 trận năm 1974, 2 trận năm 1978, 7 trận năm 1982, 9 trận năm 1986, 7 trận năm 1990, 5 trận năm 1994, 8 trận năm 1998, 9 trận năm 2002, 5 trận năm 2006, 7 trận năm 2010, 4 trận năm 2014, 7 trận năm 2018, 4 trận năm 2022).
Những trận hòa 0-0: 78 trận (2 trận năm 1958, 4 trận năm 1962, 3 trận năm 1966, 3 trận năm 1970, 5 trận năm 1974, 6 trận năm 1978, 7 trận năm 1982, 4 trận năm 1986, 5 trận năm 1990, 3 trận năm 1994, 4 trận năm 1998, 3 trận năm 2002, 7 trận năm 2006, 7 trận năm 2010, 7 trận năm 2014, 1 trận năm 2018, 7 trận năm 2022).
Bảng đấu có nhiều trận hòa nhất: Bảng F (1990) gồm Anh, Ireland, Hà Lan, Ai Cập, 5/6 trận.
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 1 bàn: 382 trận (tính cả các trận đá lại và đá thêm).
Những trận có tỷ số 6-5: 1 trận (Brasil thắng Ba Lan ở vòng 16 đội năm 1938).
Những trận có tỷ số 4-3: 3 trận (Ý thắng Đức năm 1970, Bỉ thắng Liên Xô năm 1986 và Pháp thắng Argentina năm 2018).
Những trận có tỷ số 3-2: 42 trận (5 trận năm 1934, 2 trận năm 1950, 2 trận năm 1954, 2 trận năm 1958, 3 trận năm 1970, 1 trận năm 1974, 2 trận năm 1978, 3 trận năm 1982, 2 trận năm 1986, 1 trận năm 1990, 4 trận năm 1994, 2 trận năm 1998, 4 trận năm 2002, 1 trận năm 2006, 3 trận năm 2010, 2 trận năm 2014, 1 trận năm 2018, 3 trận năm 2022).
Những trận có tỷ số 2-1: 153 trận (1 trận năm 1930, 1 trận năm 1934, 4 trận năm 1938 có 2 trận đá lại, 2 trận năm 1950, 1 trận năm 1954, 4 trận năm 1958 có 2 trận đá thêm, 6 trận năm 1962, 9 trận năm 1966, 3 trận năm 1970, 5 trận năm 1974, 6 trận năm 1978, 5 trận năm 1982, 5 trận năm 1986, 10 trận năm 1990, 10 trận năm 1994, 12 trận năm 1998, 8 trận năm 2002, 7 trận năm 2006, 11 trận năm 2010, 15 trận năm 2014, 14 trận năm 2018, 11 trận năm 2022).
Những trận có tỷ số 1-0: 183 trận (4 trận năm 1930, 2 trận năm 1934 có 1 trận đá lại, 2 trận năm 1950, 2 trận năm 1954, 4 trận năm 1958 có 1 trận đá thêm, 6 trận năm 1962, 3 trận năm 1966, 8 trận năm 1970, 6 trận năm 1974, 7 trận năm 1978, 9 trận năm 1982, 10 trận năm 1986, 15 trận năm 1990, 10 trận năm 1994, 12 trận năm 1998, 15 trận năm 2002, 13 trận năm 2006, 17 trận năm 2010, 13 trận năm 2014, 15 trận năm 2018, 10 trận năm 2022).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 2 bàn: 195 trận (tính cả một số trận đá lại, đá thêm và hiệp phụ).
Những trận có tỷ số 7-5: 1 trận (Áo đánh bại Thụy Sĩ ở World Cup 1954).
Những trận có tỷ số 5-3: 1 trận (Bồ Đào Nha thắng Bắc Triều Tiên ở World Cup 1966).
Những trận có tỷ số 4-2: 16 trận (1 trận năm 1930, 1 trận năm 1934, 2 trận năm 1938 có 1 trận đá lại, 3 trận năm 1954, 1 trận năm 1962, 1 trận năm 1966, 1 trận năm 1970, 1 trận năm 1974, 1 trận năm 1986, 1 trận năm 2006, 1 trận năm 2014, 1 trận năm 2018, 1 trận năm 2022).
Những trận có tỷ số 3-1: 68 trận (2 trận năm 1930, 2 trận năm 1934, 2 trận năm 1938, 2 trận năm 1950, 1 trận năm 1954, 3 trận năm 1958, 7 trận năm 1962, 4 trận năm 1966, 2 trận nằm 1970, 1 trận năm 1974, 7 trận năm 1978, 3 trận năm 1982, 2 trận năm 1986, 1 trận năm 1990, 4 trận năm 1994, 3 trận năm 1998, 4 trận năm 2002, 5 trận năm 2006, 3 trận năm 2010, 5 trận năm 2014, 1 trận năm 2018, 3 trận năm 2022).
Những trận có tỷ số 2-0: 109 trận (1 trận năm 1938, 3 trận năm 1950, 3 trận năm 1954, 4 trận năm 1958, 4 trận năm 1962, 5 trận năm 1966, 2 trận năm 1970, 6 trận năm 1974, 1 trận năm 1978, 4 trận năm 1982, 8 trận năm 1986, 6 trận năm 1990, 5 trận năm 1994, 4 trận năm 1998, 10 trận năm 2002, 13 trận năm 2006, 6 trận năm 2010, 4 trận năm 2014, 10 trận năm 2018, 10 trận năm 2022).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 3 bàn: 96 trận (không có trường hợp nào đá lại, đá thêm và hiệp phụ)
Những trận có tỷ số 6-3: 2 trận (Argentina thắng Mexico vòng bảng năm 1930 và Pháp thắng Đức ở trận tranh hạng ba năm 1958).
Những trận có tỷ số 5-2: 9 trận (1 trận năm 1934, 1 trận năm 1950, 2 trận năm 1958, 1 trận năm 1970, 1 trận năm 1982, 1 trận năm 2002, 1 trận năm 2014, 1 trận năm 2018).
Những trận có tỷ số 4-1: 28 trận (1 trận năm 1930, 1 trận năm 1950, 2 trận năm 1954, 3 trận năm 1970, 2 trận năm 1974, 1 trận năm 1978, 5 trận năm 1982, 3 trận năm 1990, 1 trận năm 1994, 2 trận năm 1998, 2 trận năm 2010, 2 trận năm 2014, 3 trận năm 2022).
Những trận có tỷ số 3-0: 57 trận (3 trận năm 1930, 2 trận năm 1938, 1 trận năm 1950, 2 trận năm 1958, 1 trận năm 1962, 2 trận năm 1966, 2 trận năm 1970, 3 trận năm 1974, 2 trận năm 1978, 2 trận năm 1982, 5 trận năm 1986, 3 trận năm 1994, 6 trận năm 1998, 3 trận năm 2002, 4 trận năm 2006, 3 trận năm 2010, 5 trận năm 2014, 5 trận năm 2018, 3 trận năm 2022).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 4 bàn: 31 trận (không có các trường hợp đá lại, đá thêm và hiệp phụ).
Những trận có tỷ số 7-3: 1 trận (Pháp thắng Paraguay ở World Cup 1958 vòng bảng).
Những trận có tỷ số 6-2: 1 trận (Anh thắng Iran ở World Cup 2022 vòng bảng).
Những trận có tỷ số 5-1: 7 trận (1 trận năm 1938, 1 trận năm 1978, 1 trận năm 1982, 1 trận năm 1986, 2 trận năm 1990, 1 trận năm 2014).
Những trận có tỷ số 4-0: 22 trận (3 trận năm 1930, 1 trận năm 1950, 1 trận năm 1966, 1 trận năm 1970, 1 trận năm 1974, 1 trận năm 1982, 1 trận năm 1986, 1 trận năm 1990, 3 trận năm 1994, 1 trận năm 1998, 2 trận năm 2002, 2 trận năm 2006, 2 trận năm 2010, 2 trận năm 2014).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 5 bàn: 20 trận (trong đó có 1 trận đá thêm).
Những trận có tỷ số 8-3: 1 trận (Hungary thắng Tây Đức ở vòng bảng World Cup 1954).
Những trận có tỷ số 7-2: 1 trận (Tây Đức thắng Thổ Nhĩ Kỳ trong trận đá thêm vì 2 đội bằng điểm nhau ở World Cup 1954).
Những trận có tỷ số 6-1: 11 trận (2 trận năm 1930, 1 trận năm 1950, 1 trận năm 1954, 1 trận năm 1958, 1 trận năm 1962, 1 trận năm 1986, 1 trận năm 1994, 1 trận năm 1998, 1 trận năm 2018, 1 trận năm 2022).
Những trận có tỷ số 5-0: 7 trận (2 trận năm 1954, 1 trận năm 1962, 1 trận năm 1966, 2 trận năm 1998, 1 trận năm 2018).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 6 bàn: 8 trận
Những trận có tỷ số 7-1: 3 trận (Ý thắng Hoa Kỳ năm 1938, Brasil thắng Thụy Điển năm 1950, Đức thắng Brasil năm 2014).
Những trận có tỷ số 6-0: 5 trận (1 trận năm 1938, 2 trận năm 1978, 1 trận năm 1986, 1 trận năm 2006).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 7 bàn: 5 trận
Những trận có tỷ số 7-0: 5 trận (2 trận năm 1954, 1 trận năm 1974, 1 trận năm 2010, 1 trận năm 2022).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 8 bàn: 3 trận
Những trận có tỷ số 8-0: 3 trận (Thụy Điển thắng Cuba 8-0 năm 1938, Uruguay thắng Bolivia năm 1950, Đức thắng Saudi Arabia năm 2002).
Tổng số trận đấu có tỷ số cách biệt 9 bàn: 3 trận (đây là cách biệt lớn nhất).
Những trận có tỷ số 10-1: 1 trận (Hungary thắng El Salvador năm 1982).
Những trận có tỷ số 9-0: 2 trận (Hungary thắng Hàn Quốc năm 1954, Nam Tư thắng Zaire năm 1974).
Chuỗi trận thắng dài nhất: 11 trận, Luiz Felipe Scolari (Brasil, 2002 - 7 trận; Bồ Đào Nha, 2006 - 4 trận, Bồ Đào Nha thắng trận tiếp theo sau loạt sút luân lưu nên được tính như một trận hòa).
Vô địch nhiều nhất với tư cách huấn luyện viên lẫn cầu thủ: Mário Zagallo (Brasil), 3 lần (1958 & 1962 với tư cách cầu thủ, 1970 với tư cách huấn luyện viên). Zagallo cũng vô địch giải năm 1994 cùng Brasil trong vai trò trợ lý huấn luyện viên trưởng.
Tham gia nhiều trận chung kết nhất với tư cách huấn luyện viên lẫn cầu thủ: 4 lần
Mário Zagallo (Brasil): 1958 & 1962 với tư cách cầu thủ, 1970 & 1998 với tư cách huấn luyện viên.
Franz Beckenbauer (Tây Đức): 1966 & 1974 với tư cách cầu thủ, 1986 & 1990 với tư cách huấn luyện viên.
Trọng tài lớn tuổi nhất: George Reader (Anh, 1950), 56 tuổi và 236 ngày.
Trọng tài nữ đầu tiên bắt chính ở một trận đấu World Cup của nam: Stephanie Frappart (Pháp), trong trận Costa Rica gặp Đức ở vòng bảng năm 2022. Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên FIFA sử dụng các trọng tài nữ cho giải đấu, không tính trợ lý trọng tài xuất hiện trước đó. Ngoài Frappart còn có hai trọng tài nữ khác được chọn, gồm Yoshimi Yamashita (Nhật Bản) và Salima Mukansanga (Rwanda).[69]
Trọng tài phải rời giải do bị hành hung: Clive Thomas (Xứ Wales), điều khiển trận đấu giữa Brasil và Thụy Điển ở World Cup 1978. Ông đã thổi còi kết thúc trận đấu khi cầu thủ Brasil đang đá phạt góc ở phút cuối cùng, bóng bay thẳng vào lưới nhưng bàn thắng không được công nhận, sau đó ông bị cổ động viên Brasil ném dị vật từ trên khán đài xuống gây nhiều thương tích và buộc phải về nước chữa trị sau đó.[70]
Lượng khán giả cao nhất cho một trận vòng loại: 162.764, Brasil gặp Colombia, 9 tháng 3 năm 1977, Maracanã Stadium, Rio de Janeiro, Brasil, World Cup 1978.
Lượng khán giả thấp nhất cho một trận vòng loại: 0, Costa Rica gặp Panama, 26 tháng 3 năm 2005, Saprissa Stadium, San Juan de Tibás, Costa Rica, World Cup 2006.[71]
Lượng khán giả trung bình mỗi trận cao nhất: 68.991 (1994).
Lượng khán giả trung bình mỗi trận thấp nhất: 23.235 (1934).
Kinh phí tốn kém nhất:Qatar. Nước chủ nhà của World Cup 2022 đã chi 220 tỷ USD cho công tác tổ chức, chưa bao gồm các chi phí khác có thể phát sinh sau khi giải đấu kết thúc. Con số này thậm chí còn vượt cả GDP năm 2022 của Qatar, với 180 tỷ USD Chi phí chủ yếu được tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm sân vận động, đường sá, tàu điện ngầm, sân bay mới và nhiều hạng mục khác.[72]
^ abĐức, chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức từ năm 1949, được đại diện bởi cùng một cơ quan quản lý, Deutscher Fußball-Bund (DFB), kể từ năm 1904. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự phân chia của Đức, DFB đã được tái kết nạp vào FIFA sau World Cup 1950 với tên gọi Tây Đức. Saar thi đấu ở vòng loại World Cup 1954 trước khi gia nhập Tây Đức vào năm 1956. Đông Đức đã sở hữu đội tuyển của riêng họ từ năm 1958 đến năm 1990 trước khi gia nhập với Tây Đức và DFB trong thống nhất nước Đức. FIFA chính thức quy tất cả các kết quả quốc tế của đội DFB kể từ năm 1908 cho Đức, bao gồm cả kết quả của Tây Đức từ 1954–1990.
^Liên Xô đã vượt qua vòng loại bảy lần trước khi sự giải thể vào năm 1991. 15 quốc gia từng là Cộng hòa Xô viết bây giờ cạnh tranh riêng biệt. FIFA và UEFA coi Nga là đội kế thừa của Liên Xô.
^Đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Tư đã vượt qua vòng loại tám lần trong thời đại Vương quốc Nam Tư (1930) và Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (1950–1990). Họ đủ điều kiện từ năm 1930–1990 dưới cái tên Nam Tư trước khi tan rã vào năm 1992 do sự ly khai của nhiều nước cộng hòa cấu thành của nó. Họ đã vượt qua vòng loại một lần vào năm 1998 với tư cách là Cộng hòa Liên bang Nam Tư, sau đó đổi tên thành Serbia và Montenegro vào năm 2003, chỉ đủ điều kiện với tên đó vào năm 2006. Tất cả các đội này đều được coi là đội tiền thân của đội tuyển Serbia hiện tại của FIFA, đội đủ điều kiện lần đầu tiên dưới tên đó vào năm 2010. Các đội tuyển quốc gia khác là kết quả của sự tan rã của SFR Nam Tư năm 1992 — Croatia, Slovenia, Bosnia và Herzegovina và Bắc Macedonia — được coi là các thực thể riêng biệt với Nam Tư đội 1930–1990. Montenegro hiện cũng thi đấu riêng sau khi độc lập vào năm 2006 và Kosovo được FIFA công nhận vào năm 2016.
^ abTiệp Khắc vượt qua vòng loại tám lần trước khi bị chia cắt thành Slovakia và Cộng hòa Séc vào năm 1993. FIFA và UEFA công nhận cả Cộng hòa Séc và Slovakia là đội kế thừa của Tiệp Khắc. Đội tuyển quốc gia Cộng hòa Séc lần đầu tiên vượt qua vòng loại World Cup với tư cách một quốc gia riêng biệt vào năm 2006, Slovakia cũng làm được điều tương tự vào năm 2010.
^Một trận đấu được phân định thắng thua sau loạt sút luân lưu được coi là một trận hòa.
^Có 4 đội khác là Bulgaria (1994), Brazil (1994), Ukraine (2006) và Croatia (2018) đá hỏng quả luân lưu đầu tiên và kết thúc bằng chiến thắng, nhưng những đối thủ của họ cũng đá hỏng ở lượt sút đầu tiên .
^Có 4 đội khác là Mexico (1994), Italy (1994), Thụy Sĩ (2006) và Đan Mạch (2018) đều sút hỏng quả luân lưu đầu tiên và thua chung cuộc, nhưng đối thủ của họ cũng đá trượt lượt đầu.
^Chỉ tính các đội lọt tối thiểu đến vòng bán kết, tức là đã thi đấu số trận tối đa của giải.
^Chỉ tính riêng cho những cú 2 bàn, không tính những cú 3 bàn trở lên.
^Nếu không tính các cầu thủ đá phản lưới nhà thì Bỉ chia sẻ kỷ lục này cùng hai đội tuyển khác với 10 cầu thủ cùng ghi bàn trong một vòng chung kết: Pháp (1982) và Ý (2006).
^Báo cáo chính thức của FIFA ghi cầu thủ này sinh năm 1987, nhưng một số tài liệu ghi anh sinh năm 1985, nghĩa là anh đã 15 tuổi và 310 ngày vào thời điểm trận đấu diễn ra.
Ghi chú: Không có vòng loại cho Giải vô địch bóng đá thế giới 1930 vì các đội chỉ được mời. Năm 1950, không có trận chung kết; bài viết nói về cặp đấu quyết định chức vô địch.