Bùi Thị Minh Hoài

Bùi Thị Minh Hoài
Chức vụ
Nhiệm kỳ17 tháng 7 năm 2024 – nay
58 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tô Lâm
Tiền nhiệmĐinh Tiến Dũng
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Bí thư
Nhiệm kỳ16 tháng 5 năm 2024 – nay
120 ngày
Tổng Bí thư
Nhiệm kỳ8 tháng 4 năm 2021 – 17 tháng 7 năm 2024
3 năm, 100 ngày
Tổng Bí thư
Tiền nhiệmTrương Thị Mai
Kế nhiệmMai Văn Chính
Phó Trưởng banPhạm Tất Thắng
(thường trực)
Triệu Tài Vinh
Đỗ Văn Phớn
Nguyễn Lam
Bùi Tuấn Quang
Nguyễn Phước Lộc
Nhiệm kỳ23 tháng 5 năm 2021 – nay
3 năm, 113 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Vị trí Việt Nam
Đại diệnĐắk Lắk
Hà Nội
Nhiệm kỳ31 tháng 1 năm 2021 – 17 tháng 7 năm 2024
3 năm, 168 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Thường trực Ban Bí thư

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(Thường trực từ 9/5/2018)
Nhiệm kỳ19 tháng 1 năm 2011 – 2 tháng 2 năm 2021
10 năm, 14 ngày
Chủ nhiệmNgô Văn Dụ (2011-2016)
Trần Quốc Vượng (2016-2018)
Trần Cẩm Tú (2018-nay)
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – nay
18 năm, 141 ngày
Tổng Bí thư
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh16 tháng 1, 1965 (59 tuổi)
Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnThạc sĩ Luật
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Bùi Thị Minh Hoài (sinh ngày 16 tháng 1 năm 1965 tại Hà Nam) là một chính khách người Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV đơn vị Thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đắk Lắk và nguyên là Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII. Bà đồng thời cũng là nữ Bí thư Thành ủy đầu tiên của Thành ủy Hà Nội.

Bà Hoài gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1991 với trình độ lý luận chính trị cao cấp và là Thạc sĩ, Cử nhân Luật. Bà có quá trình công tác chính trị xuất phát từ tỉnh Nam Hà, rồi sau đó là tỉnh Hà Nam sau khi địa phương này được tách ra vào năm 1996. Đến năm 2011, bà bắt đầu có quá trình công tác tại các cơ quan trung ương. Khi được giới thiệu và bầu bổ sung vào Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, bà là nữ Ủy viên duy nhất nằm trong vị trí này.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Thị Minh Hoài là một người dân tộc Kinh, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1965 ở xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.[1][2] Bà vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 1 năm 1991[1] với trình độ lý luận chính trị cao cấp và là Thạc sĩ, Cử nhân Luật.[1][2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ địa phương đến trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ tháng 8 năm 1988, Bùi Thị Minh Hoài được phân công giữ chức cán bộ, Thanh tra cấp I rồi sau đó Phó Chánh Thanh tra cho đoàn Thanh tra thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Hà kể từ tháng 7 năm 1995.[1][3] Đến tháng 1 năm 1997, bà giữ chức Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp, Thanh tra viên cấp II cho tỉnh Hà Nam[1][3] sau khi tỉnh Nam Hà được tách ra làm hai tỉnh Hà Nam và Nam Định.[4] Đến tháng 10 năm 1998, bà được tín nhiệm giữ chức Kiểm tra viên chính thuộc Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Nam rồi sau đó trở thành Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Nam cho đến hết tháng 4 năm 2004. Trong thời gian sau đó, kể từ tháng 5 năm 2004 cho đến tháng 2 năm 2006, bà tiếp tục công tác tại Hà Nam với các chức danh như Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.[1][3]

Đến tháng 2 năm 2006, bà kiêm nhiệm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy. Đồng thời, trong khoảng thời gian giữ các chức vụ ở địa phương, bà còn được bầu vào Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X vào tháng 4 năm 2006. Đến tháng 9 năm 2008, bà tiếp tục nằm trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Phủ Lý tỉnh Hà Nam cho đến tháng 3 năm 2009. Từ giai đoạn này, bà tham gia vào Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho đến tháng 3 năm 2011.[1][3]

Bắt đầu từ tháng 3 năm 2011, bà bắt đầu tham gia vào Trung ương Đảng với việc trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong khóa XI và XII, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhiệm kỳ 2010–2015.[1][3] Trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII diễn ra vào đầu năm 2021, bà được tiếp tục tái cử Ủy viên Trung ương Đảng để đồng thời vào Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Quyết định số 39-QĐNS/TW, Bộ Chính trị đã phân công bà giữ chức Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng vào ngày 8 tháng 4 cùng năm.[5] Có một giai đoạn ngắn từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2021, trong lúc chờ nhận nhiệm vụ Trưởng Ban Dân vận Trung ương, bà đã giữ chức Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII.[1]

Cho đến tháng 6 năm 2021, Hội đồng bầu cử Quốc gia công bố bà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Đắk Lắk.[3][6] Trong giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, ngày 25 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bổ nhiệm bà trở thành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và đồng thời làm Trưởng Tiểu ban Dân vận, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.[7]

Đến ngày 16 tháng 5 năm 2024, trong Hội nghị lần thứ 9 khóa XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, bà Hoài được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Việt Nam cùng với Lê Minh Hưng, Nguyễn Trọng Nghĩa và Đỗ Văn Chiến.[3][8][9] Sau khi được bầu vào Bộ Chính trị, bà đồng thời trở thành nữ Ủy viên duy nhất nằm trong vị trí này.[2]

Bí thư Thành ủy Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến ngày 17 tháng 7 năm 2024, theo Quyết định số 1379-QĐNS/TƯ của Bộ Chính trị do Nguyễn Quang Dương công bố, Bùi Thị Minh Hoài được chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy, giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020–2025.[10] Chức vụ của bà được kiện toàn sau khi ông Đinh Tiến Dũng bị cho thôi các chức vụ trong Đảng và Nhà nước.[3] Đồng thời, bà cũng được cho thôi tham gia vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, và Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Trong buổi công bố quyết định, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cũng đã thay mặt cho Bộ Chính trị trao quyết định.[10] Ông cũng cho biết việc trao quyết định này cho bà đã được "thảo luận kỹ lưỡng, cân nhắc chặt chẽ nhiều mặt" và "thống nhất rất cao".[11][12] Tại đây, bà cũng đã bày tỏ sự vinh dự cũng như cam kết về việc sẽ "nỗ lực hết mình" trong quá trình công tác của mình.[10][12] Đồng thời, trước đó, bà cũng đã gửi lời cảm ơn đến Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước khi tín nhiệm cho bà giữ chức vụ.[12] Sau khi nhậm chức, bà trở thành nữ Bí thư Thành ủy đầu tiên của Thành phố Hà Nội.[11][13][14]

Ngày 23 tháng 7 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội đối với bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Cụ thể, Nghị quyết quyết nghị bà Bùi Thị Minh Hoài chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk đến Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Ngày 29 tháng 7 năm 2024, tại cuộc họp kiện toàn chức vụ Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, 100% đại biểu có mặt bầu bà Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày 06 tháng 8 năm 2024, tại Nghị quyết số 1123 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, đã phê chuẩn kết quả bầu Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV TP Hà Nội.

Nhân sự được phê chuẩn bầu làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội là bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i “Tiểu sử đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội”. Báo điện tử Chính phủ. 18 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b c Hà Mỹ (17 tháng 7 năm 2024). “Tiểu sử tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b c d e f g h Trường Phong (17 tháng 7 năm 2024). “Bà Bùi Thị Minh Hoài làm Bí thư Thành ủy Hà Nội”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Mai Khánh (12 tháng 10 năm 2020). “Lịch sử hình thành tỉnh Hà Nam”. Báo Hà Nam (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  5. ^ Nhóm PV (8 tháng 4 năm 2021). “Trao quyết định Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và Trưởng Ban Dân vận Trung ương”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại tỉnh Đắk Lắk - Chi tiết tin - Trang chủ”. Báo Đắk Lắk. 11 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024 – qua Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk.
  7. ^ Phạm Minh Chính (25 tháng 8 năm 2021). “Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 25/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19” (PDF). Thủ tướng Chính phủ. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2024 – qua Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  8. ^ “Bà Bùi Thị Minh Hoài làm Bí thư Thành ủy Hà Nội”. BBC News Tiếng Việt. 17 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Khánh Hoàng; Phạm Dự (17 tháng 5 năm 2024). “Tiểu sử 4 tân Ủy viên Bộ Chính trị”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ a b c Ngọc Hà (17 tháng 7 năm 2024). “Bộ Chính trị phân công đồng chí Bùi Thị Minh Hoài giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ a b Võ Hải (17 tháng 7 năm 2024). “Bà Bùi Thị Minh Hoài làm Bí thư Thành ủy Hà Nội”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ a b c Phạm Tuấn (17 tháng 7 năm 2024). “Bà Bùi Thị Minh Hoài: Làm bí thư Hà Nội 'vừa vinh dự, vừa trách nhiệm nặng nề'. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Đăng Hiếu; Võ Hoài (17 tháng 7 năm 2024). “Tiểu sử bà Bùi Thị Minh Hoài - nữ Bí thư Thành ủy đầu tiên của Hà Nội”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ Thanh Loan (17 tháng 7 năm 2024). “Bà Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương được điều động giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội”. Tạp chí Tòa án. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2024.
Tiền nhiệm:
Đinh Tiến Dũng
Bí thư Thành ủy Hà Nội
2024–nay
Kế nhiệm:
đương nhiệm
Tiền nhiệm:
Trương Thị Mai
Trưởng Ban Dân vận Trung ương
2021–2024
Kế nhiệm:
khuyết
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Đây là câu chuyện kể về người con gái vô cảm trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa của tình yêu
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Review Anime Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール)
Tokyo Ghoul (東京喰種-トーキョーグール) là một series anime được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Sui Ishida
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Tuyển người giỏi không khó, tuyển người phù hợp mới khó
Thông thường HM sẽ liệt kê các công việc (Trách nhiệm) của vị trí, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân mình