Họ Chồn hôi | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Giữa thế Miocene - Gần đây | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Carnivora |
Phân bộ (subordo) | Caniformia |
Liên họ (superfamilia) | Musteloidea |
Họ (familia) | Mephitidae Bonaparte, 1845 |
Khu vực phân bố các loài Họ Chồn hôi | |
Các chi | |
Họ Chồn hôi (Mephitidae) là một họ động vật có vú trong Bộ Ăn thịt gồm chồn hôi và lửng hôi. Chúng được biến đến nhờ sự phát triển về các tuyến mùi hậu môn của chúng, được sử dụng để ngăn chặn và chống lại các động vật chúng xem là mối đe dọa cho chúng. Họ này được Bonaparte miêu tả năm 1845.[1]
Có 12 loài còn sinh tồn trong 4 chi: Conepatus (chồn hôi mũi lợn, 4 loài); Mephitis (chồn hôi đội mũ và chồn hôi sọc, 2 loài); Mydaus (lửng hôi, 2 loài), và Spilogale (chồn hôi đốm, 4 loài). Hai loài lửng hôi trong chi Mydaus sinh sống ở Indonesia và Philippines; các thành viên khác sinh sống ở châu Mỹ, từ Canada đến miền trung Nam Mỹ. Tất cả các thành viên khác trong Họ Chồn hôi đã bị tuyệt chủng, chỉ được biết đến qua hóa thạch, bao gồm cả những loài đến từ lục địa Á-Âu.
Chồn hôi trước đây được phân loại là một phân họ của Họ Chồn (Mustelidae); tuy nhiên, những bằng chứng di truyền gần đây đã tách chúng thành một họ riêng biệt.[2] Tương tự, lửng hôi từng được phân loại cùng với lửng, nhưng bằng chứng di truyền cho thấy chúng có chung tổ tiên gần đây hơn với chồn hôi, vì vậy chúng hiện nay được đưa vào Họ Chồn hôi.[3]
Phân loại của họ này gồm:[1]
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên msw3