Thành viên:VuBrain

📕 ĐẠI NAM

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC NHÀ NGUYÊN
Nhà Nguyễn là một danh gia vọng tộc ở Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoá. Khởi đầu cho sự hiển hách của gia tộc đến từ đầu thế kỷ XV, dưới thời Khởi nghĩa Lam Sơn. Ông tổ của gia tộc là Nguyễn Công Duẩn đã đi theo Lê Lợi trong suốt cuộc kháng chiến chống Nhà Minh đô hộ. Sau khi Nhà Hậu Lê được thành lập vào năm 1428, Nguyễn Công Duẫn được xếp vào hàng khai quốc công thần, bang quốc tính "Lê" và chức quan Phụng Trực Đại Phu Đô Đốc thiêm sự, Đô Kiểm Sự và sau được phong đến tước Hoành Quốc công. Con cháu của ông có nhiều người là trụ cột triều đình Hậu Lê, được phong tước Công, tước hầu và dòng nữ có người được sắc phong hoàng hậu của vua Lê Thánh Tông.
Truy nguồn về xa hơn, thì Nguyễn Công Duẩn là hậu duệ của Định Quốc công Nguyễn Bặc, đứng đầu nhóm khai quốc công thần của Nhà Đinh, vị tướng đã có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp và chấm dứt Loạn 12 sứ quân vào năm 968. Sau khi Nhà Đinh thành lập, ông được giữ ghế đứng đầu việc quản lý nội chính, tương đương với chức Tể tướng.
Nguyễn Bặc là Đức Thái thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Đại TôngNguyễn Trãi cũng được xem là phát tích từ dòng họ này. Con của Nguyễn Bặc là Nguyễn Đệ đã di cư vào làng Gia Miêu, Tống Sơn, Thanh Hoá và đây là nơi phát tích của Hoàng tộc Nhà Nguyễn sau này. Nguyễn Phúc tộc thế phả của Hoàng tộc Nhà Nguyễn xem Nguyễn Bặc là Thuỷ tổ của mình.
Nguyễn Công Duẩn có người anh trai là Nguyễn Dã, cũng theo phò trợ Lê Lợi từ đầu cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, lập được nhiều chiến công. Sau khi Nhà Hậu Lê thành lập, ông cũng được xếp vào Khai quốc công thần, được phong Đô đốc Phủ Đô Thiêm sự, thời Lê Hiến Tông được phong Dũng Quốc công. Làm quan trải qua 5 triều nhưng về sau không hợp với vua và bị nghi ngờ nên ông đã đưa gia đình sang cư ngụ ở Vân Nam và đổi thành họ Ngạc, dòng họ này hiện có con cháu đông đúc ở Vân Nam.

Nguyễn Công Duẫn có 7 người con trai, trong đó có 5 người được phong tước Quốc công, 1 người được phong Quận công và 1 người được phong tước Hầu. Bảy người con trai này phát triển thành 7 chi nhánh:

  • Chi 2 Nguyễn Nhân Chính, được phong Mục Quốc công. Ông có 2 người con trai là Nguyễn Đăng Cơ được phong Tuyên Quận công và Nguyễn Đăng Thụ được phong Tống Ban Hầu.
  • Chi 3 Nguyễn Như Hiếu, được phong Châu Quận công. Ông có 4 người con trai là Nguyễn Văn Khiêm (Huyện Thừa), Nguyễn Văn Tiến (Tham Nghị) và Nguyễn Văn Thái (Lang Trung).
  • Chi 5 Nguyễn Văn Lỗ, được phong Sảng Quốc công. Ông là tổ của họ Nguyễn Gia (Liễu Ngạn, Bắc Ninh). Ông có 8 người con, gồm có: Nghĩa Quốc công Nguyễn Văn Lang (cha của An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ); Phượng Quận công Nguyễn Địch Sầm; Bảo Quận công Nguyễn Tiến; Lãm Đống hầu Nguyễn Tốn; Mai Kiến hầu Nguyễn Trụ; Bình Quận công Nguyễn Lý; Dương Sơn hầu Nguyễn Nghiễm; Quỳnh Sơn hầu Nguyễn Lữ và một người con gái là Nguyễn Thị Hoàng, vợ của Trạng nguyên Đỗ Tốn. Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều là hậu duệ của chi này.
  • Chí 6 Nguyễn Văn Lễ, được phong Lỗ Khê Hầu, ông có 2 con trai là Nguyễn Đương và Nguyễn Phí.

9 Chúa và 13 Vua Nhà Nguyễn phát tích từ con trai thứ 4 của Nguyễn Công Duẩn là Phó Quốc công Nguyễn Như Trác. Ông sinh ra Trừng Quốc công Nguyễn Văn Lưu và ông Lưu sinh ra Nguyễn Kim (1468-1545), thông qua người con trai Nguyễn Hoàng, ông là tổ nội của Các Chúa Nguyễn và Hoàng đế Nhà Nguyễn, đồng thời, thông qua người con gái Nguyễn Thị Ngọc Bảo, ông cũng trở thành tổ ngoại của các Chúa Trịnh.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi Nhà Lê sơ, lập ra Nhà Mạc, Nguyễn Kim lúc đó đang ở Thanh Hoá giữ chức Hữu vệ Điện tiền tướng quân, tước An Thanh hầu, ông đã mang theo gia quyến chạy sang Ai Lao, chúa nước đó là Phothisarath (Sạ Đẩu) đã cấp cho ông đất Sầm Châu để dựng cờ phục quốc. Năm 1533, Nguyễn Kim và các cựu thần khác của Nhà Lê sơ đã lập người con rơi của Vua Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh lên ngôi vua với vương hiệu là Lê Trang Tông, đặt niên hiệu là Nguyên Hoà, chính thức lập ra Nhà Lê Trung Hưng. Vua Trang tông đã sắc phong Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư tước Hưng Quốc công.
Nguyễn Kim thấy Dực Quận công Trịnh Kiểm tài năng nên đã gã con gái của mình là Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con trưởng của họ là Trịnh Tùng, sau này trở thành vị chúa chính thức đầu tiên của họ Trịnh, vì thế Nguyễn Kim là tổ ngoại của Vương triều họ Trịnh. Bà Ngọc Bảo chết cháy trong một trận hoả hoạn ở phủ đệ của Trịnh Tùng tại An Trường vào năm 1586.
Sau khi Nguyễn Kim bị Trung Hậu hầu Dương Chấp Nhất đầu độc chết bằng dưa hấu vào năm 1545, Vua Lê Trang Tông phong cho Trịnh Kiểm chức Thái sư của cha vợ, nắm toàn bộ quyền nội chính. Vì sợ con trưởng của Nguyễn Kim là Lãng Quận công Nguyễn Uông tranh quyền, Trịnh Kiểm đã ám hại ông. Người con thứ là Đoan Quận công Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa và khởi lập ra Vương triều các Chúa Nguyyễn với 9 đời chúa, mở mang bờ cõi vào đến tận Mũi Cà Mau.

Chúa tiên Nguyễn Hoàng, Đoan Quốc công, Tổng trấn tướng quân xứ Thuận - Quảng (1558-1613)
  • Vì sợ anh rể Trịnh Kiểm ám hại, Nguyễn Hoàng nhờ chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Trịnh Kiểm thấy đất ấy vừa mới được bình định, nhưng lòng dân vẫn chưa yên, đất thì cằn cỗi nên ứng thuận. Trịnh Kiểm dâng sớ lên triều đình và vua Lê Anh Tông đã ban cho Nguyễn Hoàng làm trấn thủ đất ấy vào năm 1558.
  • Vào năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng với nha tướng và hàng nghìn đồng hương than tín Thanh - Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa. Khi đến nơi, đoàn thuyền đã đi vào cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt), đóng trại tại Gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và đã chọn nơi này để lập Thủ Phủ gọi là dinh Ái Tử.
  • Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hóa yết kiến Vua Lê Anh Tông, nộp quân lương giúp Nam triều đánh Nhà Mạc, rồi đến phủ Thái sư lạy mừng Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm hài lòng, phong cho ông trấn thủ luôn đất Quảng Nam, thay cho Nguyễn Bá Quýnh. Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn Tướng Quân kiêm quản cả xứ Quảng Nam (3 phủ, 9 huyện) và xứ Thuận Hóa (2 phủ, 9 huyện và 3 châu). Lệ mỗi năm phải nộp thuế là 400 cân bạc, 500 tấm lụa.
  • Tháng Giêng năm 1592, Trịnh Tùng đánh bại Mạc Mậu Hợp, lấy được Đông Đô, Nguyễn Hoàng ra Bắc yết kiến Vua Lê Thế Tông (thang 5 năm 1593). Trịnh Tùng, cháu gọi Nguyễn Hoàng là cậu đã dâng biểu xin vua phong cho ông làm Trung quân đô đóc, tước Đoan Quốc công. Sau đó Nguyễn Hoàng ở lại giúp Trịnh Tùng đánh dẹp các cuộc chống đối của họ Mạc và các cuộc phản loạn khác.
  • Đến năm 1600, Nguyễn Hoàng đã ở lại Đông Đô được 8 năm, đánh dẹp bốn phương đều thắng, vì có công to, nên họ Trịnh ghen ghét. Tám năm ở lại Đông Đô, 2 người con của Nguyễn Hoàng là công tử thứ 2 tên Hán và công tử thứ 4 tên Diễn chết trận. Gặp lúc tướng nhà Lê là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê làm phản ở cửa Đại An (nay thuộc Nam Định), Nguyễn Hoàng nhân dịp đem quân tiến đánh, liền đem cả tướng sĩ chiến thuyền bản bộ, đi đường biển thẳng về Thuận Hóa, để con thứ năm là Cẩm Quận công Nguyễn Hải và cháu nội là Nguyễn Hắc ở lại làm con tin. Trịnh Tùng ngờ Nguyễn Hoàng vào chiếm Thanh Hóa, bèn đưa vua Lê chạy về Thanh Hóa, để giữ vững căn bản. Đi đến huyện An Sơn, công tử Hải đón đường nói rằng Nguyễn Hoàng về Thuận Hóa, chỉ nghĩ việc bảo vệ đất đai, thực không có ý khác. Từ đó, Nguyễn Hoàng không ra chầu ngoài kinh nữa, quyết 'rạch đôi sơn hà', lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
  • Sau sự kiện bỏ về Thuận Hoá, Trịnh Tùng viết thư trách phạt, Nguyễn Hoàng viết thư nhận lỗi, lấy thóc lua, vàng bạc cho sử ra Bắc cống nạp và gả con gái là Công nữ Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con cả của Trịnh Tùng; Con gái của cặp đôi này là Trịnh Thị Ngọc Trúc đã trở thành vợ của vua Lê Thần Tông với phong hiệu Diệu Viên Hoàng hậu.
  • Năm 1578, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh đem quân tiến đến sông Đà Diễn (Phú Yên ngày nay) đánh chiếm thành An Nghiệp - một trong những kinh thành đồ sộ và kiên cố nhất trong lịch sử Champa. Năm 1597, Lương Văn Chánh mang theo 4000 lưu dân vào khai khẩn phía Bắc đất Hoa Anh - Kauthara (từ đèo Cù Mông đến đèo Cả, Phú Yên ngày nay). Năm 1611, do quân Champa liên tục quấy phá vùng đất mới, Nguyễn Hoàng sai tướng Văn Phong đi đánh dẹp. Vua Po Nit bị đánh bại phải rút quân xuống nam đèo Cả để giữ phần đất còn lại là Bắc KautharaPanduranga (Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay). Sau đó vùng Hoa Anh được lập thành phủ Phú Yên với 2 huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Lương Văn Chánh làm tham tướng.
  • Cho đến khi Nguyễn Hoàng qua đời, lãnh thổ Đàng Trong của các Chúa Nguyễn trải dài từ đèo Ngang (Hà Tĩnh) đến đèo Cả (cực Nam tỉnh Phú Yên). Tổng diện tích lãnh thổ 2 xứ Thuận-Quảng rộng khoảng 45.000 km2.
  • Nguyễn Hoàng chính là vị quân chủ có tuổi thọ cao nhất trong các vị quân chủ của Việt Nam nếu tính cả vua lẫn chúa (ngài thọ 88 tuổi từ năm 1525-1613), còn nếu chỉ tính vua mà không tính chúa thì vua Bảo Đại là vị vua có tuổi thọ cao nhất với 84 tuổi từ năm 1913-1997.


Minh Mạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành
TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN
(1802 - 1945)
Việt Nam
(1804 - 1839)

Vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Nguyễn
7 Tiền Phi long - Minh Mạng năm thứ 14 (1833)
191 năm (tính đến 2024)

1832-1835
AU
41.0 mm
11/2023
80% Ag
27,27 gr
Bạc ròng
21,816 gr
?
42.000.000
1,729,96$

📕 ĐẾ CHẾ ĐẠI THANH

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC ÁI TÂN GIÁC LA
Ái Tân Giác La là một hoàng tộc Mãn Châu cai trị các triều đại Hậu Kim (1616-1636), Đế chế Đại Thanh (1636-1912) và Mãn Châu Quốc (1932-1945). Nó được lập ra bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) như một phần của quá trình tái tổ chức xã hội người Nữ Chân do ông khởi xướng vào năm 1601. Ông chia Thị tộc Giác La (Gioro) ra làm nhiều họ, trong đó, anh em của ông (các con của Tháp Khắc Thế) sẽ mang họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro). Các dòng họ khác của bộ tộc Giác La bao gồm Y Nhĩ Căn Giác La (Irgen Gioro), hậu duệ của Tống Huy TôngTống Khâm Tông thời Nhà Kim; Thư Thư Giác La (Susu Gioro); Tây Lâm Giác La (Sirin Gioro) và một số dòng họ khác. Những người đầu tiên mang họ Ái Tân Giác La chính là Nỗ Nhĩ Cáp Xích và các em của ông, gồm có: Mục Nhĩ Cáp Tề, Thư Nhĩ Cáp Tề, Nhã Nhĩ Cáp Tề và hai em gái.
Thuật ngữ "người Mãn Châu" không thể hiện rõ ràng về nguồn gốc mang tính chủng tộc. Vì những người sống tại vùng Mãn Châu do dòng họ Ai Tân Giác La cai trị có sự pha trộn về sắc tộc (gồm cả gốc Hán, Nữ Chân, Triều Tiên...), nhưng toàn bộ dân số đó đã được chỉ định và gọi là "người Mãn Châu" vào năm 1635 dưới thời Đại Hãn Hoàng Thái Cực.
Từ Ái Tân (aisin) có nghĩa là vàng trong tiếng Mãn (điều này lý giải việc một số hậu duệ nhà Thanh sau này đã đổi thành họ Kim), và từ Giác La (gioro) là tên của một địa danh mà nay là Y Lan thuộc Hắc Long Giang.
Người Nhà Ái Tân Giác La xem mình là hậu duệ của Bố Khố Ung Thuận, một chiến binh huyền thoại ở thế kỷ XIII. Nguồn gốc của ông mang tính truyền thuyết, thoe đó: Ba tiên nữ là Ân Cổ Luân, Chính Cổ Luân và Phất Khố Luân, đang tắm tại một hồ nước tên là Bulhūri Omo gần Dãy núi Trường Bạch. Một con chim ác là đã đánh rơi một miếng trái cây màu đỏ gần Phất Khố Luân, người đã ăn nó. Sau đó cô có thai Bố Khố Lý Ung Thuận.
Dưới triều đại nhà Minh, các thành viên của gia tộc Ái Tân Giác La từng là tù trưởng của Kiến Châu Nữ Chân, một trong ba bộ Người Nữ Chân lớn vào thời điểm này. Hai bộ còn lại là Dã Nhân Nữ ChânHải Tây Nữ Chân. Mỗi bộ sẽ bao ngồn nhiều bộ tộc, trong đó, gia tộc Ái Tân Giác La thuộc bộ tộc Tô Khắc Tố Hộ của Kiến Châu Nữ Chân.
Dòng dõi của Nỗ Nhĩ Cáp Xích vốn là hậu duệ của Tả vệ chỉ huy sứ Kiến Châu Nữ Chân Mang Ca Thiếp Mộc Nhi (Möngke Temür), vì thế người Nhà Ái Tân Giác La có trong người hai dòng máu Mông-Mãn. Ông nội ông là Giác Xương An (Giocangga) được kế thừa chức vụ [Tả vệ chỉ huy sứ Kiến Châu Nữ Chân], cùng với con trai Tháp Khắc Thế, tham gia đội quân địa phương của tổng binh Lý Thành Lương của Nhà Minh. Vì thế, gia đình ông rất có uy tín trong bộ tộc.
  • Năm 1582, tướng Lý Thành Lương của Nhà Minh sợ các bộ lạc Nữ Chân sẽ thống nhất dưới quyền của tộc trưởng Kiến Châu Nữ Chân là Giác Xương An - ông nội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nên đã liên kết với Ni Kham Ngoại Lan, thành chủ của Thành Đồ Luân lập kế giết chết cha và ông nội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Sau khi cha và ông nội chết, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã trở về bộ lạc nắm quyền thủ lĩnh và cho sứ giả đến chất vấn triều Minh tại sao giết hại người nhà của mình. Để xoa dịu sự bất mãn của bộ tộc Tô Khắc Tố Hộ, Minh triều trả lại thi thể của ông và cha của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đồng thời sắc phong cho ông chức Long Hổ tướng quân, hàm Đô đốc thiêm sự. Nỗ Nhĩ Cáp Xích với danh nghĩ Long Hổ Tướng quân của Nhà Minh đã khởi binh ở Hách Đồ A Lạp vào năm 1584, tấn công Ni Kham Ngoại Lan ở thành Đồ Luân và sau khi người này chạy trốn đến lãnh thổ của tướng Lý Thành Lương, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã ép Lý phải giao trả Ni Kham Ngoại Lan cho mình, rồi đem xử tử để tế ông nội và cha.
  • Sau trận chiến tiêu diệt Ni Kham Ngoại Lan, danh tiếng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích trong các bộ lạc Nữ Chân Kiến Châu trở nên vang dội. Với tư cách kế thừa chức vị Tả hữu vệ Chỉ huy sứ Nữ Chân Kiến Châu, Long Hổ tướng quân, Đô đốc Thiêm sự, ông thực hiện nhiều cuộc chinh phạt để thu phục các bộ lạc Kiến Châu. Một số bộ lạc khác chấp nhận quy phục. Năm 1588, các bộ lạc Kiến Châu Nữ Chân hầu hết đều dưới quyền lãnh đạo của ông. Năm 1593, liên minh 9 bộ tộc Hải Tây Nữ Chân tấn công Kiến Châu Nữ Chân. Tuy nhiên, với tài năng quân sự của mình, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã đánh tan lực lượng liên minh Hải Tây tại trận Gure, tiếp tục củng cố Kiến Châu. Sau đó, trong vòng 10 năm, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lần lượt chinh phục các bộ tộc lớn của Hải Tây Nữ Chân. Năm 1599, bộ tộc Cáp Đạt bị tấn công và bị chinh phục năm 1603. Năm 1607, bộ tộc Huy Phát bị chinh phục, và bộ tộc Ô Lạp vào năm 1613. Các bộ tộc nhỏ khác của Hải Tây Nữ Chân và Dã Chân Nữ Chân cũng lần lượt quy phục. Chỉ còn bộ tộc Diệp Hách mãi đến năm 1619 mới hoàn toàn bị khuất phục sau trận Sa Nhĩ Hử (Sarhu).
  • Năm 1599, ông ra lệnh cho văn thần của mình phỏng theo chữ Mông Cổ và áp dụng quy tắc văn tự Nữ Chân cổ để xây dựng lại văn tự Nữ Chân mới. Từ thế kỷ thứ XII, người Nữ Chân đã xây dựng cho mình một dạng văn tự riêng, phỏng theo chữ Khải của người Hán nhưng theo các quy tắc chữ của người Khiết Đan. Tuy nhiên, khi người Mông Cổ tiêu diệt chính quyền Kim quốc, đã buộc người Nữ Chân phải tiến hành đồng hóa với người Mông Cổ nên văn tự Nữ Chân dần bị thất truyền trong 300 năm. Việc thống nhất văn tự một lần nữa đã tạo nên sự thống nhất một lần nữa cho các bộ tộc Nữ Chân, giúp Nỗ Nhĩ Cáp Xích có thể huy động sức mạnh của dân tộc Nữ Chân trở nên hùng mạnh.
  • Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức người Nữ Chân theo Chế độ Bát kỳ, theo đó, mọi người Nữ Chân đều thuộc một trong 8 nhóm bộ lạc, được gọi là các "Kỳ" (gūsa). Mỗi kỳ là tập hợp của các bộ lạc, vừa là các đơn vị quân đội vừa mang tính chất dân sự. Ban đầu, mỗi Kỳ kỳ có 7.500 quân, tổng cộng 8 kỳ có 6 vạn quân. Về sau, thông qua việc chinh phục các bộ lạc, số lượng binh sĩ trong các Kỳ tăng dần lên. Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh thành Ninh Viễn, tổng binh lực quân Bát Kỳ huy động đã lên đến 13 vạn.
    • Cứ 300 nam giới được tổ chức thành một Ngưu lộc (Niru), người đứng đầu được gọi là Tá Lĩnh (Niru-i Ejen).
    • 5 Ngưu lộc tập hợp lại thành Giáp lạt (Jalan) do một Tham Lĩnh (Jalan-i Ejen) đứng đầu.
    • 5 Giáp lạt tập hợp lại thành một Kỳ (Gusa), chỉ huy của Kỳ là Đô thống (Gusa Ejen).
    • Thông thường, các Gūsa còn được đặt dưới quyền quản lý của các bối lặc (tù trưởng) thân tín của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Các Bối lặc này được xem là có địa vị cao hơn các bối lặc khác, nên còn được gọi là các Hòa thạc Bối lặc.
    • Nỗ Nhĩ Cáp Xích là thống soái tối cao của Bát Kỳ. Con cháu của ông ta là thủ lĩnh của mỗi một Kỳ. Mỗi Kỳ Chủ phải trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của Đại Hãn, quyền lực và địa vị chỉ thấp hơn Đại Hãn mà cao hơn tất cả mọi người. Điều đặc biệt là những vị tướng lãnh đạo dưới trướng của ông không phải theo kiểu cha truyền con nối một cách đương nhiên (mặc dù tất cả đều là con cháu của ông) mà do chính ông bổ nhiệm trên cơ sở tài năng và chiến công.
  • Bên cạnh việc chinh phục các bộ tộc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích còn mở rộng việc quy phục các bộ tộc Mông Cổ. Bấy giờ, Mông Cổ hoàn toàn tan rã thành các bộ lạc, và thường xuyên bị Nhà Minh đánh phá, dù họ vẫn duy trì danh nghĩa hoàng đế Nguyên. Với tư cách là hậu duệ của Möngke Temür, mang dòng máu Mông - Mãn, cộng với chiến tích chinh phục, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dễ dàng được nhiều bộ tộc Mông Cổ quy phục. Năm 1606, ông được người Mông Cổ tôn xưng danh hiệu Kundulun Khan (Côn Đô Luân Hãn).
  • Năm 1615, Lý Thành Lương chết. Cả một vùng Liêu Đông, một phần Mông Cổ lọt vào tầm khống chế của ông. Năm 1616, khi 57 tuổi, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên ngôi Đại Hãn ở thành Hách Đồ A Lạp (nay là [[Tân Tân, Phủ Thuận], Liêu Ninh), tuyên bố dựng nước, lấy quốc hiệu Đại Kim, mà sử Trung Quốc gọi là Hậu Kim. Ông cũng tự đặt họ cho mình là Ái Tân Giác La, trong tiếng Nữ Chân cổ có nghĩa là Kim, hàm ý ông kế thừa chính thống đế chế Kim quốc. Từ đây, con cháu trực hệ của ông đều lấy họ Ái Tân Giác La. Ông theo phép Nhà Minh, đặt niên hiệu là Thiên Mệnh.

  • Năm 1618, Nỗ Nhĩ Cáp Xích ban bố "Thất đại hận" (Bảy mối hận lớn) làm cớ khởi binh phản Minh. Điều đầu tiên khẳng định thủ phạm giết cha và ông nội ông chính là triều đình Nhà Minh. Những điều còn lại xoáy vào sự bất bình đẳng, thiên vị của Nhà Minh với bộ tộc Diệp Hách mà áp bức các bộ tộc Kiến Châu.
  • Trong vòng 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7, quân Kiến Châu liên tục công hạ nhiều thành trì ở Liêu Đông như Phủ Thuận, Thanh Hà, Đông Châu..., khiến quân Minh khiếp sợ, Tổng binh Phủ Thuận là Lý Vĩnh Phương đầu hàng, Phó tướng Vương Mãng Ân tử trận, Tổng binh Quảng Ninh Trương Thừa Âm, Phó tướng Phó Đình Tương bị giết chết. Đến cuối năm 1618, quân Nữ Chân đã áp sát Sơn Hải quan.
  • Đầu năm 1619, vua Minh Thần Tông vội sai Binh bộ Thị lang Dương Cảo làm Liêu Đông Kinh lược sứ, chỉ huy đại quân kết hợp với các đồng tộc Nữ Chân và Mông Cổ chống Nỗ Nhĩ Cáp Xích, bao gồm: bộ tộc Diệp Hách, Triều Tiên, xưng là 47 vạn (thực tế là 14 vạn), chia 4 đường đánh dẹp Hậu Kim. Chỉ trong 6 ngày tác chiến, 6 vạn quân Nữ Chân đã đánh tan 14 vạn liên quân Minh - Triều Tiên - Diệp Hách, làm rúng động Minh triều. Danh tiếng Nỗ Nhĩ Cáp Xích vang dội toàn mạn Bắc Trung Hoa. Toàn bộ các bộ tộc Nữ Chân giờ đây hoàn toàn quy phục ông. Trận đánh còn được xem như một trong những trận đánh kinh điển trong nghệ thuật quân sự thế giới khi vận dụng nguyên tắc tập trung binh lực và sức cơ động chiến thuật, thể hiện tài năng quân sự của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
  • Thừa thế chiến thắng, quân Bát kỳ nhanh chóng tiến xuống phía Nam, chiếm luôn Khai Nguyên, Thiết Lăng. Năm 1621, quân Bát kỳ tiếp tục đánh chiếm Liêu Dương, Trung Trấn, Thẩm Dương, khống chế toàn bộ vùng đất phía đông Liên Hà. Cũng trong năm này, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thiên đô về Liêu Dương và đổi tên thành Thịnh Kinh, với mục đích khống chế vùng Liêu Đông. Năm 1622, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đánh bại đội quân của Kinh lược Liêu Đông Phùng Đình Bản và Tuần phủ Liêu Đông Vương Hóa Trinh, chiếm giữ trọng trấn Liêu Tây là Quảng Ninh.
  • Sau 1 năm nghỉ ngơi chỉnh đốn, tháng 1 năm 1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn 13 vạn kỵ binh tiến công Sơn Hải quan. Nhưng ngờ có tướng Viên Sùng Hoán tài năng nên quân Minh đã đánh bại quân Kim, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cũng bị thương trong trận này. Do lao lực và uất ức, chỉ 3 tháng sau trận Ninh Viễn, ông đã qua đời ở tuổi 68, sau được con cháu truy tôn là Thanh Thái tổ.
  • Nỗ Nhĩ Cáp Xích có 16 hoàng nam và 8 hoàng nữ, sau cái chết của ông, các con cái của ông đã cốt nhục tương tàng để tranh giành quyền lực, cuối cùng thì người con trai thứ 8 là Hoàng Thái Cực đã chiến thắng và lên ngôi Đại Hãn vào 20 tháng 10 năm 1626.
  • Sau khi lên nối ngôi, Hoàng Thái Cực đã thay đổi nhiều chính sách quan trọng, góp phần hóa giải được mối mâu thuẫn giữa hai dân tộc Mãn và Hán, khiến thần dân của Hán tộc trong khu vực cai trị của họ dần dần thay đổi thái độ thù địch để phục tùng triều đình một cách tự nguyện. Cũng qua những chính sách cởi mở đó đã giúp cho ông nhận được sự góp sức của nhiều nhân tài có xuất thân khác nhau. Chính Hoàng Thái Cực đã đổi tên của tộc người của mình từ Nữ Chân thành Mãn Châu năm 1635, đồng thời đổi tên quốc hiệu từ nhà Đại Kim quốc thành Đại Thanh quốc vào năm 1636, sau khi xưng Hoàng đế.
  • Dưới sự thống lĩnh của ông, nhà Hậu Kim và là Nhà Thanh sau đó đã chinh phục Bán đảo Triều Tiên, tiếp đến, trong một loạt những chiến dịch quân sự, ông đã khuất phục được vùng Nội Mông trước khi tiếp tục chiếm quyền kiểm soát vùng Hắc Long Giang (sông Amur) miền Đông Bắc của Nhà Minh. Hoàng Thái Cực đã hợp nhất lãnh thổ Mãn Châu dưới quyền cai trị của ông và đến năm 1644, triều đại nhà Minh kết thúc và chuyển sang nhà Thanh sau khi người Mãn Châu chiếm được Bắc Kinh và chinh phục phần còn lại của Trung Quốc trong vòng 40 năm và thống trị nước này đến năm 1912.
  • Mặc dù Hoàng Thái Cực đã qua đời vào năm 1643, không thể thấy được người Mãn Châu vượt Sơn Hải quan để tiến vào Trung Nguyên, nhưng chính thành tựu của ông và cha là Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã giúp Ái Tân Giác La trở thành một triều đại cại trị Trung Quốc trong suốt 268 năm với 10 vị Hoàng đế, nếu tính cả Hoàng Thái Cực và Nổ Nhĩ Cáp Xích thì có tổng cộng 12 đời quân chủ.

  • Hoàng Thái Cực qua đời đột ngột vào năm 1643, ông không để lại di chúc nhường ngôi nên đã xảy ra một cuộc xung đột quyền kế vị giữa các em trai của Hoàng Thái Cực với các con ruột của ông. Hội đồng Nghị chính Vương đại thần được triệu tập, Đa Nhĩ Cổn cùng các vương đã thống nhất đưa người con trai thứ 8 của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm lên ngôi, lúc đó mới 6 tuổi, lấy niên hiệu Thuận Trị. Đa Nhĩ CổnTế Nhĩ Cáp Lãng trở thành nhiếp chính cho tiểu hoàng đế. Tuy nhiên, do Tế Nhĩ Cáp Lãng chỉ đơn thuần là một vị tướng giỏi chứ không am hiểu về chính trị, nên quyền hành dường như nằm hoàn toàn trong tay của Đa Nhĩ Cổn.
  • Đầu năm 1644, Đa Nhĩ Cổn và các cộng sự bàn kế xâm lược Đại Minh, giữa lúc cuộc khởi nghĩa nông dân sắp đánh vào Bắc Kinh. Ngày 24 tháng 4 năm đó, lãnh tụ quân khởi nghĩa là Lý Tự Thành chiếm được kinh thành, Sùng Trinh hoàng đế tự vẫn trên núi Môi Sơn phía sau Tử Cấm Thành. Nhận được tin tức, các mưu thần người Hán của Đa Nhĩ Cổn là Hồng Thừa TrùPhạm Văn Trình khuyên ông nên chớp cơ hội để tiến vào Trung Quốc và đoạt lấy Thiên mệnh về cho nhà Thanh. Tướng trấn thủ Sơn Hải Quan là Ngô Tam Quế đã quy phục Nhà Thanh, Đa Nhĩ Cổn đã đưa quân xâm nhập thành công vào Trung Nguyên, mở đùa cho việc Nhà Thanh cai trị Trung Quốc trong 286 năm.
  • Đa Nhĩ Cổn cho dời đô của Nhà Thanh về Bắc Kinh, cho tổ chức các khoa thi nho học để tuyển người Hán ra làm quan, cho các tướng Hán đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân và Nhà Nam Minh. Tháng 2 năm 1645, quân Thanh chiếm được Tây An của Lý Tự Thành, tháng 4 năm 1645, quân Thanh mở chiến dịch thu phục vùng Giang Nam (phía Nam sông Dương Tử). Sau khi Đa Đạc hạ lệnh đồ sát toàn bộ dân chúng ở thành Dương Châu vì kháng cự quá quyết liệt... kể từ đó các thành khác ở Giang Nam rất sợ quân Thanh và thường mở cửa đầu hàng chứ không kháng cự.
  • Tháng 7 năm 1645, sau khi chinh phạt hầu hết đất Giang Nam, Đa Nhĩ Cổn ban lệnh cho tất cả đàn ông Trung Quốc phải cạo nửa đầu và thắt phần tóc còn lại thành đuôi sam theo như phong tục của người Mãn Châu. Chính lệnh này đã khiến cho các vùng chưa chinh phục ở Giang Nam kháng cự quyết liệt với quân Thanh, điển hình như Thành Giang Âm cố thủ trong 83 ngày trước 10.000 quân Thanh, sau khi thành thất thủ, cựu tướng Minh là Lưu Lương Tá đã giết dường như toàn bộ người trong thành, ước tính từ 74.000-100.000 người.
  • Năm 1662, Chu Do Lang bị phản tướng Ngô Tam Quế bắt giết, ông là vị hoàng đế người Hán cuối cùng trong lịch sử, cái chết của ông đã chính thức chấm dứt sự kháng cự của Nhà Nam Minh.

  • Ngày 2 tháng 2 năm 1661, Thuận Trị mắc bệnh đậu mùa, chỉ sau 3 ngày thì hoàng đế băng hà. Người con trai thứ 3 của Thuận Trị là Huyền Diệp được đưa lên kế vị tức Hoàng đế Khang Hi, lúc đó ông mới 7 tuổi (ông cũng mắc bệnh đậu mùa nhưng đã qua khỏi, có lẽ chính vì điều này mà ông được chọn làm người thừa kế). Hội đồng nhiếp chính gồm 4 vị phụ chính đại thần: Ngao Bái, Sách Ni, Át Tất LongTô Khắc Tát Cáp. Khang Hi trở thành vị hoàng đế tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, với 61 năm 318 ngày, ông qua đời ở tuổi 68. Về võ công, Khang Hi đã thực hiện 3. bước đi quan trọng, bao gồm: Diệt trừ Ngao Bái, dẹp loạn Tam Vương, chiếm đảo Đài Loan. Dưới thời trị vì của ông, lãnh thổ Trung Quốc chưa từng có thời kỳ nào rộng lớn như thế, kỷ lục này sẽ được phá vỡ dưới thời trị vị của cháu nội ông là Hoàng đế Càn Long.

Gia - Đạo trung suy

Suy vong và xụp đổ

Xưng đế và lập ra Đại Thanh tiến vào Trung Nguyên:

Số lượng người thuộc hoàng tộc Ái Tân Giác La:

  • Vào năm 1912, ngay khi Nhà Thanh xụp đổ, ước tính chỉ khoảng 29.000 người mang họ Ái Tân Giác La. Số lượng này ít hơn rất nhiều so với hoàng tộc Nhà Minh, ngay khi Nhà Minh sụp đổ, ước tính có khoảng 200.000 người mang họ Chu có nguồn gốc từ hoàng tộc. Nhà Minh thường có chi tiêu cho hậu cung lớn hơn các vua Nhà Thanh gấp nhiều lần, điển hình như hoàng đế Vạn Lịch chi tiêu 1 ngày cho hậu cung bằng hoàng đế Ung Chính chi tiệu cho hậu cung trong 1 năm.
  • Có 6 thế hệ Ái Tân Giác La trước triều đại của Hoàng đế Thuận Trị kể từ ông nội của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Theo ước tính thấp nhất về khả năng sinh sản của tù trưởng bộ lạc, mỗi nam giới sinh ra 5 hậu duệ nam, số lượng của nhà Ái Tân Giác La phải là 3.000 hoặc 3.125 vào đầu thời nhà Thanh. Năm 1660, nhánh cốt lõi của Ái Tân Giác La có 378 người trong khi năm 1915 có 29.292 người.
  • Hiện nay, ở Trung Quốc có khoảng 300.000 đến 400.000 người Mãn Châu có họ là Ái Tân Giác La, trong khi 3,8 triệu người khác có họ là Kim (金), dạng Hán hóa phổ biến nhất, được các thành viên cốt cán của gia đình hoàng gia sử dụng, bắt đầu từ Phổ Nhậm, con trai của Thuần Thân vương Tải Phong với tên Kim Hữu Chi. Con số này đưa ra giới hạn trên là 4,2 triệu người có khả năng là hậu duệ theo dòng dõi cha của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, nhưng con số này phải được sử dụng thận trọng vì có những nhóm dân tộc không phải người Mãn Châu (đáng chú ý là người Triều Tiên) cũng sử dụng họ Kim.

Quang Tự

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 11 và áp chót của Nhà Thanh
1 yuan Quang Tự - Tỉnh Giang Nam (1904)
120 năm (tính đến 2024)

1899-1905
AU50-cleaned
39.0 mm
90% Ag
26,9 gr
Bạc ròng
24,21 gr
44.725.000
13.000.000
535,8$
1 yuan Quang Tự - Tỉnh Hồ Bắc (1895 - 1907)

1895-1907
XF-cleaned
40.0 mm
90% Ag
26,7 gr
Bạc ròng
24,03 gr
19.935.000
11.500.000
500,0$

QUANG TỰ ĐẾ

Chiến tranh Thanh-Nhật lần 1Hòa ước Mã Quang; Bách nhật duy tân; Chiến tranh Pháp-ThanhHòa ước Thiên Tân; Phong trào Nghĩa Hòa đoànHiệp ước Tân Sửu; Công ước cho Anh thuê Tân Giới; Hiệp ước nhượng lại Macao cho BĐN

Quang Tự đế Ái Tân Giác La Tải Điểm (1871 - 1908), là vị Hoàng đế thứ 11 của Nhà Thanh, tại vị từ năm 1875 đến năm 1908. Tuy nhiên, sau khi Bách nhật duy tân thất bại vào năm 1898, ông bị Từ Hy Thái hậu giam lỏng tại Di Hòa viên cho đến khi bị ám hại vào năm 1908. Người ta cho rằng chính Từ Hy Thái Hậu đã ra lệnh cho Khánh Mật Thân vương Dịch KhuôngViên Thế Khải đầu độc nhà vua. Từ Hy chỉ qua đời sau Quang Tự đúng một ngày.
Ông là trai của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn (1840-1891), em cùng cha khác mẹ với Hàm Phong đế Ái Tân Giác La Dịch Trữ (1831-1861), và là con trai thứ 7 của Đạo Quang đế Ái Tân Giác La Miên Ninh (1782-1850). Mẹ của ông là Diệp Hách Na Lạp Uyển Trinh (1841-1896), em gái của Từ Hy Thái Hậu, vì thế ông vừa gọi Từ Hy là bác dâu, vừa là dì ruột, vì thế Hoàng đế Đồng Trị vừa là đường huynh, vừa là biểu huynh. Quang Tự gọi Hoàng đế Đạo Quang là ông nội, gọi vua Gia Khánh (1760-1820) là ông cố và gọi Hoàng đế Càn Long là ông sơ (cao tổ phụ); Cha của Hoàng đế Phổ Nghi, Nhiếp chính vương Tái Phong là em cùng cha khác mẹ với Quang Tự, vì thế
Ngày 1 tháng 6 năm 1875, vua Đồng Trị, con trai duy nhất của Từ Hy Thái hậu và vua Hàm Phong qua đời mà không để lại người thừa tự, Từ An Thái hậu (1837-1881) và Từ Hy Thái Hậu đã quyết định đưa Tải Điểm vào cung làm con nối nghiệp của vua Hàm Phong đế. Ông lên ngôi vua với niên hiệu Quang Tự, khi đó ông mới 4 tuổi (giống trường hợp của Vua Louis XIV của Pháp). Ngày 20 tháng 1 năm 1876, ông chính thức đăng quang tại Thái Hòa điện. Có thông tin cho rằng, ngày từ khi vào cung, Quang Tự đế đã bị Từ Hy Thái hậu ngược đãi, hơi chút là quát tháo. Tuy nhiên, một số ý kiến khác thì cho rằng Từ Hy rất quan tâm và yêu thương ông.
Dưới thời trị vì của ông, Chiến tranh Nhật-Thanh (1894-1895) nổ ra, Nhà Thanh đã phải chịu thất bại trước một nước Nhật nhỏ bé. Hòa ước Mã Quan ký ngày 17 tháng 4 1895 theo đó nhà Thanh công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông (ngày nay là phía Nam tỉnh Liêu Ninh) cho Nhật Bản "vĩnh viễn". Thêm vào đó, Thanh phải trả cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc (tương đương 7.500 tấn bạc - 3,6 tỷ yen) bồi thường chiến phí trong vòng 7 năm. Nhà Thanh cũng ký hiệp ước thương mại cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang, mở các nhà máy gia công ở các cảng theo điều ước và mở thêm bốn bến cảng nữa cho ngoại thương. Tuy vậy, các nước phương Tây đã can thiệp buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông để đổi lấy 30 triệu lạng bạc (450 triệu yen). Tổng số tiền mà Nhà Thanh phải trả cho Nhật là 230 triệu lạng bạc, tương đương 5 tỷ USD theo thời gia 2015. Số tiền này tương đương với 6,4 lần thu ngân sách của Nhật và 1/3 tổng thu của Nhà Thanh. Thiên hoàng Minh Trị đã dùng 3,04 tỷ yen cho quân đội, 20 triệu yen còn lại được sung vào ngân khố hoàng gia.
Sau khi Chiến tranh Pháp-Thanh (1884-1885) kết thúc, Lưu Vĩnh Phúc phụng mệnh vua Quang Tự trở về Trung Quốc, ông phải bỏ lại quân Cờ đen. Tại Quảng Châu được giao làm tổng binh. Tại đây ông thường cùng Hoàng Phi Hồng tập luyện võ thuật. Năm 1894, khi xảy ra cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất (Giáp Ngọ chiến tranh) được nhà Thanh phái tới Đài Loan làm tổng binh. Năm 1895, sau khi nhà Thanh ký hòa ước Mã Quan (hòa ước Shimonoseki) thì nhân dân Đài Loan không cam chịu sự thống trị của người Nhật đã tổ chức kháng chiến và thành lập ra nhà nước Đài Loan Dân Chủ Quốc, Lưu Vĩnh Phúc nhậm chức đại tướng quân. Năm Quang Tự thứ 28 (1902), Lưu Vĩnh Phúc nhậm chức Tứ thạch trấn tổng binh tại Quảng Đông. Sau Cách mạng Tân Hợi (1911), giữ chức Tổng trưởng dân đoàn Quảng Đông. Năm 1915, chính quyền Nhật Bản yêu cầu Viên Thế Khải chấp nhận 21 yêu sách, Lưu Vĩnh Phúc là một trong những người chủ chiến. Tháng 1 năm 1917, ông mắc bệnh mà chết.
Sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Thanh, triều đình vua Quang Tự phải ký Hòa ước Thiên Tân (1885), theo đó Nhà Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Việt Nam. Cũng theo đó thì Hòa ước này chấm dứt lệ triều cống của triều đình Huế ở địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh.
Ngày 9 tháng 6 năm 1898, triều đình Quang Tự đã ký với Vương quốc Anh Công ước mở rộng lãnh thổ Hồng Kông, còn được gọi là Công ước Bắc Kinh lần thứ 2. Theo đó, Nhà Thanh phải cho Anh thuê Tân Giới và phía Bắc Cửu Long, bao gồm 235 hòn đảo trong 99 năm. Sau công ước này, Hồng Kông thuộc Anh giữ nguyên lãnh thổ cho đến khi nó được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997.
Ngày 1 tháng 12 năm 1887, triều đình Quang Tự ký kết với triều đình vua Luís I của Bồ Đào Nha (1861-1889) Hiệp ước Bắc Kinh Trung-Bồ. Hiệp ước này trao cho Bồ Đào Nha quyền thuộc địa vĩnh viễn đối với Ma Cao với điều kiện Bồ Đào Nha sẽ hợp tác trong các nỗ lực chấm dứt nạn buôn lậu thuốc phiện. Trước đó, nó được cho Bồ Đào Nha thuê vào năm 1557, dưới thời Minh Mục Tông Chu Tái Kỵ (1567-1572) như một trạm giao dịch để đổi lấy khoản tiền thuê tượng trưng hàng năm là 500 lạng. Mặc dù vẫn nằm dưới chủ quyền và thẩm quyền của Trung Quốc, người Bồ Đào Nha đã coi và quản lý Ma Cao như một thuộc địa trên thực tế.
Năm Quang Tự thứ 24 (1898), Từ Hy Thái hậu ban cho Dịch Khuông "Thế tập võng thế", trở thành vị Thiết mạo tử vương thứ 12 và cũng là cuối cùng của Nhà Thanh. Nhiều nguồn đã cho rằng, chính ông và Viên Thế Khải đã nhận ý chỉ của Từ Hy để hạ độc chết vua Quang Tự vào năm 1908.
Ngày 02/11/1899, dưới triều vua Quang Tự, tại miền Bắc Trung Quốc diễn ra Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, Khẩu hiệu hành động của tổ chức này là "phù Thanh diệt Dương" nghĩa là "ủng hộ Thanh triều, tiêu diệt người Tây". Họ đã giết hại hàng nghìn người, phần lớn là người nước ngoài. Chính quyền của Từ Hy Thái hậu tỏ ra bất lực đối với phong trào này cho đến khi Liên quân tám nước gửi 2 vạn quân tới giải cứu các toà lãnh sự đang bị quân Nghĩa Hòa đoàn bao vay. Liên quân đánh bại quân chính quy Nhà Thanh, chiếm Bắc Kinh ngày 14/8, giải vây khu lãnh sự, tiếp đó liên quân cướp phá và hành quyết các tù binh Nghĩa Hoà đoàn.

Sau khi thất bại trước Liên quân tám nước trong sự kiện Nghĩa Hòa đoàn, chính quyền Quang Tự đã bị ép ký kết Hiệp ước Tân Sửu (1901), còn gọi là Nghị định thư Bắc Kinh hay Boxer Protocol. Phía Trung Quốc coi đây là một trong những Hiệp ước bất bình đẳng mà nhà Thanh ký kết sau Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất và là hiệp ước đem lại nhiều tổn thất nhất cho Trung Quốc cả về vật chất lẫn quyền lực của nhà nước và thể diện quốc gia. Nhà Thanh phải bồi thường 450 triệu lạng bạc (khoảng 18.000 tấn, trị giá khoảng 333 triệu USD hoặc 67 triệu bảng Anh theo tỷ giá hối đoái thời đó), sẽ được trả dưới dạng tiền bồi thường trong 39 năm cho tám quốc gia liên quan với lãi suất 4% trên năm. Sau 39 năm, số tiền đã lên tới gần 1 tỷ lạng (982.238) hoặc (37.000 tấn). Trong đó, Nga nhận được 28,97%, Đức 20,02%, Pháp 15,75%, Anh 11,25%, Nhật Bản 7,73%, Mỹ 7,32%, Ý 7,32... Điều ước đã cho phép các nước đế quốc được đặt tuyến đường sắt từ Bắc Kinh tới Sơn Hải Quan và binh lính thuộc các sứ quán được đóng quân ở Bắc Kinh, phá hủy pháo đài Đại Cô và pháo đài nằm giữa Bắc Kinh và Thiên Tân. Trung Quốc đã trả 668.661.220 lạng bạc từ năm 1901 đến năm 1939 – tương đương khoảng 61 tỷ đô la Mỹ vào năm 2010 theo cơ sở sức mua tương đương.

Phổ Nghi

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 12 và cuối cùng của Nhà Thanh
1 yuan/Dragon dollar Tuyên Thống năm thứ 3 - 1911
113 năm (tính đến 2024)

39.0 mm
90% Ag
26,9 gr
Bạc ròng
24,21 gr
75.609.940
98% của 77.153.000
34.050.000
1.400$
1 yuan/Dragon dollar Tuyên Thống năm thứ 3 - 1911

39.0 mm
90% Ag
26,9 gr
Bạc ròng
24,21 gr
1.234.000
1,6% của 77.153.000
30.000.000
1.200$

PHỔ NGHI
Ái Tân Giác la Phổ Nghi (1906-1967) là hoàng đế thứ 12 và cuối cùng của Nhà Thanh (1908-1912), và là Hoàng đế duy nhất của Đại Mãn Châu Đế quốc (1934-1945). Ông là con trai của Thuần hiền Thân vương Tải Phong (1883-1951), vì thế ông gọi hoàng đế tiềm nhiệm Quang Tự (1875-1908) là bác, gọi Thuần hiền Thân vương Dịch Hoàn là ông nội, gọi hoàng đế Đạo Quang (1820-1850) là ông cố và hoàng đế Gia Khánh (1876-1820) là ông sơ, vì thế là hậu duệ đời thứ 5 của Hoàng đế Càn Long. Cha của ông là em cùng cha khác mẹ với hoàng đế Quang Tự, vì Quang Tự trở thành hoàng đế nên cha ông mới được tập tước Thuần hiền thân vương. Dòng máu của cha ông không thuần chủng Mãn châu, vì bà ngoại của ông là Trắc phục tấn Lưu Giai thị Thuý Nghiêm - một người Hán, vốn là con gái của một vị quang nhỏ, tước ngũ phẩm.
Hoàng đế Quang Tự qua đời chỉ trước Từ Hy Thái hậu đúng 1 ngày, vì thế Phổ Nghi được chọn lên ngôi kế vị Quang Tự trong lúc Từ Hy đang hấp hối, lúc đó Phổ Nghi chỉ mới 2 tuổi (tính tuổi mụ là 3 tuổi). Từ Hy qua đời vào buổi trưa ngày 15/11/1908, các quan chức triều đình đã theo di mệnh của Từ Hi Thái hậu, đem đến nhà và đưa Phổ Nghi đi. Khi ấy, Phổ Nghi đã khóc và chống cự khi các quan triều đình ra lệnh cho các thái giám bế ông lên. Bà vú em của Phổ Nghi là Vương Tiều thị, khi ấy là người duy nhất có thể dỗ được ông và do đó được theo vào Tử Cấm Thành. Phổ Nghi sau đó không được gặp mẹ mình trong 6 năm. Theo di chiếu của Từ Hi Thái hậu, cha ruột của Phổ Nghi là Tái Phong được mệnh làm Đại Thanh Nhiếp chính vương, quản lý tất cả sự vụ trong triều đình đến khi Phổ Nghi trưởng thành. Và dù không có thân thích gì, Phổ Nghi vẫn phải tôn Hoàng hậu của Quang Tự Đế là Na Lạp thị làm Long Dụ Hoàng thái hậu và gọi bà là ["Kiêm thiêu Mẫu hậu"], do Phổ Nghi đã là con của cả Quang Tự Đế và Đồng Trị Đế.
Trước áp lực của dư luận, cũng như bị lừa gạt từ Viên Thế Khải, Long Dụ Thái hậu đã ký Thanh đế thoái vị chiếu thư (清帝退位詔書) vào ngày 12 tháng 2 năm 1912. Sau Cách mạng Tân Hợi, theo một thỏa thuận do Viên Thế Khải làm môi giới trung gian với Triều đình ở Bắc Kinh và những người Cộng hòa ở Nam Trung Hoa, thì các "Điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh" (清帝退位優待條件) ký với Trung Hoa Dân Quốc mới đã được thông qua và chấp thuận, Phổ Nghi được giữ lại tước vị Hoàng đế và được chính quyền Cộng hòa đối xử với danh nghĩa như một Hoàng đế ngoại quốc sống ở Trung Hoa Dân Quốc. Điều này tương tự như Luật Bảo đảm của Vương quốc Ý năm 1870 ban cho Giáo hoàng Piô IX một số đặc quyền và danh dự nhất định như đối với Vua Ý. Phổ Nghi và triều đình được phép ở lại trong Tử Cấm Thành, các cung điện riêng như Dưỡng Tâm điện cũng như được ở lại trong Di Hoà Viên, hằng năm Chính phủ Cộng Hoà sẽ trợ cấp cho hoàng gia 4 triệu lượng bạc

Năm 1917, quân phiệt Trương Huân vốn là người trung thành với nhà Thanh nên đã phục hồi đế vị cho Phổ Nghi trong 12 ngày, từ ngày 1 tháng 7 đến 12 tháng 7 năm ấy. Những công dân nam của Bắc Kinh lúc đó đã phải nhanh chóng đội tóc đuôi sam giả để tránh bị phạt do đã cắt bỏ chúng vào năm 1912. Trong 12 ngày này, một quả bom nhỏ đã được một máy bay của quân Cộng hòa Trung Hoa thả xuống Tử Cấm Thành và gây ra hư hại nhỏ. Sự kiện này được xem như cuộc không kích đầu tiên ở Đông Á. Sự phục hồi đế vị này đã thất bại do làn sóng phản đối khắp Trung Hoa và một sự can thiệp đúng lúc của một quân phiệt khác là Đoàn Kỳ Thụy. Giữa tháng 7 năm ấy, quân Trương Huân thất bại, các đường phố Bắc Kinh đã tràn ngập các đuôi sam giả đã bị các chủ nhân của nó nhanh chóng vứt đi cũng như chúng được vội vã mua để đội lên đầu vậy.

Tháng 10 năm 1924, Phổ Nghi bị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do quân phiệt Phùng Ngọc Tường gây sức ép buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành. Ngày 5 tháng 11 năm đó, gia đình Phổ Nghi đã chính thức rời khỏi Tử Cấm Thành, đem theo Uyển DungVăn Tú. Họ sống như những người dân thường trong xã hội tại một ngôi làng ở Thiên Tân, nơi đã chịu sự quản lý bởi Nhật Bản[9]. Phổ Nghi từ đó đổi tên thành Phổ Hạo Nhiên (溥浩然).
Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã đem quân vào khu vực lăng tẩm Nhà Thanh ở Sơn Đông, quật mộ của Càn Long ĐếTừ Hi Thái hậu. Chỉ có lăng của Khang Hi Đế là còn tương đối toàn vẹn, vì khi cậy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy. Ông Johnston, thầy dạy tiếng Anh của Phổ Nghi kể lại: ["Chỉ qua một vài ngày Phổ Nghi đã già đi rất nhiều. Chỉ những ai hiểu lòng tôn thờ tổ tiên của người Trung Hoa và người Mãn Châu mới hiểu nỗi đau đớn của Phổ Nghi"]. Sau đó. Phổ Nghi gửi một điện văn cho Tưởng Giới Thạch và yêu cầu trừng trị những kẻ xâm phạm các lăng tẩm. Tưởng sau đó liền cho mở một cuộc điều tra, nhưng cuối cùng cũng ỉm đi luôn. Chính phủ Cộng hoà cũng không gửi một lời chia buồn đến cho Phổ Nghi. Biến cố này càng khiến Phổ Nghi nung nấu quyết tâm khôi phục ngai vàng nhà Mãn Thanh bằng bất cứ giá nào, cho dù có phải nhờ vào sự trợ giúp của Đế quốc Nhật Bản - kẻ thù của nước Trung Hoa khi đó.
Ngày 1 tháng 3 năm 1932, Phổ Nghi đã được Nhật Bản dựng lên làm Quốc trưởng Mãn Châu Quốc, một vị trí bị nhiều nhà sử học coi là nhà nước bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản, dưới niên hiệu là Đại Đồng. Năm 1934, Phổ Nghi đã chính thức đăng quang Hoàng đế Đại Mãn Châu Đế quốc với niên hiệu Khang Đức. Ông vẫn bí mật luôn ở thế xung đột với Nhật Bản nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra phục tùng. Ông không hài lòng khi trở thành Quốc trưởng Mãn Châu Quốc và sau đó là Hoàng đế Đại Mãn Châu Đế quốc thay vì được phục hồi hoàn toàn làm Hoàng đế Đại Thanh. Em trai Phổ Nghi là Phổ Kiệt cưới Hiro Saga, một người bà con xa với Nhật Hoàng Hirohito và được phong làm Hoàng tự (người kế vị).
Khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt năm 1945. Ông được đưa sang Liên Xô và sống ở Siberia, ban đầu ở Chita, sau đó được chuyển về Khabarovsk[10] Ông đã làm chứng tại một phiên tòa tội ác chiến tranh tại Tokyo năm 1946. Tại phiên tòa này, ông đã kể lể những ngược đãi của Nhật Bản đối với mình. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông lên nắm quyền năm 1949, Phổ Nghi đã viết thư cho Stalin đề nghị không đưa ông trở lại Trung Quốc, nhưng cuối cùng ông cũng bị trả về Trung Quốc.
Do tội danh bắt tay với quân Nhật, Phổ Nghi phải trải qua 10 năm trong trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh cho đến khi được tuyên bố là đã được cải tạo xong. Phổ Nghi đến Bắc Kinh năm 1959, với sự cho phép đặc biệt từ Chủ tịch Mao Trạch Đông và đã sống 6 tháng tiếp theo trong một căn hộ bình thường ở Bắc Kinh với em gái của mình trước khi bị chuyển đến một khách sạn do Chính phủ tài trợ. Ông lên tiếng ủng hộ những người Cộng sản và làm việc tại Vườn thực vật Bắc Kinh. Ông đã kết hôn với một y tá tên là Lý Thục Hiền ngày 30 tháng 4 năm 1962 bằng một lễ kết hôn tổ chức tại Phòng Khánh tiết của Đại lễ đường.
Sau đó, Phổ Nghi được bổ nhiệm làm Ủy viên Ủy ban Văn sử, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc gọi tắt là Chính hiệp, đến năm 1964 là Ủy viên Chính Hiệp, nơi ông được trả lương khoảng 100 tệ[11][12]. Với sự cổ vũ của Mao và sau đó là Thủ tướng Chu Ân Lai và được Chính phủ công khai tán thành, Phổ Nghi đã viết tự truyện Nửa cuộc đời trước đây của tôi (bản dịch tiếng Anh có tên From Emperor to Citizen - Từ Hoàng đế đến Thường dân) vào thập niên 1960 cùng với Lý Văn Đạt, một biên tập viên của Cục Xuất bản Nhân dân Bắc Kinh.
Mao Trạch Đông bắt đầu tiến hành Cách mạng Văn hóa năm 1966, và các Hồng vệ binh xem Phổ Nghi, một biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Hoa là một mục tiêu dễ tấn công. Tuy nhiên Phổ Nghi vẫn được bảo vệ bởi lực lượng công an địa phương dù khẩu phần ăn, các vật dụng sang trọng như bàn và ghế bành đã bị cắt bỏ. Khi về già, Phổ Nghi đã chịu ảnh hưởng về mặt thể chất và tình cảm.

Ông đã qua đời ở Bắc Kinh do biến chứng của ung thư thậnbệnh tim năm 1967 trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Theo luật Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xác ông được hỏa táng thay vì mai táng như tổ tiên của ông. Tro của ông được chôn tại Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức của đảng và nhà nước Trung Quốc. Trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đây là nơi chôn cất các nàng hầu trong các cung phủ và các thái giám. Năm 1995, bà quả phụ Lý Thục Hiền đã di chuyển tro của ông đến Thanh Tây lăng cách Bắc Kinh 120 km về phía Tây Nam.

📕 TRUNG HOA DÂN QUỐC

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Bắc Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

Viên Thế Khải

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Đại Tổng thống thứ 2 của Trung Hoa Dân quốc
1 yuan_Fat Man dollar - 3 - 1914
110 năm (tính đến 2024)

1914 - 1921
VF
39.0 mm
Lưu hành
89,0% Ag
26,4 gr
Bạc ròng
23,496 gr
70%
5.000.000
217,39$

VIÊN THẾ KHẢI
Viên Thế Khải (1859 - 1916), tự Uy Đình, hiệu Dung Am, là Đại tổng thống thứ 2 của Trung Hoa Dân Quốc (1912 - 1915), Tự xưng Hoàng đế của Hồng Hiến Đế chế (12/1915 - 3/1916). Ông là Nội các Tổng lý đại thần nhà Thanh cuối cùng (11/1911 - 3/1912).
Thời trẻ, ông muốn thông qua khoa cử để trở thành một quan văn phục vụ dân sự, nhưng sau 2 lần ông thi trượt các kỳ thi của triều đình tổ chức, thông qua gia thế và mối quan hệ của cha, Viên Thế Khải đã có một chỗ đứng trong quân đội Nhà Thanh ở Sơn Đông. Năm 1880, gia đình đã bỏ tiền để mua cho ông một chức quan võ, đây là một phương thức thăng tiến phổ biến vào cuối thời Nhà Thanh.
Năm 1885, ông được cử làm Trú sứ của Đế quốc Đại Thanh tại Triều Tiên. Bề ngoài, chức vụ này ngang bằng với chức vụ đại sứ nhưng trên thực tế, với tư cách là quan chức đứng đầu của thiên triều trên lãnh thổ Triều Tiên nên Viên Thế Khải đã trở thành cố vấn tối cao về mọi chính sách của chính phủ Triều Tiên. Viên Thế Khải được triệu về Thiên Tân vào tháng 7/1894, trước khi Chiến tranh Nhật-Thanh (8/1894 - 4/1895) chính thức bùng nổ.
Trong suốt cuộc đời của mình, Viên Thế Khải có 9 người vợ, trong đó có 3 người vợ là người Triều Tiên, ông lấy trong gần 1 thập kỷ ông làm trú sứ tại Triều đình Joseon. Ba người vớ Triều Tiên sinh cho ông 15 người con.
Là đồng minh của Lý Hồng Chương, Viên được bổ nhiệm làm chỉ huy của Tân quân đầu tiên vào năm 1895. Chương trình huấn luyện của Viên đã hiện đại hóa quân đội, tạo ra niềm tự hào to lớn và khiến ông nhận được lòng trung thành của các sĩ quan cấp cao có năng lực. Đến năm 1901, năm trong số bảy tư lệnh sư đoàn của Nhà Thanh và hầu hết các sĩ quan quân sự cấp cao khác ở Thanh triều đều là học trò của ông.
Hoàng đế Quang Tự muốn giành lấy quyền bính của Từ Hi Thái hậu để thực hiện Duy tân, ông đã cho người liên hệ với Viên Thế Khải, lúc đó đang nắm 7.000 quân ở Thiên Tân. Vì thấy phe Thái hậu còn mạnh nên Viên đã bán đứng hoàng đế. Ông đến Bắc Kinh, báo lại mọi việc cho Từ Hi. Kết quả là Hoàng đế Quang Tự bị bắt giam, 6 vị nhân sĩ (trong đó có Đàm Tự Đồng) bị giết, Khang Hữu Vi cùng Lương Khải Siêu phải chạy trốn sang Nhật Bản, và cuộc biến pháp bị bãi bỏ...Sử gọi vụ này là Bách nhật Duy tân (Cải cách trăm ngày), là Chính biến Mậu Tuất (1898). Nhờ công tiết lộ, Viên Thế Khải được Từ Hi phong làm Thống soái Quân Bắc Dương
Ngay sau Bách nhật Duy tân, Từ Hy Thái hậu đã bổ nhiệm Viên Thế Khải làm Sơn Đông Tổng đốc, trong nhiệm kỳ 3 năm của mình, Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901) đã nổ ra. Tổng đốc Sơn Đông Viên Thế Khải, Tổng đốc Hồ Quảng Trương Chi Động, Tổng đốc Lưỡng Quảng Lý Hồng Chương, Tổng đốc Lưỡng Giang Lưu Khôn Nhất... đã phớt lờ lời tuyên chiến của Thái Hậu Từ Hi chống lại các thế lực ngoại bang dựa trên Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Họ đã thoả hiệp với các nước ký kết Chương trình Trung Ngoại bảo vệ chung, có tác dụng kiềm chế phong trào Nghĩa Hòa Đoàn không lan xuống phía Nam sông Trường Giang, nhóm này được gọi là Đông Nam hỗ bảo.
Lực lượng của Viên Thế Khải không chỉ từ chối tham gia chống Liên quân tám nước, ông còn giúp liên quân này đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn sau khi họ chiếm được Bắc Kinh vào tháng 8 năm 1900. Lực lượng của Viên đã tàn sát hàng chục nghìn người trong chiến dịch chống lại Nghĩa Hòa Đoàn ở Trực Lệ.
Năm 1901, Viên Thế Khải thay Lý Hồng Chương làm đại thần nhiếp chính. Năm 1907, Viên Thế Khải được cử làm Thượng thư bộ Ngoại vụ, tham gia vào việc quân cơ.
Ông đã thành lập một lực lượng cảnh sát gồm 2.000 người để giữ trật tự ở Thiên Tân, đây là lực lượng đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử Trung Quốc, do Nghị định thư Bắc Kinh cấm bất kỳ đội quân nào được bố trí gần Thiên Tân.
Năm 1905, làm theo lời khuyên của Viên Thế Khải, Thái hậu Từ Hi đã ban hành sắc lệnh chấm dứt hệ thống thi cử Nho giáo truyền thống được chính thức hóa vào năm 1906. Bà ra lệnh cho Bộ Giáo dục thực hiện một hệ thống các trường tiểu học, trung học và đại học với chương trình giảng dạy do nhà nước quy định, mô phỏng theo hệ thống giáo dục của Nhật Bản thời Thiên hoàng Minh Trị.
Năm 1908, Hoàng đế Quang Tự qua đời. Bấy giờ có người tin rằng Quang Tự mất vì bị Khánh Vương Dịch Khuông và Viên Thế Khải đầu độc, để đưa Tái Chấn (con Dịch Khuông) lên nối ngôi, tức Hoàng đế Phổ Nghi.
Cách mạng Tân Hợi năm 1911, làm cho triều đình Nhà Thanh lo lắng, vì thế đã mời Viên Thế Khải ra lãnh đạo quân Bắc Dương chống lại cuộc khởi nghĩa sau 3 năm cho thôi chức. Ông nhân cơ hội này ép triều đình trao cho mình chức Tổng lý nội các đại thần (tương đương chức Thủ tướng hiện nay). Ngay sau đó, ông yêu cầu cha của Hoàng đế Phổ Nghi là Tái Phong rút lui khỏi chính trường, điều này buộc Tái Phong phải từ chức Đại Thanh Nhiếp Chính vương.
Viên biết rằng việc đàn áp hoàn toàn cuộc cách mạng sẽ chấm dứt vai trò của ông đối với chế độ Nhà Thanh. Thay vì tấn công Vũ Xương, ông bắt đầu đàm phán với những người cách mạng. Tôn Dật Tiên được đại biểu của 17 tỉnh dự họp bầu làm Đại tổng thống lâm thời (Lê Nguyên Hồng làm phó), và lấy ngày 1 tháng 1 năm 1912 làm ngày khai sinh của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Được tin, Viên Thế Khải liền tìm mọi cách tấn công vào chính cộng hòa. Tôn đã đàm phán và sẽ trao cho Viên chức Đại tổng thống của mình nếu ông thực hiện 5 điều, trong đó có việc hoàng đế Nhà Thanh phải thoái vị. Viên đồng ý và mật thư cho 40 võ tướng của mình uy hiếp Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12/2/1912.
Tháng 8 năm đó, Thế chiến thứ nhất bùng nổ, các đế quốc phương Tây đều bận chiến tranh. Nhân cơ hội này, Nhật Bản liền xông vào chiếm lấy đất đai của Trung Quốc. Mượn cớ tuyên chiến với Đức, Nhật Bản đưa quân đổ bộ lên Sơn Đông, chiếm vùng Giao Châu Loan và nắm lấy đường sắt Giao Tế. Lúc này, vì Viên Thế Khải đang muốn khôi phục nền đế chế, và muốn được Nhật Bản giúp đỡ nên không hề tỏ thái độ phản đối. Tháng 1 năm 1915, Nhật Bản đề ra 21 yêu sách với Viên Thế Khải và Chính phủ của ông, coi đó là điều kiện để họ thừa nhận Viên Thế Khải lên ngôi Hoàng đế.
Theo cựu hoàng Phổ Nghi, Viên Thế Khải định gả con gái cho ông, nhưng việc chưa đi đến đâu thì Viên Thế Khải đã chết vì "tức giận" sau khi làm Hoàng đế 83 ngày. Theo Nguyễn Hiến Lê, thì Viên Thế Khải thấy mình bị nhiều tướng lĩnh phản đối nên vội vàng bỏ ý xưng đế, chỉ giữ chức Đại Tổng thống thôi, nhưng phe phản đối cũng không chịu. Tháng 5 năm 1916, phái cách mạng ở Quảng Châu thành lập Chính phủ Cộng hòa và bầu Lê Nguyên Hồng làm Đại Tổng thống. Viên Thế Khải ưu uất chết ngày 6 tháng 6 năm 1916 (tức ngày 6 tháng Năm âm lịch) ở tuổi 57.
Lê Nguyên Hồng lấy tư cách là Phó Tổng thống lên làm Đại tổng thống sau cái chết của Viên, cử Phùng Quốc Cương làm phó, Đoàn Kỳ Thụy làm Tổng lý Nội các; rồi cho khôi phục Ước pháp lâm thời, triệu tập lại Quốc hội. Nhưng họ không đoàn kết với nhau được. Phe quân nhân Bắc Dương (đàn em của Viên Thế Khải) là Đoàn Kỳ Thụy, Phùng Quốc Chương, Tào Côn, Trương Tác Lâm... xưng hùng ở phương Bắc. Ở phương Nam thì có Đường Kế Nghiêu, Lục Vĩnh Đình... khởi binh chống lại, gây cuộc tương tranh quân phiệt giữa Nam và Bắc nhiều năm sau này.

Từ Thế Xương

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Đại Tổng thống thứ 5 của Trung Hoa Dân quốc
1 yuan_Fat Man dollar - 10 - 1921
103 năm (tính đến 2024)

1914 - 1921
XF
39.0 mm
Lưu hành
89,0% Ag
26,4 gr
Bạc ròng
23,496 gr
16%
5.000.000
217,39$

Cố Duy Quân

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Quyền tổng thống
1 yuan_Kỷ niệm sự ra đời của nền cộng hòa - 1927 ND
97 năm (tính đến 2024)

1912 - 1927
AU
39.0 mm
89,0% Ag
27,2 gr
Bạc ròng
24,208 gr
36%
2.100.000
82,68$
1 yuan_Kỷ niệm sự ra đời của nền cộng hòa - 1927 ND
97 năm (tính đến 2024)

1912 - 1927
XF
39.0 mm
89,0% Ag
27,2 gr
Bạc ròng
24,208 gr
36%
2.300.000
98,71$

🛑 Quốc dân

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Chủ tịch thứ 3
1/2 Yuan Tỉnh Vân Nam - Trung Hoa Dân quốc năm thứ 21 - 1932
92 năm (tính đến 2024)

1932
XF
34.0 mm
50,0% Ag
13,10 gr
Bạc ròng
6,55 gr
980.000
1.100.000
42,31$
1 yuan Sun Yat-sen - Trung Hoa Dân quốc năm thứ 23 - 1934
90 năm (tính đến 2024)

1911 - 1949
MS
39.0 mm
88,0% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
23,5224 gr
128.740.000
5.200.000
211,38$

📕 ĐẾ CHẾ NHẬT BẢN

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC YAMATO
Nhà Yamato của Nhật Bản là Triều đại thừa tập lâu dài nhất trong lịch sử thế giới vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Hoàng thất công nhận 126 vị Thiên hoàng chính thống kể từ Thiên hoàng đầu tiên là Thần Vũ (Jimmu) bắt đầu vào ngày 11 tháng 2 năm 660 TCN cho đến đương kim Thiên hoàng Lệnh Hoà (Naruhito), tính đến năm 2025, Hoàng tộc Yamato đã làm quân chủ Nhật Bản trong 2.684 năm.
Tuy nhiên, các học giả đã đồng ý rằng không có bằng chứng nào về sự tồn tại của Thiên hoàng Jimmu, câu chuyện truyền thống về sự thành lập của gia đình hoàng gia là huyền thoại, và Jimmu là một nhân vật huyền thoại. Bằng chứng lịch sử về 25 vị hoàng đế đầu tiên là rất ít, và họ được coi là huyền thoại, nhưng có đủ bằng chứng về một dòng dõi nam thừa kế ngai vàng không bị gián đoạn kể từ đầu thế kỷ thứ VI cho đến ngày nay. Về mặt lịch sử, các vị thiên hoàng có thể xác minh được của Nhật Bản bắt đầu từ năm 539 với Thiên hoàng Khâm Minh (Kinmei), vị thiên hoàng thứ 29. Nếu chỉ tính từ Thiên hoàng Kinmei thì Nhật Bản đã trải qua 1.486 năm với 97 thiên hoàng.
Trong lịch sử Nhật Bản, ngai vàng thường chỉ được truyền cho dòng nam của Hoàng thất. Trước thời Minh Trị Duy tân, lịch sử Nhật có 8 nữ Thiên Hoàng, tất cả đều là Hoàng nữ trong Hoàng thất, không một ai kế vị với tư cách là vợ của vua đã mất, cũng như không có bất cứ vị nữ Thiên Hoàng nào kết hôn hoặc sinh con sau khi lên ngôi (để tránh nguy cơ ngai vàng chuyển sang dòng họ khác). Sau khi nữ Thiên Hoàng thoái vị hoặc qua đời, ngai vàng sẽ được trao lại cho một thành viên nam trong hoàng tộc.
Trong khi dòng chính của triều đại không có tên và được gọi là Kōshitsu (hoàng thất), có những chi nhánh thuộc dòng nam đã tách ra trong suốt nhiều thế kỷ và nhận được họ riêng để phân biệt với dòng chính. Họ được coi là một phần của hoàng gia (Kōzoku), với các thành viên mang phong cách Imperial Highness, cho đến khi luật thay đổi vào năm 1947. Các nhánh quan trọng nhất là Shinnōke trong đó nhánh cao cấp nhất Fushimi-no-miya (Phục Kiến cung) đứng đầu trong thứ tự kế vị. Từ nhánh Fushimi, các nhánh phụ tách ra, bao gồm các gia tộc Kuni-no-miya (Cửu Nhĩ cung), Kaya-no-miya, Asaka-no-miya, Higashikuni-no-miyaTakeda-no-miya tính đến năm 2024. Ngoài ra, còn có các nhánh được tạo ra từ những người con trai của hoàng đế bị loại khỏi dòng dõi kế vị và bị giáng xuống hàng ngũ quý tộc triều đình (kuge) hoặc Samurai (buke). Những gia tộc như vậy là Minamoto (còn được gọi là Genji), Taira (còn được gọi là Heishi) và Abe, cũng như thông qua thông gia như Gia tộc Tachibana chẳng hạn. Trong số những gia tộc này, các nhánh khác tách ra thông qua dòng dõi nam giới cũng được coi là gia đình quý tộc Nhật Bản. Do đó, dòng dõi hậu duệ nam giới trực tiếp hợp pháp của thiên hoàng rất nhiều.

Chế độ quân chủ Nhật Bản được coi là một trong những chế độ giàu có nhất thế giới cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Trước năm 1911, không có sự phân biệt giữa các điền trang của Hoàng gia và tài sản cá nhân của Thiên hoàng. Khi Luật Tài sản Hoàng gia được ban hành vào tháng 1 năm 1911, hai loại đã được thiết lập, cụ thể là tài sản thừa kế (điền trang của hoàng gia) và tài sản cá nhân của Hoàng gia.

  • Cho đến năm 1921, Khu điền trang của Hoàng gia bao gồm 450.227,18 ha. Năm 1921, do tình hình kinh tế khó khăn ở Nhật Bản, 117.059,07 ha đất của hoàng gia (chiếm 26%) đã được bán hoặc chuyển nhượng cho chính phủ Nhật Bản và khu vực tư nhân. Năm 1930, Cung điện Nagoya (Lâu đài Nagoya) đã được tặng cho thành phố Nagoya và 6 biệt thự hoàng gia khác đã được bán hoặc tặng.[23] Năm 1939, Lâu đài Nijō đã được tặng cho thành phố Kyoto. Dinh thự cũ của Mạc phủ Tokugawa ở Kyoto, nơi đã trở thành cung điện hoàng gia trong thời kỳ Duy tân Minh Trị, đã được tặng cho thành phố Kyoto.
  • Vào cuối năm 1935, Triều đình Đế quốc sở hữu 1.259.368 ha điền trang. Trong số đó, có 1.052.000 halà đất tư nhân của Thiên hoàng. Tổng diện tích đất đai nắm giữ của các điền trang hoàng gia là 207.264 ha. Bao gồm các khu phức hợp cung điện, đất rừng và đất nông nghiệp cùng các bất động sản dân cư và thương mại khác. Tổng giá trị kinh tế của các bất động sản Đế quốc ước tính là 650 triệu Yên vào năm 1935, tương đương khoảng 195 triệu đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái hiện hành và là 19,9 tỷ đô la tính đến năm 2017.
  • Sau Thế chiến II, tất cả 11 nhánh phụ của Hoàng gia đều bị bãi bỏ trong thời kỳ Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản, và các cải cách hiến pháp tiếp theo được áp dụng dưới sự giám sát của Đồng minh đã buộc các gia đình đó phải bán tài sản của họ cho các chủ sở hữu tư nhân hoặc chính phủ. Số lượng nhân viên của Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản đã bị cắt giảm từ khoảng 6000 xuống còn khoảng 1000. Các điền trang Hoàng gia và tài sản cá nhân của Nhật hoàng (khi đó ước tính là 17,15 triệu đô la vào năm 1946, hoặc khoảng 270,70 triệu đô la vào năm 2023) đã được chuyển giao cho sở hữu nhà nước hoặc tư nhân, ngoại trừ 2.760 ha đất đai.
  • Tài sản của hoàng gia đã giảm thêm kể từ năm 1947 sau nhiều lần bàn giao cho chính phủ. Khi Thiên hoàng Shōwa qua đời, ông để lại khối tài sản cá nhân trị giá 11 triệu bảng Anh vào năm 1989. Năm 2017, Thiên hoàng Akihito có giá trị tài sản ròng ước tính là 40 triệu đô la Mỹ.

  • Gia đình Hoàng gia Nhật Bản có đội ngũ nhân viên hơn 1.000 người (47 người hầu cho mỗi thành viên hoàng gia). Thiên hoàng có 4 bác sĩ trực 24 giờ một ngày, năm người quản lý tủ quần áo của ngài và 11 người hỗ trợ các nghi lễ Thần đạo.
  • Cung điện Hoàng gia ở Tokyo có 160 người hầu bảo trì. Điều này một phần là do các quy tắc phân định, chẳng hạn như người hầu gái lau bàn không được lau sàn. Ngoài ra còn có những người quản lý riêng phụ trách xử lý đồ bạc và pha lê. Cung điện Hoàng gia Kyoto có đội ngũ nhân viên gồm 78 người. Ngoài ra còn có 67 người chăm sóc ngựa tại trang trại Tochigi. Có rất nhiều nhân viên bổ sung cho các cung điện mùa hè ở bãi biển và trên núi.
  • Các bất động sản của Hoàng gia bao gồm một trang trại rộng 622 mẫu Anh (252 ha) cung cấp nông sản và thịt cho Hoàng gia. Chi phí trang trại là 3 triệu bảng Anh mỗi năm tính đến năm 2003; Thiên hoàng và gia đình ông có hóa đơn tiền nước hàng tháng khoảng 50.000 bảng Anh, tính đến năm 2003.
  • Lực lượng Cận vệ Hoàng gia là lực lượng cảnh sát đặc biệt gồm hơn 900 người, bảo vệ cá nhân cho Thiên hoàng và các thành viên khác của Hoàng gia, bao gồm cả nơi ở của họ với mức phí 48 triệu bảng Anh mỗi năm.
  • Mặc dù gia đình hoàng gia chi tiêu xa hoa, nhưng vẫn có hạn chế về chi phí đi lại vì đoàn tùy tùng của Thiên hoàng chỉ trả tối đa 110 bảng Anh một đêm, bất kể chi phí thực tế của khách sạn. Các khách sạn chấp nhận vì họ coi đó là vinh dự khi được tiếp đón Hoàng gia.

Một cuộc khảo sát năm 1997 của Asahi Shimbun cho thấy 82% người Nhật ủng hộ việc tiếp tục chế độ quân chủ. Các cuộc thăm dò sau đó cho thấy 1⁄3 số người được hỏi "thờ ơ" với chế độ này. Hệ thống đế quốc được coi là biểu tượng của đất nước, nó mang lại cảm giác gắn kết, mục đích, cốt lõi tinh thần, vai trò ngoại giao với tư cách là đại sứ và là nguồn gốc của truyền thống và sự ổn định. Một tỷ lệ nhỏ cho rằng hệ thống đế quốc đã lỗi thời, không đồng bộ với thời đại đương thời.

🛑 Minh Trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản
1 trader dollar Meiji 9 - 1876
148 năm (tính đến 2024)

1875 - 1877
AU-cleaned
38,58 mm
7/2023
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
2.416.877
34%
22.000.000
928,27$
1 trader dollar Meiji 9 - 1876

1875 - 1877
XF-cleaned
38,58 mm
5/2021
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
2.416.877
34%
19.000.000
822,51$
1 trader dollar Meiji 10 - 1877

1875 - 1877
AU-chopmark
38,58 mm
9/2023
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
2.772.300
39%
14.300.000
608,51$

1 yen Meiji 3 - 1870
154 năm (tính đến 2024)

38,58 mm
90% Ag
26,96 gr
Bạc ròng
24,264 gr
3.685.049
5.500.000
223,2$
1 yen Minh Trị_Meiji 36 - 1903

1887 - 1912
MS-62
38.1 mm
90% Ag
26,96 gr
Bạc ròng
24,264 gr
6.970.843
5.200.000
211,04$
1 yen Minh Trị_Meiji 37 - 1904

1887 - 1912
AU
38.1 mm
90% Ag
26,96 gr
Bạc ròng
24,264 gr
5.131.096
1.900.000
82,25$

  • Cha của Minh Trị là Thiên hoàng Komei qua đời đột ngột vì bệnh đậu mùa, để lại ngai vàng cho ông khi mới 15 tuổi, với thù trong giặc ngoài...
  • Chính phủ Nhật Bản dưới thời Thiên hoàng Minh Trị đã tiếp cận các gia đình Rothschild ở London và Paris để xin tài trợ trong Chiến tranh Nga-Nhật. Việc phát hành trái phiếu chiến tranh Nhật Bản của tập đoàn London có tổng trị giá 11,5 triệu bảng Anh (theo tỷ giá tiền tệ năm 1907; 1,08 tỷ bảng Anh theo tỷ giá tiền tệ năm 2012).

🛑 Chiêu Hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản

1964
AU
35,0 mm
92,5% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
18,5 gr
15.000.000
1.200.000
50,63$

🛑 Bình Thành

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Vị Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản

2002
MS
40,0 mm
99,9% Ag
31,1 gr
Bạc ròng
31,2687 gr
100.000
1.750.000
71,14$

🛑 Lệnh Hòa

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Vị Thiên hoàng thứ 126 của Nhật Bản

2020
MS
40,0 mm
99,9% Ag
31,1 gr
Bạc ròng
31,2687 gr
100.000
1.250.000
50,81$

📕 DOLLAR THƯƠNG MẠI ANH

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Hong Kong thuộc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Richard Graves MacDonnell

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Thống đốc thứ 6 của Hong Kong
1 Dollar Victoria - 1867
157 năm (2024)

1866 - 1868
AU
38,0 mm
90,0% Ag
26,9568 gr
Bạc ròng
24,26112 gr
?
38.000.000
1.500,79$

NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN
  • Đây là dòng xu thương mại đầu tiên của người Anh ở Viễn Đông, nó chỉ được đúc trong 3 năm từ 1866 đến 1868; Đến năm 1895 xu thương mại Hải thần mới được đúc để lưu hành tại các thuộc địa Anh ở Viễn Đông, bao gồm Hong Kong thuộc Anh và Các khu định cư Eo biển. Năm 1903, Các khu định cư Eo biển cho phát hành xu bạc dollar Eo biển thì dollar Hải thần chỉ còn được dùng bởi thuộc địa Hong Kong.
  • Năm 1898, phần lãnh thổ rộng lớn nhất cấu thành nên Hồng Kông thuộc Anh là Tân Giới đã được Nhà Thanh trao lại cho người Anh thuê trong 99 năm, 2 lãnh thổ trước đó là Đảo Hông Kông và Bán đảo Cửu Long là nhượng địa vĩnh viễn.
  • Anh có được đảo Hông Kông vào năm 1841 sau Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất với Điều ước Nam Kinh, đến năm 1860 người Anh có thêm Bán đảo Cửu Long sau Chiến tranh Nha phiến lần thứ 2 với Công ước Bắc Kinh. Năm 1898, người Anh đạt được thoả thuận mua Tân Giới trong 99 năm, kể từ đó, lãnh thổ Hong Kong giữ nguyên diện tích và hình dạng đến tận ngày nay.
  • Chân dung Nữ hoàng Victoria đúc trên đồng xu đội Vương miện Kim cương (Diamond Diadem), đây là xu bạc đầu tiên của người Anh cho đúc và lưu hành ở Viễn Đông, sau khi nó được ngưng phát hành vào năm 1868 thì đến 27 năm sau, người Anh mới cho phát hành xu bạc mới, đó là dollar Hải thần - đô la thương mại chính thức của Đế chế Anh. Nó được đúc với số lượng rất lớn, lên đến 243.832.440 đô la từ năm 1895 đến 1935.
  • Đồng xu này được đúc sau khi cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851 - 1864) kết thúc được 2 năm.

🛑 Dollar Hải thần

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành
ĐẾ CHẾ ANH
Thuộc địa và Lãnh thổ của Anh ở Viễn Đông
Bắc Borneo
(1881-1942 & 1945-1946)
Lãnh thổ bảo hộ

Thống đốc thứ 11 của Hong Kong
1 Dollar Thương mại Anh - 1898 B
126 năm (2024)

1895 - 1935
AU
39,0 mm
90,0% Ag
26,95 gr
Bạc ròng
24,255 gr
21.545.500
3.000.000
128,76$

Henry Arthur Blake

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành
Thống đốc thứ 12 của Hong Kong
1 Dollar Thương mại Anh - 1899 B

1895 - 1935
AU
39,0 mm
90,0% Ag
26,95 gr
Bạc ròng
24,255 gr
30.743.159
4.900.000
212,12$
1 Dollar Thương mại Anh - 1901 B

1895 - 1935
MS
39,0 mm
90,0% Ag
26,95 gr
Bạc ròng
24,255 gr
25.684.971
3.300.000
141,63$
1 Dollar Thương mại Anh - 1902 B

1895 - 1935
XF
39,0 mm
90,0% Ag
26,95 gr
Bạc ròng
24,255 gr
30.404.499
2.700.000
115,88$

Frederick Lugard

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành
Thống đốc thứ 14 của Hong Kong
1 Dollar Thương mại Anh - 1911 B

1895 - 1935
MS
39,0 mm
90,0% Ag
26,95 gr
Bạc ròng
24,255 gr
37.470.509
3.200.000
125,98$
1 Dollar Thương mại Anh - 1912 B

1895 - 1935
MS
39,0 mm
90,0% Ag
26,95 gr
Bạc ròng
24,255 gr
5.672.075
4.900.000
212,12$

  • Xu bạc đầu tiên của Đế chế Anh đúc và lưu hành ở Viễn Đông là 1 dollar Victoria Hong Kong, đúc trong 3 năm 1866, 1867 và 1868. Sau đó thì trong suốt 27 năm, người Anh không phát hành bất cứ loại xu bạc nào nữa, cho đến năm 1895 thì dollar Hải thần mới được phát hành và được đúc số lượng lớn để lưu hành trong tất cả thuộc địa và lãnh thổ bảo hộ của Anh ở Viễn Đông như Hồng Kông thuộc Anh, Các khu định cư Eo biển... Đến năm 1903, khi Dollar Eo biển ra đời thì Dollar Hải thần chỉ còn được Hông Kông thuộc Anh sử dụng.
  • Trong suốt lịch sử của mình, từ năm 1895 đến 1935, đã có 243.832.440 đồng xu bạc mệnh giá 1 dollar được đúc, và người ta phải dùng đến 5.914,16 tấn kim loại bạc nguyên chất.
  • Dương tử kinh có tên khoa học là Bauhinia blakeana được phát hiên ra vào năm 1880 bởi một nhà truyền giáo người Pháp ở gần một khu nhà hoang bên bờ biển Đảo Hồng Kông và tên khoa học của nó được đặt theo tên thống đốc Henry Arthur Blake và vợ. Hoa dương tử kinh là biểu tượng của Hong Kong và xuất hiện trên lá khu kỳ Hong Kong. Người Hong Kong gọi là của cây là Thông minh diệp biểu tượng cho sự thông minh và tin rằng kẹp lá vô sách sẽ học hành tốt hơn. Tất cả các cây dương tử kinh hiện tại đều có nguồn gốc từ cành của cây đầu tiên được phát hiện năm 1880.

🛑 Dollar Eo biển

[sửa | sửa mã nguồn]

Frank Swettenham

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành
ĐẾ CHẾ ANH
Thuộc địa và Lãnh thổ của Anh ở Đông Nam Á
Bắc Borneo
(1881-1942 & 1945-1946)
Lãnh thổ bảo hộ

Thống đốc thứ 15 của Các khu định cư Eo biển
1 dollar Edward VII - 1903 B
121 năm (2024)

1903 - 1904
AU
37.3 mm
90% Ag
26,95 gr
Bạc ròng
24,255 gr
15.009.891
2.500.000
107,30$

John Anderson

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành
Thống đốc thứ 16 của Các khu định cư Eo biển
1 dollar Edward VII - 1907

1907 - 1909
AU
34.3 mm
90% Ag
20,2176 gr
Bạc ròng
18,19584 gr
6.841.531
1.500.000
64,38$

📕 DOLLAR THƯƠNG MẠI PHÁP

[sửa | sửa mã nguồn]
LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP

Liên bang Đông Dương thuộc Pháp chính là một nhà nước liên bang bao gồm các xứ bảo hộ và thuộc địa của Pháp ở Đông Dương, đứng đầu nhà nước là một viên Toàn quyền được bổ nhiệm bởi chính phủ Pháp.

🛑 Thuộc địa và xứ bảo hộ tiền Liên bang

[sửa | sửa mã nguồn]

Charles Auguste Frédéric Bégin

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành
ĐẾ CHẾ THỰC DÂN PHÁP
Thuộc địa & Đất bảo hộ của Pháp ở Viễn Đông
Thống đốc Frédéric Bégin
(07/1885 - 06/1886)
Vị Thống đốc dân sự thứ 3 của Nam Kỳ
1 piastre 1885_Type 1

1885 - 1895
MS
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
800.000
3.200.000
125,98$

  • Sau khi thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871) Pháp đã đề nghị sẽ trao cho Đức vùng Nam Kỳ để đổi lấy Alsace-Lorraine, nhưng Đức đã từ chối, họ đã chiếm đống và hợp nhất lãnh thổ này cho đến sau Thế chiến I kết thúc

Ange Michel Filippini

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành
Vị Thống đốc dân sự thứ 4 của Nam Kỳ
1 piastre 1886_Type 1
1885 - 1895
MS
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
3.216.000
3.200.000
125,98$

🛑 Đông Dương thuộc Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ernest Constans

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
ĐẾ CHẾ THỰC DÂN PHÁP
Liên bang Đông Dương
(1887 - 1954)
Thuộc địa
Xứ bảo hộ Lào
(1893 - 1945 & 1946 - 1947)
Lãnh thổ Bảo hộ
Toàn quyền Ernest Constans
(11/1887 - 04/1888)
Vị Toàn quyền đầu tiên của Đông Dương thuộc Pháp
1 piastre 1887_Type 1

1885 - 1895
AU
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
3.076.000
3.200.000
125,98$

Étienne Richaud

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Étienne Richaud
(04/1888 - 05/1889)
Vị Toàn quyền thứ 2 của Đông Dương thuộc Pháp
1 piastre 1888_Type 1

1885 - 1895
MS
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
948.000
3.200.000
125,98$

Jules Georges Piquet

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyềnJules Georges Piquet
(05/1889 - 04/1891)
Vị Toàn quyền thứ 3 của Đông Dương thuộc Pháp
1 piastre 1889_Type 1

1885 - 1895
MS
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
1.240.000
5.500.000
223,1$
1 piastre 1890_Type 1

1885 - 1895
MS
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
6.108
5.500.000
223,1$
{{center|

Jean-Marie de Lanessan

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Jean-Marie de Lanessan
(06/1891 - 12/1894)
Toàn quyền thứ 4
1 piastre 1893_Type 1
Năm Thành Thái thứ 5 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1885 - 1895
XF
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
795.000
3.200.000
124,46$
1 piastre 1894_Type 1
Năm Thành Thái thứ 6 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1885 - 1895
XF
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
1.308.000
3.200.000
124,46$

Paul Armand Rousseau

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Paul Armand Rousseau
(02/1895 - 12/1896)
Toàn quyền thứ 5
1 piastre 1895_Type 1
Năm Thành Thái thứ 7 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1885 - 1895
XF
39,0 mm
90% Ag
27,215 gr
Bạc ròng
24,4935 gr
1.782.000
3.200.000
124,46$
1 piastre 1895_Type 2
Năm Thành Thái thứ 7 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
AU
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
3.798.000
1.900.000
84,44$
1 piastre 1896_Type 2
Năm Thành Thái thứ 8 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
AU
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
11.858.000
1.900.000
84,44$
1 piastre 1896_Type 2
Năm Thành Thái thứ 8 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
AU
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
11.858.000
3.300.000
129,92$

Paul Doumer

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Paul Doumer
(02/1897 - 10/1902)
Toàn quyền thứ 6 và sau trở thành Tổng thống thứ 14 của Pháp
1 piastre 1897_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
2.511.000
1.600.000
62,87$
1 piastre 1898_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
4.304.000
1.600.000
62,87$
1 piastre 1899_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
4.681.000
1.600.000
62,87$
1 piastre 1900_Type 2
Năm Thành Thái thứ 12 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
13.319.000
2.500.000
98,04$
1 piastre 1900_Type 2
Năm Thành Thái thứ 12 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
AU
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
13.319.000
2.100.000
93,33$
1 piastre 1901_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
3.150.000
1.600.000
62,87$
1 piastre 1902_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
3.327.000
1.600.000
62,87$

Jean Baptiste Paul Beau

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Jean Baptiste Paul Beau
(10/1902 - 02/1907)
Toàn quyền Đông Dương thứ 7
1 piastre 1903_Type 2
Năm Thành Thái thứ 15 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
XF
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
10.077.000
2.000.000
85,84$
1 piastre 1904_Type 2
Năm Thành Thái thứ 16 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
AU
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
5.751.000
1.300.000
57,78$
1 piastre 1905_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
3.561.000
1.600.000
62,87$
1 piastre 1906_Type 2
Năm Thành Thái thứ 18 - Nguyễn Phúc Bửu Long (1889-1907)

1895 - 1928
MS
39,0 mm
11/2022
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
10.194.000
2.000.000
83,33$

Louis Alphonse Bonhoure

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Louis Alphonse Bonhoure
(02/1907 - 09/1908)
Toàn quyền tạm thời giữa Paul Beau và Wladislas Klobukowski
1 piastre 1907_Type 2
Năm Duy Tân thứ nhất - Nguyễn Phúc Vĩnh San (1907-1916)

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
14.062.000
2.200.000
86,61$

Antony Wladislas Klobukowski

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Antony Wladislas Klobukowski
(09/1908 - 01/1910)
Toàn quyền thứ 8
1 piastre 1908_Type 2
Năm Duy Tân thứ 2 - Nguyễn Phúc Vĩnh San (1907-1916)

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
13.986.000
2.000.000
78,74$
1 piastre 1909_Type 2
Năm Duy Tân thứ 3 - Nguyễn Phúc Vĩnh San (1907-1916)

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
9.201.000
3.700.000
147,65$
{{center|

Albert Jean George Marie Louis Picquié

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Albert Jean George Marie Louis Picquié
(01/1910 - 02/1911)
Toàn quyền tạm quyền giữa Antony Wladislas Klobukowski và Albert Sarraut
1 piastre 1910_Type 2

1895 - 1928
XF
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
761.000
2.050.000
91,11$

Albert Sarraut

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Albert Sarraut
(11/1911 - 01/1914)
Toàn quyền thứ 9
1 piastre 1913_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
3.244.000
3.300.000
134,15$

Maurice Long

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Maurice Long
(02/1920 - 04/1922)
Toàn quyền thứ 12
1 piastre 1921_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
4.850.000
1.600.000
62,87$
1 piastre 1921 H_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
3.580.000
1.600.000
62,87$

Martial Merlin

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Martial Merlin
(08/1922 - 04/1925)
Toàn quyền thứ 13
1 piastre 1922_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
1.150.000
2.500.000
101,63$
1 piastre 1922H_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
7.420.000
2.500.000
101,63$
1 piastre 1924_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
2.831.000
2.500.000
101,63$

Maurice Antoine François Monguillot

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Maurice Antoine François Montguillot
(04/1925 - 11/1925)
Toàn quyền thứ 14
1 piastre 1925 A_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
2.882.000
3.500.000
137,53$
1 piastre 1925 A_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
2.882.000
2.700.000
109,67$

Alexandre Varenne

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Alexandre Varenne
(11/1925 - 01/1928)
Toàn quyền thứ 15
1 piastre 1926_Type 2

1895 - 1928
AU
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
6.383.000
1.400.000
62,22$
1 piastre 1927_Type 2

1895 - 1928
MS
39,0 mm
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
8.183.999
1.900.000
1 piastre 1928_Type 2

1895 - 1928
AU
39,0 mm
6/2023
90% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,3 gr
5.290.000
2.800.000
62,22$

Pierre Marie Antoine Pasquier

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành
Toàn quyền Pierre Marie Antoine Pasquier
(08/1928 - 01/1934)
Toàn quyền thứ 16
1 piastre 1931_Type 3

1931
AU
35,0 mm
90% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
18,0 gr
16.000.000
2.000.000
85,84$

  • Dòng xu 1 piastre Đông Dương được đúc dưới thời Pháp thuộc với số lượng lớn, từ vài triệu xu mỗi năm, chỉ có 5 năm có số lượng đúc dưới 1 triệu xu, gồm: 1890 - 6.108 xu; 1893 - 795.000 xu; 1885 - 800.000 xu; 1888 - 948.000 xu; 1910 - 761.000 xu.

📕 DOLLAR THƯƠNG MẠI MEXICO

[sửa | sửa mã nguồn]

8 Reales Con cò

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
HỢP CHỦNG QUỐC MEXICO
Thời kỳ Porfiriato
(1876 - 1911)
Cộng hòa liên bang

Tổng thống thứ 29 của Mexico
8 reales Con cò - 1890 MoAM
134 năm (2024)

1824 - 1897
MS
38.9 mm
90,3% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
24,444 gr
?
1.700.000
73,59$
8 reales Con cò - 1892 DoJP

1824 - 1897
MS
38.9 mm
3/2022
90,3% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
24,444 gr
1.597.000
2.500.000
110,13$
8 reales Con cò - 1892 ZsFZ

1824 - 1897
MS
38.9 mm
3/2022
90,3% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
24,444 gr
?
2.500.000
110,13$
8 reales Con cò - 1893 PiMR

1824 - 1897
MS
38.9 mm
3/2022
90,3% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
24,444 gr
530.000
2.500.000
110,13$

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 29 của Mexico
1 peso Con cò - 1899 ZsFZ

1899 - 1909
AU
38.5 mm
90,27% Ag
27,073 gr
Bạc ròng
24,439 gr
5.618.000
1.395.000
59,87$

1 peso Con cò - 1903 MoAM

1899 - 1909
AU
38.5 mm
90,27% Ag
27,073 gr
Bạc ròng
24,439 gr
22.396.000
1.780.000
75,75$

1 peso Con cò - 1909 MoGV

1899 - 1909
AU
38.5 mm
90,27% Ag
27,073 gr
Bạc ròng
24,439 gr
2.924.000
1.710.000
72,77$

📕 HOA KỲ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ulysses S. Grant

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên xu Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá

Tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ
1 Dollar Thương mại Mỹ - 1874 S
150 năm (2024)

1873 - 1885
MS
38,1 mm
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
2.549.000
6.500.000
262,41$
1 Dollar Thương mại Mỹ - 1875 CC
149 năm (2024)

1873 - 1885
AU
38,1 mm
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
1.573.700
3.300.000
141,63$
1 Dollar Thương mại Mỹ - 1876 S

1873 - 1885
XF
38,1 mm
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
5.227.000
3.200.000
137,34$

Rutherford B. Hayes

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên xu Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá

Tổng thống thứ 19 của Hoa Kỳ
1 Dollar Thương mại Mỹ - 1877 S (arrow error)
Năm Tự Đức thứ 31 - Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1847-1883)

1873 - 1885
MS
38,1 mm
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
9.519.000
3.300.000
141,63$
1 Dollar Thương mại Mỹ - 1877 S
Năm Tự Đức thứ 31 - Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1847-1883)

1873 - 1885
MS
38,1 mm
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
9.519.000
3.300.000
141,63$
1 Dollar Thương mại Mỹ - 1878 S
Năm Tự Đức thứ 32 - Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1847-1883)

1873 - 1885
AU
38,1 mm
90% Ag
27,22 gr
Bạc ròng
24,498 gr
4.162.000
3.300.000
141,63$

Chester A. Arthur

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá

Tổng thống thứ 21 của Hoa Kỳ
1 Dollar Morgan - 1884

1878 - 1921
MS-64
38,1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
9.730.000
2.000.000
78,74$
1 Dollar Morgan - 1885

1878 - 1921
MS
38,1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
9.185.000
1.700.000
63,83$

Grover Cleveland

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá

Tổng thống Grover Cleveland
(1893 - 1897 & 1885 - 1889)
Tổng thống thứ 22 và 24 của Hoa Kỳ
1 Dollar Morgan - 1896
128 năm (tính đến 2024)

1878 - 1921
XF
38,1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
9.967.000
1.100.000
46,81$

  • Ông là vị Tổng thống duy nhất trong lịch sử nước Mỹ phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tục nhau (1885–1889 và 1893–1897).

William Howard Taft

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 27 của Hoa Kỳ
1 Peso_Small type 1909

1907-1912
AU
35 mm
80,0% Ag
20 gr
Bạc ròng
(16 gr)
7.578.000
1.000.000
40,0$

Warren G. Harding

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá

Tổng thống thứ 29 của Hoa Kỳ
1 Dollar Peace - 1923
101 năm (tính đến 2024)

1921 - 1964
XF
38,1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
6.811.000
750.000
31,92$

Richard Nixon

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá

Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ
1 Dollar_Dwight D. Eisenhower - 1971
53 năm (tính đến 2024)

1971 - 1977
MS
38,1 mm
40% Ag
24,59 gr
Bạc ròng
9,836 gr
6.868.530
700.000
27,56$

Ronald Reagan

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá

Tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ

1986
MS
38,1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
6.414.638
1.050.000
42,42$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

George H. W. Bush

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá

Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ

1992
MS
38,1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
618.488
1.300.000
51,18$


1992
MS
38,1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
385.241
1.250.000
50,51$

Donald Trump

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá

Tổng thống Donald Trump
(2017 - 2021 & 2024-2029)
Tổng thống thứ 45 và 47 của Hoa Kỳ

2018
MS
40,6 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
127.867
1.600.000
64,1$

1986 - Present
AU
40,6 mm
99,9% Ag
31,103 gr
Bạc ròng
31,0719 gr
9%
750.000
32,19$

📕 VƯƠNG QUỐC PHÁP - CABET

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Triều đại Bourbon

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI BOURBON
Nhà Bourbon (Bơ-bần hay Buốt-bon) khởi thuỷ từ Robert xứ Clermont (1256 - 1317), ông là con trai thứ 6 và cũng là con trai út của Vua Louis IX của Pháp (là vị vua duy nhất của Pháp được phong thánh, Thánh Luđôvicô hay Thánh Louis) thuộc Vương tộc CapetMarguerite xứ Provence, mặc dù ông đóng vài trò không nổi bật trong suốt cuộc đời của mình, vì ông bị thương ở đầu khiến ông bị tàn tật từ nhỏ. Tuy nhiên sau 9 thế hệ thì ngai vàng nước Pháp đã thuộc về hậu duệ của ông (1589), khi tất cả hậu duệ của 5 người anh trai của ông đều tuyệt tự.
Louis I xứ Bourbon con trai trưởng của Robert xứ ClermontBeatrice xứ Burgundy, sau khi thừa kế Công quốc Bourbon từ mẹ vào năm 1327, ông đã lấy Bourbon làm họ của mình.
Thế hệ thứ 7 của Louis I xứ Bourbon là Antoine xứ Vendôme, kết hôn với Nữ vương Juana III của Navarra, vì thế theo luật jure uxoris (Du-re U-xo-rịt), ông đã trở thành vua của Navarra, đồng trị vì với vợ vào năm 1555 cho đến khi qua đời vào năm 1562. Antoine là vị quân chủ đầu tiên đến từ Nhà Bourbon.
Con trai của Antoine và Juana III là Henri trở thành vua của Navarra từ năm 1572 sau cái chết của mẹ và trở thành vua nước Pháp từ năm 1589 sau cái chết của Vua Henri III không để lại người thừa kế nam, dẫn đến Vương tộc Valois (1328-1589) tuyệt tự. Henri IV cai trị Pháp cho đến khi ông bị ám sát vào năm 1610. Henri IV là vị vua Pháp đầu tiên đến từ Nha Bourbon, kể từ đó... Nhà Bourbon cai trị nước Pháp cho đến Cách mạng Pháp vào năm 1792, Bourbon Phục hoàng từ nămm 1814 - 1815 và tiếp tục cai trị Pháp từ năm 1815 đến năm 1830, sau đó ngai vàng rơi vào tay của một dòng nhánh của Bourbon là Nhà Orléans và trị vì Pháp cho đến năm 1848 thì Bourbon không bao giờ trở lại nắm ngai vàng nước Pháp nữa.
Ngoài ra, Vương tộc Bourbon còn cai trị một số nhà nước khác ở châu Âu, bắt đầu từ Philip xứ Anjou, cháu nội của Vua Mặt Trời Louis XIV của PhápMaría Teresa của Tây Ban Nha. Philip trở thành vua của Tây Ban Nha vào năm 1700 sau cái chết của Vua Carlos II thuộc Vương tộc Habsburg không để lại người thừa kế nam, Philip kế vị theo quyền của bà nội là María Teresa, ông lên ngôi với vương hiệu Felipe V, với điều kiện không được thừa kế thêm ngai vàng Pháp và không bao giờ cai trị hai quốc gia dưới hình thức liên minh cá nhân. Các hậu duệ của ông tiếp tục trở thành quân chủ của Công quốc Parma, Vương quốc Etruria, Công quốc Lucca, Vương quốc Hai Sicilie. Tạo ra 2 nhánh triều đại quan trọng trên Bán đảo ÝVương tộc Borbone-ParmaVương tộc Borbone-Hai Sicilie.
Vương tộc Bourbon vẫn còn cai trị Tây Ban Nha đến tận ngày nay, hiện đã là vị quân chủ thứ 11 - quốc vương đương nhiệm là Felipe VI của Tây Ban Nha. Năm 1919, Felice xứ Bourbon-Parma đã kết hôn với Nữ đại công tước Charlotte của Luxembourg và hậu duệ của họ là Jean của Luxembourg và con của ông, Henri của Luxembourg đã trị vì Luxembourg cho đến ngày nay.
Có 8 vị vua Pháp đến từ Nhà Bourbon và nhánh Orléans, gồm có: Henri IV (1589-1610); Louis XIII (1610-1643); Louis XIV (1643-1715); Louis XV (1715-1774); Louis XVI (1774-1792); Louis XVIII (3/5/1814-20/3/1815 & 8/7/1815-1824) và Charles X (1824-1830) và Louis-Philippe I (1830-1848).

3 chi nhánh quan trọng nhất của Nhà Bourbon Pháp và cả 3 dòng này đều là Prince du sang, có huyết thống gần nhất đối với hoàng gia Pháp:

  • Thân vương xứ Condé: được lập ra vào khoảng năm 1557 để trao cho nhà lãnh đạo Tin lành người Pháp, Louis de Bourbon (1530–1569), chú của Vua Henry IV, và các hậu duệ nam giới của ông đã truyền nhau tước vị này. Dòng Bourbon-Condé tuyệt tự vào năm 1830, khi hậu duệ đời thứ tám của vị thân vương đầu tiên là Louis Henri Joseph de Bourbon, qua đời mà không có con trai.
  • Thân vương xứ Conti: là một dòng nhánh của Thân vương xứ Condé, tước hiệu này bắt đầu từ cuộc hôn nhân giữa Louis de BourbonÉléonore de Roye vào năm 1551. François de Bourbon (1558–1614), người con trai thứ ba của cuộc hôn nhân này, được phong tước hiệu hầu tước xứ Conti và sau đó được phong làm Thân vương xứ Conti. Ông qua đời mà không có con cái thừa tự vào năm 1614. Năm 1629, tước hiệu được tái lập lại cho Armand de Bourbon, con trai thứ 2 của Henri II xứ Condé và là em trai của Louis II xứ Condé (là một vị tướng người Pháp và là đại diện nổi tiếng nhất của chi nhánh Condé). Sau cái chết của Louis François Joseph xứ Conti vào năn 1814, dòng này tuyệt tự.
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành
VƯƠNG QUỐC PHÁP
(987 - 1792; 1814 - 1815; 1815 - 1848)
Triều đại Bourbon
(1589 - 1792)

Vua Louis XIV
(1643 - 1715)
Vị quân chủ thứ 43 của Pháp và thứ 3 của Nhà Bourbon
1 écu Louis XIV - 1703 A
321 năm (2024)

1701 - 1704
AU
41,0 mm
91,7% Ag
27,45 gr
Bạc ròng
(25,17165 gr)
169.292
12.816.000
504,57$

LOUIS XVI CỦA PHÁP

Louis XIV của Pháp còn được gọi là Louis Đại đế (Louis the Great, Louis le Grand) hay Vua Mặt Trời (The Sun King, le Roi Soleil), là một quân chủ thứ 3 đến từ Nhà Bourbon, đã cai trị với danh hiệu Vua của Pháp và Navarra từ ngày 14 tháng 5 năm 1643 cho đến khi ông qua đời vào năm 1715. Ông được xem là một trong những nhà chinh phạt lớn trong lịch sử. Triều đại kéo dài 72 năm 110 ngày đã khiến ông trở thành vị vua của một quốc gia có chủ quyền tại vị lâu nhất trong lịch sử. Pháp dưới thời Louis XIV là biểu tượng của thời đại chuyên chế ở châu Âu.

  • Trong các quân chủ châu Âu, nếu tính về thực quyền cai trị thì Hoàng đế Franz Joseph I của Áo có thời gian cai trị lâu hơn Louis XIV, vì 16 năm đầu ông được nhiếp chính, trong khi đó Franz Joseph thực sự cai trị liên tục trong 68 năm, Louis XIV và Franz Joseph đều xếp sau Johann II xứ Liechtenstein, vì ông này cai trị trong 70 năm 91 ngày, xếp sau Nữ vương Elizabeth II với 70 năm 214 ngày, xếp sau Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej với 70 năm 126 ngày
Ông lên ngôi vào năm 4 tuổi (giống trường hợp của Hoàng đế Quang Tự), mẹ ông là Ana của Tây Ban Nha đã trở thành nhiếp chính vương. Khi lên 9 tuổi, sau những cuộc nổi loạn, ông được dẫn đi ẩn náu khỏi kinh đô Paris. Ông cảm thấy bị sỉ nhục và nhất quyết muốn tự chủ, không để ai chi phối như Hồng y Richelieu đã chi phối cha ông và Hồng y Mazarin đã chi phối mẹ ông. Năm 1661, khi được 23 tuổi, Louis XIV mới chính thức cai trị vương quốc sau cái chết của Hồng y Mazarin. Là một người tuân thủ khái niệm về quyền lực thần thánh, Louis XIV chủ trương thiết lập một triều đình chuyên chế, xóa bỏ tàn dư phong kiến phân quyền đã ảnh hưởng sâu sắc toàn bộ nước Pháp. Khi lên nắm quyền, Louis đích thân nắm quyền điều hành chính phủ và làm kinh ngạc triều đình của mình khi tuyên bố rằng ông sẽ cai trị mà không cần một thủ tướng.
Ông sinh vào ngày 5 tháng 9 năm 1638, tại Lâu đài Château de Saint-Germain-en-Laye, là con trai của Vua Louis XIIIVương nữ Ana của Tây Ban Nha. Cha mẹ của ông đã kết hôn được 23 năm trước khi sinh ra ông. Mẹ ông đã từng mang thai 4 lần, nhưng cả 4 lần đều bị hỏng. Do đó, mọi người coi ông như là một món quà mà Thiên Chúa ban tặng, và ngày sinh của ông là một phép lạ của Chúa Trời. Cũng vì vậy mà ông được đặt tên Louis-Dieudonné (Louis Chúa ban) và sớm mang danh hiệu Trữ quân nước Pháp: Dauphin.
Louis bắt đầu triều đại của mình bằng các cải cách hành chính và tài chính. Năm 1661, kho bạc đứng bên bờ vực phá sản. Để khắc phục tình hình, Louis đã chọn Jean-Baptiste Colbert làm Tổng kiểm toán Tài chính vào năm 1665. Tuy nhiên, trước tiên Louis phải vô hiệu hóa Nicolas Fouquet, Giám đốc Tài chính đầy quyền lực. Nicolas rất giàu có và xa hoa, vì ông ấy đã tham nhũng. Fouquet bị buộc tội biển thủ; Parlement tuyên bố ông có tội và tuyên án lưu đày; và cuối cùng Louis đã thay đổi bản án thành tù chung thân. Tình hình tài chính thay đổi trong vòng 6 năm; Năm 1661, số tiền thu được tương đương với 26 triệu bảng Anh, trong đó 10 triệu đã vào kho bạc. Chi tiêu vào khoảng 18 triệu bảng Anh, để lại thâm hụt 8 triệu. Năm 1667, số tiền thu ròng đã tăng lên 20 triệu bảng Anh, trong khi chi tiêu đã giảm xuống còn 11 triệu, để lại thặng dư 9 triệu bảng Anh.
Thông qua cha mình là Louis XIII, ông là cháu nội của Vua Henri IVMaria de' Medici, vì thế ông là cháu cố của Antoine xứ BourbonNữ vương Juana III của Navarra - Thông qua bà nội, ông là cháu cố của Đại công tước Francesco I de' MediciJohanna của Áo; Thông qua mẹ mình, ông là cháu ngoại của Felipe III của Tây Ban NhaMargeret của Áo - Thông qua bà ngoại, ông là cháu cố của Karl II, Đại công tước ÁoMaria xứ Bayern.
Vợ của ông là Vương nữ María Teresa của Tây Ban Nha, xét ở phía mẹ, thì bà là chị họ đời đầu của ông, vì cha của bà, Felipe IV của Tây Ban Nha là anh ruột của mẹ Louis XIV. Trong khi đó, nếu xét vai vế ở phía mẹ của María Teresa thì bà là em họ của Louis, vì mẹ bà Élisabeth của Pháp là con em gái của Louis XIII.
Ông có duy nhất một người em trai, đó là Philippe I xứ Orléans, người lập ra Nhà Orléans. Philippe nhỏ hơn anh trai 2 tuổi. Ngay từ khi mới chào đời, ông đã được phong Công tước xứ Anjou. Năm 1660, sau cái chết của người chú Gaston, Công tước xứ Orléans, ông đã được trao tước vị Công tước xứ Orléans. Tuy là một người đồng tính luyến ái nhưng ông đã 2 lần kết hôn. Thông qua những đứa con của hai cuộc hôn nhân của mình, Philippe trở thành tổ tiên của hầu hết vương gia Công giáo La Mã thời hiện đại, do đó ông có biệt danh là "ông nội của châu Âu". Điển hình như trong cuộc hôn nhân giữa người con gái út của ông là Élisabeth Charlotte của Orléans với Leopold, Công tước xứ Lothringen, đã đưa ông trở thành tổ tiên của Vương tộc Habsburg-Lothringen. Nhà Orleans đã góp cho nước Pháp một vị vua, đó là Louis-Philippe I của Pháp (1830-1840), hậu duệ đời thứ 5 của Philippe.
Năm 1682, René-Robert Cavelier, Sieur de La Salle, đã đi theo sông Mississippi đến Vịnh Mexico và tuyên bố lưu vực sông Mississippi rộng lớn được đặt theo tên của Vua Louis XVI, gọi nó là Louisiane.
Cái chết của người cậu ruột đồng thời cũng là cha vợ của Louis là Vua Felipe IV của Tây Ban Nha vào năm 1665 đã thúc đẩy Chiến tranh Phân quyền. Năm 1660, Louis đã kết hôn với con gái cả của Felipe IV là María Teresa của Tây Ban Nha, theo một trong những điều khoản của Hiệp ước Pyrenees năm 1659. Hiệp ước hôn nhân nêu rõ rằng Maria Theresa phải từ bỏ mọi yêu sách đối với lãnh thổ Tây Ban Nha cho chính mình và tất cả con cháu của bà. Tuy nhiên, Mazarin và Lionne đã đưa ra điều kiện từ bỏ là phải trả đầy đủ của hồi môn của Tây Ban Nha là 500.000 écu. Của hồi môn không bao giờ được trả và sau đó đã đóng một vai trò trong việc thuyết phục người anh họ đầu tiên của mình là Carlos II của Tây Ban Nha để lại đế chế của mình cho Philip, Công tước xứ Anjou (sau này là Felipe V của Tây Ban Nha), cháu nội trai của Louis XIV và Maria Theresa.
Ông khuyến khích các nhà quý tộc hàng đầu đến sống tại Versailles. Điều này, cùng với lệnh cấm quân đội tư nhân, đã ngăn cản giới quý tộc lưu lại điền trang hoặc căn cứ quyền lực trong lãnh địa của mình, nơi mà họ thường tiến hành các âm mưu chống lại chính quyền hoàng gia. Do đó, Louis đã ép buộc và dụ dỗ giới quý tộc quân sự cũ (giới "quý tộc kiếm") trở thành cận thần nghi lễ của mình, làm suy yếu thêm quyền lực của họ. Thay vào đó, ông đã nuôi dưỡng những người dân thường hoặc giới quý tộc quan liêu mới được phong làm quý tộc (giới "quý tộc áo choàng"). Ông tin rằng quyền lực hoàng gia phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách bổ nhiệm những người này vào các vị trí hành chính và điều hành cấp cao vì họ có thể dễ dàng bị sa thải hơn so với những quý tộc có dòng dõi lâu đời. Người ta tin rằng các chính sách của Louis bắt nguồn từ những trải nghiệm của ông trong thời kỳ Fronde, khi những người đàn ông có dòng dõi cao quý sẵn sàng tham gia vào cuộc nổi loạn chống lại nhà vua của họ, người thực sự là họ hàng của một số người. Chiến thắng này trước giới quý tộc có thể đã đảm bảo chấm dứt các cuộc nội chiến lớn ở Pháp cho đến Cách mạng Pháp khoảng một thế kỷ sau đó.
Louis quyết định đàn áp những người Tin Lành và hủy bỏ Sắc lệnh Nantes năm 1598, sắc lệnh trao cho những người Huguenot quyền tự do chính trị và tôn giáo. Ông coi sự tồn tại dai dẳng của đạo Tin Lành là lời nhắc nhở đáng xấu hổ về sự bất lực của hoàng gia. Xét cho cùng, Sắc lệnh là sự nhượng bộ thực dụng của ông nội ông là Henri IV của Pháp nhằm chấm dứt các cuộc Chiến tranh tôn giáo lâu đời ở Pháp. Một yếu tố khác trong suy nghĩ của Louis là nguyên tắc thịnh hành của châu Âu đương thời nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội, Cuius regio, eius religio ("vương quốc của ai, tôn giáo của người đó"), ý tưởng rằng tôn giáo của người cai trị phải là tôn giáo của vương quốc (như đã được xác nhận ban đầu ở Trung Âu trong Hòa ước Tôn giáo Augsburg năm 1555). Đến thời Louis XVI của Pháp, Sắc lệnh Versailles được ban hành năm 1787, còn được gọi là Sắc lệnh khoan dung. Sắc lệnh này đã khôi phục lại quyền công dân và quyền tự do thờ cúng công khai cho những người không theo đạo Công giáo.
Đảo Pheasant Hòn đảo này là một condominium (hiểu nôm na là những vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của nhiều hơn một quốc gia) được quy định trong hiệp ước Pyrenees năm 1659, thuộc chủ quyền chung của Pháp và Tây Ban Nha. Cứ luân phiên 6 tháng một lần, hòn đảo sẽ thuộc chủ quyền của Tây Ban Nha (Từ 1/2 đến 31/7) và Pháp ( Từ 1/8 đến 31/1). Tại hòn đảo này, Louis XIV đã gặp và đính ước hoàng gia với người vợ tương lại của mình là Maria Theresa của Tây Ban Nha vào năm 1659, và đây cũng là nơi mà nhiều cặp đôi hoàng gia lần đầu tiên gặp nhau, như Louis XIII của Pháp gặp Anne của Áo (1615), Felipe IV của Tây Ban Nha gặp Elisabeth của Pháp (1615), Carlos II của Tây Ban Nha gặp Marie Louise d'Orléán (1679), Louis XV của Pháp gặp Mariana Victoria của Tây Ban Nha (1721).
Năm 1659, Pháp và Tây Ban Nha ký Hiệp ước Pyrenees ký kết tại Đảo Pheasant chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài từ 1635 với 2 nước. Hiệp ước này giúp cho Pháp đạt được một số lãnh thổ, bao gồm: Bá quốc Artois và những khu vực nhỏ hơn dọc biên giới với Đế chế La Mã Thần thánh; phần phía Bắc của Thân vương quốc Catalonia (bao gồm: Roussillon, Conflent, Vallespir, CapcirCerdagne, sau này gọi là Bắc Catalonia). Hiệp ước được ký giữa Louis XIV và Felipe IV cùng 2 thủ tướng của họ là Hồng y MazarinLuis Méndez de Haro. Đây được xem là thành công ngoại giao cuối cùng của Hồng y Mazarin. (Theo Hiệp ước, Tây Ban Nha đã nhượng lại các pháo đài Stenay, ThionvilleMontmédy của Luxembourg và lãnh thổ xung quanh cho Pháp, với tổng diện tích bị mất là 1.060 km2, tương đương với 1/10 diện tích Công quốc Luxembourg vào thời điểm đó)

Marguerite Louise của Orléans, con gái của Vương tử Gaston của Pháp, cháu nội của Henri IV của Pháp, vì thế Marguerite và Louis XIV là anh em họ đời đầu. Bà là vợ của Cosimo III de' Medici, vì thế là mẹ của Gian Gastone de' Medici, vị đại công tước cuối cùng của Toscana đến từ Nhà MediciAnna Maria Luisa de' Medici. Marguerite theo chủ nghĩa tự do và có cách cư xử ngang ngược ngay từ khi còn nhỏ, vì thế mà mối quan hệ của bà với chồng và gia đình chồng rất khó khăn và thường cay đắng, với nhiều lần kêu gọi hòa giải từ Vua Louis XIV.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành
VƯƠNG QUỐC PHÁP
(987 - 1792; 1814 - 1815; 1815 - 1848)
Triều đại Bourbon
(1589 - 1792)

Vua Louis XVI
(1774 - 1791)
Vị quân chủ thứ 45 của Pháp và thứ 5 của Nhà Bourbon
1 écu Louis XVI - 1784 M
240 năm (2024)

1774 - 1792
UNC
41,0 mm
91,7% Ag
29,488 gr
Bạc ròng
(27,0405 gr)
614.000
3.480.000
150,00$

LOUIS XVI
Vua Louis XVI (1754-1793) tên đầy đủ là Louis Auguste de France, khi sinh ra đời ông được phong Công tước xứ Berry. Ông là con thứ 3 trong số 7 người con của Thái tử Louis Ferdinand (1729-1765) và Maria Josepha xứ Sachsen, con gái của August III của Sachsen và Ba Lan. Khi mới ra đời, ông không được bố mẹ quan tâm, vì trên ông có anh trai là Louis, Công tước xứ Bourgogne, vừa thông minh vừa đẹp trai hơn. Song, Công tước xứ Bourgogne lìa đời năm 1761 khi mới lên chín.
Louis từ nhỏ có sức khoẻ tốt, nhưng rất nhút nhát, ông tỏ ra xuất sắc trong học tập và có năng khiếu trong ngôn ngữ, lịch sử, địa lý và thiên văn học. Ngày 20/12/1765, lúc đó Louis 11 tuổi thì cha qua đời, vì thế ông thừa kế tước vị Thái tử Pháp, xếp vị trí số 1 trong danh sách kế vị ngai vàng của ông nội là Louis XV của Pháp. Mẹ cậu, suy sụp sau cái chết của chồng, qua đời ngày 13 tháng 3 năm 1767.
Sau cái chết của ông nội là Louis XV vào năm 1774, ông lúc đó gần 20 tuổi đã lên kế vị ngai vàng, phải gánh vác trách nhiệm nặng nề vào lúc chính phủ ngập trong nợ nần trong khi sự bất mãn đối với nền quân chủ "chuyên quyền" đang dâng cao. Louis cũng cảm thấy mình không có đủ phẩm chất của một nhà lãnh đạo. Nhà vua quyết tâm thực hiện các động thái lắng nghe người dân, Trong nhiều chiếu chỉ, nhà vua thường giải thích thiện ý của mình là chỉ nhằm mang lại ích lợi cho người dân. Khi được hỏi lý do tái triệu tập Nghị viện, Louis nói rằng, "Đây có thể là một động thái chính trị thiếu khôn ngoan, nhưng đối với ta, nó bày tỏ ước muốn được yêu thương". Quyết tâm làm một minh quân, Louis thổ lộ, "cần phải luôn hỏi ý kiến người dân; họ không bao giờ sai".
Một trong số các sự kiện quan trọng xảy ra trong thời trị vì của Louis XVI là việc ban hành Chỉ dụ Versailles, còn gọi là Chỉ dụ Khoan dung vào ngày 7 tháng 11 năm 1787, và trình Nghị viện ngày 29 tháng 1 năm 1788. Chỉ dụ này vô hiệu hóa Chỉ dụ Fontainbleau có hiệu lực kéo dài suốt 102 năm. Chỉ dụ Versaille dành cho người dân không phải Công giáo – gồm có người Kháng Cách Huguenot, Lutheran, và người Do Thái – tư cách dân sự và tư cách pháp lý tại Pháp, cho họ quyền công khai thực hành đức tin.
Triều đình của Louis XVI ngập ngụa trong nợ nần, nhiều đời bộ trưởng của Louis đã bị bãi chức vì không thể giúp triều đình cải thiện tài chính. Việc nhà vua muốn tăng thuế đã bị Nghị viện bác bỏ, việc vay tiền nước người làm tình hình thêm nghiêm trọng. Tình trạng thêm nghiêm trọng sau khi Louis XVI quyết định ủng hộ Cách mạng Mỹ, với mong muốn sẽ chiếm lại các thuộc địa mà người Anh đã lấy của Pháp trong Chiến tranh Bảy năm (1758-1763) dưới thời ông nội là Louis XV. Pháp đã giúp người Mỹ giành độc lập, nhưng triều đình Pháp tiêu tốn mất 1.066 triệu livre và toàn bộ là tiền vay với lãi suất cao, trong khi đó thuộc địa cũ thì không lấy lại được.
Giám mục Pierre Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) dẫn theo Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh sang Pháp xin viện trợ từ triều đình Louis XVI giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Hiệp ước Versailles năm 1787 được ký kết, nhưng không thể thực hiện, vì chính quyền Louis đã rệu rả. Tuy nhiên Pigneau de Behaine vẫn kiên định trong nỗ lực hỗ trợ cho Nguyễn Ánh nhờ sự ủng hộ của những thương nhân người Pháp, chiêu mộ một lực lượng gồm binh sĩ và sĩ quan Pháp đóng góp cho công cuộc hiện đại hóa đạo quân của chúa Nguyễn, đây là một trong những nhân tố dẫn đến chiến thắng của Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất Đại Việt trong năm 1802.
Ngày 16/5/1770, Louis lúc đó 15 tuổi đã thành hôn với Nữ đại công tước Maria Antonia của Áo (14 tuổi), con gái út của Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz IMaria Theresia của Áo. Dân chúng Pháp không mấy thiện cảm với cuộc hôn nhân này. Liên minh với Áo đã đẩy nước Pháp vào một cuộc chiến thảm khốc (Chiến tranh Bảy năm) khiến Pháp bị Anh đánh bại, cả ở châu Âu lẫn Bắc Mỹ. Tại nước Pháp, Maria Antonia bị xem là vị khách không mời.
Con gái của Louis, Marie-Thérèse Charlotte, về sau là Công tước phu nhân xứ Angoulême, sống sót sau cuộc cách mạng, tích cực vận động Rô-ma phong thánh cho cha của bà. Năm 1793, Louis được Giáo hoàng Pius VI miêu tả như là một người tử đạo. Tuy nhiên, đến năm 1820, Bộ Giáo nghi ở Rô-ma cho biết không thể chứng minh Louis đã bị hành quyết vì lý do tôn giáo, chấm dứt mọi hi vọng phong thánh cho cựu vương.

Ngày 15 tháng 1 năm 1793, Đại hội Quốc dân gồm 721 đại biểu bỏ phiếu. Với bằng chứng rõ ràng về việc Louis thông đồng với quân xâm lược, kết quả cuộc biểu quyết là 693 phiếu kết tội và 23 phiếu trắng. Trong cuộc biểu quyết diễn ra ngày hôm sau quyết định số phận cựu vương, có 288 đại biểu không đồng ý án tử hình nhưng ủng hộ biện pháp giam cầm hoặc cho sống lưu vong, có 72 đại biểu ủng hộ án tử hình nhưng hoãn việc thi hành án, và 361 đại biểu đòi hành quyết Louis ngay lập tức. Philippe Égalité, cựu Công tước xứ Orléans, cha của Vua Louis-Philippe tương lai và là anh họ của Vua Louis, bỏ phiếu đòi xử tử cựu vương, đã gây ra nhiều cay đắng trong hoàng tộc Pháp.

  • Ngày kế tiếp, trong khi 310 đại biểu xin khoan hồng thì có đến 380 phiếu đòi hành quyết Louis. Và đó là quyết định cuối cùng. Thứ Hai, ngày 21 tháng 1 năm 1793, Louis bị đưa lên máy chém tại Quảng trường Cách mạng (nay là Quảng trường Concorde). Đao phủ Charles-Henri Sanson làm chứng rằng cựu vương can đảm khi đối diện với cái chết. Khi bước lên đoạn đầu đài, Louis tỏ ra nhẫn nhục trong phẩm giá. Ông chỉ nói ngắn gọn khẳng định mình vô tội ("Tôi tha thứ cho những ai gây ra điều bất hạnh này của tôi…"), tuyên bố rằng ông sẵn lòng chết và cầu nguyện cho người dân Pháp được tránh khỏi số phận tương tự. Nhiều người kể lại rằng có lẽ Louis XVI muốn nói thêm nữa, nhưng Antoine-Joseph Santerre, chỉ huy đội Vệ binh Quốc gia, ra lệnh nổi trống để cắt lời của tử tội. Một số nhân chứng thuật lại rằng sau nhát chém đầu tiên, đầu của Louis vẫn chưa rời khỏi cổ. Nhiều người từ trong đám đông chạy đến nhúng khăn tay của mình vào dòng máu của Louis đang chảy tràn xuống đất.
  • Ngay sau khi bị hành quyết, thi hài của Louis XVI được đưa đến Nghĩa trang Madeleine gần đó, nơi những người bị chém đầu tại Quảng trường Cách mạng được chôn trong các ngôi mộ tập thể. Trước khi chôn cất, một buổi lễ tôn giáo ngắn đã được tổ chức tại nhà thờ Madeleine. Sau đó đầu bị cắt đứt của ông được đặt giữa hai chân, được chôn trong một ngôi mộ không có bia mộ, với vôi sống rải trên cơ thể. Năm 1815, Louis XVIII đã chuyển hài cốt của anh trai Louis XVI và chị dâu Marie Antoinette và chôn cất tại Vương cung thánh đường St Denis, nghĩa trang Hoàng gia của các Vua và Hoàng hậu Pháp.
Louisville, thành phố lớn nhất tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ, được đặt theo tên của Vua Louis XVI. Năm 1780, Nghị viện bang Virginia đặt tên cho thành phố này để vinh danh Louis do nhà vua gởi quân đến giúp người Mỹ trong cuộc cách mạng (vào thời điểm ấy, Kentucky là một phần của Commonwealth of Virginia. Mãi đến năm 1792, Kentucky mới trở thành tiểu bang thứ 15 của Hoa Kỳ). Trên lãnh thổ Hoa Kỳ, còn có nhiều địa danh khác mang tên "Louisville" ở các tiểu bang: Alabama, Colorado, Gruzia, Illinois, Kansas, Nebraska, New York, Ohio, Tennessee.

Vụ án chiếc vòng cổ kim cương (1784-1785) là một sự cố xảy ra tại triều đình Louis XVI liên quan đến vợ của ông là Marie Antoinette. Người ta tin rằng, Vương hậu đã lừa các thợ kim hoàn để mua một chiếc vòng cổ kim cương rất đắc tiền mà sau đó bà từ chối trả tiền. Trên thực tế, bà đã từ chối mua nhưng chữ ký của bà bị Jeanne de Valois-Saint-Remy làm giả, sau đó Jeanne bị kết án, sự kiện này đã bị hiểu lệch đi dẫn đến nó trở thành một trong những lý do khiến cho người dân Pháp bất mãn chế độ quân chủ mà củng hộ Cách mạng Pháp.

🛑 Bourbon Phục hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Louis XVIII

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Louis XVIII
(1814 - 1815 & 1815 - 1824)
Vị quân chủ thứ 46 của Pháp và thứ 6 của Nhà Bourbon
5 franc Louis XVIII dressed bust - 1815 L

1814 - 1815
XF
37,0 mm
90,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
1.129.771
2.900.000
125,54$
5 franc Louis XVIII bare head - 1824 A
200 năm (2024)

1816 - 1824
XF
37,0 mm
90,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
9.064.043
1.856.000
79,66$

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Charles X
(1824 - 1830)
Vị quân chủ thứ 47 của Pháp và thứ 7 cũng như cuối cùng của Nhà Bourbon
5 franc Charles X _1st type - 1826 A
198 năm (2024)

1824 - 1826
XF
37,0 mm
90,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
7.168.865
2.088.000
89,61$

🛑 Quân chủ tháng Bảy

[sửa | sửa mã nguồn]

Louis-Philippe I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Louis-Philippe I
(1830 - 1848)
Vị quân chủ thứ 48 của Vương quốc Pháp và duy nhất của Nhà Orleans
5 franc Louis-Philippe I_relief - 1831 BB

1831
XF
37,0 mm
90,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
6%
790.000
33,91$

1844-1848
XF
37,0 mm
90,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
3.048.692
1.800.000
76,60$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

LOUIS-PHILIPPE I
Louis-Philippe là con trai trưởng của Louis Philippe II xứ Orléans (1747-1793) và Louise Marie Adélaïde de Bourbon, cả cha và mẹ của ông đều được thừa kế khối tài sản khổng lồ. Của hồi môn của mẹ ông lên đến 6 triệu livre, thu nhập hàng năm là 240.000 livre (sau này tăng lên 400.000 livre), cũng như đất đai, tước hiệu, nhà ở và đồ đạc.
Trước khi vua Louis XVI của Pháp được đưa ra toà vì tội phản quốc, cha của ông là Louis Philippe II xứ Orléans đã nhất trí với những người bạn thân rằng ông sẽ bỏ phiếu chống lại việc hành quyết nhà vua, nhưng sau đó ông đã thay đổi ý định và bỏ phiếu đồng ý xử tử Louis XVI. Nhà vua đặc biệt bị sốc trước tin tức này, ông tuyên bố: "Tôi thực sự đau lòng khi thấy Monsieur d'Orléans, người họ hàng của tôi, đã bỏ phiếu cho việc xử tử tôi". Nhưng chỉ 8,5 tháng sau khi Louis XVI bị xử tử, cha của ông cũng bị khép vào tội phản quốc và bị xử chém.

Thông qua con gái của mình là Clémentine của Orléans, ông là cha vợ của August xứ Sachsen-Coburg và Gotha, vì thế ông là ông ngoại của Ferdinand I của Bulgaria (vị vua đầu tiên của Vương quốc Bulgaria), ông cố ngoại của Boris III của BulgariaKiril, Thân vương xứ Preslav.

  • Thân vương Kiril trở thành người đứng đầu hội đồng nhiếp chính cho cháu mình là Simeon II của Bulgaria. Tháng 1 năm 1945, ông bị chính quyền cộng sản kết án tử hình, vào đêm ngày 1 tháng 2 năm 1945, ông bị hành quyết tại Nghĩa trang Trung tâm Sofia cùng với cựu Thủ tướng kiêm Nhiếp chính Giáo sư Bogdan Filov, Nhiếp chính Nikola Mihov, cùng một loạt cựu bộ trưởng nội các, cố vấn hoàng gia và 67 nghị sĩ. Ngày 26/8/1996, Tòa án Tối cao đã hủy bản án ngày 1/2/1945 kết án tử hình ba nhiếp chính, bộ trưởng và ủy viên hội đồng.

📕 ĐẾ CHẾ PHÁP - BONAPARTE

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC BONAPARTE

Hoàng tộc Bonaparte có nguồn gốc ban đầu từ Genova trên Bán đảo Ý. Vương triều chính thức thành lập vào năm 1804 bởi Hoàng đế Napoleon, người sáng lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp. Napoleon là con trai của nhà quý tộc nhỏ người gốc Genova là Carlo Buonaparte, sống tại Đảo Corse, bản thân Napoleon là một quân nhân, thăng tiến nhanh chóng trên đường binh nghiệp trong Cách mạng Pháp, lên nắm quyền và trở thành Đệ nhất tổng tài của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp. 5 năm sau Đảo chính ngày 18 tháng Sương Mù (11/1799), Napoleon xưng đế, lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp (1804), kể từ đây Napoleon cùng đội quân của mình - Grande Armée, đã tham gia vào các trận chiến chinh phục trên khắp châu Âu, thống trị châu lục này thông qua một loạt các chiến thắng quân sự trong Chiến tranh Napoléon. Ông đã đưa các thành viên gia đình Bonaparte lên làm vua một số quốc gia đồng minh, mở rộng quyền lực của vương triều.

  • Gia đình Bonaparte (tiếng Ý ban đầu: Buonaparte) là những người theo chủ nghĩa yêu nước ở các thành bang Sarzana, San MiniatoFlorence của Bán đảo Ý. Tên bắt nguồn từ tiếng Ý: buona ("tốt") và parte ("phần" hoặc "bên"). Trong tiếng Ý, cụm từ "buona parte" được sử dụng để xác định một phần nhỏ của kích thước đáng kể, nhưng không xác định, trong tổng số.
  • Gianfaldo Buonaparte là người thuộc gia tộc Buonaparte đầu tiên được biết đến tại Sarzana vào khoảng năm 1200. Hậu duệ của ông là Giovanni Buonaparte vào năm 1397 kết hôn với Isabella Calandrini, em họ của hồng y Filippo Calandrini sau này. Giovanni trở thành thị trưởng của Sarzana và được Giovanni Maria Visconti bổ nhiệm làm ủy viên của Lunigiana vào năm 1408. Con gái của ông, Agnella Berni, là bà cố của nhà thơ Ý Francesco Berni và chắt của họ Francesco Buonaparte là một lính kỵ binh đánh thuê phục vụ cho Ngân hàng Genoese của Saint George.
  • Năm 1490, Francesco Buonaparte đến đảo Corsica, nơi được kiểm soát bởi ngân hàng. Năm 1493, ông kết hôn với con gái của Guido da Castelletto, đại diện của Ngân hàng Saint George ở Ajaccio, Corsica. Hầu hết con cháu của họ trong các thế hệ tiếp theo là thành viên của hội đồng thị trấn Ajaccio. Cha của Napoléon, Carlo Buonaparte, đã nhận được bằng sáng chế quý tộc từ Vua Louis XV của Pháp vào năm 1771.
  • Cũng có một gia đình Buonaparte ở Florence; tuy nhiên, mối quan hệ cuối cùng của nó với những người Buonaparte ở SarzanaSan Miniato vẫn chưa được biết. Jacopo Buonaparte ở San Miniato là bạn và là cố vấn của Giáo hoàng Clement VII của Nhà Medici. Jacopo cũng là nhân chứng và đã viết bài tường thuật về "Sack of Rome (1527)", đây là một trong những tài liệu lịch sử quan trọng nhất kể lại sự kiện đó. Tuy nhiên, hai trong số các cháu trai của Jacopo là Pier Antonio Buonaparte và Giovanni Buonaparte, đã tham gia vào cuộc nổi dậy của Medici năm 1527, sau đó họ bị trục xuất khỏi Florence và sau đó được phục hồi bởi Alessandro de' Medici, Công tước xứ Florence. Anh trai của Jacopo là Benedetto Buonaparte duy trì sự trung lập về chính trị. Nhánh San Miniato bị tuyệt tự cùng với Jacopo vào năm 1550. Thành viên cuối cùng của gia đình Florence là một giáo sĩ tên là Gregorio Bonaparte, người qua đời năm 1803.
  • Có một hầm mộ của gia tộc Buonaparte nằm trong Nhà thờ San Francesco ở San Miniato. Hầm mộ thứ hai, Chapelle Impériale, được xây dựng bởi Napoléon IIIAjaccio 1857.

Nhà Bonaparte đã thành lập ra Hoàng gia Pháp (Imperial House of France) trong thời Đệ Nhất Đế chế Pháp, bao gồm cả một số thành viên không mang họ Bonaparte. Ngoài việc nắm giữ tước hiệu Hoàng đế của Pháp, triều đại Bonaparte còn nắm giữ nhiều lãnh thổ và tước hiệu khác trong suốt Chiến tranh Napoléon, bao gồm Vương quốc Ý, Vương quốc Tây Ban Nha, Vương quốc Westphalia, Vương quốc HollandVương quốc Napoli, Thân vương quốc Lucca và Piombino... Những vương triều này được trị vì bởi người Nhà Bonaparte. Trong thời trị vì của Hoàng đế Napoleon I, Gia đình hoàng gia Pháp bao gồm các cá nhân có mối quan hệ huyết thống với hoàng đế như: anh em, vợ cùng các con. Ngoài ra còn có một số nhân vật cũng được đưa vô danh sách hoàng gia dù không mang họ Bonaparte, cụ thể là em rể Joachim Murat, người chú Joseph FeschEugène de Beauharnais (con riêng của vợ Napoleon).

  • Hoàng đế Napoleon phong cho anh trai là Joseph Bonaparte làm vua của Vương quốc Napoli (1806 - 1808), sau ông được đưa lên ngai vàng Vương quốc Tây Ban Nha và Tây Ấn (1808-1813).
  • Hoàng đế Napoleon đã phong cho người con trai hợp pháp duy nhất mình với Maria Ludovica của ÁoNapoléon François Bonaparte làm Vua của Rome (1811-1814) và ông cũng là Hoàng đế Pháp với đế hiệu Napoleon II trong 15 ngày, sau khi cha mình tuyên bố thoái vị.
  • Năm 1810, Napoleon thu xếp để cho Thống chế Jean-Baptiste Bernadotte, Thân vương xứ Pontecorvo trở thành người thừa kế của Vua Karl XIII của Thụy Điển với tư cách là Thái tử Thuỵ Điển và sau đó là Nhiếp chính vương. Vợ của Jean, Désirée Clary trước đó từng là vợ chưa cưới của Napoleon và bà này cũng là em gái của Julie Clary, vợ của Joseph Bonaparte. Vì thế Jeam-Baptiste được xem là thành viên mở rộng của Hoàng gia Bonaparte. Nhà Bernadotte trở thành vương tộc cai trị Thuỵ Điển từ năm 1818 cho đến tận ngày nay. Trước đó, vào năm 1806, Jean đã được phong là Thân vương xứ Pontecorvo, một nhà nước có chủ quyền trên Bán đảo Ý.
  • Em trai của Napoleon là Lucien Bonaparte, sau khi xung đột với anh trai, hoàng đế đã tuyên bố gia đình của ông không thuộc Hoàng gia Bonaparte. Năm 1814, ông được Giáo hoàng Piô VII phong làm Thân vương xứ Canino, Bá tước xứ Apollino và Lãnh chúa xứ Nemori. Trong giai đoạn triều đại 100 này, ông ủng hộ anh trai phụ hoàng nên được phong làm Thân vương Pháp và con cháu được đưa vào hoàng tộc. Năm 1824, Giáo hoàng Lêô XII phong thêm cho ông tước Thân vương xứ Musignano.

Louis-Napoléon, con trai của Louis Napoléon Bonaparte, trở thành Tổng thống của Đệ Nhị Cộng hòa Pháp và sau đó lên ngôi Hoàng đế, ông đã lập ra Đệ Nhị Đế chế Pháp, cai trị nó từ năm 1852 đến năm 1870, với đế hiệu là Napoléon III. Hoàng tộc Banaparte được phục hoàng sau 37 năm Hoàng đế Napoleon I thất bại tại trận Walterloo và lưu đầy đi Saint Helena. Đế chế Pháp của Napoleon III kết thúc sau khi ông thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ, thay vào đó là Đệ Tam Cộng hòa Pháp và chế độ quân chủ đã hoàn toàn cáo chung ở Pháp.

Gia tộc Bonaparte còn có một chi nhánh ở Hoa Kỳ, là hậu duệ của Jérôme Bonaparte và một người phụ nữ Mỹ tên là Elizabeth Betsy, con gái của thương gia giàu có William Patterson, ở Baltimore. Họ đã kết hôn vào ngày 24/12/1803, nhưng cuộc hôn nhân không được người anh trai Napoleon Bonaparte thừa nhận, vì theo ông, việc lấy một thường dân sẽ gây hại đến vương tộc của ông. Napoleon đã yêu cầu Giáo hoàng Piô VII huỷ bỏ sự công nhận của cuộc hôn nhân, nhưng giáo hoàng đã từ chối. Charles Joseph Bonaparte, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ trong nội các của Tổng thống Theodore Roosevelt chính là cháu nội của Jérôme Bonaparte.

Người con hợp pháp duy nhất của Hoàng đế Napoleon I qua đời mà chưa lập gia đình, nên về hình thức thì hoàng đế đã tuyệt tự. Tuy nhiên, có rất nhiều hậu duệ của đứa con hoang hoàng gia, không được thừa nhận của Napoléon, Bá tước Alexandre Colonna-Walewski (1810–1868), sinh ra từ sự kết hợp của Napoléon I với Marie, Nữ bá tước Walewski.

🛑 Tổng tài Napoleon

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Đệ nhất Tổng tài duy nhất của Cộng hòa Pháp
5 franc Napoleon Tổng tài - 1802 AN 11
222 năm (2024)

1802 - 1803
AU
37,0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
3.877.151
8.000.000
346,32$

🛑 Đệ Nhất Đế chế Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Napoleon I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Hoàng đế Napoleon I
(1804 - 1814 & 1815)
Vị hoàng đế đầu tiên và duy nhất của Đệ Nhất Đế chế Pháp
5 franc Napoleon I - 1811 A
211 năm (2024)

1809 - 1814
XF
37,0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
31.041.384
3.079.000
133,29$

🛑 Vương quốc Holland

[sửa | sửa mã nguồn]

Louis Bonaparte

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Lodewijk I
(1805 - 1810)
Vị vua đầu tiên của Vương quốc Holland
50 Stuiver Vua Lodewijk I - 1808
216 năm (2024)

1807 - 1808
AU
36.0 mm
91,2% Ag
26,348 gr
Bạc ròng
(24,029376 gr)
2.465.807
12.118.000
478,98$

Louis Bonaparte

Ông là em trai của Joseph, Napoleon, Lucien, và Élisa Bonaparte, là anh trai của Pauline, Caroline, và Jérôme Bonaparte. Nhờ có anh trai Napoleon, ông đã thăng tiến nhanh chống trong quân đội, năm 25 tuổi ông đã trở thành tướng và bản thân Louis cảm nhận được mình đã thăng tiến quá nhanh trong một thời gian ngắn.

Louis được ghi nhận đã trải qua một thời gian mắc bệnh tâm thần. Nhưng bệnh tình cụ thể thì không có tài liệu nào ghi rõ, các triệu chứng tâm thần đã hành hạ Louis cho đến khi ông qua đời.

Louis đã tham gia vào âm mưu lật đổ chế độ Đốc chính cùng với Napoleon. Sau khi trở thành Đệ nhất tổng tài, Napoleon đã sắp xếp cuộc hôn nhân giữa Louis và Hortense de Beauharnais, con gái riêng của vợ ông. Ban đầu Hortense đã phản đối cuộc hôn nhân, nhưng được mẹ thuyết phục kết hôn với Louis vì lợi ích của gia tộc, và cuối cùng cô đã đồng ý.

Cảm thấy rằng Cộng hòa Batavia quá độc lập so với mong muốn của mình, Hoàng đế Napoleon I đã cho xoá bỏ nền cộng hòa và lập ra Vương quốc Holland vào ngày 05/06/1806, và đưa Louis lên ngai vàng của vương quốc này. Lúc đầu Napoleon chỉ có ý định cho em trai mình một vinh dự cao hơn vị trí của một tỉnh trưởng Hà Lan thuộc Pháp.

  • Tuy nhiên, Louis lại muốn cai trị Holland như một vị quân chủ có trách nhiệm và độc lập. Để khẳng định sự nghiêm túc của mình, ông đã nỗ lực học tiếng Hà Lan và gọi mình là Lodewijk I (vương hiệu bằng tiếng Hà Lan), ông tự xưng mình là người Hà Lan chứ không phải người Pháp. Nỗ lực chân thành để học tiếng Hà Lan của Louis đã khiến cho thần dân yêu quý và kính trọng ông.
  • Ông buộc triều đình và các bộ trưởng (chủ yếu do Hoàng đế Napoleon cử đến) chỉ nói tiếng Hà Lan và từ bỏ quốc tịch Pháp của họ.
  • Louis không bao giờ có thể quyết định được vị trí của thủ đô khi ông ở Holland. Ông đã thay đổi thủ đô hơn một chục lần, thử Amsterdam, The Hague, Utrecht và những nơi khác. Việc ông liên tục chuyển đi khiến triều đình xáo trộn vì họ phải đi theo ông khắp mọi nơi. Đoàn ngoại giao châu Âu đã đi xa đến mức kiến ​​nghị nhà vua ở lại một nơi để họ có thể theo kịp ông.
  • Ông rất có trách nhiệm với thần dân mình, nên ông được gọi là Louis Tốt bụng. Hoàng đế Napoleon tỏ ra thất vọng và đã nhận xét rằng: ″Em trai, khi họ nói về một vị vua nào đó rằng ông ta tốt, điều đó có nghĩa là ông ta đã thất bại trong việc cai trị″.
  • Triều đại của Louis Bonaparte không kéo dài lâu, vì Louis không nghe theo lời của anh trai là Hoàng đế Napoleon, đặc biệt là trong việc Napoleon đang chuẩn bị một đội quân cho cuộc xâm lược Đế quốc Nga, Louis đã từ chối cung cấp quân đội của Holland cho anh trai.

Sau khi người Anh đã đổ bộ một đội quân gồm 40.000 người vào năm 1809 để cố gắng chiếm Antwerp và Flushing. Với việc Louis không thể bảo vệ vương quốc của mình, Pháp đã cử 80.000 dân quân, do Vua tương lai của Thụy Điển là tướng Jean-Baptiste Bernadotte chỉ huy, và đã đẩy lùi thành công cuộc xâm lược. Sau đó, Napoleon đề nghị Louis nên thoái vị, với lý do là Louis không thể bảo vệ Holland.

Sau khi Hoàng đế Napoleon thất bại tại Nga, Louis đã viết thư thỉnh cầu anh trai khôi phục ngai vàng Holland lại cho ông, nhưng Napoleon đã từ chối.

Năm 1840, Vua Willem II của Hà Lan cho phép ông đến thăm Hà Lan. Mặc dù đang đi du lịch ở Hà Lan dưới một cái tên giả, một số người phát hiện ra rằng đó là cựu quốc vương của họ, điều này đã dẫn đến một đám đông cổ vũ tụ tập dưới cửa sổ phòng khách sạn của ông. Người ta nói rằng ông khá xúc động trước sự thể hiện tình cảm này từ những thần dân cũ của mình.

Sau cái chết của người anh cả là Joseph Bonaparte vào năm 1844, Louis được những người theo chủ nghĩa Bonaparte coi là Hoàng đế hợp pháp của Pháp, mặc dù bản thân Louis không có nhiều hành động để thúc đẩy yêu sách. Con trai thứ 3 của ông là Louis-Napoléon Bonaparte đã trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa Pháp (1848-1852) và trở thành hoàng đế duy nhất của Đệ Nhị Đế chế Pháp (1852-1870).

🛑 Vương quốc Westphalia

[sửa | sửa mã nguồn]

Jérôme Bonaparte

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị vua duy nhất của Vương quốc Westphalia
1 Thaler Jérôme Bonaparte - 1810
Năm Gia Long thứ 9 - Thế Tổ Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820)
214 năm (2024)

1810
AU
39.0 mm
9/2022
83,3% Ag
28,06 gr
Bạc ròng
(23,374 gr)
?
10.470.000
427,35,00$

JÉRÔME BONAPARTE
Jérôme Bonaparte (1784-1860) là người con thứ 8 và cuối cùng (con trai thứ năm sống đến tuổi trưởng thành) của Carlo Buonaparte (1746-1785) và vợ Letizia Ramolino (1750-1836). Các anh chị của ông gồm: Joseph Bonaparte, Napoleon Bonaparte, Lucien Bonaparte, Élisa Bonaparte, Louis Bonaparte, Pauline BonaparteCaroline Bonaparte.
Ông được anh trai mình là Hoàng đế Napoleon đưa lên ngai vàng Vương quốc Westphalia (1807-1813). Với năng lực điều hành hiệu quả, ông trở thành một cánh tay đắc lực của anh trai. Thời trẻ, ông phục vụ trong Hải quân Pháp ở châu Mỹ. Vào đêm Giáng sinh ngày 24/12/1803, Jerome lúc đó 19 tuổi đã kết hôn với Elizabeth "Betsy" Patterson (1785 - 1879) lúc ấy 18 tuổi, là con gái của một chủ tàu và thương gia giàu có, William Patterson, ở Baltimore. Người anh Napoleon lúc đó là Đệ nhất Tổng tài Pháp đã không chấp nhận cuộc hôn nhân, ông đã yêu cầu Giáo hoàng Piô VII huỷ bỏ sự công nhận cuộc hôn nhân, nhưng giáo hoàng đã từ chối, và đây được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột giữa hoàng đế và giáo hoàng sau này.
Ngày 11/03/1805, khi đã ở ngai vàng, Hoàng đế Napoleon đã đơn phương ra sắc chỉ không công nhận cuộc hôn nhân của em trai với Elizabeth và cấm bà này bước vào lãnh thổ của Pháp. Jerome và Elizabeth lúc đó đang mang thai đã quyết định trở về Pháp, cả hai đáp thuyền đến Bồ Đào Nha, một quốc gia trung lập, sau đó Jerome đến Ý để thuyết phục anh trai, còn Elizabeth lên đường đến Hà Lan với hy vọng sẽ đặt chân lên đất Pháp, nhưng hoàng đế đã ngăn chặn và bà phải đến Vương quốc Anh và sinh ra đứa con đầu lòng là Jérôme Napoléon Bonaparte (1805–1870) tại đây.
Vì Hoàng đế Napoleon quá kiên quyết nên Jerome đã phải phục tùng theo yêu cầu là li hôn với Elizabeth, sau đó cô và con trai đã trở về Mỹ. Đến năm 1815, Elizabeth mới tuyên bố ly hôn với Jerome theo một sắc lệnh và đạo luật đặc biệt của Quốc hội Bang Maryland. Nhánh Vương tộc Bonaparte tại Mỹ đến từ người con trai duy nhất của bà với Jerome. Cháu nội của bà và Jérôme là Charles Joseph Bonaparte là thành viên trong Nội các của Tổng thống Theodore Roosevelt với vai trò là Bộ trưởng Tư phápBộ trưởng Hải quân, chính ông cũng là người lập ra Cục điều tra của Bộ Tư pháp, sau được đổi tên thành Cục Điều tra Liên bang (FBI).
Để củng cố mối quan hệ với các đồng minh thân cận ở Đức, Hoàng đế Napoleon đã thực hiện một loạt các cuộc liên hôn giữa Vương tộc Bonaparte với nhiều hoàng gia. Năm 1807, Jerome kết hôn với Vương nữ Katharina, con gái của Friedrich I của Württemberg. Họ có với nhau 3 người con, bao gồm: Jérôme Napoléon Charles Bonaparte (1814–1847), phục vụ trong quân đội của bác bên ngoại là Wilhelm I của Württemberg (anh trai của mẹ ông); Mathilde Bonaparte (1820–1904), kết hôn với Anatoliy Nikolayevich Demidov, Thân vương thứ 1 xứ San Donato. Mathilde là nhân vật nổi bật trong và sau Đệ Nhị Đế chế Pháp; Napoléon Joseph Charles Paul Bonaparte (1822–1891), kết hôn với Maria Clotilde của Ý (con gái của Vittorio Emanuele II của Ý), là cố vấn thân cận của anh họ Napoléon III và đặc biệt, được coi là người ủng hộ hàng đầu cho sự can thiệp của Pháp vào Ý và những người theo chủ nghĩa dân tộc Ý.
Năm 1813, Vương quốc Westphalia bị giải thể, Katharina theo Jérome đến Pháp. Sau sự sụp đổ của Đế chế Napoléon vào năm 1814, Friedrich I mong con gái sẽ rời khỏi Jérome như Maria Ludovica của Áo đã làm với Napoléon, nhưng thay vào đó Katharina lại theo chồng đi đày đến Triestevùng Ý thuộc Áo. Trong thời kỳ Triều đại Một trăm ngày năm 1815, Katharina đã giúp Jérome trốn thoát và đoàn tụ Napoléon và bổ nhiệm Jérôme vào quyền chỉ huy Sư đoàn 6 của Quân đoàn II dưới quyền của Tướng Honoré Charles Reille. Sau khi Napoleon thất bại tại Waterloo, hai vợ chồng đã bị trục xuất đến Vương quốc Württemberg và bị quản thúc tại gia.

Năm 1848, cháu trai của ông, Louis Napoléon, trở thành Tổng thống của Đệ Nhị Cộng hòa Pháp. Jérôme được bổ nhiệm làm Thống đốc Điện InvalidesParis, nơi chôn cất của Napoléon I. Khi Louis Napoléon trở thành hoàng đế với đế hiệu là Napoléon III, Jérôme được công nhận là người thừa kế ngai vàng của Đệ Nhị Đế chế Pháp cho đến khi con trai của Napoléon III và Eugène ra đời. Jérôme được phong Thống chế Pháp năm 1850, giữ chức Chủ tịch Thượng viện năm 1852, và được phong "Prince Français". Jerome là người duy nhất trong số các anh chị em của Hoàng đế Napoleon sống đủ lâu để thấy sự ra đời của Đệ Nhị Đế chế Pháp, và ông qua đời vào năm 1860, nên không thể nhìn thấy sự xụp đổ của Đệ nhị đế chế.

🛑 Lucca & Piombino

[sửa | sửa mã nguồn]

Élisa Bonaparte

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị nữ thân vương duy nhất của Lucca và Piombino; Người phụ nữ duy nhất được phong Nữ đại Công tước xứ Toscana
5 Franchi ÉlisaFélix - 1805
219 năm (2024)

1805-1808
AU
37.0 mm
7/2023
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
83.309
11.500,000
485,23$

ÉLISA BONAPARTE
Hoàng đế Napoleon I lập ra Thân vương quốc Lucca và Piombino vào năm 1805 từ việc sáp nhập Cộng hòa Lucca và Thân vương quốc Piombino, hoàng đế đã trao thân vương quốc cho em gái mình là Élisa Bonaparte cai trị và nó tồn tại đến năm 1814 thì được Đại hội Viên cho phục hồi về hiện trạng cũ, trong đó đảo Elba được tách ra khỏi Piombino để lập ra Thân vương quốc Elba và trao lại cho cựu hoàng Napoleon làm nơi lưu vong, phần lãnh thổ trên đất liền được trao cho Đại công quốc Toscana; Lucca được tái lập thành Công quốc Lucca và trao cho María Luisa Josefina, Vương hậu Etruria xem như bồi thường cho việc nhường lại Công quốc Parma cho Maria Ludovica của Áo, vợ của cựu hoàng Napoleon, bà sẽ được cai trị cho đến khi qua đời vào năm 1847 và trả lại Parma cho con trai của Maria Luisa là Carlo II xứ Parma, khi ấy thì Công quốc Lucca sẽ được sáp nhập vào Đại công quốc Toscana.
Élisa là em gái của Joseph Bonaparte, Napoleon BonaparteLucien Bonaparte, bà là chị gái của Louis Bonaparte, Pauline Bonaparte, Caroline BonaparteJérôme Bonaparte. Élisa là người em gái duy nhất mà Napoleon trao cho vương quyền cai trị một lãnh thổ. Bà là người rất mạnh mẽ nên đã thường xuyên chống lại ý kiến của anh trai mình là Hoàng đế Napoleon I.
Chồng của bà là Félix Baciocchi, một thiếu tướng trong quân đội Pháp, họ kết hôn vào năm 1797, sau khi Napoleon lên ngôi hoàng đế, ông được phong Thân vương nhưng mọi quyền cai trị đều nằm trong tay vợ, và vợ ông cũng không chung thuỷ, hay ngoại tình, nhưng ông đã cam chịu.
Ngày 19/03/1805, hai vợ chồng Élisa và Félix đã được phong Thân vương xứ Piombino, đến ngày 14/07/1805 được phong thêm tước vị Thân vương xứ Lucca. Ngày 31/03/1806, hoàng đế Napoleon cho sáp nhập thêm Công quốc Massa và Carrara vào thân vương quốc của bà. Ngày 03/03/1809, Élisa trở thành Nữ đại công tước xứ Toscana - Trước đó, vào năm 1807, Napoleon đã cho sáp nhập Vương quốc Etruria của Ludovico II (dưới quyền nhiếp chính của mẹ là María Luisa Josefina của Tây Ban Nha) vào Pháp, đến năm 1809 thì cho tách ra và tái lập Đại công quốc Toscana và trao vương quyền cho em gái mình. (Tuscany được Pháp sáp nhập từ năm 1807 đến năm 1814. Elisa Bonaparte được trao tặng danh hiệu danh dự là Nữ đại công tước xứ Tuscany, nhưng thực tế bà không cai trị khu vực này).
Sau khi Napoleon I thoái vị, Công quốc Massa và Carrara được Đại hội Viên phục hoàng lại cho Maria Beatrice d'Este xứ Massa, hậu duệ cuối cùng của Vương tộc Este. Cuộc hôn nhân của bà với Ferdinand Karl của Áo, họ đã khai sinh ra Nhà Áo-Este. Cháu nội của họ là Francis V xứ Modena qua đời năm 1875, mà không có hậu duệ nên tài sản và tước vị để lại cho người em họ là Franz Ferdinand của Áo, khiến ông này trở thành một trong những người giàu có nhất Đế chế Áo thời bấy giờ, với điều kiện ông phải thêm từ Este vào tên của mình. Năm 1889 ông này cũng thừa kế ngai vàng Đế chế Áo sau khi Rudolf, Thái tử Áo, con trai duy nhất của Hoàng đế Franz Joseph I tự vẫn. Sự kiện Franz Ferdinand bị ám sát tại Sarajevo đã khiến gây ra Thế chiến thứ nhất.
Ngày 13/3/1814, trong khi đang mang thai, Élisa phải chạy trốn khỏi Lucca, khi nó bị liên quân Anh-Áo dưới sự chỉ huy của Lãnh chúa Lãnh chúa William Bentinck đánh chiếm.

Bà qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo vào ngày 07/08/1820 ở tuổi 43, có thể bị nhiễm bệnh tại một địa điểm khai quật khảo cổ do bà tài trợ.

🛑 Đệ Nhị Đế chế Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Napoleon III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Hoàng đế duy nhất của Đệ Nhị Đế chế Pháp
5 franc Napoleon III - 1870 BB
154 năm (2024)

1861 - 1870
AU
37,0 mm
10/2022
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
2.022.004
1.160.000
49,79$

📕 ĐẾ CHẾ TÂY BAN NHA - BOURBON

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC BOURBON - TÂY BAN NHA
(1700 - Nay)
Hoàng tộc Bourbon-Tây Ban Nha là một chi nhánh của Nhà Bourbon Pháp và bản thân Bourbon Pháp lại là một nhánh thuộc Nhà Capet, được khởi tạo từ Hugues Capet vào năm 987, khi ông kế vị ngai vàng Pháp từ Louis V thuộc Nhà Caroling. Kể từ đó, Nhà Capet và các chi nhánh của nó là Valoi và Bourbon đã cai trị nhiều nhà nước ở châu Âu, đặc biệt là Vương quốc Pháp trong suốt lịch sử của nó.
Bourbon-Tây Ban Nha chính thức được lập ra vào năm 1700, khi Vương tôn Philipp, Công tước xứ Anjou, con trai thứ 2 của Louis Đại thái tử và là cháu nội của Vua Mặt trời Louis XIV của Pháp thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha thuộc Nhà Habsburg Tây Ban Nha sau cái chết của Vua Carlos II mà không để lại con cái thừa tự. Công tước xứ Anjou trở thành vua Tây Ban Nha theo quyền thừa kế của bà nội là María Teresa của Tây Ban Nha.
Vua Louis IV đã kết hôn với con gái cả của Felipe IV của Tây Ban NhaVương nữ María Teresa (bà nội của Công tước xứ Anjou), theo một trong những điều khoản của Hiệp ước Pyrenees năm 1659. Hiệp ước hôn nhân nêu rõ rằng Maria Theresa phải từ bỏ mọi yêu sách thừa kế đối với lãnh thổ Tây Ban Nha cho chính bà và tất cả con cháu của bà. Tuy nhiên, phía Pháp đã đưa ra điều kiện từ bỏ là phía Tây Ban Nha phải trả đầy đủ của hồi môn cho Pháp là 500.000 écu. Nhưng sau đó số tiền này không bao giờ được trả và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết phục người anh họ đầu tiên của mình là Carlos II của Tây Ban Nha để lại đế chế của mình cho Philip, Công tước xứ Anjou (sau này là Felipe V của Tây Ban Nha), cháu nội trai của Louis XIV và Maria Theresa.

Công tước xứ Anjou lên ngôi vua Tây Ban Nha vào ngày 6 tháng 11 năm 1700, lấy vương hiệu Felipe V của Tây Ban Nha. Ngay lập tức cuộc xung đột giành quyền kế vị đã xảy ra, và lịch sử gọi là Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, kéo dài từ năm 1701 đến năm 1714 giữa hai phe:

Khi Hoàng đế Joseph I qua đời vào năm 1711, Đại công tước Karl kế vị anh trai mình làm Hoàng đế La Mã Thần thánh. Vì sự hợp nhất giữa Tây Ban Nha và Áo không được chào đón như sự hợp nhất với Pháp, nên chính phủ Anh mới lập luận rằng việc tiếp tục cuộc chiến là vô nghĩa. Đến lúc này, chỉ có trợ cấp của Anh mới giữ được đồng minh của Habsburg trong cuộc chiến, và sự rút lui của Anh đã dẫn đến Hòa ước Utrecht năm 1713, tiếp theo là các Hiệp ước RastattBaden năm 1714. Theo như các điều khoảng được ký kết:

  • Đế chế Tây Ban Nha phải nhượng lại phần lớn lãnh thổ trên bán đảo Ý của mình cho Savoia và Áo, cùng với Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Chính điều này đã nâng Nhà Savoia lên hàng vương tộc khi họ nhận được quyền cai trị Vương quốc Sicilia (sau đổi để lấy Vương quốc Sardegna).
  • Người Anh đã tiếp nhận GibraltarMenorca, giành được các nhượng bộ thương mại lớn ở châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha. Cho đến tận ngày nay, Gibraltar vẫn là một lãnh thổ hải ngoại của Anh.
  • Đối với Cộng hòa Hà Lan, mặc dù đã đạt được Hiệp ước rào cản mà họ mong muốn từ lâu, cuộc chiến được coi là đánh dấu sự khởi đầu cho sự suy tàn của họ như một cường quốc châu Âu quan trọng.
  • Mặc dù Louis XIV đã thành công trong việc đưa cháu trai mình lên ngai vàng Tây Ban Nha, nhưng nước Pháp đã kiệt quệ về mặt tài chính.

Dòng chính của Bourbon-Tây Ban Nha hiện vẫn còn trị vì Tây Ban Nha cho đến tận ngày này và đã sản sinh cho ngai vàng Tây Ban Nha 11 vị quân chủ, gồm có: Felipe V (1700-1724 & 1724-1746); Luis I (1724); Fernando VI (1746-1759); Carlos III (1759-1788); Carlos IV (1788-1808); Fernando VII (1808 & 1813-1833); Isabel II (1833-1868); Alfonso XII (1874-1885); Alfonso XIII (1886-1931); Juan Carlos I (1975-2014) và Felipe VI (2014-Nay).

Dưới thời trị vì của Alfonso XIII, người Tây Ban Nha phải ký Hiệp ước Paris, hay còn gọi là Hòa ước Mỹ-Tây Ban Nha. Chính thức chấm dứt Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (25/4-12/8/1898) và theo đó người Tây Ban Nha đã mất đi Puerto Rico, Guam, Philippines và trả quyền độc lập cho Cuba, hiệp ước đã chấm dứt sự tồn tại của Đế chế Tây Ban Nha.

Người thừa kế ngai vàng của Tây Ban Nha hiện tại chính là Leonor de Borbón, Nữ thân vương xứ Asturias, cô sinh năm 2005 và là con gái trưởng của đương kim quốc vương Felipe VIVương hậu Letizia (bà là một thường dân). Họ chỉ có 2 người con gái, người còn lại là Vương nữ Sofía de Borbón, sinh năm 2007.


Nhà Bourbon cai trị Tây Ban Nha không liên tục và bị gián đoạn bởi một số thời kỳ, trong đó:

  • Lần gián đoạn thứ 3 diễn ra vào năm 1931, khi Alfonso XIII bị truất ngôi và thiết lập Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha, đây cũng là lần gián đoạn dài nhất, đến tận năm 1975 (44 năm), cháu nội của Alfonso XIII là Juan Carlos mới được phục vi và Borbon trị vì Tây Ban Nha đến tận ngày nay.
Dòng Bourbon-Parma
(1748-1859)

Chi nhánh này cai trị Công quốc Parma trên Bán đảo Ý, ngoài ra cũng từng một giai đoạn ngắn cai trị Vương quốc Etruria (1801-1807) và Công quốc Lucca (1815-1847). Hiện nay vương tộc này vẫn còn đang trị vì Đại công quốc Luxembourg (kể từ năm 1964). Người lập ra Vương tộc Borbone-ParmaVương tử Felipe, con trai thứ 2 của Vua Felipe V với người vợ thứ 2 của ông, Elisabetta Farnese.

  • Lúc đầu, Công quốc Parma được thừa kế bởi anh trai của Felipe là Vương tử Carlos theo quyền thừa kế của mẹ là Elisabetta Farnese, nữ thừa kế của Nhà Farnese (hậu duệ của Pier Luigi Farnese con trai của Giáo hoàng Phaolô III) với tước hiệu Carlo I xứ Parma. Nhưng năm 1734, ông đã dẫn quân chinh phục Vương quốc Napoli và Sicilia của Áo và trở thì quốc vương với vương hiệu Carlo VII của Napoli và Carlo III của Sicilia và Jerusalem. Người Áo công nhận quyền quân chủ của Carlos tại Napoli và Sicilia, đổi lại ông phải từ bỏ quyền thừa kế tại Đại công quốc ToscanaCông quốc Parma theo quyền của mẹ và hai lãnh thổ này đã thuộc về Áo.
  • Nhà Habsburg chỉ nắm giữ Parma đến năm 1748, theo Hiệp ước Aix-la-Chapelle, Áo đã nhường lại Công quốc Parma cho Bourbon Tây Ban Nha và quyền công tước cai trị sẽ thuộc về Vương tử Felipe và ông chính thức tạo ra dòng Bourbon-Parma kể từ đó.
  • Năm 1796, công quốc bị quân đội Pháp dưới quyền Napoleon Bonaparte chiếm đóng và sáp nhập vào Cộng hòa CisalpineVương quốc Ý. Năm 1801, Napoleon đã bồi thường cho người Nhà Bourbon-Parma Vương quốc Etruria (được lập ra từ lãnh thổ cũ của Đại công quốc Toscana của Nhà Habsburg-Lorraine). Năm 1807, một lần nữa họ bị Napoleon truất khỏi ngai vàng.
  • Sau khi Chiến tranh Napoleon kết thúc, Đại hội Viên đã trao cho Maria Ludovica của Áo (vợ của cựu hoàng Napoleon I) cai trị Công quốc Parma, đại hội bồi thường cho Bourbon-Parma Công quốc Lucca với điều kiện sau khi Maria Ludovica qua đời, Công quốc Parma sẽ được trao trả lại cho người Nhà Bourbon-Parma và điều này chỉ đến vào năm 1847.
Dòng Bourbon-Hai Sicilia
(1759-1861)

Dòng này cai trị 2 vương quốc Napoli và Sicilia sau đọc 2 vương quốc hợp nhất với tên gọi Vương quốc Hai Sicilia và họ tiếp tục cai trị đến năm 1861 thì bị lật đổ, lãnh thổ bị sáp nhập vào Vương quốc Ý của Nhà Savoia. Vương tộc Borbone-Hai Sicilie được lập ra bởi Vương tử Ferdinando, con trai thứ 3 của Vua Carlos IIIMaria Amalia của Ba Lan (vì thế ông là cháu nội của Vua Felipe V của Tây Ban Nha, em trai của Vua Carlos IV của Tây Ban Nha, gọi Filippo I xứ Parma - ông tổ của dòng Burbon-Parma là chú). Sau khi cha của ông là Carlo được thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha năm 1759, cha ông đã rời Napoli để về Madrid và để lại Ferdinando lúc đó mới 8 tuổi thừa kế cả 2 ngai vàng, cai trị thông qua một hội đồng nhiếp chính, đây là dấu mốc tạo ra Vương tộc Bourbon-Hai Sicilia.

  • Năm 1806, quân Pháp chiếm đóng Vương quốc Napoli và Hoàng đế Napoleon I đã đưa anh trai của mình là Joseph Bonaparte lên làm vua, gia đình hoàng gia đã chạy đến Vương quốc Sicilia và vẫn giữ được vương quốc này cho đến hết Chiến tranh Napoleon dưới sự hỗ trợ của Hải quân hoàng gia Anh. Năm 1808, Joseph được đưa lên làm vua Tây Ban Nha, ngai vàng Napoli được kế thừa bởi Joachim Muras, em rể của Napoleon. Đại hội Viên đã trao trả vương quốc Napoli lại cho Ferdinando và đến năm 1816 thì 2 vương quốc Napoli và Sicilia được hợp nhất trở thành Vương quốc Hai Siclia.
  • Năm 1860, Vua Vittorio Emanuele II đã quyết định xâm lược Lãnh địa Giáo hoàng và sau khi chiếm đóng Umbria và Marche, ông đã tiến vào Vương quốc Hai Sicilie. Quân đội của Garibaldi đã đánh bại những người theo chủ nghĩa bảo hoàng Neapolitan trong Trận Volturno, diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 1860. Francesco II và vợ đã chiến đấu ngoan cường cho đến 13 tháng 2 năm 1861, sau khi Gaeta bị thất thủ. Do đó, Vương quốc Hai Sicilia không còn tồn tại nữa, và lãnh thổ của nó được sáp nhập vào Vương quốc Sardinia (sớm đổi tên thành Vương quốc Ý), và Francesco II bị phế truất.
  • Tất cả hậu duệ trực hệ hiện nay của Nhà Borbon-Hai Sicilia đều đến từ Vương tử Alfonso, Bá tước xứ Caserta, em trai của Francesco II, vì vị vua này chỉ có 2 người con gái nhưng qua đời từ khi còn nhỏ.

🛑 Tây Ban Nha Tự do

[sửa | sửa mã nguồn]

Isabell II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị quân chủ thứ 7 của Nhà Bourbon Tây Ban Nha
20 Reales Isabel II - 1860
164 năm (tính từ 2024)

1856 - 1864
AU
37.0 mm
90% Ag
26,0 gr
Bạc ròng
(23,4 gr)
941.000
2.849.000
112,17$

ISABEL II
Isabel sinh ra tại Cung điện Hoàng gia Madrid năm 1830, là con gái cả của Vua Fernando VII của Tây Ban Nha, và người vợ thứ tư, cũng là cháu gái của ông, Maria Cristina của Hai Sicilie. Vương thái hậu Maria Christina trở thành nhiếp chính vào ngày 29 tháng 9 năm 1833, khi cô con gái 3 tuổi Isabel của bà được tuyên bố là nữ vương Tây Ban Nha sau cái chết của vua cha Fernando VII. Chính phủ này đã thuyết phục Cortes tuyên bố Isabel lúc đó 13 tuổi, đã đủ tuổi cai trị. Từ khi bà bắt đầu trị vì vào năm 1833 cho đến khi Margrethe II của Đan Mạch thoái vị vào năm 2024, tại bất kỳ thời điểm nào, đều có một nữ vương trị vì ở châu Âu'.
Isabel lên ngôi vì Fernando VII đã thuyết phục Cortes Generales giúp ông bãi bỏ luật Salic, do Nhà Bourbon sử dụng từ đầu thế kỷ XVIII, và tái lập luật kế vị cũ của Tây Ban Nha. Theo luật Salic thì nữ ko được kế vị, vì thế người đầu tiên lên ngôi sau cái chết của Fernando VII chính em trai của ông, Hoàng thân Carlos, Bá tước xứ Molina, Carlos đã chiến đấu trong 7 năm trong thời kỳ Isabel còn nhỏ để tranh chấp ngai vàng của bà (xem Chiến tranh Carlist lần thứ nhất). Những người ủng hộ Carlos và hậu duệ của ông được gọi là Carlists, và cuộc chiến giành quyền kế vị là chủ đề của một số cuộc chiến tranh Carlist vào thế kỷ XIX.
Dưới sự nhiếp chính của mẹ bà, Tây Ban Nha chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, thông qua Quy chế Hoàng gia năm 1834Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1837.

🛑 Tây Ban Nha Phục hưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Alfonso XII

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Alfonso XII
(1874 - 1885)
Vị vua thứ 8 của Nhà Bourbon Tây Ban Nha
5 Pesetas Alfonso XII_1st portrait - 1875 DEM
149 năm (tính từ 2024)

1875 - 1877
AU
37.0 mm
11/2022
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
8.641.000
1.000.000
42,92$

Alfonso XIII

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Alfonso XIII
(1886 - 1931)
Vị vua thứ 9 của Nhà Bourbon Tây Ban Nha
5 Pesetas Alfonso XIII_3rd portrait - 1899 DEM
125 năm (tính từ 2024)

1895 - 1899
MS
37.0 mm
7/2023
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
13.930.000
2.243.000
94,64$

ALFONSO XIII
Ngày 10/12/1898, Tây Ban Nha và Mỹ ký Hiệp ước Paris, hay còn gọi là Hòa ước Mỹ-Tây Ban Nha. Chính thức chấm dứt Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (25/4-12/8/1898). Theo đó, Tây Ban Nha từ bỏ mọi yêu sách về chủ quyền và trao quyền sở hữu cho Mỹ đối với các vùng lãnh thổ như: Puerto Rico, Guam, Philippines và trả quyền độc lập cho Cuba, trong đó số nợ của Cuba trước đó sẽ do Tây Ban Nha trả. Người Mỹ sẽ bồi thường cho Tây Ban Nha 20 triệu đô la. Hiệp ước đã đánh dấu dự kết thúc của Đế chế Tây Ban Nha. Nó có tác động văn hóa lớn ở Tây Ban Nha được gọi là "Thế hệ '98". Nó đánh dấu sự khởi đầu của Hoa Kỳ như một cường quốc thế giới.
Cha ông là Alfonso XII mất trước khi ông được sinh ra 6 tháng, vì thế, ông đã trở thành vua ngay sau khi ra đời, hay nói đúng hơn là ngay từ trong bụng mẹ. Mẹ ông là Maria Christina của Áo đã thực hiện quyền nhiếp chính cho đến khi ông 16 tuổi.
Alfonso XIII bị bệnh nặng trong Đại dịch cúm châu Á hay Cúm Nga (1889-1890), đây là đại dịch đầu tiên không chỉ lây lan qua một khu vực như Âu Á mà còn trên toàn thế giới. Sức khỏe của ông suy yếu vào khoảng ngày 10 tháng 1 năm 1890, và các bác sĩ báo cáo tình trạng của ông khi bệnh cúm tấn công hệ thần kinh khiến vị vua trẻ tuổi trở nên lười biếng. Cuối cùng ông đã hồi phục.

Trong chuyến thâm cấp nhà nước đến Vương quốc Anh, Alfonso đã gặp Victoria Eugenie của Battenberg, người gọi Edward VII là cậu ruột, vì mẹ của bà là Beatrice của Liên hiệp Anh, em gái ruột của Edward. Có nghĩa là Victoria Eugenie là cháu ngoại của Nữ hoàng Victoria.

Juan Carlos I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Juan Carlos I
(1975 - 2014)
Vị vua thứ 10 của Nhà Bourbon Tây Ban Nha

1992
MS
40.0 mm
92,5% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
(24,975 gr)
41.651
1.050.000
41,34$

🛑 Tân Tây Ban Nha

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Phó vương thứ 39 của Tân Tây Ban Nha
8 reales Felipe V - 1740 MF
284 năm (tính từ 2024)

1732 - 1747
AU
40.0 mm
91,7% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
(24,82319 gr)
11%
12.400.000
487,42$

Fernando VI

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Phó vương thứ 42 của Tân Tây Ban Nha
8 reales Fernando VI - 1757 MM
267 năm (tính từ 2024)

1747 - 1760
AU
39.0 mm
91,7% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
(24,82319 gr)
9%
5.000.000
214,59$

Carlos III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Phó vương thứ 44 của Tân Tây Ban Nha
8 reales Carlos III - 1763 MF
261 năm (tính từ 2024)

1760 - 1772
XF
39.0 mm
91,7% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
(24,82319 gr)
4%
5.500.000
219,78$

Phó vương thứ 46 của Tân Tây Ban Nha
8 reales Carlos III - 1778 FF
246 năm (tính từ 2024)

1772 - 1789
AU
40.0 mm
91,7% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
(24,82319 gr)
4%
3.200.000
137,34$

CARLOS III
Ông là con trai trưởng của Felipe V của Tây Ban Nha với người vợ thứ 2 Elisabeth Farnese, nếu tính cả các con của người vợ đầu thì ông là con trai thứ 5, vì thế từ ban đầu không hề có cơ hội thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha. Nên ông được mẹ ông thu xếp để thừa kế ngai vàng Đại công quốc Toscana và Công quốc Parma, sau được đưa lên ngai vàng Vương quốc Napoli và Sicilia ở Bán đảo Ý.
Khi sinh ra đời, Carlos xếp thứ 4 trên hàng kế vị ngai vàng Tây Ban Nha, sau 3 người anh cùng cha khác mẹ là Louis, Felipe và Fernando. Năm ông 3 tuổi (1719), người anh cùng cha khác mẹ là Felipe qua đời nên ông xếp thứ 3 trong dòng kế vị; Năm Carlos 8 tuổi (1724), người anh cả cùng cha khác mẹ là vua Luis I tại vị chỉ được 7 tháng thì đột ngột qua đời mà không để lại con cái, nên ông xếp thứ 2 trên dòng kế vị, chỉ sau người anh Fernando; Năm 1759, khi đang cai trị 2 vương quốc Napoli và Sicilia ở bán đảo Ý, ông được triệu về Tây Ban Nha để kế vị ngai vàng, vì người anh cùng cha khác mẹ của ông là vua Fernando VI đã qua đời mà không để lại người kế vị.

Ông trị vì Công quốc Parma từ năm 1731 - 1735 với tước hiệu Carlo I; ông cai trị Vương quốc Napoli với vương hiệu Carlo VI và Vương quốc Sicilia với vương hiệu Carlo IV trong 19 năm, từ năm 1734 - 1759. Sau cái chết của người anh cùng cha khác mẹ là vua Fernando VI, ông lên kế vị ngai vàng Tây Ban Nha từ năm 1759 cho đến lúc qua đời vào năm 1788.

Ông rời Bán đảo Ý để về kế vị ngai vàng Tây Ban Nha và để lại người con trai thứ 3 là Ferdinand trị vì Napoli và Sicilia, khai sinh ra Vương tộc Borbone-Hai Sicilie. Trong khi đó, em trai ông là Filippo trở thành Công tước xứ Parma và khai sinh ra Vương tộc Borbone-Parma. Con trai thứ 2 của ông kế vị ngai vàng Tây Ban Nha với Đế hiệu là Carlos IV. Con trai lớn nhất của ông là Felipe, Công tước xứ Calabria không được thừa kế bất cứ ngai vàng nào là vì ông ấy bị thiểu năng trí tuệ.
Ông là người thành lập ra Ngân hàng Tây Ban Nha vào năm 1782 và nó tồn tại cho đến nay như là một ngân hàng trung ương của Tây Ban Nha.
Carlos được xem là một vị vua tài năng và thành công nhất châu Âu nếu so với các nhà cai trị trong thế hệ của ông; Được xem là người đề xướng chủ nghĩa cai trị Chuyên chế khai sáng. Ông là người đã tạo ra quốc ca và quốc kỳ Tây Ban Nha. Năm 1770, Carlos III tuyên bố Marcha Real sẽ được sử dụng trong các nghi lễ chính thức. Quốc kỳ do ông đề xướng chính là quốc kỳ chính thức của Tây Ban Nha hiện tại với 2 sọc đỏ trên và dưới, một sọc vàng ở giữa có chiều rộng gấp đôi sọc đỏ, nằm trên sọc vàng hơi chếch về phía trái là huy hiệu của Castilla và León.

Louise Élisabeth xứ Orléans vương hậu của Tây Ban Nha với tư cách là vợ của Vua Luis I, bà bị Rối loạn nhân cách ranh giới nghiêm trọng, nhưng thời đó người ta không hiểu về bệnh này, nên người ta không thích tính cách và con người của Louise. Chồng bà mất vào năm 1724, khi đó mới 17 tuổi và chị tại vị được hơn 7 tháng. Bà mất năm 1742, sau chồng 18 năm, lúc đó bà 33 tuổi, họ không có con cái gì. Louise là con gái thứ 4 của Philippe II xứ Orléans, là nhiếp chính vươn cho vua Louis XV và là cháu nội của vua Louis XIII và gọi vua Louis XIV là bác ruột.

🛑 Phó vương Peru

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Phó vương thứ 55 của Tân Tây Ban Nha
8 reales Carlos IV - 1800
224 năm (2024)

1791 - 1808
AU
39.0 mm
5/2021
89,6% Ag
27,06 gr
Bạc ròng
24,24576 gr
4.207.000
3.000.000
129,59$

🛑 Río De La Plata

[sửa | sửa mã nguồn]

Fernando VII

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Hoàng đế Fernando VII
(1808 & 1813 - 1833)
Vị vua thứ 6 của Nhà Bourbon Tây Ban Nha
8 reales Fernando VII - 1823 PTSPJ
201 năm (tính từ 2024)

1808 - 1825
XF
38.5 mm
89,6% Ag
27,07 gr
Bạc ròng
24,25472 gr
16%
3.000.000
128,76$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

María Luisa Josefina của Tây Ban Nha vợ của Ludovico I của Etruria là em gái ruột của ông.

🛑 Tây Ban Nha Franco

[sửa | sửa mã nguồn]

Francisco Franco

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Quốc trưởng duy nhất của Tây Ban Nha Franco
100 Pesetas Francisco Franco - 1966

1966 - 1970
AU
34.0 mm
80,0% Ag
19,0 gr
Bạc ròng
15,2 gr
15.045.000
480.000
20,43$

📜 VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM

[sửa | sửa mã nguồn]

Rudravarman I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị vua cuối cùng của Phù Nam
1 Unit Phù Nam
1.500 năm (2024)
50 - 627
AU
30,0 mm
 ? Ag
10 gr
Bạc ròng
? gr
?
3.700.000
145,67$

📜 ĐẾ CHẾ ABBASID (ABBAS)

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Harun Al-Rashid

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Caliphate thứ 5 đến từ Nhà Abbas
1/2 Dirachm Tabaristan - (776 - 793)
1.238 năm (2024)

776 - 793
MS
24,0 mm
 ? Ag
1,99 gr
Bạc ròng
? gr
?
2.434.000
95,83$

📜 ĐẾ CHẾ SASAN - TÂN ĐẾ CHẾ BA TƯ

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Yazdegerd I (Dát-đây-gợt)

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hoàng đế thứ 14 của vương triều Sasan
1 Dirachm Yazdegerd I - (390-420)
1.625 năm (2024)

390-420
AU
29,0 mm
? Ag
4,08 gr
Bạc ròng
? gr
?
2.537.000
101,47$

YAZDEGERD I
  • Ông là con trai của Shapur III,, cháu nội của Shapur II và em trai của Bahram IV, ông trở thành hoàng đế Sansa sau khi anh trai của mình bị ám sát. Tên của ông trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "Do thần linh tạo ra". Yazdegerd I thừa hưởng một đế chế đã trải qua thời kỳ hỗn loạn; ba người tiền nhiệm trước của ông là Bahram IV, Shapur III và Ardashir II, đã bị giới quý tộc sát hại. Hầu hết giới quý tộc cao cấp đều thuộc về các gia đình quý tộc Parthia hùng mạnh (được gọi là wuzurgan) tập trung ở Cao nguyên Iran. Là xương sống của quân đội phong kiến ​​Sasanid, họ phần lớn là những người tự chủ.
  • Mặc dù ông thỉnh thoảng được gọi là "Kẻ tội đồ" trong các nguồn tài liệu bản địa, Yazdegerd có năng lực hơn những người tiền nhiệm trước đó của mình. Ông có mối quan hệ thân thiện với Đế chế Đông La Mã và được Hoàng đế Arcadius giao phó nhiệm vụ bảo vệ con trai của mình là Theodosius.
  • Yazdegerd I được biết đến với mối quan hệ hữu nghị với người Do Thái và người theo đạo Kitô giáo của Giáo hội phương Đông, điều mà ông đã thừa nhận vào năm 410. Vì lý do này, ông được người Do Thái và người theo Kitô giáo ca ngợi là Cyrus Đại đế mới (trị vì 550 – 530 trước Công nguyên, vua của Đế quốc Achaemenid Iran, vị hoàng đế đã giải phóng người Do Thái khỏi cảnh giam cầm ở Babylon).
  • Chính sách tôn giáo, hòa bình của hoàng đế không được giới quý tộc và giáo sĩ Hỏa giáo ưa chuộng, những người mà ông cố gắng kiềm chế quyền lực và ảnh hưởng. Điều này cuối cùng đã phản tác dụng, và Yazdegerd I đã gặp phải kết cục bị giết dưới tay giới quý tộc ở vùng đông bắc xa xôi. Sau đó, giới quý tộc tìm cách ngăn cản các con trai của Yazdegerd lên kế vị. Con trai cả của ông, Shapur IV, đã nhanh chóng bị giết chỉ sau 5 năm lên ngôi và được Khosrow thay thế. Một người con trai khác của Bahram V, đã vội vã đến kinh đô Ctesiphon của Sasan cùng với một đội quân Ả Rập và gây sức ép buộc giới quý tộc phải công nhận ông là shah.
  • Các nguồn tài liệu La Mã mô tả Yazdegerd I là một nhà cai trị thông minh, nhân từ và thân thiện. Được cho là người đọc nhiều, "ngay từ đầu" ông đã được biết đến với "tính cách cao thượng" và là người bảo vệ "người nghèo và người khốn khổ". Tuy nhiên, các nguồn tài liệu Ba Tư và Ả Rập gọi ông là "kẻ tội đồ" (bazehkar hoặc bezehgar) và "kẻ bị ruồng bỏ" (dabhr). Họ mô tả ông là một vị vua đã lạm dụng quyền lực của mình bằng cách đe dọa và đàn áp giới quý tộc và giáo sĩ Hỏa giáo. Quan điểm thù địch này đối với Yazdegerd là do thái độ ôn hòa của ông đối với người La Mã và sự khoan dung về mặt tôn giáo của ông đối với những người không theo Hỏa giáo (người theo Kitô giáo và người Do Thái) trong đế chế Sasan.
  • Danh hiệu Ramshahr (người gìn giữ hòa bình trong lãnh thổ của [ông]) được thêm vào danh hiệu "Vua của các vị vua của người Iran và những người không phải người Iran" truyền thống trên đồng tiền của Yazdegerd. Trong sử thi của người Ba Tư Trung cổ Ayadgar-i Zariran (Di chúc của Zarer), danh hiệu này được sử dụng bởi vị vua cuối cùng của người Kayani (Vishtaspa) và xuất hiện trong Denkard của người Zoroastri vào thế kỷ thứ X. Sự quan tâm của người Sasanid đối với hệ tư tưởng và lịch sử của người Kayani vẫn tiếp tục cho đến khi đế chế kết thúc.
  • Yazdegerd I mất năm 420. Theo sử gia người Armenia thế kỷ thứ V là Movses Khorenatsi, nguyên nhân cái chết của ông là do bệnh tật.[1] Tuy nhiên, theo một truyền thuyết phổ biến cũ được Ferdowsi đề cập trong Shahnameh, ông đã bị một con ngựa trắng bất ngờ xuất hiện từ Chishmih-i Su hoặc Chishmih-i Sabz (suối xanh) gần thành phố Tus ở tỉnh Abarshahr phía đông đá đến chết. Người ta nói rằng con ngựa đột nhiên biến mất sau đó. Nhà phương Đông học người Đức Theodor Nöldeke suy đoán rằng "Ferdowsi đã ghép truyền thống này vào truyền thống của quê hương mình, Tus, một cách vụng về", và vụ giết người có thể đã xảy ra ở Gurgan; truyền thuyết này có từ trước tác phẩm của Ferdowsi. Cho dù Yazdegerd qua đời ở Tus hay Gurgan, thì truyền thuyết này có lẽ là do giới quý tộc Parthia bịa ra, những người đã giết Yazdegerd I ở vùng đông bắc xa xôi (quê hương truyền thống của người Parthia và là một phần lãnh địa của ba gia tộc Parthia hùng mạnh, bao gồm cả Kanarangiyan, có trụ sở tại vùng Tus).
  • Giới quý tộc và giáo sĩ, những người khinh thường Yazdegerd I, giờ đây cố gắng tước bỏ quyền kế vị của các con trai ông. Có ba người được biết đến: Shapur, Bahram và Narseh. Shapur (vua-thống đốc của Armenia) vội vã đến Ctesiphon và lên ngôi với đế hiệu Shapur IV, nhưng đã bị các cận thần phản bội và giết chết. Giới quý tộc sau đó đã đưa con trai của Bahram IV là Khosrow, lên ngôi. Bahram, người lớn lên trong triều đình Lakhmid của al-Hira, đã đến Ctesiphon cùng với một đội quân Ả Rập và gây sức ép buộc giới quý tộc công nhận ông là Shah với đế hiệu Bahram V. Em trai của ông, Narseh, được bổ nhiệm làm thống đốc Abarshahr. Ông chế vì bị ám sát, giống trường hợp của Carlos I của Bồ Đào Nha.

🛑 Khosrau II (Khốt-rau)

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hoàng đế Khosrau II
(590 & 591 - 628
Hoàng đế thứ 27 của vương triều Sasan
1 Dirachm Khosrau II - 620
1.404 năm (2024)

620
AU
? mm
? Ag
4,19 gr
Bạc ròng
? gr
?
2.530.000
100,00$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 ĐẾ CHẾ BỒ ĐÀO NHA - BRAGANZA

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC BRAGANCA
(1640 - 1910)

Nhà Bragança (B-ra-gan-sà) được lập ra bởi Afonso I xứ Bragança, ông là con trai ngoài giá thú của Vua João I, vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha đến từ Nhà Aviz (E-vịt). Bản thân cha ông cũng là con ngoài giá thú của Vua Pedro I của Bồ Đào Nha (vua cuối cùng của Nhà Borgonna Bồ Đào Nha). Có lẽ vì từng là con ngoài giá thú nên vua João rất đồng cảm, điều này dẫn đến việc ông nuôi dạy và chăm sóc Afonso rất kỹ, ông trao cho Afonso danh hiệu Bá tước xứ Barcelos và thu xếp cuộc hôn nhân với nữ thừa kế Beatriz Pereira de Alvim, con gái duy nhất của người bạn thân là Thống chế Nuno Álvares Pereira (Được Giáo hoàng Biển Đức XV phong chân phước năm 1918 và Giáo hoàng Biển Đức XVI phong thánh năm 2009 - Thánh Condestável hay Thánh Nuno xứ Saint Mary). Năm 1442, anh trai cùng cha khác mẹ của Afonso là Công tước Pedro xứ Coimbra lúc này đang giữ chức nhiếp chính cho Vua Afonso V, đã nhân danh nhà vua ban cho ông tước hiệu Công tước xứ Bragança và đây là dấu mốc mở ra triều đại Bragança.

  • Con cháu của Afonso I rất tài năng và quyền lực trong giới quý tộc Bồ Đào Nha đương thời. Đến đời công tước thứ ba là Fernando II xứ Braganza, Nhà Braganza chắc chắn là một trong những gia tộc quý tộc vĩ đại nhất của Bồ Đào Nha và Bán đảo Iberia nói chung. Fernando II tiếp tục di sản của tổ tiên và được nhận thêm tước phong Công tước xứ Guimarães. Tuy nhiên, Vua João II của Bồ Đào Nha với kế hoạch kiềm chế giới quý tộc để củng cố quyền lực hoàng gia đã khéo tội phản quốc cho Fernando II và xử tử ông vào năm 1483. Tài sản bị tịch thu, con cháu bị lưu đày đến Vương quốc Castilla.
  • Do những bất hạnh của cha mình, những đứa con của Fernando II, từ cuộc hôn nhân của ông với Isabel xứ Viseu, con gái của Fernando, Công tước xứ Viseu và Beja, ban đầu đã có một tuổi thơ đầy biến động; nhưng người kế vị của João II là Vua Manuel I của Bồ Đào Nha, người trước đây cũng là Công tước xứ Beja, đã chọn tha thứ cho người Nhà Bragança và trả lại cho họ tất cả tài sản để đổi lấy lòng trung thành của họ. Người con trai và người kế vị lớn tuổi nhất còn sống của Fernando II là Jaime I xứ Bragança, đã trở về Bồ Đào Nha và tái lập vị trí của mình tại Vila Viçosa, nơi trước đây là trụ sở của Công tước.
Sau cái chết của Henrique I của Bồ Đào Nha (ông là một hồng y Công giáo nên không lập gia đình; bản thân Giáo hoàng Grêgôriô XIII không muốn xung đột với vua Felipe II của Tây Ban Nha nên cũng không ban cho nhà vua quyền được kết hôn) không để lại người kế vị dẫn đến sự tuyệt tự của Nhà Avis, Chiến tranh Kế vị Bồ Đào Nha diễn ra vào năm 1580. Ngai vàng bị rơi vào tay của Vua Felipe II của Tây Ban Nha thuộc Nhà Habsburg, ông cai trị Bồ Đào Nha trong một liên minh cá nhân với vương hiệu Felipe I, Liên minh Iberia ra đời và kéo dài trong 60 năm (1580-1640). Để hoà giải và tạo đồng minh với Nhà Braganza, vua Felipe đã trao cho vị Công tước đời thứ 6 là João I xứ Braganza rất nhiều quyền lợi và đất đai. Công tước thứ 7 là Teodósio II xứ Braganza đã thề trung thành với Vương triều Philippines và thậm chí còn bảo vệ Lisbon khỏi những người phục hoàng Bồ Đào Nha. Sự ủng hộ và phục vụ của Công tước đối với Vương triều Philippines đã giúp Nhà Braganza giành được nhiều đất đai và danh hiệu hơn, và đến năm 1640, Gia tộc đã tập hợp được khoảng 80.000 chư hầu, cùng với nhiều nhà thờ, giáo đoàn và tổ chức dưới sự bảo trợ của mình.

Đời công tước thứ 8 và João II đã phát động Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha, lất đổ vương quyền của Nhà Habsburg ở Bồ Đào Nha, ông được tôn lên ngôi vua với vương hiệu João IV của Bồ Đào Nha, do đó đưa Gia tộc này trở thành triều đại cai trị của Bồ Đào Nha kể từ năm 1640. Nếu tính từ khi Afonso I được phong Công tước xứ Braganza vào năm 1442, lập ra Nhà Braganza thì gia tộc này chỉ mất 198 năm để trở thành một vương tộc cai trị Bồ Đào Nha.

  • Theo các sử gia của triều đình, Công tước João II là một người đàn ông khiêm tốn và không có tham vọng đặc biệt nào đối với ngai vàng. Theo truyền thuyết, vợ ông, Dona Luisa de Guzmán, con gái của công tước xứ Medina-Sidonia, đã thúc giục ông chấp nhận lời đề nghị của giới quý tộc Bồ Đào Nha nổi dậy chống lại vương quyền Nhà Habsburg, bà nói rằng "Tôi thà làm vương hậu một ngày còn hơn làm công tước phu nhân cả đời". Ông chấp nhận lãnh đạo cuộc nổi loạn, cuộc nổi loạn đã thành công và ông được tôn lên ngai vàng Bồ Đào Nha với vươn hiệu João IV của Bồ Đào Nha vào ngày 1 tháng 12 năm 1640.
Nhà Bragança cai trị Bồ Đào Nha trong 270 năm (1640-1910), đã sản sinh ra 15 vị quân chủ cho Bồ Đào Nha4 quân chủ cho Brasil, rất nhiều vương hậu cho các quân chủ châu Âu khác nhau, chẳng hạn như Catarina Henriqueta của Bồ Đào Nha (vợ của Charles II của Anh, người đã giới thiệu trà sang Anh) và Maria Isabel của Bragança (vợ của Fernando VII của Tây Ban Nha, người thành lập Bảo tàng El Prado), cũng như các ứng cử viên cho ngai vàng của Ba Lan và Hy Lạp như: Manuel, Bá tước xứ OurémPedro, Công tước của Bragança, và nhiều nhân vật đáng chú ý khác trong lịch sử của châu Âuchâu Mỹ. Người Nhà Bragança bị phế truất khỏi ngai vàng ở châu Âu và châu Mỹ vào đầu thế kỷ XIX - XX, khi Hoàng đế Pedro II bị phế truất ở Brazil năm 1889 và Vua Manuel II bị phế truất ở Bồ Đào Nha vào năm 1910.

Sau triều đại của Vua João VI, Vương tộc Bragança được chia thành ba nhánh chính, gồm:

  • Nhánh Miguelist, được tạo ra bởi Miguel I của Bồ Đào Nha, con trai út của João VI và em trai của Pedro I. Sau khi thất bại trong việc tranh quyền kế vị ngai vàng Bồ Đào Nha với cháu gái là Maria II thì ông và gia đình phải sống lưu vong ở Đức. Sau khi Nhánh Hiến pháp tuyệt tự dòng nam, quyền dòng trưởng của Braganza thuộc về Duarte Nuno, Công tước xứ Bragança, hậu duệ của Miguel I. Yêu sách đối với ngai vàng Bồ Đào Nha được chuyển cho con trai của Duarte Nuno là Duarte Pio, Công tước xứ Bragança, người hiện được công nhận nhiều nhất đối với ngai vàng của Bồ Đào Nha.
Triều đại Bragança-Saxe-Coburgo-Gota
1853 - 1910
Con trai trưởng của Thân vương Ferdinand xứ Sachsen-Coburg Gotha-KoháryThân vương nữ Mária Antónia Koháry người thừa kế của Nhà Koháry giàu có là Thân vương Ferdinand August trở thành chồng thứ 2 của Nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha, sau khi sinh được người thừa kế thì Ferdinand August chiếu theo Luật Jure uxoris ông được tôn lên làm vua đồng cai trị với vợ, lấy vương hiệu Fernando II vào năm 1837, nâng nhà Sachsen-Coburg và Gotha-Koháry lên hàng vương tộc, dù các vua của Bồ Đào Nha vẫn gọi triều đại của mình là Bragança.

Bốn vị vua cuối cùng của Vương quốc Bồ Đào Nha đều đến từ vương tộc này: Pedro V (1853-1861); Luís I (1861-1889); Carlos I (1889-1908) và Manuel II (1908-1910). Sau cái chết của cựu vương Manuel II năm 1932, vương tộc tuyệt tự dòng nam.

🛑 Vương quốc Bồ Đào Nha

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Carlos I
(1889 - 1909)
Vị quân chủ thứ 33 của Bồ Đào Nha, thứ 14 đến từ Nhà Braganza và thứ 3 cũng như áp chót của Braganza-Saxe-Coburg và Gotha
1.000 reis Carlos I_Kỷ niệm 400 năm - Khám phá Ấn Độ (1498-1898)
126 năm (tính đến 2024)

1898
AU
37,0 mm
91,67% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,9175 gr)
300.000
2.210.000
87,00$

  • Ông qua đời vì bị ám sát, giống trường hợp của Hoàng đế Yazdegerd I của Đế chế Sasan.
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Manuel II
(1908 - 1910)
Vị quân chủ thứ 34 của Bồ Đào Nha, thứ 15 đến từ Nhà Braganza và thứ 4 cũng như cuối cùng của Nhà Braganza-Saxe-Coburg và Gotha
1.000 reis Manuel II_Kỷ niệm 100 năm Chiến tranh Bán đảo - 1910
114 năm (tính đến 2024)

1910
MS
37,0 mm
5/2022
83,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(20,88 gr)
200.000
3.500.000
153,51$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

🛑 Thuộc địa Brasil

[sửa | sửa mã nguồn]

Maria I và João VI

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Nữ vương Maria I
(1777 - 1816)
Vị quân chủ thứ 6 của Bồ Đào Nha thuộc Nhà Braganza
Vị quân chủ thứ 7 của Bồ Đào Nha thuộc Nhà Braganza
960 Réi Nhiếp chính vương João VI - 1812B
207 năm (tính đến 2024)

1810 - 1818
AU-55

40.6 mm
89,6% Ag
26,89 gr
Bạc ròng
(24,09344 gr)
352.306
7.992.000
317,14$

JOÃO VI
  • Xu bạc 960 rei loại này thường được đúc trên đồng 8 reales của Tây Ban Nha thuộc địa. (Người Anh kiểm soát các mỏ bạc; Brazil phải sử dụng tiền xu nước ngoài để đúc dập lên). Nếu có thể xác định được loại tiền được đúc dập lên là tiền gì thì đồng tiền này sẽ có giá trị sưu tầm cao hơn đáng kể. Theo luật pháp Hoa Kỳ thời đó, đồng 960 rei của Brasil không phải là tiền tệ hợp pháp trừ khi có thể nhìn thấy loại tiền 8 reales của Tây Ban Nha mà nó đúc dập lên.

Ông là con trai thứ 2 trong 3 người con của Vương nữ Maria I của Bồ Đào Nha (1777-1816) và Pedro (1777-1786)- Cha mẹ của João là chú cháu ruột. Con trai trưởng của ông là Pedro I của Brasil cùng từng thu xếp một cuộc hôn nhân giữa con gái mình là Maria II của Bồ Đào Nha với chính em ruột của mình là Miguel để tránh trường hợp chú cướp ngôi của cháu, nhưng không thành. Cuối cùng Pedro phải trở về Bồ Đào Nha để giành lại ngai vàng cho con gái từ tay của em trai Miguel.
Cha của João trở thành vua Bồ Đào Nha theo luật Jure uxoris. Cha ông mất vào năm 1786, kể từ đó mẹ ông trị vì một mình cho đến khi qua đời vào năm 1816. Tuy nhiên, từ năm 1792 đến 1816, João trở thành Nhiếp chính vương trị vì Đế chế Bồ Đào Nha, vì mẹ ông bị vấn đề về tâm thân nên mất khả năng điều hành chính sự. Anh trai trưởng của ông là José, Thân vương xứ Brasil, Công tước xứ Braganza là người thừa kế ngai vàng cho đến năm 1788, sau khi người anh này qua đời vì bệnh đậu mùa thì João trở thành người thừa kế chính thức, lúc đó ông 21 tuổi.
Ông trở thành nhiếp chính vương Bồ Đào Nha ngay thời điểm Napoleon Bonaparte thực hiện đảo chính và trở thành Đệ nhất Tổng tài. Lúc đầu ông liên minh với Anh và Tây Ban Nha để chống Pháp, sau đó phải giả bộ hòa thuận với Pháp, việc ông đứng giữa Anh - Pháp đã khiến cho Bồ Đào Nha có thể xảy ra chiến tranh với cả 2 cường quốc này. Tháng 10 năm 1807, sau khi có tin quân Pháp đang tiến về phía Lisbon, người Anh đã cử 1 hạm đội gồm 7 nghìn người đến, họ được trao một mệnh lệnh kép: hộ tống hoàng gia Bồ Đào Nha đến Brasil hoặc, nếu Bồ Đào Nha đầu hàng Pháp, thì hạm đội sẽ tấn công và đánh chiếm kinh đô Lisbon. Cuối cùng, João đã lên tàu vượt Đại Tây Dương đến lưu trú ở thuộc địa Brasil. Ông và gia đình hoàng gia đã sống ở Brasil trong 13 năm, dù Napoleon đã bại trận và Bồ Đào Nha được Đại hội Viên tái lập ông cũng không trở về Bồ Đào Nha cho đến khi ông bị Quốc hội và giới chịnh trị nước này đặt vào thế ép phải về vào năm 1822.

Việc João cùng gia quyết rời bỏ Bồ Đào Nha để vượt Đại Tây Dương sang Brasil được xem là một quyết định thiếu thận trọng vào thời điểm đó, ông cùng với 2 con trai đi trên một chiến thuyền, nếu có gì xảy ra thì vương tộc sẽ tuyệt tự dòng nam. Theo số liệu thế kỷ XIX, người ta ước tính có đến 30.000 người lên thuyền sang Nam Mỹ với gia đình hoàng gia, nhưng trên thực tế sức chứa tối đa của hạm đội Anh hộ tóng chỉ có thể chở theo 15.000 người, bao gồm cả thuỷ thủ đoàn. Số lượng khả thi nhất là khoảng 4-7 nghìn người, cộng với thuỷ thủ đoàn. Đoàn thuyền của nhiếp chính vương đến Salvador, Bahia rồi sau đó mới đến Rio de Janeiro và định đô ở đây.

Việc ông và hoàng gia Bồ Đào Nha định cư ở Brasil được xem là khởi đầu của một đất nước Brasil hiện đại. Năm 1815, sau khi Napoleon được đánh bại ở châu Âu, Đại hội Viên được tiến hành. Đại sứ Bồ Đào Nha tại Đại hội là Bá tước xứ Palmela, đã khuyên nhiếp chính vương ở lại Brasil, giống như lời khuyên của Hoàng thân Talleyrand dành cho ông, để củng cố mối quan hệ giữa thủ đô và thuộc địa, bao gồm cả đề xuất nâng Brasil lên thành một vương quốc thống nhất với Bồ Đào Nha. Đại diện Anh tại Đại hội cũng đã ủng hộ ý tưởng này, dẫn đến việc thành lập Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarve vào ngày 16 tháng 12 năm 1815, một thể chế pháp lý được các quốc gia khác nhanh chóng công nhận.
Vợ ông là Carlota Joaquina của Tây Ban Nha là một người phụ nữ mưu mô và luôn cố gắng tiếm quyền lực và làm lợi cho quê hương mình là Tây Ban Nha. Bà đã từng nhiều lần muốn lật đổ chồng mình, xúi giục con trai út của mình là Miguel làm loạn để phế tuất cha, nhưng mọi kế hoạch đều bất thành. Bà mất sau chồng mình 3 năm, vào năm 1830.
Khi sống ở Bồ Đào Nha, João hay sầu muộn và có nhiều nỗi sợ, ông cũng ít vận động. Nhưng khi đến lưu vong ở Brasil, trong môi trường bấp bênh và giản dị của Rio, thói quen cá nhân của Nhà vua rất đơn giản. Trái ngược với sự cô lập tương đối của mình ở Bồ Đào Nha, ông trở nên năng động hơn về mặt cá nhân và quan tâm đến thiên nhiên. Ông đi săn và ngủ vui vẻ trong lều hoặc dưới gốc cây. Ông thích vùng nông thôn, mặc dù có rất nhiều muỗi và các loài gây hại khác và cái nóng thiêu đốt của vùng nhiệt đới mà phần lớn người Bồ Đào Nha và những người nước ngoài khác ghét cay ghét đắng.
Những gì ông thực hiện ở Brasil: Theo họa sĩ Henry L’Evêque, "Nhiếp chính vương, cùng với một Bộ trưởng Ngoại giao, một Thị thần và một số viên chức trong gia đình, đã tiếp nhận tất cả các đơn thỉnh cầu được trình lên ông; lắng nghe chăm chú tất cả các khiếu nại, tất cả các yêu cầu của những người nộp đơn; an ủi một người, khuyến khích những người khác.... Sự thô tục trong cách cư xử, sự thân mật trong lời nói, sự khăng khăng của một số người, sự rườm rà của những người khác, không điều gì trong số này làm ông chán. Ông dường như quên rằng mình là chủ nhân của họ, và chỉ nhớ rằng mình là cha của họ". Oliveira Lim đã viết rằng ông "không bao giờ nhầm lẫn khuôn mặt hay lời cầu xin, và những người nộp đơn ngạc nhiên về việc ông biết rõ cuộc sống của họ, gia đình họ, thậm chí cả những sự cố nhỏ đã xảy ra trong quá khứ và họ không thể tin rằng đã được Nhà vua chú ý đến".
Bất chấp việc trở thành một nhà cai trị trong thời kỳ biến động, João VI đã để lại dấu ấn lâu dài, đặc biệt là ở Brasil, nơi ông đã giúp tạo ra nhiều tổ chức và dịch vụ đặt nền móng cho quyền tự chủ quốc gia, và nhiều nhà sử học coi ông là người khởi đầu để tạo dựng ra một nhà nước Brasil hiện đại. Những người cùng thời với João coi ông là một vị vua tốt bụng và nhân từ, mặc dù các thế hệ sau của người Bồ Đào Nha và Brasil đã biến ông thành chủ đề của những bức biếm họa thường xuyên. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, danh tiếng của ông đã được khôi phục như một vị vua thông minh, người có thể cân bằng nhiều lợi ích cạnh tranh.
Vào những năm 1990, một nhóm điều tra viên đã khai quật chiếc bình gốm Trung Quốc chứa ruột của João. Các mảnh tim của ông đã được ngâm nước trở lại và tiến hành phân tích, phát hiện ra một lượng thạch tín đủ để giết chết hai người, xác nhận nghi ngờ lâu nay về vụ ám sát bằng thuốc độc.
Trước khi chết ở Saint Helena, kẻ thù mạnh nhất của João là Cựu hoàng đế Napoleon I, đã nói về ông thế này: "Ông ấy là người duy nhất lừa dối tôi". Vì ông giả vờ phục tùng Pháp, đến mức đề nghị với Vua George III của Anh tuyên bố tình trạng chiến tranh giả giữa hai nước, nhưng ông không tuân theo chỉ thị của Napoleon về Hệ thống phong tỏa Lục địa của Napoleon (một cuộc phong tỏa chống lại Vương quốc Anh).
Maria Theresa của Bồ Đào Nha là con gái thứ 3 của Miguel I của Bồ Đào Nha, vì thế bà gọi Vua João VI là ông nội. Maria Theresa kết hôn với Karl Ludwig của Áo, em trai của 2 hoàng đế Franz Joseph I của ÁoMaximilian I của Mexico. Đại công tước Franz Ferdinand của Áo, người bị ám sát tại Sarajevo năm 1814 đã châm ngòi cho Thế chiến thứ nhất chính là con trai của họ. Cháu nội của cặp đôi này là Karl I của Áo. Hậu duệ trực hệ của Vương tộc Habsburg-Lothringen hiện này đều là hậu duệ của họ.

Vương nữ Ana de Jesus Maria là con gái út của João, khi bà được 1 tuổi thì đã cùng cha mẹ chạy đến Brasil, vì thế mà lớn lên ở Nam Mỹ, đến năm 14 tuổi bà mới trở về Bồ Đà Nha. Không giống như cuộc hôn nhân của các chị gái, Ana de Jesus kết hôn không vì mục đích chính trị. Vương nữ Ana de Jesus Maria chính là Vương nữ Bồ Đào Nha đầu tiên kết hôn với người không có xuất thân hoàng tộc hay vương thất, và thậm chí Ana còn kết hôn khi đang mang thai. Chồng của bà là Hầu tước thứ 2 xứ Loulé, sau giữ ghế thủ tướng Bồ Đào Nha trong nhiều giai đoạn. Dù rằng Gia tộc Loulé là hậu duệ ngoài giá thú của Vương thất Bồ Đào Nha, nhưng cuộc hôn nhân đã bị phản đối và thậm chí còn bị phe bảo thủ của triều đình coi là một vụ bê bối làm mất uy tín của Vương thất.

📕 ĐẾ CHẾ BRASIL

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC BRAGANZA - BRASIL

Hoàng tộc Braganza-Brasil là nhánh trưởng nam của Vương tộc Braganza, được chính thức tạo ra bởi Nhiếp chính vương Pedro, Công tước xứ Braganza khi ông này tuyên bố nền độc lập của Brasil và tuyên bố mình là hoàng đế của nó, đưa địa vị của Brasil từ vương quốc lên thành đế chế vào năm 1822.

  • Ngày 20 tháng 3 năm 1816, sau cái chết của mẹ là Maria I, Nhiếp chính vương João lên kế vị ngai vàng Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarve với vương hiệu João VI, lúc này ông và gia đình hoàng gia vẫn ở Brasil (kể từ năm 1810). Năm 1921, vì áp lực từ giới chính trị Bồ Đào Nha, nhà vua và triều đình phải rời Rio Janeiro để trở về Lisbon, thiết lập lại vương quyền của Nhà Braganza tại mẫu quốc, chứ không cai trị Đế chế Bồ Đào Nha từ cựu thuộc địa Brasil.
  • Theo sắc lệnh ban hành ngày 22 tháng 4 năm 1821 trước khi rời Brasil để về Bồ Đào Nha, Vua João VI đã bổ nhiệm người con trưởng là Pedro, Công tước xứ Braganza làm nhiếp chính vương Brasil. Bản thân Pedro là người sẽ thừa kế ngai vàng của Vương quốc Liên hiệp, nên địa vị của Brasil đã được củng cố hơn nữa.
  • Vào ngày 7 tháng 9 năm 1822, Nhiếp chính vương Pedro tuyên bố Vương quốc Brasil tách ra khỏi Vương quốc Liên hiệp với Bồ Đào Nha và trở nên độc lập. Ngày 12 tháng 10 năm 1822, Pedro xưng đế với hiệu Pedro I của Brasil, đưa Vương quốc Brasil thành Đế quốc Brasil. Đây cũng là dấu mốc khai sinh ra Hoàng tộc Braganza-Brasil và nó được xem là nhánh trưởng của Nhà Braganza.

Tuy nhiên, nền độc lập của Đế chế Brasil chỉ được công nhận thông qua Hiệp ước Rio de Janeiro, năm 1825.

  • Gia tộc Rothschild đã trực tiếp tham gia vào quá trình giành độc lập của Brasil khỏi Bồ Đào Nha. Theo một thỏa thuận, chính phủ Đế chế Brasil phải trả khoản bồi thường 2 triệu bảng Anh cho Vương quốc Bồ Đào Nha để họ chấp nhận nền độc lập của Brasil. N M Rothschild & Sons là công ty nổi trội trong việc huy động vốn này cho chính phủ của Đế chế Brasil mới thành lập trên thị trường London. Năm 1825, Nathan Rothschild đã huy động được 2.000.000 bảng Anh, và thực sự có thể đã tham gia một cách kín đáo vào đợt vay trước đó đã huy động được 1.000.000 bảng Anh vào năm 1824. Một phần số tiền phải trả để Bồ Đào Nha công nhận nền độc lập của Brasil, được đảm bảo vào năm 1825, là Brasil sẽ tiếp quản việc trả nợ gốc và lãi cho khoản vay 1.500.000 bảng Anh mà N M Rothschild & Sons đã trả cho chính phủ Bồ Đào Nha vào năm 1823. Một lá thư từ Samuel Phillips & Co. vào năm 1824 cho thấy sự tham gia chặt chẽ của gia tộc Rothschild trong sự kiện này.
  • Theo một trong những điều khoản của Hiệp ước Rio de Janeiro, Vua João VI của Bồ Đào Nha, được trao danh hiệu cá nhân là Hoàng đế của Brasil, do đó vẫn là quân chủ của Brasil về danh nghĩa, cho đến khi ông qua đời vào năm 1826.

Sau cái chết của vua cha João VI, Pedro I của Brasil vào năm 1826, với tư cách là con trưởng đã kế vị ngai vàng Vương quốc Bồ Đào Nha với vương hiệu Pedro IV. Nhưng vì nhận thấy không thể thống nhất 2 ngai vàng Brasil và Bồ Đào Nha nên chỉ sau 53 ngày, ông quyết định thoái vị khỏi ngai vàng Bồ Đào Nha và nhường ngôi lại cho con gái trưởng của mình là Hoàng nữ Maria, bà lên ngôi với vương hiệu Maria II của Bồ Đào Nha, nhưng em trai của Pedro I là Vương tử Miguel đã cướp ngôi của con gái ông và lên ngôi vào năm 1828 với vương hiệu Miguel I.
Năm 1831, Pedro I tuyên bố thoái vị khỏi ngai vàng Đế chế Brasil để nhường ngôi lại cho người con trai trưởng mới 5 tuổi của mình là Pedro II của Brasil, ông cùng gia đình và con gái Maria trở về châu Âu để cùng phe ủng hộ mình chống lại người em là Miguel I để giành lại ngai vàng Bồ Đào Nha cho con gái. Cuộc đấu tranh thành công, con gái ông lên ngôi lần 2 vào ngày 26 tháng 5 năm 1834 và tất cả 4 vị quân chủ còn lại của Bồ Đào Nha đều là hậu duệ của bà. Chỉ vài tháng sau khi con gái giành lại được ngai vàng, Pedro I qua đời vì bệnh lao vào ngày 24 tháng 9 năm 1834.

Người kế vị Pedro I là Pedro II của Brasil (được mệnh danh là Người cao thương), ông trở thành một vị hoàng đế rất tốt, được hậu thế xem là một trong những người có ảnh hưởng nhất mọi thời đại trong lịch sử Brasil. Ông cũng là một hoàng đế thông thái và yêu khoa học bậc nhất trong lịch sử thế giới. Ông đã đưa Brasil thành một cường quốc ở Nam Mỹ, nhưng 2 người con trai của ông mất sớm khiến cho ông không còn thiết tha với ngai vàng, dù ông có quyền nhường ngôi cho những người con gái còn sống của ông, trong đó con trưởng là Hoàng nữ Isabel.

  • Ngày 15 tháng 11 năm 1889, ông bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính của những người cộng hoà, thật ra thì Pedro II tự nguyện rời bỏ ngai vàng để Brasil tránh khỏi việc nội chiến, ông cùng gia đình đã rời Brasil trở về châu Âu và sống lưu vong ở đó cho đến khi ông qua đời vào năm 1891. Các nhà phân tích xem cuộc đảo chính lật đổ Pedro II là một sự kiện bất thường, vì người dân rất yêu thương hoàng đế, rất ít người ủng hộ cuộc đảo chính và nền cộng hoà.
  • Di hài của Pedro I, cũng như của vợ ông, đã được trở về Brasil vào năm 1921, kịp thời kỷ niệm 100 năm ngày Brasil giành độc lập. Chính phủ cộng hoà đã trao cho Pedro II các phẩm giá xứng đáng với một nguyên thủ quốc gia. Một ngày lễ quốc gia đã được tuyên bố và sự trở lại của Hoàng đế như một anh hùng dân tộc đã được tổ chức trên khắp cả nước.

Hoàng tộc Braganza-Brasil nắm quyền cai trị từ năm 1822 đến khi bị lật đổ vào năm 1889, trải qua 67 năm với 3 đời hoàng đế, trong đó có 2 hoàng đế chính thức: Pedro I (1822-1831) và Pedro II (1831-1889). Hoàng tộc đã tuyệt tự dòng nam sau cái chết của Pedro II vào năm 1891, cuộc hôn nhân giữa con gái trưởng của ông là Hoàng nữ Isabel với Gaston, Bá tước xứ Eu của Vương tộc Orléans đã tạo ra dòng Orléans-Braganza.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hoàng đế Pedro II
(1831 - 1889)
Vị Hoàng đế thứ 2 cũng như cuối cùng của Đế chế Brasil
2000 rei Pedro II - 1851
174 năm (tính đến 2024)

1851 - 1852
AU-55
37.0 mm
91,7% Ag
25,5 gr
Bạc ròng
(23,3835 gr)
256.192
3.024.000
121,45$
2000 rei Pedro II - 1888
136 năm (tính đến 2024)

1886 - 1889
AU
37.0 mm
91,7% Ag
25,5 gr
Bạc ròng
(23,3835 gr)
746,788
1.500.000
64,38$

PEDRO II

Pedro II (1825 - 1891), trở thành hoàng đế Brazil khi mới 5 tuổi dưới sự nhiếp chính, chính thức nắm quyền vào năm 14 tuổi, ông tại vị từ năm 1831 đến khi bị lất đổ vào năm 1889. Năm 1 tuổi, mẹ của ông là Maria Leopoldine của Áo qua đời, năm 2 tuổi rưỡi cha của ông là Pedro I của Brasil lấy vợ 2 là Amélie xứ Leuchtenberg và bà này rất yêu thương các con của chồng, vì thế Pedro II xem bà như mẹ ruột.

Pedro II là người con thứ 7 và cũng là con út của Pedro I của BrasilMaria Leopoldine của Áo, chị cả của ông là Maria II của Bồ Đào Nha và em gái cùng cha khác mẹ của ông là Maria Amélia của Brasil. Ngày 7/4/1831, cha ông là Pedro I thoái vị nhường ngôi cho ông và giong buồm trở về châu Âu để tranh ngai vàng Bồ Đào Nha cho con gái, lúc đó đang bị người em ruột là Miguel I của Bồ Đào Nha chiếm giữ.
Pedro II là bạn của Richard Wagner - nhà soạn nhạc đã được bảo trợ bởi Vua Thiêng Nga Ludwig II của Bayern. Ông cũng là bạn của Louis Pasteur, tài trợ cho việc thành lập Viện Pasteur, giúp bảo lãnh việc xây dựng Bayreuth Festspielhaus của Wagner. Pedro nhận được kính trọng và ngưỡng mộ của các học giả đương thời như Charles Darwin, Victor HugoFriedrich Nietzsche.
Pedro II kế thừa một đế chế đang trên đà tan rã, nhưng với tình yêu và trách nhiệm của mình, ông đã đưa Brasil trở thành một cường quốc mới nổi trên trường quốc tế. Đế quốc Brasil ngày càng trở nên khác biệt với các nước láng giềng gốc Tây Ban Nha nhờ sự ổn định chính trị, tự do ngôn luận được bảo vệ nhiệt tình, tôn trọng quyền công dân, tăng trưởng kinh tế sôi động và chính phủ được tổ chức theo cơ chế Quân chủ lập hiến với một quốc hội quyền lực và dân chủ.
Pedro tuy chưa từng gặp mặt người em gái cùng cha khác mẹ là Maria Amélia, nhưng ông rất yêu thương em gái mình. Khi ông còn thơ ấu, triều đình của ông nằm trong tay các quan nhiếp chính nên chính phủ đã từ chối tính hợp pháp của em gái ông, vì họ cho rằng bà đã sinh ra ở nước ngoài. Năm 1840, ngay sau khi ông được tuyên bố đủ tuổi để trực tiếp trị vì đế chế, một trong những hành động đầu tiên của Pedro chính là yêu cầu chính phủ công nhận tư cách Hoàng nữ của Maria Amélia và là thành viên của gia đình hoàng gia Brasil. Ngày 5/7/1841, Quốc hội Brasil đã công nhận điều này thông qua sự yêu cầu của Tử tước Sepetia, Bộ trưởng Ngoại giao của đế chế.
Em họ của ông là Đại công tước Maximilian của Áo trong một lần đến thăm Đế chế Brazil đã rất ngưỡng mộ sự phát triển của đất nước Nam Mỹ này dưới sự trị vì của Pedro II, vì thế ông đã chấp nhận trở thành hoàng đế của Mexico sau lời mời của phe bảo hoàng Mexico, vì ông muốn tạo ra một nhà nước thịnh vượng tương tự như Brazil của Pedro II. Kết quả là, Đệ Nhị Đế chế México của Maximilian đã không tồn tại lâu, bản thân ông bị phe cộng hòa bắt và tử hình. Lý do Maximilian đến thăm Đế chế Brazil là vì ông muốn thăm những vùng đất gắn liền với Maria Amélia của Brasil, em gái cùng cha khác mẹ của Pedro II, người hôn thê quá cố của Maximilan.
Pedro II làm việc chăm chỉ và đòi hỏi rất khắt khe. Ông ấy thường thức dậy lúc 7 giờ và không ngủ trước 2 giờ sáng. Cả ngày ông dành cho công việc quốc gia và thời gian rảnh rỗi ít ỏi dành cho việc đọc và nghiên cứu. Ông sống rất tiếc kiệm, hoàng đế từng nói: "Tôi cũng hiểu rằng chi tiêu vô ích cũng giống như ăn trộm của Tổ quốc". Niềm đam mê ngôn ngữ học đã thôi thúc ông nghiên cứu các ngôn ngữ mới trong suốt cuộc đời và ông có thể nói và viết 11 thứ tiếng, bao gồm: tiếng Bồ Đào Nha mà còn cả tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập, tiếng Do Thái, tiếng Phạn, tiếng Trung, tiếng Occitan và tiếng Tupi.
Hoàng đế xem giáo dục là tầm quan trọng quốc gia và chính ông là tấm gương cụ thể về giá trị của việc học. Ông đã từng viết: "Nếu tôi không phải là Hoàng đế, tôi muốn trở thành một giáo viên. Tôi không biết nhiệm vụ nào cao cả hơn là hướng dẫn trí tuệ cho trẻ em và chuẩn bị cho những người đàn ông của ngày mai". Charles Darwin đã nói về ông: "Hoàng đế làm rất nhiều việc cho khoa học, đến nỗi mọi nhà khoa học đều phải thể hiện sự tôn trọng tối đa với ông"; Hoàng đế chấp nhận những ý tưởng mới, chẳng hạn như thuyết tiến hóa của Charles Darwin, trong đó ông nhận xét rằng "các quy luật mà ông [Darwin] đã khám phá ra tôn vinh Đấng sáng tạo"
Năm 1875, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, một vinh dự trước đây chỉ được trao cho hai nguyên thủ quốc gia khác: Peter Đại đếNapoléon Bonaparte.
Năm 1871, Pedro và vợ đến thăm châu Âu, ông đến Lisbon để thăm mẹ kế của mình là Amélie xứ Leuchtenberg. Hai người đã không gặp nhau trong 40 năm và cuộc gặp gỡ thật xúc động. Pedro II đã ghi lại trong nhật ký của mình: "Tôi đã khóc vì hạnh phúc và cũng vì buồn khi thấy Mẹ tôi rất yêu thương tôi nhưng lại quá già và quá ốm yếu", lúc này người con duy nhất của Amelie là Vương nữ Maria Amélia đã qua đời được 19 năm (1852).
Vào năm 1870, rất ít người Brasil phản đối chế độ nô lệ, nhưng Pedro II ngoài việc không sở hữu bất kỳ nô lệ nào, ông còn công khai chống lại nó. Động thái công khai đầu tiên của ông diễn ra vào năm 1850, khi ông đe dọa sẽ thoái vị trừ khi Đại hội đồng tuyên bố buôn bán nô lệ Đại Tây Dương là bất hợp pháp. Đến năm 1871, Luật Rio Branco được thông qua, theo đó trẻ em được sinh ra bởi phụ nữ nô lệ sẽ là người tự do. Đến năm 1888, trước khi ông bị lật đổ 1 năm, Quốc hội đã thông qua việc bãi bỏ chế độ nô lệ ở Brasil, khi đó ông đang ở trên giường bệnh. Với giọng nói yếu ớt và nước mắt lưng tròng, ông nói, "Những người vĩ đại! Những người vĩ đại!".
Ngày 15/11/1889, một nhóm sĩ quan quân đội làm cuộc đảo chính, bắt giữ thủ tướng Brasil với mong muốn lập ra chế độ cộng hòa. Pedro II không biểu lộ cảm xúc như thể không quan tâm đến kết quả. Ông bác bỏ mọi đề xuất dập tắt cuộc nổi loạn mà các chính trị gia và lãnh đạo quân sự đưa ra. Khi nghe tin về việc mình bị phế truất, ông chỉ bình luận: "Nếu vậy, đây sẽ là thời điểm tôi nghỉ hưu. Tôi đã làm việc quá sức và tôi mệt mỏi. Vậy thì tôi sẽ đi nghỉ ngơi". Ông và gia đình đã rời bỏ Brazil để sang châu Âu lưu vong vào ngày 17 tháng 11. Các nhà sử học đánh ra giá rằng, trên thực tế, hoàng đế đã chủ động từ bỏ ngai vàng, chứ cuộc đảo chính không được bất cứ người dân Brasil nào ủng hộ.
Pedro II qua đời vào 00:35, ngày 5/12/189, người ta đã tìm thấy một gói hàng được niêm phong, trong đó có 1 hủ đất và 1 lá thư: "Đó là đất từ ​​đất nước của tôi, tôi muốn nó được đặt trong quan tài của tôi trong trường hợp tôi chết xa quê hương của mình". Hoàng nữ Isabel muốn tổ chức một buổi lễ mai táng kín đáo, nhưng cuối cùng bà đã đồng ý với yêu cầu của chính phủ Pháp về một lễ tang cấp nhà nước. Các đại diện ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới đã đến lễ tang của Pedro, bao gồm cả Nhà Thanh, Nhật Bản, Ba Tư, Ottoman... Trên đường đưa quan tài của ông ra ga xe lửa để đến Bồ Đào Nha, đã có 300.000 người xếp hàng dọc tuyến đường dưới trời mưa và giá lạnh.
Thông tin Pedro II qua đời đã truyền đến Brasil, dù chính phủ cộng hoà đã lo sợ và găn cấm tưởng nhớ cố hoàng đế, nhưng người dân trên toàn quốc đã cầu nguyện, treo cờ rũ, đóng cửa doanh nghiệp để tưởng nhớ, bất chấp chính phủ đàn áp. Các thánh lễ được tổ chức để tưởng nhớ Pedro trên khắp Brazil, và ông cùng chế độ quân chủ đã được ca ngợi trong những bài điếu văn sau đó. Quan điểm này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong cộng đồng người Brazil gốc Phi, những người coi chế độ quân chủ ngang bằng với tự do vì ông và con gái Isabel đã tham gia vào việc bãi bỏ chế độ nô lệ.

Di hài của ông, cũng như của vợ ông, đã được trả về Brazil vào năm 1921, kịp thời kỷ niệm một trăm năm ngày Brazil giành độc lập. Chính phủ đã trao cho Pedro II các phẩm giá xứng đáng với một nguyên thủ quốc gia. Một ngày lễ quốc gia đã được tuyên bố và sự trở lại của Hoàng đế như một anh hùng dân tộc đã được tổ chức trên khắp cả nước.

📕 ĐẾ CHẾ OTTOMAN VÀ THUỘC ĐỊA

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI VÀ HOÀNG TỘC OSMAN
Triều đại Ottoman hay Osmanlilar theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, là một hoàng tộc có nguồn gốc từ bộ tộc Kayi, một trong 22 bộ tộc của người Thổ Oghuz. Triều đại này được đặt tên của Osman I (1299-1326) người đã sáng lập ra Nhà nước Ottoman. Hoàng tộc này đã cai trị Đế quốc Ottoman từ năm 1299 đến 1922, trải qua 623 năm, với 36 đời sultan. Khi con trai của Osman là Orhan I, lên nắm quyền sau cái chết của cha mình, ông đã đổi tên bộ tộc Kayi thành Osmanli để vinh danh cha mình.

Hoàng tộc này có nguồn gốc bản địa ở Trung Á, vào đầu thế kỷ XIII, dưới sự bành trướng của người Mông Cổ, gia tộc này đã chạy đến định cư ở Anatolia, trong khu vực thuộc Hồi quốc Rûm của Nhà Seljuk, có nguồn cho rằng họ đến Anatolia sớm hơn 2 thế kỷ. Sau đó, họ tham gia vào quân đội của Sultan Kayqubad I và chiến đấu chống lại người Nhà Khwarezm-Shah, người Mông Cổ và Đế chế Byzantine, những thế lực đang tấn công vùng đất Seljuk.

  • Theo một số tài liệu, các chiến binh Kayı nổi tiếng về kỹ năng chiến đấu cùng lòng dũng cảm, đây là một trong những yếu tố chính giúp người Seljuk giành chiến thắng trong nhiều trận chiến. Thực tế này đã thúc đẩy Sultan Kayqubad bổ nhiệm Ertuğrul, Emir của bộ lạc, làm Moqaddam, và thưởng cho người Kayıs một số vùng đất màu mỡ gần Ankara, nơi họ định cư và phục vụ Sultan trong nhiều năm.
  • Thủ lĩnh Ertuğrul của người Kayi đã được trao quyền cai trị Söğüt, ở phía Tây Bắc Anatolia, trên biên giới với Byzantine và tước hiệu Uch bey (Lãnh chúa vùng biên cương). Ertuğrul là người tham vọng nên đã nhân danh Sultan đánh vào lãnh thổ của Byzantine và chiếm thêm nhiều lãnh thổ để mở rộng vùng đất của mình, ông đã trở thành thống đốc Seljuk và qua đời năm 1281 ở tuổi gần 90.

Ông tổ của Nhà Ottoman là Osman Gazi, con trai của Ertuğrul, trở thành thủ lĩnh của bộ lạc Kayi vào năm 1281 sau cái chết của cha mình, năm đó ông 23 tuổi. Việc kế thừa này không diễn ra một cách êm đẹp, ông phải thực hiện những hành động chống lại người chú của mình là Dündar Bey. Khi lên nắm quyền, Osman đã nỗ lực thống nhất các bộ lạc người Turkmen. Ông tiếp tục tấn công vào lãnh thổ Byzantine để mở rộng lãnh thổ, đồng thời tránh xung đột với các tiểu quốc Thổ xung quanh lãnh thổ của mình.

  • Trong thời gian trị vì của Osman, người Ottoman đã có những bước tiến lớn trong quá trình chuyển đổi từ hệ thống bộ lạc du mục sang định cư tại các khu định cư cố định. Điều này giúp họ củng cố vị thế và nhanh chóng phát triển thành một cường quốc.
  • Lãnh thổ của Osman kiểm soát nằm khá xa so với các vùng chiến sự của người Mông Cổ cũng như các nhà nước Turk hùng mạnh khác, nó lại nằm trên con đường tơ lụa và giáp ranh với các lãnh thổ Byzantine chưa bị chinh phục, điều này khiến nơi đây trở thành điểm thu hút nhiều nông dân, chiến binh người Turkmen chạy trốn Mông Cổ và khát khao chinh phục những vùng đất mới với lý do kinh tế và tôn giáo.

Giấc mơ của Osman: Đây là một thần thoại, xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XV, hơn 100 năm sau khi Osman qua đời. Câu chuyện này cung cấp một lý do chính đáng cho sự mở rộng và phát triển hùng mạnh cho hoàng tộc Ottoman. Giấc mơ này của Osman xảy ra khi ông ngủ tại nhà của một vị giáo sĩ tên là Sheikh Edebali:

  • Osman thấy mình và đoàn tùy tùng đang nghỉ ngơi gần nhau. Từ lòng ngực Edebali, vầng trăng tròn nhô lên và nghiêng về phía lòng ngực Osman, nó chìm xuống và khuất khỏi tầm mắt. Sau đó, một cái cây đẹp đẽ mọc lên, ngày càng đẹp đẽ và mạnh mẽ, ngày càng lớn hơn. Màu xanh tươi bao trùm của cành cây và nhánh cây vẫn tỏa bóng mát ngày càng rộng hơn, cho đến khi chúng che phủ đường chân trời cực đại của ba phần thế giới. Dưới gốc cây có bốn ngọn núi, mà ông biết là Caucasus, Atlas, TaurusHaemus (Balkan). Những ngọn núi này là 4 cột trụ dường như nâng đỡ mái vòm của tán lá cây thiêng liêng mà trái đất hiện đang ở trung tâm. Từ rễ cây tuôn ra bốn con sông: Tigris, Euphrates, DanubeNile. Những con tàu cao và thuyền buồm vô số nằm trên mặt nước. Những cánh đồng nặng trĩu mùa màng. Các sườn núi được bao phủ bởi rừng. Từ đó, trong sự sung túc hân hoan và màu mỡ, những đài phun nước và dòng suối chảy róc rách qua những bụi cây bách và hoa hồng. Trong các thung lũng, những thành phố uy nghi lấp lánh, với tháp giáo đường Hồi giáo và mái vòm, với kim tự tháp và tháp nhọn, với các tháp và tháp cao. Lưỡi liềm tỏa sáng trên đỉnh của chúng: từ các phòng trưng bày của chúng vang lên tiếng gọi cầu nguyện của Muezzin. Âm thanh đó hòa lẫn với giọng hát ngọt ngào của hàng ngàn con chim họa mi và tiếng líu lo của vô số con vẹt đủ mọi màu sắc. Mọi loài chim hót đều ở đó. Đám đông có cánh líu lo và bay lượn xung quanh bên dưới mái nhà tươi mới của những cành cây đan xen của cây bao phủ toàn bộ; và mỗi chiếc lá của cây đó đều có hình dạng giống như một thanh kiếm cong. Đột nhiên, một cơn gió mạnh nổi lên, và hướng những mũi kiếm về phía các thành phố khác nhau trên thế giới, nhưng đặc biệt là về phía Constantinople. Thành phố đó, nằm ở ngã ba của hai biển và hai lục địa, trông giống như một viên kim cương được đặt giữa hai viên ngọc bích và hai viên ngọc lục bảo, tạo thành viên đá quý nhất trong chiếc nhẫn của đế chế toàn cầu. Osman nghĩ rằng ông đang đeo chiếc nhẫn viễn tưởng đó vào ngón tay mình, khi ông thức dậy.
  • Giấc mơ đã trở thành một huyền thoại nền tảng quan trọng cho đế chế, truyền cho Nhà Osman quyền lực do Chúa ban cho trên trái đất và cung cấp cho khán giả thế kỷ mười lăm của mình một lời giải thích cho thành công của Ottoman. Câu chuyện giấc mơ cũng có thể đóng vai trò như một hình thức giao ước: giống như Chúa đã hứa sẽ ban cho Osman và con cháu của ông chủ quyền, thì cũng ngụ ý rằng Osman có nhiệm vụ cung cấp sự thịnh vượng cho thần dân của mình.
  • Osman đã kể giấc mơ này lại cho Sheikh Edebali, và ông đã chúc mừng Osman đã được thượng đế trao cho hoàng quyền, ông ấy đã gả con gái của mình là Rabia Bala Hatun cho Osman. Hậu duệ của họ chính là tất cả các Sultan sau này của Đế chế Ottoman.
Sau khi Mehmed II (Sultan thứ 7) chinh phục Constantinople vào năm 1453 và chấn dứt Đế chế Byzantine, các sultan Ottoman sau đó tự coi mình là những người kế vị của Đế chế La Mã, do đó họ thỉnh thoảng sử dụng các danh hiệu caesar và Hoàng đế, cũng như Khalifah của Hồi giáo. Các nhà cai trị Ottoman mới lên ngôi được thắt lưng bằng Thanh kiếm Osman, một nghi lễ quan trọng tương đương với lễ đăng quang của các quốc vương châu Âu. Mặc dù về lý thuyết và nguyên tắc là tuyệt đối, nhưng quyền lực của sultan bị hạn chế trong thực tế. Các quyết định chính trị phải tính đến ý kiến ​​và thái độ của các thành viên quan trọng của triều đại, các cơ quan hành chính và quân sự, cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Sultan thứ 9 Selim I (1512–1520) đã mở rộng đáng kể biên giới phía đông và phía nam bằng cách đánh bại Ismail I của Safavid Iran, trong Trận Chaldiran. Selim I đã thiết lập sự cai trị của Ottoman ở Ai Cập bằng cách đánh bại và sáp nhập Vương quốc Hồi giáo Mamluk của Ai Cập và tạo ra sự hiện diện của hải quân Ottoman trên Biển Đỏ. Sau sự bành trướng này của Ottoman, sự cạnh tranh bắt đầu giữa Đế chế Bồ Đào Nha và người Ottoman để trở thành cường quốc thống trị trong khu vực. Vào đêm trước khi Selim I qua đời năm 1520, Đế chế Ottoman trải dài trên diện tích khoảng 3,4 triệu km2, tăng 70% so với trước khi Selim lên ngôi.
Sultan thứ 10 là Suleiman I (1520–1566) chiếm được Belgrade năm 1521, chinh phục các vùng phía nam và trung tâm của Vương quốc Hungary như một phần của Chiến tranh Ottoman-Hungary, và sau chiến thắng lịch sử của mình trong Trận Mohács năm 1526, ông thiết lập sự cai trị của Ottoman trên lãnh thổ Hungary ngày nay và các vùng lãnh thổ Trung Âu khác. Ông đã tấn công Viên 2 lần vào năm 1529 và 1532 nhưng đều thất bại. Đưa Transylvania, Wallachia và thỉnh thoảng là Moldavia thành chư hầu. Ở phía đông, người Ottoman chiếm Baghdad từ người Ba Tư vào năm 1535, giành quyền kiểm soát Lưỡng Hà và quyền tiếp cận bằng đường biển đến Vịnh Ba Tư. Vào cuối triều đại của Suleiman, Đế chế trải dài trên diện tích 2.273.720 km2, trải dài trên ba châu lục.

TRYỀN THỐNG KẾ VỊ ĐẪM MÁU: Quá trình kế vị trong giai đoạn đầu tiên của Ottoman bị chi phối bởi bạo lực và xung đột nội bộ gia đình, trong đó các con trai khác nhau của vị Sultan quá cố đã chiến đấu cho đến khi chỉ còn một người sống sót và người sống sót cuối cùng sẽ thừa kế ngai vàng. Truyền thống này được gọi là giết anh em trong Đế chế Ottoman nhưng có thể đã phát triển từ Tanistry, một thủ tục kế vị tương tự tồn tại trong nhiều triều đại Turco-Mông Cổ trước thời Ottoman.

  • Từ thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVI, người Ottoman thực hành chế độ kế vị công khai – điều mà nhà sử học Donald Quataert đã mô tả là "sự sống còn của đứa con trai khỏe mạnh nhất, chứ không phải đứa con trai cả". Con trai của Sultan thường được trao các vùng lãnh thổ cấp tỉnh để cai trị cho đến khi Sultan qua đời, và đến lúc đó họ sẽ đánh nhau để giành ngai vàng. Theo nhà sử học H. Erdem Cipa, mỗi người con trai phải "chứng minh rằng vận may của mình vượt trội hơn vận may của các đối thủ". Hình thức bạo lực này không bị coi là bất thường. Như Cipa đã lưu ý, các từ Ottoman cho "người kế vị" và "xung đột" có cùng gốc tiếng Ả Rập. Trong 200 năm đầu tiên của triều đại, kế vị ngai vàng đều là phải tranh giành đẫm máu.
    • Người con trai đầu tiên đến kinh đô và nắm quyền kiểm soát triều đình thường sẽ trở thành người cai trị mới. Sự gần gũi của một Şehzade (=Hoàng tử) với Constantinople đã cải thiện cơ hội thành công của ông, đơn giản vì ông có thể nghe tin về cái chết của cha mình, nắm quyền kiểm soát triều đình Ottoman ở thủ đô và tự xưng là Sultan trước tiên. Do đó, một Sultan có thể ám chỉ đến người kế vị ưa thích của mình bằng cách trao cho người con trai được yêu thích một quyền thống đốc gần hơn.
  • Trong thời kỳ trị vì cuối cùng của Mehmed II (1451–1481), giết anh em ruột đã được hợp pháp hóa như một thông lệ chính thức; trong thời kỳ trị vì của Bayezid II (1481–1512), giết anh em ruột giữa các con trai của Bayezid II đã xảy ra trước khi chính Bayezid II qua đời; và sau thời kỳ trị vì của Murad III (1574–1595), người kế vị của ông là Mehmed III đã xử tử 19 anh em để giành lấy ngai vàng.
  • Trong giai đoạn thứ hai, truyền thống giết anh em ruột đã được thay thế bằng một thủ tục đơn giản và ít bạo lực hơn. Bắt đầu với sự kế vị từ Ahmed I đến Mustafa I vào năm 1617, ngai vàng Ottoman được thừa kế bởi người họ hàng nam lớn tuổi nhất trong huyết thống - không nhất thiết phải là con trai - của Sultan, bất kể có bao nhiêu thành viên gia đình đủ điều kiện còn sống. Tiền lệ được thiết lập vào năm 1617 vẫn tồn tại, vì thành viên lớn tuổi nhất còn sống trong gia đình đã kế thừa ngai vàng thành công trong mỗi 21 lần kế vị sau đó.
  • Trong thời kỳ trị vì của Suleiman ISelim II, Haseki Sultan hoặc người phối ngẫu chính đã trở nên nổi tiếng hơn. Khi giành được quyền lực trong Hậu cung Hoàng gia, người được sủng ái đã có thể điều động để đảm bảo quyền kế vị cho một trong những người con trai của mình. Điều này dẫn đến một thời kỳ ngắn ngủi của chế độ trưởng nam có hiệu lực.
    • Tuy nhiên, không giống như giai đoạn trước, khi quốc vương đã đánh bại anh em mình và những đối thủ tiềm năng giành ngai vàng trong trận chiến, những quốc vương này gặp vấn đề về nhiều anh em cùng cha khác mẹ có thể trở thành tâm điểm cho các phe phái đối địch. Do đó, để ngăn chặn các nỗ lực chiếm đoạt ngai vàng, các quốc vương trị vì đã thực hiện hành vi giết anh em cùng cha khác mẹ khi lên ngôi, bắt đầu từ Murad I vào năm 1362. Cả Murad III và con trai ông là Mehmed III đều ra lệnh giết anh em cùng cha khác mẹ của mình.
    • Việc giết tất cả anh em trai và anh em cùng cha khác mẹ của quốc vương mới (thường khá đông) theo truyền thống được thực hiện bằng cách siết cổ bằng dây lụa. Qua nhiều thế kỷ, nghi lễ giết người theo nghi lễ dần được thay thế bằng việc giam cầm biệt lập suốt đời trong "Lồng Vàng" hay kafes, một căn phòng trong hậu cung mà anh em trai của quốc vương không bao giờ có thể trốn thoát, trừ khi họ trở thành người thừa kế hợp pháp. Một số người đã trở nên bất ổn về mặt tinh thần vào thời điểm họ được yêu cầu trị vì.
  • Mehmed III là vị vua cuối cùng từng giữ chức thống đốc tỉnh. Con trai giờ đây vẫn ở trong hậu cung cho đến khi cha qua đời. Điều này không chỉ phủ nhận khả năng thành lập các phe phái hùng mạnh có khả năng cướp ngôi cha mà còn phủ nhận cơ hội sinh con khi cha còn sống. Từ thế kỷ 17, hệ thống thế tập sang hệ thống dựa trên thâm niên agnatic, trong đó nam giới lớn tuổi nhất trong triều đại sẽ kế vị, cũng để đảm bảo các vị vua trưởng thành và ngăn chặn cả tình trạng giết anh em ruột cũng như phụ nữ chiếm ngai vàng. Do đó, Mustafa đã kế vị anh trai mình là Ahmed; Suleiman IIAhmed II kế vị anh trai của họ là Mehmed IV trước khi được con trai của Mehmed là Mustafa II kế vị. Quyền thừa kế Agnatic seniority (thâm niên) giải thích tại sao từ thế kỷ 17 trở đi, một vị vua đã khuất hiếm khi được con trai kế vị, mà thường là chú hoặc em trai. Điều đó cũng có nghĩa là những người cai trị tiềm năng phải chờ đợi một thời gian dài trong kafes trước khi lên ngôi, do đó một số vị hoàng đế khi lên ngôi đã rất già.
    • Agnatic seniority là nguyên tắc thừa kế theo dòng cha, trong đó thứ tự kế vị ngai vàng ưu tiên em trai của quốc vương hơn là con trai của quốc vương. Con cái của quốc vương (thế hệ tiếp theo) chỉ kế vị sau khi tất cả nam giới của thế hệ trước đã hết. Quyền thừa kế theo Agnatic seniority loại trừ phụ nữ của triều đại và con cháu của họ khỏi quyền kế vị. Ngược lại với Agnatic primogeniture, trong đó con trai của nhà vua có thứ hạng kế vị cao hơn so với anh em trai của mình.

🛑 ĐẾ CHẾ OTTOMAN

[sửa | sửa mã nguồn]

Mustafa II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 22 của Ottoman
1 Kuruș Mustafa II_Constantinople - 1695
329 năm (tính từ 2024)

1695
AU
38.0 mm
7/2023
42,5% Ag
19,7 gr
Bạc ròng
8,3725 gr
?
3.956.000
166,92$

  • Trị vì trong giai đoạn Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho đế chế Ottoman mất nhiều lãnh thổ ở châu Âu và không còn là một thế lực có thể đe doạ châu Âu nữa.

Mustafa III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 26 của Ottoman
2 zolota Mustafa III_Constantinople - 1759
265 năm (tính từ 2024)

1758 - 1772
AU
45.0 mm
11/2022
46,5% Ag
30,0 gr
Bạc ròng
13,95 gr
22%
1.400.000
62,78$

Abdul Hamid I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 27 của Ottoman
2 zolota Abdul Hamid I_Constantinople - 1780
244 năm (tính từ 2024)

1780 - 1785
AU
43.0 mm
46,5% Ag
26,4 gr
Bạc ròng
12,3225 gr
24%
2.159.000
85,0$

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 30 của Ottoman
6 kurus Mahmud II_Constantinople - 1834
162 năm (tính từ 2024)

1833 - 1838
AU-53
38.0 mm
43,5% Ag
12,8 gr
Bạc ròng
5,568 gr
?
3.074.000
121,02$

Mahmud II
Ông là Sultan thứ 30 của Đế quốc Ottoman, con trai của Abdul Hamid I (sultan thứ 27) và là em trai của Mustafa IV (sultan thứ 29). Ông là cha của 2 vị Sultan Abdül Mecid I (sultan thứ 31) và Abdul Aziz (sultan thứ 32).
Ông có ít nhất 19 người vợ, ít nhất 18 người con trai, nhưng chỉ có 2 người sống đến tuổi trưởng thành và cả 2 người con này đều trở thành sultan của Ottoman. Ông cũng có ít nhất 19 người con gái, nhưng chỉ có 6 người sống sót qua tuổi thơ và 4 người sống đến tuổi kết hôn.
Mahmud đã tiến hành các cải cách hành chính, quân sự và tài chính sâu rộng trong Đế chế Ottoman. Vì thế ông được mệnh danh là Peter Đại đế của Ottoman. Ông cũng cho xoá bỏ lực lượng Janissary, điều này đã loại bỏ một trở ngại lớn đối với các cải cách của ông và những người kế nhiệm ông trong Đế chế sau này.
Năm 1808, người tiền nhiệm và là anh cùng cha khác mẹ của Mahmud là Mustafa IV đã ra lệnh xử tử ông cùng với anh họ của mình là Sultan Selim III bị phế truất, để xoa dịu cuộc nổi loạn. Selim III đã bị giết, nhưng Mahmud được mẹ mình giấu an toàn và được đưa lên ngai vàng sau khi quân nổi loạn phế truất Mustafa IV. Người lãnh đạo cuộc nổi loạn này là Alemdar Mustafa Pasha, sau này trở thành tể tướng của Mahmud II.
Mahmud lên ngôi sau một cuộc đảo chính năm 1808 đã phế truất người anh cùng cha khác mẹ của ông là Mustafa IV. Vào đầu thời kỳ trị vì của mình, Đế chế Ottoman đã nhượng Bessarabia cho Đế quốc Nga vào cuối Chiến tranh Nga-Thổ 1806–1812. Hy Lạp đã tiến hành một cuộc chiến tranh giành độc lập thành công bắt đầu vào năm 1821 với sự hỗ trợ của Anh, Pháp và Nga, và Mahmud buộc phải công nhận nhà nước Hy Lạp độc lập vào năm 1832. Người Ottoman đã mất thêm lãnh thổ vào tay Nga sau Chiến tranh Nga-Thổ (1828–1829), và Algérie thuộc Ottoman đã bị Pháp chinh phục bắt đầu từ năm 1830.
Sau khi Ottoman mất quyền kiểm soát Hy Lạp sau Trận Navarino trước đội tàu chiến Anh-Pháp-Nga vào năm 1827, Mahmud II đã ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng lại một lực lượng hải quân Ottoman hùng mạnh. Những tàu hơi nước đầu tiên của Hải quân Ottoman được mua vào năm 1828. Năm 1829, tàu chiến lớn nhất thế giới trong nhiều năm, tàu chiến tuyến Mahmudiye.
Trong quá trình Hoàng đế Napoleon I chuẩn bị xâm lược Nga. Ông muốn mời người Ottoman tham gia cuộc hành quân của mình vào Đế quốc Nga. Tuy nhiên, Napoleon, không thể tin tưởng và chấp nhận làm đồng minh; vì thế Mahmud đã từ chối lời đề nghị.
Theo Hiệp ước Bucharest (1812), Ottoman đã nhượng lại nửa phía đông của Moldavia cho Nga (đổi tên lãnh thổ này thành Bessarabia), mặc dù đã cam kết bảo vệ khu vực đó. Nga trở thành một thế lực mới ở khu vực hạ lưu sông Danube và có một biên giới có lợi về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Ở Ngoại Kavkaz, Ottoman đã lấy lại gần như tất cả những gì đã mất ở phía đông: Poti, AnapaAkhalkalaki. Nga giữ lại Sukhum-Kale trên bờ biển Abkhazia. Đổi lại, Sultan chấp nhận việc Nga sáp nhập Vương quốc Imereti vào năm 1810. Hiệp ước đã được Hoàng đế Aleksandr I của Nga chấp thuận vào ngày 11 tháng 6, khoảng 13 ngày trước khi cuộc xâm lược của Napoleon bắt đầu. Các chỉ huy Nga đã có thể đưa nhiều binh lính của họ ở Bán đảo Balkan trở lại các khu vực phía tây của đế chế trước cuộc tấn công dự kiến ​​của Napoleon.

Triều đại của ông cũng đánh dấu sự ly khai đầu tiên khỏi Đế chế Ottoman, với việc Hy Lạp tuyên bố độc lập sau cuộc nổi loạn bắt đầu vào năm 1821. Sau tình hình bất ổn liên tục, ông đã ra lệnh hành quyết Thượng phụ Đại kết thành ConstantinopolisGregory V vào Chủ nhật Phục sinh năm 1821 vì không thể ngăn chặn cuộc nổi loạn. Vài năm sau, vào năm 1827, hải quân Anh, Pháp và Nga kết hợp đã đánh bại Hải quân Ottoman trong Trận Navarino; sau đó, Đế chế Ottoman buộc phải công nhận sự độc lập của Hy Lạp thông qua Hiệp ước Constantinople vào tháng 7 năm 1832. Sự kiện này, cùng với cuộc chinh phục Algeria của Pháp, một tỉnh của Ottoman (xem Algérie thuộc Ottoman) vào năm 1830, đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình tan rã dần dần của Đế chế Ottoman. Các nhóm dân tộc không phải người Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống trên các lãnh thổ của đế chế, đặc biệt là ở châu Âu, đã bắt đầu các phong trào giành độc lập của riêng họ.

Abdul Aziz

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 32 của Ottoman
20 kurus Abdul Aziz_Constantinople - 1862
162 năm (tính từ 2024)

1861 - 1874
XF
37.0 mm
83,0% Ag
24,0 gr
Bạc ròng
19,92 gr
3.106.000
1.500.000
64,38$

Abdul Hamid II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị hoàng đế thứ 34 của Ottoman
20 kurus Abdul Hamid II_Constantinople - 1877
147 năm (tính đến 2024)

1876 - 1878
XF
37.0 mm
83,0% Ag
24,5 gr
Bạc ròng
20,335 gr
1.357.000
1.200.000
51,50$

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hoàng đế Mehmed V
(1909 - 1918)
Vị hoàng đế thứ 35 của Ottoman
20 kurus Mehmed V_Constantinople - 1916
108 năm (tính đến 2024)

1816 - 1918
37.0 mm
83,0% Ag
24,055 gr
Bạc ròng
19,96565 gr
713.000
1.200.000
51,50$}
20 kurus Mehmed V_Constantinople - 1918
106 năm (tính đến 2024)

1816 - 1918
37.0 mm
83,0% Ag
24,055 gr
Bạc ròng
19,96565 gr
11.025.000
1.600.000
68,67$

🛑 TRIPOLITANIA THUỘC OTTOMAN

[sửa | sửa mã nguồn]

Abdul Hamid I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị hoàng đế thứ 27 của Ottoman
1 Piastre Abdul Hamid I 1773
251 năm (tính từ 2024)

1773
AU
40.0 mm
9/2023
?% Ag
18,75 gr
Bạc ròng
? gr
?
2.293.000
96,75$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

🛑 ALGÉRIE THUỘC OTTOMAN

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị Sultan thứ 30 của Đế chế Ottoman
2 Budju - Mahmud II 1823
201 năm (tính đến 2024)

1821-1829
AU
38.0 mm
8/2023
85,0% Ag
20,3 gr
Bạc ròng
17,255 gr
31%
3.600.000
151,90$

📕 VƯƠNG QUỐC ANH

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Triều đại Hannover

[sửa | sửa mã nguồn]

George III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua George III
(1760 - 1820)
Vị quân chủ thứ 3 đến từ Nhà Hannover
1 crown George III - 1820
204 năm (tính đến 2024)

1818 - 1820
XF
37,6 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
(26,159 gr)
448.200
3.944.000
169,27$

NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN
  • Ông là vị vua đầu tiên đến từ Nhà Hannover sinh ra tại Anh và nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ và chưa bao giờ đến thăm Hannover. Trong suốt triều đại của mình, ông sở hữu các tước vị như sau: Vua của Vương quốc Anh và Ireland (1760-1801), Vua của Liên hiệp Anh và Ireland (1801-1820), Tuyển hầu xứ Hannover (1760-1814) và Vua của Hannover (1814-1820).
  • Năm 1801, khi Vương quốc Anh và Ireland được hợp nhất, ông từ bỏ danh xưng vua của Pháp, vốn được người Anh tuyên bố chủ quyền từ thời vua Edward III của Anh vào thời Trung cổ. Kể từ đó, Vua của Anh từ bỏ xưng hiệu là vua của Pháp, nhưng vẫn giữ lại tước hiệu Công tước xứ Normandie, đây là tước hiệu được sử dụng cho dù quân chủ Anh là Vua hay Nữ vương.
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua George IV
(1820 - 1830)
Vị quân chủ thứ 4 đến từ Nhà Hannover
1 crown George IV - 1822
202 năm (tính đến 2024)

1821 - 1822
XF
37,6 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
(26,159 gr)
125.000
2.950.000
125,53$

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Nữ hoàng Victoria
(1837 - 1901)
Vị quân chủ thứ 6 và cuối cùng đến tư Nhà Hannover
1 crown Victoria của Anh 3rd - 1893
131 năm (tính đến 2024)

1893 - 1900
AU
38,61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
(26,159 gr)
497.800
2.050.000
88,75$

2 florin Victoria của Anh - 1887
137 năm (tính đến 2024)

1887 - 1890
MS
36,0 mm
92,5% Ag
22,62 gr
Bạc ròng
20,9235 gr
483.300
2.040.000
88,31$

Gia tộc Rothschild tại Anh: Năm 1838, Nữ hoàng Victoria cho phép người nhà Rothschild ở Anh sử dụng tước Freiherr von Rothschild của Hoàng đế Áo trao vào năm 1822; Năm 1847, Nữ hoàng phong cho Anthony de Rothschild danh hiệu Tòng nam tước; Năm 1885, Nữ hoàng phong cho Nathan Rothschild tước hiệu Nam tước Rothschild và tước này vẫn được thừa tự bởi hậu duệ của ông cho đến tận ngày nay, đã là Nam tước đời thứ 5

  • Năm 1847, con trai thứ 2 của Nathan Mayer RothschildAnthony de Rothschild đã được Nữ hoàng Victoria phong Tòng nam tước, vì ông này qua đời mà không để lại hậu duệ nam nên tước vị được để lại cho cháu trai của ông là Nathan Rothschild là con của Lionel de Rothschild (con trưởng của Nathan Mayer Rothschild). Năm 1885, Nathan Rothschild được Nữ hoàng Victoria trao tước hiệu Nam tước Rothschild xứ Tring trong Hạt Hertfotd thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh, đồng thời, ông cũng kế thừa tước Freiherr (Nam tước) của Đế chế Áo từ cha mình. Khi sở hữu tước hiệu Nam tước Anh, Nathan Rothschild trở thành thượng nghị sĩ trong Viện Quý tộc và là thành viên Do Thái đầu tiên trong viện này không cải sang Ki-tô giáo. Ông giữ chức Lord Lieutenant xứ Buckinghamshire từ năm 1889 đến 1915 trải qua 3 đời quân chủ của Vương quốc Anh: Victoria, Edward VII và George V.

🛑 Triều đại Sachsen-Coburg và Gotha

[sửa | sửa mã nguồn]

Edward VII

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Edward VII
(1901 - 1910)
Vị quân chủ đầu tiên đến từ Nhà Sachsen-Coburg và Gotha
1 Crown Edward VII - 1902
122 năm (tính đến 2024)

1902
AU
38,61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
(26,159 gr)
256.000
4.000.000
163,6$

  • Sau cái chết của người bác ruột là Ernst II xứ Sachsen-Coburg và Gotha không có con trai thừa kế nên ngai vàng của công quốc này sẽ được thừa kế bởi Edward VII, nhưng ông đã từ chối và để quyền thừa kế lại cho em trai mình là Vương tử Alfred. Nếu Edward VII thừa kế Sachsen-Coburg và Gotha thì ông sẽ phải cai trị nó với Anh dưới hình thức liên minh cá nhân.
  • Khi Alfred qua đời cũng không có con trai thừa kế, ngai vàng của công quốc lại để lại cho người cháu trai là Charles Edward, con trai của Vương tử Leopold, Công tước xứ Albany, là em trai úc của Edwad VII và Alfred. Charles Edward trở thành công tước cuối cùng của xứ Sachsen-Coburg và Gotha, sau đó ông gia nhập Đảng quốc xã và trở thành một chính trị gia ở Đức quốc xã.
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua George V
(1910 - 1936)
Vị quân chủ thứ 2 đến từ Nhà Sachsen-Coburg và Gotha
1 crown_Kỷ niệm 25 năm ngày lên ngôi của Vua George V - 1935
89 năm (tính đến 2024)

1935
MS
38,61 mm
50% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
14,14 gr
714.700
1.600.000
68,67$

George V là con trai thứ 2 của vua Edward VII, anh trưởng của ông là Albert Victor, Công tước xứ Clarence và Avondale qua đời ở tuổi 28 vì viêm phổ nên ngai vàng mới đến tay của ông.


Vợ của George V là Mary xứ Teck, bà là con gái của Mary Adelaide xứ Cambridge, em họ đời đầu của bà ngoại ông Nữ hoàng Victoria, lúc đầu, Mary được Nữ hoàng Victoria chọn cho người anh trưởng Albert Victor, nhưng vì người này đột ngột qua đời nên nữ hoàng mới thuyết phục ông lấy Mary.


Cha vợ của ông là Francis, Công tước xứ Teck là một thành viên hoàng thất của Vương quốc Wurttemberg, nhưng lại không được quyền thừa kế và tước phong hoàng gia, vì ông là một sản phẩm của quý tiện kết hôn. Trước khi ông lấy vợ được 3 năm thì mới được người họ hàng là vua Wilhelm I của Württemberg phong làm Thân vương xứ Teck vào năm 1863, đến năm 1871 vua Karl I của Württemberg nâng ông lên làm Công tước xứ Teck.


Mary Adelaide xứ Cambridge là mẹ vợ của George V, nhưng vừa là bà ngoại họ, vì Mary Adelaide là em họ đời đầu của Nữ hoàng Victoria. Bà Mary Adelaide ngoài 30 tuổi mà vẫn chưa có chồng vì thân hình của bà bị béo phì, thời đó bà được mệnh danh là "Fat Mary", thương em họ nên Nữ hoàng mới cố gắng đứng ra tìm người và nhấm đến Francis, dù ông này không phải là thân vương hoàng gia dù được sinh ra bởi một nhân vật hoàng gia.

Năm 1919, Thái hậu Maria Feodorovna, vợ của Sa hoàng Alexander III và mẹ của Nicholas II, đã trốn thoát khỏi nước Nga cách mạng trên tàu HMS Marlborough, do cháu trai bà, Vua George V của Anh, cử đến để giải cứu bà, theo sự thúc giục của chính mẹ mình là Thái hậu Alexandra, chị gái của Maria. Trước đó, cả gia đình hoàng gia, bao gồm con trai Nikolas II và các cháu của bà đã bị sát hại. Sau một thời gian ở Anh, bà trở về quê hương Đan Mạch, đầu tiên sống tại Cung điện Amalienborg, với cháu trai của bà, Vua Christian X, và sau đó, tại Villa Hvidøre, bà qua đời vào năm 1928.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua George VI
(1936 - 1952)
Vị quân chủ thứ 4 đến từ Nhà Sachsen-Coburg và Gotha
1 crown_Lễ đăng quang của Vua George VI - 1937
87 năm (tính đến 2024)

1937
MS
38,61 mm
50% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
(14,14 gr)
418.600
1.200.000
51,50$

📕 BRUNSWICK-WOLFENBUTTEL

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI WELF

Nhà Welf hay Guelf hoặc Guelph, là một triều đại ở châu Âu, bao gồm nhiều quân chủ cai trị các lãnh thổ đến từ Đế chế La Mã Thần thánhVương quốc Anh từ thế kỷ XI đến thế kỷ XX, Hoàng đế Ivan VI của Nga cũng đến từ vương tộc này.

Nhà Welf (trẻ) có nguồn gốc từ Nhà Este, một triều đại được biết đến ở Veneto và Lombardy trên Bán đảo Ý vào thế kỷ thứ IX-X, đôi khi được gọi là Welf-Este. Thành viên đầu tiên của gia tộc này là Welf I, Công tước xứ Bayern còn được gọi là Welf IV. Ông thừa kế tài sản của Nhà Welf (lớn) khi chú ruột của ông là Welf III, Công tước xứ Carinthia và Verona qua đời vào năm 1055 mà không để lại người thừa tự, dẫn đến sự tuyệt tự dòng nam của dòng này.


Heinrich IX xứ Bayern (1120-1126), là người đầu tiên trong ba công tước của triều đại Welf lấy tên là Heinrich. Vợ ông là Wulfhild xứ Sachsen là người thừa kế của nhà Billung, sở hữu lãnh thổ xung quanh Lüneburg ở Hạ Sacshen. Con trai của họ là Heinrich Kiêu hãnh, là con rể và người thừa kế của Hoàng đế Lothar III của Thánh chế La Mã và cũng trở thành Công tước xứ Sachsen sau khi Lothar qua đời.

  • Lothar để lại lãnh thổ của mình xung quanh Braunschweig, được thừa kế từ mẹ của ông thuộc Gia tộc Brunonids, cho con gái ông là Gertrud. Chồng bà là Henry Kiêu hãnh sau đó trở thành ứng cử viên được ưa chuộng trong cuộc bầu cử hoàng gia chống lại Conrad III của Vương tộc Staufer. Heinrich đã thua cuộc bầu cử, vì các thân vương khác sợ quyền lực và tính khí của ông, và bị Conrad III tước đoạt các công quốc.
  • Em trai của Heinrich là Welf VI (1115–1191), Phiên hầu xứ Toscana, sau đó đã để lại vùng lãnh thổ Swabian của mình xung quanh Ravensburg, vốn là tài sản ban đầu của Nhà Welf (Lớn), cho cháu trai của mình là Hoàng đế Friedrich I của Thánh chế La Mã, và do đó thuộc về Vương tộc Staufer.

Công tước tiếp theo của triều đại Welf là Heinrich Sư tử (1129/1131–1195) đã giành lại hai công quốc của cha mình là Sachsen vào năm 1142 và Bayern vào năm 1156. Năm 1168, ông kết hôn với Matilda của Anh (1156–1189), con gái của Henry II của AnhAliénor xứ Aquitaine, và là chị gái của Richard I của Anh, ngày càng có nhiều ảnh hưởng hơn.

  • Người em họ đời đầu của ông là Friedrich I của Thánh chế La Mã của Vương tộc Staufer, đã cố gắng hòa thuận với ông, nhưng khi Heinrich từ chối hỗ trợ ông một lần nữa trong chiến dịch ở Ý, xung đột trở nên không thể tránh khỏi.
  • Hoàng đế Friedrich I đã tước đoạt các công quốc của Heinrich Sư tử sau Trận Legnano năm 1176, ông ấy phải sống lưu vong tại triều đình của cha vợ Henry II ở Normandy vào 1180 và trở lại Thánh chế La Mã ba năm sau đó.
  • Heinrich Sư tử đã làm hòa với Hoàng đế Friedrich I vào năm 1185 và trở về vùng đất đã bị thu hẹp rất nhiều của mình xung quanh Brunswick mà không lấy lại được hai công quốc cũ. Công quốc Bayern đã được trao cho Otto I của Nhà Wittelsbach, và Công quốc Sachsen đã được chia cho Tổng giám mục vương quyền Cologne, Nhà Ascania và những gia tộc khác.

Con trai của Heinrich Sư tử là Otto xứ Brunswick, được bầu làm Vua của người La Mã và lên ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh với hiệu Otto IV sau nhiều năm xung đột với các hoàng đế của Vương tộc Staufer. Ông đã phải chịu cơn thịnh nộ của Giáo hoàng Innôcentê III và bị Vạ tuyệt thông vào năm 1215. Otto bị Friedrich II của Nhà Staufer buộc phải thoái vị khỏi ngai vàng. Ông là người Nhà Welf duy nhất trở thành Hoàng đế La Mã Thần thánh.


Các dòng cai trị của Nhà Welf: Otto Trẻ, cháu Heinrich Sư Tử, đã được Hoàng đế Friedrich II của Thánh chế La Mã trao lại các lãnh thổ của gia tộc ông (khu vực phía Đông Hạ Sachsen và Bắc Sachsen-Anhalt ngày nay) vào ngày 21/08/1235, với tên gọi là Công quốc Braunschweig-Lüneburg. Công quốc này bị chia cắt vào năm 1267/1269 bởi các con trai của ông.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

🚩Thân vương Karl I
(1735 - 1780)
Thân vương đời thứ 2 đến từ dòng Braunschweig-Bevern
1 thaler Karl I - 1765
259 năm (2024)

1763 - 1766
AU
38,63 mm
83,3% Ag
27,89 gr
Bạc ròng
23,23237 gr
?
4.000.000
179,37$

KARL I
Karl I là vị Thân vương thứ 24 của Brunswick-Wolfebuttel và là Thân vương thứ 2 thuộc nhánh Brunswick-Bevern của Nhà Welf.
Cha của ông là Ferdinand Albert, con trai thứ 4 của Ferdinand Albert I, Công tước xứ Brunswick-Lüneburg. Cha của ông chiến đấu bên phe của Hoàng đế Leopold trong Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Trong chiến tranh Áo-Thổ năm 1716-1718, ông chiến đấu dưới quyền của Thân vương Eugene xứ Savoy. Sau cái chết của người anh họ và cha vợ Louis Rudolph vào tháng 03/1735, Ferdinand Albert thừa kế Thân vương quốc Brunswick-Wolfenbüttel và từ chức thống chế, nhưng chỉ 6 tháng sau đó ông mất, nên ngôi vị được nhường lại cho con trai Kart I.
Ông nội của ông là Ferdinand Albert I, là con trai thứ 4 của Công tước Augustus, Thân vương xứ Brunswick-Wolfenbüttel với cuộc hôn nhân thứ 3 với Nữ công tước Elisabeth Sophie xứ Mecklenburg. Sau khi cha chết, cuộc tranh chấp vương vị diễn ra, Albert được cấp cho lãnh thổ Bevern lập ra Thân vương quốc Brunswick-Wolfenbüttel-Bevern. Khi cha của ông là Albert II thừa kế Thân vương quốc Brunswick-Wolfenbüttel từ cha vợ của mình thì Bevern được trả về lại đất cũ.
Khi Cách mạng Mỹ nổ ra vào năm 1775, Thân vương Karl đã nhìn thấy mối lợi tài chính lớn nếu cho Vương quốc Anh thuê quân đội của mình. Năm 1776, Carl ký một hiệp ước với người anh họ là vua George III của Anh để cung cấp lính đánh thuê phục vụ cho quân đội Anh ở thuộc địa Bắc Mỹ. Nhưng 4.000 lính Brunswick đã bị bắt làm từ binh sau Trận Saratoga (1777) và đến khi chiến tranh kết thúc vào năm 1783 thì tù binh mới được trả về nước.
Lorenz Heister của Đại học Helmstedt đã lấy tên của ông đặt cho một chi thực vật mới mà ngày nay ta biết đến là Brunsvigia với khoảng 20 loài có nguồn gốc từ đông nam va nam châu Phi (từ Tanzania đến Cape Province của Nam Phi).
Karl là ông nội của Caroline xứ Braunschweig-Wolfenbüttel, vợ của vua George IV của Anh.
Con dâu của ông là Augusta của Đại Anh, cháu nội của Vua George II và chị gái của Vua George III.

Thông qua em trai mình là Anthony Ulrich, Công tước xứ Brunswick, Kar I trở thành anh chồng của Anna Leopoldovna vì thế là bác ruột của tiểu Hoàng đế Ivan VI của Nga. Thông qua em gái Elisabeth Christine, ông trở thành anh vợ của vua Phổ Friedrich Đại đế. Thông qua em gái Luise xứ Brunswick-Wolfenbüttel, ông trở thành bác của Vua Friedrich II của Phổ. Thông qua em gái Sophie Antoinette xứ Brunswick-Wolfenbüttel, ông trở thành bác của Franz I xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (ông tổ của các vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha; Sachsen-Coburg-Gotha-Kohary và Sachsen-Coburg-Gotha-Braganza - các vương tộc trị vì Vương quốc Bỉ, Anh, Bulgaria và Bồ Đào Nha). Thông qua em gái Juliana Maria xứ Brunswick-Wolfenbüttel, ông trở thành anh vợ của Frederik V của Đan Mạch.

📕 VƯƠNG QUỐC HANNOVER

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI HANNOVER
Vương tộc Hannover là một chi nhánh của Dòng Lüneburg thuộc Nhà Welf và bản thân Welf lại là một chi dưới của Nhà Este có nguồn gốc từ miền Bắc Bán đảo Ý. Georg xứ Brunswick là ông tổ của Nhà Hannover, khi Công quốc Braunschweig-Lüneburg bị phân chia vào năm 1635, Georg thừa kế Thân vương quốc Calenberg và chuyển nơi cư trú của mình đến Hannover, khai sinh ra triều đại Hannover.
Con trai của ông là Christian Ludwig, thừa kế Thân vương quốc Lüneburg từ người bác ruột Friedrich IV (anh trai của Georg), sau khi ông này qua đời mà không có con vào năm 1648. Calenberg và Lüneburg sau đó được chia cho 4 người con trai của Georg cho đến khi thống nhất vào năm 1705 dưới thời cháu trai của ông là George Ludwig, người sau này trở thành vua George I của Anh.
Ernst August, con trai thứ 4 của Georg. Ông kế thừa Calenberg sau cái chết của anh trai mình là Johann Friedrich. Ông đã tham gia vào Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ bên phe của Hoàng đế Leopold I của Thánh chế La Mã. Năm 1692, ông được Hoàng đế trao phẩm giá Tuyển đế hầu, do đó nâng lãnh thổ của ông lên Tuyển hầu xứ Hannover, quyết định này có hiệu lực vào năm 1708 khi được Đại hội Đế chế xác nhận. Dù đã qua đời vào năm 1698, ông vẫn được công nhận là vị Tuyển đế hầu đầu tiên của Nhà Hannover.
Vợ của Ernst August là Sophie xứ Pfalz con gái của Tuyển đế hầu Friedrich V xứ PfalzVương nữ Elizabeth Stuart (con gái của Vua James I của Anh), được tuyên bố là người thừa kế ngai vàng của Anh theo Đạo luật Kế vị 1701, theo đó những người Công giáo La Mã không được lên ngôi. Vào thời điểm đó, Sophia là hậu duệ theo đạo Tin Lành đủ điều kiện cao cấp nhất của James I của Anh.
George Ludwig, con trai của Ernst August và Sophie xứ Pfalz, trở thành Tuyển hầu xứ Hannover và Thân vương xứ Calenberg vào năm 1698 và Thân vương xứ Lüneburg khi chú của ông (cũng là cha vợ), Georg Wilhelm qua đời vào năm 1705 mà không có người thừa kế nam. Ông thừa kế quyền kế vị ngai vàng của Vương quốc Anh từ mẹ mình khi bà qua đời vào năm 1714.
George Ludwig trở thành vua của Vương quốc Anh vào năm 1714, bắt đầu cai trị Anh và Hannover dưới hình thức liên minh cá nhân. Triều đại này đã sản sinh ra 6 vị quân chủ Anh, gồm có George I của Anh, George II của Anh, George III của Anh, George IV của Anh, William IV của AnhVictoria của Anh.
Năm 1815, Đại hội Viên đã nâng Tuyển hầu xứ Hannover thành Vương quốc Hannover, các vua Anh vẫn tiếp tục cai trị Hannover dưới hình thức liên minh cá nhân cho đến năm 1837, khi Vương tôn nữ Victoria lên ngôi kế vị người bác của mình là Vua William IV. Ngai vàng Hannover thực hiện quyền kế vị theo Luật Salic nên đã phải để lại cho người chú của Victoria là Vương tử Ernest August, Công tước xứ Cumberland và Teviotdale. Con trai của ông là Georg V của Hannover đã bị Vương quốc Phổ truất phế khỏi ngai vàng vì ở phe của Đế quốc Áo trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Từ đó, Nhà Welf ở Đức chỉ còn lại duy nhất một ngai vàng, đó là Công quốc Braunschweig, tiền thân của nó là Thân vương quốc Braunschweig-Wolfenbüttel của dòng Braunschweig-Wolfenbüttel. Cháu nội của Vua Georg V là Ernst August đã được thừa kế khi vị công tước cuối cùng của nó là Wilhelm xứ Brunswick qua đời không để lại người kế vị vào năm 1884.

Victoria là người cuối cùng thuộc Nhà Hannover trị vì nước Anh, con trai của bà là Edward VII đến từ Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha, theo họ cha.

Ernst August I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Ernst August I
(1837 - 1851)
Vị vua thứ 4 và áp chót của Hannover
1 Thaler Ernst August I - 1847 A
177 năm (2024)

1842 - 1849
XF
33,0 mm
75,0% Ag
22,272 gr
Bạc ròng
16,704 gr
625.000
1.550.000
63,27$

ERNST AUGUST I
  • Vào tháng 3 năm 1792, Vua George III của Anh đã bổ nhiệm Vương tử Ernest Augustus làm đại tá trong Trung đoàn Kỵ binh nhẹ Hannover số 9. Ông đã phục vụ ở các nhà nước Vùng đất thấp trong Chiến tranh Liên minh thứ nhất, dưới quyền anh trai của mình là Vương tử Frederick, Công tước xứ York và Albany, khi đó là chỉ huy của lực lượng liên minh Anh, Hannover và Áo. Tháng 8 năm 1793, ông đã bị thương do kiếm đâm vào đầu, dẫn đến một vết sẹo biến dạng trên mặt. Trong Trận Tourcoing ở miền bắc Pháp vào ngày 18 tháng 5 năm 1794, cánh tay trái của ông bị thương do một viên đạn đại bác bay qua gần ông. Trong những ngày sau trận chiến, thị lực ở mắt trái của ông mờ dần.
  • Năm 1815, ông đã kết hôn với Friederike xứ Mecklenburg-Strelitz, người đã goá chồng 2 lần, mẹ của ông là Vương hậu Charlotte xứ Mecklenburg-Strelitz đã kịch liệt phản đối, dù Friederike là cháu gái ruột gọi bà bằng cô. Cho đến khi qua đời vào năm 1818 bà cũng không thừa nhận và tiếp kiến con dâu. Dù bị hoàng gia Anh ngăn cấm, nhưng cuộc hôn nhân của 2 người vẫn rất hạnh phúc cho đến phút cuối cùng. Bản thân anh trai ông là Vương tử George, Thân vương xứ Wales đã xem sự hiện diện của 2 vợ chồng ở Anh là điều đáng xấu hổ và muốn cho trợ cấp thêm tiền và tước thống đốc Hannover để họ rời khỏi Anh, nhưng bị từ chối.
  • Ernest là một người cực kỳ bảo thủ, từ ngày được phong Công tước xứ Cumberland và Teviotdale, ông sở hữu một ghế trong Viện Quý tộc, thì ông đã thể hiện tinh thần bảo thủ rất mạnh mẽ, vì thế ông không được người Đảng Whig và các phong trào giải phóng Công giáo ở Ireland ưa thích. Họ đã tạo và thổi phòng nhiều tin đồn để chống lại ông. Điển hình như vụ ngoại tình và cái chết của Lãnh chúa Graves với Sellis. Một người viết tiểu sử là Geoffrey Willis, chỉ ra rằng không có vụ bê bối nào liên quan đến Công tước trong suốt hơn một thập kỷ khi ông cư trú tại Đức; chỉ khi ông tuyên bố ý định trở về Anh thì "một chiến dịch tàn ác vô song" mới bắt đầu chống lại ông. Theo Bird, Ernest là người đàn ông không được lòng dân nhất ở Anh. Ernest có nhiều ảnh hưởng lên các quyết định của vua anh George IV, nhưng dưới triều của vua anh William IV thì ông dần bị đẩy ra khỏi triều đình, dù mối quan hệ giữa hai anh em ông vẫn rất tốt.
  • Ernest rất mong muốn cho con trai của mình là Vương tôn tử George kết hôn với cháu gái là Vương tôn nữ Victoria (Nữ hoàng Victoria tương lai), vì nếu điều này diễn ra thì cả 2 ngai vàng Anh và Hannover thống nhất dưới quyền cai trị của 1 vị quân chỉ Hannover chứ không bị chia đôi, nhưng điều này đã không thành hiện thực, vì Vương tôn tử George đã mù cả 2 mắt vào năm 13 tuổi. Từ giai đoạn này, Ernest đã hướng đến việc lên ngôi vua Hannover sau khi Victoria tiếp nhận ngai vàng Anh, vì theo luật Salic ở Đức thì nữ giới không được thừa kế ngai vàng, nếu trong vương tộc vẫn con nam giới. Các chính trị gia Đảng Whig cũng đã lan truyền đi tin đồn Ernest muốn ám hại cháu gái mình để chiếm cả 2 ngai vàng.
  • Sau khi vua William IV của Anh qua đời vào năm 1837, Ernst được thừa kế ngai vàng Hannover theo luật Salic. Những người tự do ở Hannover thì ủng hộ Vương tử Adolphus, Công tước xứ Cambridge, người giữ chức Phó vương Hannover người thời 3 vị vua trước đó. Nhưng Vương tử Adolphus phản đối mọi hành động ủng hộ ông.
  • Sau khi lên ngôi, Ernst đã thực hiện 2 hành động làm xáo trộn nội chính của Hannover: (1) Giải tán Quốc hội Hannover; (2) Đình chỉ Hiến pháp được ban hành vào năm 1819 bởi Nhiếp chính vương George xứ Wales (sau này là vua George IV của Anh), lý do là bản hiến pháp chưa được hỏi ý kiến của ông. 7 Giáo sư của Đại học Göttingen trong đó có Anh em nhà Grimm đã phản đối điều này, vì thế 3/7 người đã bị trục xuất khỏi Hannover. Những hành động ban đầu này của nhà vua đã bị chỉ trích nhiều ở Anh và châu Âu.
  • Mặc dù khi còn là Công tước xứ Cumberland, nhà vua đã đấu tranh chống lại sự giải phóng Công giáo ở Anh và Ireland, nhưng ông không phản đối những người Công giáo phục vụ trong chính phủ ở Hannover và thậm chí còn đến thăm nhà thờ của họ. Ernst giải thích điều này bằng cách tuyên bố rằng không có lý do lịch sử nào để hạn chế người Công giáo ở Hannover, như đã từng xảy ra ở Vương quốc Anh. Tuy ông liên tục phản đối việc cho phép người Do Thái vào Quốc hội Anh, nhưng trao cho người Do Thái ở Hannover quyền bình đẳng này.
  • Trong Cách mạng 1848, có các cuộc biểu tình bên ngoài cung điện của Nhà vua, Ernst đã cử Thủ tướng ra. Thủ tướng cảnh báo rằng, nếu những người biểu tình đưa ra bất kỳ yêu cầu không phù hợp nào đối với Nhà vua, Ernst sẽ thu dọn đồ đạc và rời đến Anh, đưa Thái tử đi cùng. Điều này sẽ khiến đất nước nằm trong tay của Phổ và chính tối hậu thư mang tính đe dọa này đã chấm dứt tình trạng kích động. Sau đó, Nhà vua đã ban hành một hiến pháp mới, có phần tự do hơn so với văn bản năm 1819.
  • Ngay sau khi Vua William IV qua đời, Ernest nghe từ Lãnh chúa xứ Lyndhurst rằng Lãnh chúa xứ Cottenham người đang giữ chức Đại Chưởng ấn, đã tuyên bố rằng Công tước xứ Cumberland sẽ từ chối thực hiện Lời tuyên thệ trung thành với nữ vương Victorai, với tư cách là một quốc vương nước ngoài. Ngay sau đó Ernest vội vã xuất hiện tại Viện Quý tộc, trước khi khởi hành đến Hannover, và ký vào Lời tuyên thệ trước Chánh văn phòng như một vấn đề thường lệ. Ernest là người thừa kế hợp pháp của Nữ hoàng Victoria cho đến khi con gái của bà là Vương nữ Victoria Adelaide, chào đời vào tháng 11 năm 1840.
  • Vua Ernst và cháu gái mình là Nữ hoàng Victoria đã tranh chấp việc thừa kế số trang sức do Vương hậu Charlotte quá cố để lại. Nữ hoàng Victoria cho rằng chúng thuộc về Vương quyền Anh. Vua Ernst cho rằng chúng số trang sức đó phải thuộc về người thừa kế nam, tức là chính ông. Vấn đề đã được phân xử, và ngay khi các trọng tài chuẩn bị công bố quyết định có lợi cho Hannover, một trong những trọng tài đã qua đời, khiến quyết định đó trở nên vô hiệu. Mặc dù Nhà vua yêu cầu thành lập một hội đồng mới, Victoria đã từ chối cho phép thành lập một hội đồng trong suốt cuộc đời của Nhà vua và tận dụng mọi cơ hội để đeo những món trang sức, khiến Nhà vua phải viết thư cho người bạn của mình, Lãnh chúa Strangford, "Tôi nghe nói Nữ hoàng nhỏ bé trông rất đẹp, đeo đầy kim cương của tôi." Con trai và người kế vị của Ernst là Vua Georg V, đã tiếp tục đòi lại các món trang sức này, và vào năm 1858, sau một quyết định khác có lợi cho Hannover, những món trang sức đã được chuyển giao cho đại sứ Hannover.
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Georg V
(1837 - 1851)
Vị vua thứ 5 và cuối cùng của Hannover
1 Vereinsthaler Vua Georg V - 1864 B
160 năm (2024)

1857 - 1866
AU
34,0 mm
90,0% Ag
18,52 gr
Bạc ròng
16,668 gr
158.000
3.100.000
123,36$

GEORG V
Ông là vị vua thứ 5 và cuối cùng của Vương quốc Hannover, ông trị vì từ năm 1851-1866 với vương hiệu Georg V. Ông là con trai của Ernst August, con trai thứ 5 của vua George III của AnhAugusta xứ Sachsen-Gotha-Altenburg, vì thế Georg V gọi vua George IV của AnhWilliam IV của Anh là bác và Nữ hoàng Victoria là chị họ đời đầu của ông.
Năm 1837, Vua William IV qua đời mà không có con cái hợp pháp để kế vị ngai vàng, dù ông có đến 10 người con với tình nhân. Tuy có 2 người con gái với vợ chính thức, nhưng con cái chính thức đều chết yểu không lâu sau khi ra đời. Trong đó Vương nữ Charlotte xứ Clarence qua đời ngay sau khi ra đời và Vương nữ Elizabeth xứ Clarence chỉ thọ 2 tháng 25 ngày tuổi. Vì thế mà ngai vàng Anh đã được để lại cho Vương tổn nữ Victoria, con gái duy nhất của Vương tử Edward, Công tước xứ Kent và Strathearn, bà lên ngôi với vương hiệu là Nữ vương Victoria và trị vì từ năm 1837 đến 1901 (63 năm, 216 ngày). Theo luật bán Salic thì nữ giới không được thừa kế ngai vàng Vương quốc Hannover nếu giá tộc vẫn còn người thừa kế nam, vì thế Hannover đã được thừa kế bởi cha của Georg V là Ernst August, dấu mốc này đã chấm dứt 123 năm liên minh cá nhân giữa Anh và Hannover.
Năm 1828, Georg mù một bên mắt sau một trận ốm, năm 1833, sau một tai nạn, con mắt còn lại của ông cũng bị mù. Vì thế Georg V là một vị vua bị mù cả 2 mắt. Nhiều người tin rằng, việc mù lòa khiến ông không thể hiểu biết về thế giới; ông đã hình thành một quan niệm kỳ lạ về phẩm giá của Nhà Welf và có ý tưởng thành lập một nhà nước Welf vĩ đại ở châu Âu.
Cha của Georg là người có cảm tình với Vương quốc Phổ, nhưng Georg V thì ngược lại, ông ấy rất ghét Phổ nhưng lại nhiệt thành với Áo, dù mẹ của ông với mẹ của vua Phổ là chị em ruột của nhau. Biên giới phía Đông và Tây của Hannover đều tiếp giáp với lãnh thổ của Phổ và Georg V đã từ chối cấp phép cho người Phổ xây dựng một tuyến đường sắt nối thị trấn Minden của Phổ đến cảng hải quân Phổ ở Wilhelmshaven.
Khi Chiến tranh Áo-Phổ (1866) bắt đầu, chính phủ Phổ đã gửi tối hậu thư đến Hannover, ép phải liên minh với Phổ, dù Quốc hội Hannover đồng ý liên minh với Phổ nhưng vua Georg V lại từ chối và quay qua liên minh với Áo. Kết quả là, Quân đội Hanover gồm 20.600 người đã đầu hàng vào ngày 29 tháng 6 năm 1866 sau Trận Langensalza, mặc dù thành công về mặt chiến thuật nhưng lại thua kém về quân số. Nhà vua và hoàng gia đã chạy sang Áo lưu vong. Phổ đã chiếm đóng Hannover.
Sau khi bị Phổ chiếm đống, Georg V vẫn cố chấp với quyết định của mình, ông ấy từ chối mọi ý tưởng để thuyết phục Phổ không xoá xổ Hannover, trong đó, vợ ông là Vương hậu Marie đã khuyên ông thoái vị để ủng hộ con trai mình là Thái tử Ernest Augustus lên ngôi. Có lẽ cũng vì sự cố chấp của ông mà tuy Hoàng đế Franz Joseph I của Áo vận động thành công để Vương quốc Sachsen không bị sáp nhập, nhưng không màn đến Hannover. Ngày 20/9/1866, Phổ sáp nhập Hannover và biến nó thành tỉnh Hannover. Sau chiến tranh Áo-Phổ, Hannover không phải là nhà nước duy nhất bị sáp nhập, còn có Tuyển hầu xứ HessenCông quốc Nassau.
Từ nơi lưu vong, ông đã kêu gọi vô ích các cường quốc châu Âu can thiệp thay mặt cho Hannover. Từ năm 1866 đến năm 1870, cựu vương Georg V duy trì Quân đoàn Guelphic một phần bằng chi phí cá nhân của mình, hy vọng rằng Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871) sẽ dẫn đến việc ông có cơ hội chiếm lại vương quốc của mình. Tại Paris, Georg đã tuyên truyền chống lại Phổ. Điều khiến ông thất vọng là Napoleon III đã thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871. Vì hành động cố chấp của Georg, Chính phủ Phổ đình chỉ khoản bồi thường tài chính đã được hứa hẹn trước đó và tịch thu tài sản cá nhân của ông. Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck đã cho quản lý các tài sản bị tịch thu, cái gọi là Quỹ Guelph, được một ủy ban đặc biệt của Phổ ở Hannover quản lý và sử dụng số tiền thu được "để chống lại các hoạt động của Guelph".

📕 CÔNG QUỐC ANHALT

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI ASCANIA
Vương tộc Ascania nổi lên từ đầu thế kỷ XI, nhiều dòng khác nhau của vương tộc này đã cai trị nhiều nhà nước cho đến năm 1918, khi chế độ quân chủ ở Đức bị bãi bỏ. Nhà Ascania được chia ra làm 4 nhánh, họ đều là hậu duệ của Albrecht Gấu: Nhánh Ascania-Brandenburg (1157-1320) được lập ra bởi con trường Otto I xứ Brandenburg; Nhánh Anhalt (1218-1918); Nhánh Sachsen-Lauenburg (1296-1689) và Nhánh Sachsen-Wittenberg (1298-1422) được lập ra bởi hậu duệ của người con trai út của Albrecht Gấu là Bá tước Bernhard. Chỉ có Nhánh Anhalt tồn tại được đến khi chế độ quân chủ Đức bị bãi bỏ vào năm 1918, trong 700 năm. Ba nhánh còn lại đều tuyệt tự dòng nam và mất lãnh thổ và tải sản vào tay các vương tộc khác, đặc biệt là sau sự tuyệt tự của dòng Sachsen-Wittenberg vào năm 1422, Tuyển hầu xứ Sachsen đã rơi vào tay của Nhà Wettin, điều này đã mở đầu cho triều đại Wettin thế lực có ảnh hưởng ở Thánh chế La Mã và châu Âu sau đó.
Thành viên đầu tiên được biết đến của gia tộc Ascania chính là Esiko, Bá tước xứ Ballenstedt, lần đầu được nhắc đến trong một văn bản do Hoàng đế Konrad II của Thánh chế La Mã ban hành năm 1036 với tên gọi Esicus de Ballenstide. Ông được cho là cháu trai (thông qua mẹ mình) của Odo I, Phiên hầu xứ Sashsen Ostmark. Từ Odo, người nhà Ascania được thừa kế những tài sản lớn ở Phiên hầu Đông Sachsen (tiếng Đức: Sächsische Ostmark).
Cháu nội trai của Esiko, con trai của Adalbert II xứ BallenstedtOtto, Bá tước xứ Ballenstedt kết hôn với Công nữ Eilika, con gái của Magnus, Công tước xứ Sachsen, người nhà Ascania trở thành người thừa kế một nửa tài sản của Nhà Billung, cựu Công tước xứ Sachsen.
Thế hệ thứ 4 của Bá tước xứ Ballenstedt là Albrecht Gấu (1100-1170), con trai của Otto - đã trở thành người nhà Ascania đầu tiên trở thành công tước khi nắm quyền Sachsen, với sự giúp đỡ của di sản do mẹ ông thừa kế vào năm 1139. Tuy nhiên, ông sớm mất quyền kiểm soát Sachsen vào tay Nhà Guelph đối thủ.

Nhánh Ascania-Brandenburg (1157-1320): Albrecht thừa hưởng Phiên hầu quốc Brandenburg vào năm 1157 từ người cai trị Wendish cuối cùng của vùng này là Pribislaw-Heinrich, và ông trở thành người nhà Ascania đầu tiên trở thành phiên hầu. Albrecht và hậu duệ của ông thuộc Nhà Ascania sau đó đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc Cơ đốc hóa và Đức hóa vùng đất này. Là vùng biên giới giữa các nền văn hóa Đức và Slavic, nhà nước này được gọi là một vùng đất biên giới.

  • Vào năm 1237 và 1244, hai thị trấn, Cölln và Berlin, được thành lập dưới thời cai trị của Otto và Johann, cháu trai của Phiên hầu Albrecht Gấu. Sau đó, chúng được hợp nhất thành một thành phố, đó chính là Berlin. Biểu tượng của Nhà Ascania, một con đại bàng đỏ và một con gấu, đã trở thành huy hiệu của Berlin. Vào năm 1320, dòng dõi Ascania Brandenburg đã tuyệt tự.

Sau khi Hoàng đế phế truất những người cai trị Nhà Guelph của Sachsen vào năm 1180, người Nhà Ascania đã trở lại để cai trị Công quốc Sachsen, nơi đã bị Hoàng đế thu hẹp lãnh thổ xuống còn một nửa phía đông. Tuy nhiên, ngay cả ở miền đông Sachsen, người Nhà Ascania chỉ có thể thiết lập quyền kiểm soát ở những khu vực hạn chế, chủ yếu là gần Sông Elbe. Vào thế kỷ XIII, Thân vương quốc Anhalt đã tách khỏi Công quốc Sachsen. Sau đó, lãnh thổ còn lại đã được chia thành Sachsen-LauenburgSachsen-Wittenberg. Hai nhánh này của Ascadia đã lần lượt bị tuyệt tự dòng nam vào năm 1689 và năm 1422.

  • Nhánh Sachsen-Lauenburg (1296-1689): gồm 2 dòng là Bergedorf-Mölln tạo ra bởi Johann II và dòng Ratzeburg-Lauenburg được tạo ra bởi Eric I, họ cai trị Sachsen-Lauenburg một cách tách biệt.
    • Năm 1401 dòng Bergedorf-Mölln tuyệt tự chỉ sau 5 đời công tước, dòng Ratzeburg-Lauenburg thừa kế lãnh thổ và hợp nhất Sachsen-Lauenburg.
    • Năm 1689 dòng Ratzeburg-Lauenburg tuyệt tự sau cái chết không có nam thừa kế của Julius Franz xứ Sacsenh-Lauenburg, công tước thứ 16.
    • Cái chết của Julius đã gây ra một cuộc cạnh tranh quyền kế vị giữa các cô con gái và các dòng khác. Georg Wilhelm xứ Brunswick của Nhà Welf đã xâm lược Sachsen-Lauenburg bằng quân đội của mình.
    • Trong 113 năm được cai trị bởi Nhà Welf, nhưng quyền cai trị của họ không hợp pháp cho đến năm 1728, Hoàng đế Karl VI của Thánh chế La Mã đã hợp pháp hoá quyền tiếp quản của Nhà Welf. Người thừa kế công quốc hợp pháp là Anna Maria Franziska con gái đầu của Julius đã không bao giờ từ bỏ quyền thừa kế của mình.
Triều đại Anhalt-Dessau (2)
(1603 - 1918)
Ông tổ của Nhánh Anhalt-Dessau chính là Thân vương Johann Georg I, ông là con trai trưởng của Thân vương Joachim Ernst. Năm 1570, sau cái chết của người chú Bernhard VII xứ Anhalt-Zerbst, cha của ông đã được thừa kế và lần đầu tiên thống nhất tất cả lãnh thổ của các nhánh Anhalt kể từ lần phân chia năm 1252.
Sau cái chết của cha Johann Georg, một thoả thuận phân chia lãnh thổ đã diễn ra giữa các anh em ông, bản thân ông nhận được Anhalt-Dessau, cũng như Seniorat và tái lập Thân vương quốc Anhalt-Dessau lần 2 (lần 1 là 1396-1561). Năm 1807, nó được nâng lên thành công quốc, đến năm 1863, Công tước Leopold IV Friedrich đã thống nhất tất cả lãnh thổ của các dòng Anhalt và lập ra Công quốc Anhalt, sau đó là một nhà nước cấu thành nên Đế quốc Đức, nó tồn tại đến năm 1918.

Nhánh Anhalt-Dessau tồn tại được 315 năm, trải qua 11 đời quân chủ cai trị, trong đó có 5 công tước trị vì Công quốc Anhalt thống nhất.

Leopold IV Friedrich

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Thân vương cuối cùng của 2 Thân vương quốc Anhalt-Dessau và Anhalt-Köthen; Công tước đầu tiên của Anhalt thống nhất
1 Thaler Leopold IV Friedrich_Thống nhất Anhalt (1603 - 1863)
161 năm (2024)

1863
UNC
33,0 mm
90,0% Ag
18,52 gr
Bạc ròng
16,668 gr
20.300
7.353.000
289,49$

LEOPOLD IV
  • Từ năm 1817 đến năm 1853, ông là người cai trị Công quốc Anhalt-Dessau và từ năm 1847 đến năm 1853, ông cũng là người cai trị Công quốc Anhalt-Köthen. Từ năm 1853 đến năm 1863, ông là người cai trị công quốc Anhalt-Dessau-Köthen hợp nhất và từ năm 1863 ông thừa kế thêm Công quốc Anhalt-Bernburg. Kể từ năm 1863, ông là người cai trị đầu tiên của Công quốc Anhalt thống nhất. Leopold qua đời tại Dessau vào ngày 22 tháng 5 năm 1871. Ông được kế vị bởi con trai mình là Công tử Friedrich. Trong gần nửa thế kỷ, Leopold đã thừa kế 3 công quốc từ ông nội và những người họ hàng xa bị tuyệt tự dòng nam.
  • Leopold vẫn duy trì tình bạn với viên chức hành chính của mình là Wilhelm Christian Raster, mặc dù con trai của Raster là Hermann Raster, đã tham gia vào các cuộc cách mạng chống lại vương quyền của ông. Raster trẻ tuổi đã được cho 2 lựa chọn, nếu ở lại Anhalt-Dessau thì ông phải đối mặt với việc truy tố hình sự vì vai trò của mình trong cuộc Cách mạng hoặc tự do di cư khỏi đất nước như những người Forty-eighters khác. Raster đã đưa ra lựa chọn thứ hai và cuối cùng trở thành một thủ lĩnh chính trị quyền lực của Đảng Cộng hòa tại Hoa Kỳ.

📕 BÁ QUỐC HESSEN-KASSEL

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI HESSEN

Nguồn gốc của Nhà Hessen bắt đầu từ năm 1241, thông qua cuộc hôn nhân giữa Sophie xứ Thuringia với Heinrich II, Công tước xứ Brabant, đến từ Nhà Reginar. Sophie là con gái của Ludwig IV, Bá tước xứ Thuringia (triều đại Ludowinger) và Elizabeth của Hungary (bà được Giáo hoàng Grêgôriô IX phóng thánh vào năm 1235).

  • Năm 1247, Bá tước Heinrich Raspe xứ Thuringia qua đời mà không có con, dòng Nam của Nhà Ludowinger đã tuyệt tự. Tài sản của ông không chỉ bao gồm các vùng đất rộng lớn của Thuringia, mà cả Lãnh địa Bá tước Hessen sẽ được thừa kế bởi dòng nữ. Sophie đã tuyên bố quyền thừa kế.
  • Cuộc cạnh tranh này đã tạo ra Chiến tranh Kế vị Thuringia kéo dài trong 17 năm (1247-1264). Sophie không thành công trong việc thừa kế toàn bộ tài sản của Nhà Ludowinger, nhưng bà đã giành được lãnh thổ Hessen cho con trai bà là Heinrich. Bá quốc Hessen đã ra đời và định hình nên Vương tộc Hessen từ đó.
  • Bá tước xứ Meissen giành được lãnh thổ Thuringia và tước hiệu Bá tước. Lãnh thổ này về sau đã trở thành Các công quốc Ernestine của Nhà Wettin.

Ban đầu là phần phía Tây của Bá quốc Thuringia, vào giữa thế kỷ XIII, nó được thừa kế bởi con trai của Heinrich II, Công tước xứ Brabant, và trở thành một thực thể chính trị riêng biệt. Từ cuối thế kỷ XVI, nó thường được chia thành nhiều nhánh, trong đó quan trọng nhất là các nhánh của Hessen-Kassel (hoặc Hesse-Cassel) và Hessen-Darmstadt.
Vào đầu thế kỷ XIX, Bá tước xứ Hessen-Kassel được phong làm Tuyển hầu xứ Hessen (1803), trong khi Bá tước xứ Hessen-Darmstadt trở thành Đại công tước Hessen (1806), sau này là Đại công tước xứ Hessen và Rhein. Tuyển hầu xứ Hessen (Hesse-Kassel) bị Vương quốc Phổ sáp nhập vào năm 1866, trong khi Đại công quốc Hessen (Hesse-Darmstadt) vẫn là một nhà nước có chủ quyền cho đến khi chế độ quân chủ Đức kết thúc vào năm 1918.
Kể từ ngày 23 tháng 5 năm 2013, người đứng đầu Nhà Hessen là Donatus, Bá tước xứ Hessen. Ông xuất thân từ nhánh Hessen-Kassel của gia đình, vốn là dòng dõi nam cao cấp trong phả hệ kể từ cuộc chia cắt lớn của gia tộc vào năm 1567. Ông kết hôn với nữ bá tước Floria-Franziska xứ Faber-Castell.

Philipp I xứ Hessen, qua đời năm 1567. Bá quốc Hessen (1264-1567) sau đó được chia cho bốn người con trai của ông, và phát triển thành 4 nhánh: Hesse-Kassel, Hessen-Marburg, Hessen-RheinfelsHessen-Darmstadt.

  • Nhánh Hesse-Kassel (1567-1803): Người con trai cả của Bá tước Philipp I xứ HessenWilhelm được thừa kế Bá quốc Hessen-Kassel. Nó tồn tại đến năm 1803 thì được Hoàng đế Napoleon I nâng lên thành Tuyển hầu xứ Hessen và bị Vương quốc Phổ sáp nhập vào năm 1866, sau Chiến tranh Áo-Phổ. Nhánh Hesse-Kassel trải qua 299 năm cai trị, với 7 đời quân chủ cai trị Bá quốc và Tuyển hầu quốc. Dòng này cũng đã phân chia ra làm nhiều chi nhánh rồi thống nhất trong suốt lịch sử phát triển của mình.
  • Nhánh Hessen-Marburg (1567-1604): Người con trai thứ 2 của Bá tước Philipp I xứ HessenLudwig IV đã được nhận Bá quốc Hessen-Marburg.
    • Khi Ludwig IV xứ Hessen-Marburg qua đời mà không có con trai, ông đã để lại những phần lãnh thổ bằng nhau cho Bá tước xứ Hessen-Kassel (Marburg) và Hessen-Darmstadt (Gießen, Nidda), nhưng với điều kiện là cả hai Bá tước đều phải theo đạo Luther. Hessen-Kassel theo đạo Calvin vào thời điểm đó.
    • Khi hai nhánh tranh cãi về các chi tiết của sự phân chia, Moritz xứ Hessen-Kassel đã sáp nhập toàn bộ lãnh thổ và ấp đặt đạo Calvin. Sau một cuộc tranh chấp và xung đột vũ trang kéo dài, Moritz — người cũng có kẻ thù ở quê nhà — đã thoái vị vào năm 1627 và để lại một phần lãnh thổ của mình cho Bá tước xứ Hessen-Darmstadt.
    • Tuy nhiên, trong Chiến tranh Hessen năm 1645–48, một cuộc xung đột phụ của Chiến tranh Ba mươi năm, hai dòng, vốn ở hai phe khác nhau, lại giao tranh giành lãnh thổ. Cuộc chiến này đã khiến hai phần ba dân thường thiệt mạng, một trong những số người chết cao nhất trong bất kỳ khu vực nào của Đức trong lịch sử.
    • Cuối cùng, lãnh thổ đã được chia theo quy định trong di chúc của Ludwig IV. Hessen-Kassel chiếm phần phía bắc và Hessen-Darmstadt chiếm phần phía nam.
  • Nhánh Hessen-Darmstadt (1567-1806): Người con trai thứ 4 của Bá tước Philipp I xứ HessenGeorg được thừa kế Bá quốc Hessen-Darmstadt. Năm 1806, Bá quốc được nâng lên thành Đại công quốc Hessen. Dòng này trải qua 349 năm cai trị với 11 đời Bá tước và Đại công tước, chỉ kết thúc khi chế độ quân chủ Đức bị bãi bỏ vào năm 1918, và đây là dòng cai trị lâu dài nhất của Vương tộc Hessen. Dòng này cũng đã phân chia ra làm nhiều chi nhánh rồi thống nhất trong suốt lịch sử phát triển của mình.

Chi nhánh Battenberg - Mountbatten

Gia tộc Battenberg là hậu duệ theo dòng dõi nam của Dòng Hessen-Darmstadt, xuất thân từ cuộc hôn nhân của Alexander xứ Hesse và Rhine với Nữ bá tước Julia Hauke và đây là một cuộc hôn nhân môn đăng đối hộ. Gia đình Battenberg sau này định cư ở Anh đã đổi tên thành Mountbatten sau Thế chiến thứ nhất theo lệnh của George V của Anh, người đã thay thế tước hiệu thân vương Đức trước đây của họ bằng tước hiệu quý tộc Anh. Hậu duệ của gia tộc này đã hôn phối với nhiều vương tộc ở châu Âu.

  • Con trai thứ của Alexander và Julia là Aleksandr, thành viên của gia tộc Battenberg đã được bầu lên ngai vàng Bulgaria và trở thành Thân vương đầu tiên của nó với vương hiệu Aleksandr I.

Wilhelm IX

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Bá tước cuối cùng xứ Hessen-Kassel, Tuyển đế hầu đầu tiên của Hessen
1 Thaler Wilhelm IX - 1789
235 năm (tính từ 2024)

1789
AU-XF
34,0 mm
?% Ag
? gr
Bạc ròng
? gr
?
6.852.000
269,76$

WILHELM IX
Wilhelm là con trai thứ hai, nhưng là con trai lớn nhất còn sống sót của Friedrich II xứ Hessen-KasselMary của Đại Anh. Vì thế Wilhelm gọi vua George II của Anh là ông ngoại, Frederick, Thân vương xứ Wales (cha của George III) là bác và vua George III của Anh là anh họ đời đầu.
Cuộc hôn nhân của cha mẹ ông không hạnh phúc, người cha Friedrich đã từ bỏ truyền thống Tin Lành của gia tộc để chuyển sang Công giáo vào năm 1749 và năm 1755, Friedrich cũng đã chính thức huỷ bỏ cuộc hôn nhân với vợ mình. Ông nội của Wilhelm là Wilhelm VIII xứ Hessen-Kassel đã cắt vùng Hessen-Hanau mới dành được để làm lãnh địa thái ấp cho con dâu và các cháu trai của mình. Trên thực tế thì Wilhelm trẻ tuổi đã trở thành người cai trị của Bá quốc Hessen-Hanau dưới quyền nhiếp chính của mẹ mình.
Ông kết hôn với người em gái họ đời đầu của mình là Vương nữ Wilhelmina Caroline của Đan Mạch, con gái của Frederik V của Đan MạchLouisa của Đại Anh. Họ có với nhau 4 người con. Ngoài ra, ông còn công nhận hơn 20 người con khác là con ngoài giá thù với 3 người tình của mình. Trong đó có Tướng Áo, Nam tước Julius Jacob von Haynau, vốn được mệnh danh là "Hổ Habsburg" trong quân đội của Đế quốc Áo.
Năm 1769, Wilhelm bổ nhiệm Mayer Amschel Rothschild làm Hoffaktor, giám sát hoạt động của các điền trang và thu thuế. Ngay lúc Wilhelm thừa kế Bá quốc Hessen-Kassel, ông được xem là một trong những thân vương giàu có nhất châu Âu. Chính sự giàu có này đã giúp Rothchild tích luỹ tài sản và trở thành một gia tộc ngân hàng ở châu Âu sau đó. Wilhelm được xem là ân nhân của gia tộc này.
Năm 1803, Napoleon lúc này là Đệ nhất tổng tài Pháp đã nâng Wilhelm lên làm Tuyển hầu xứ Hessen, dù thế, Wilhelm cũng không gia nhập Liên bang Rhein, từ chối huy động quân đội giúp Napoleon trong Chiến tranh Pháp-Phổ và tuyên bố nhà nước mình trung lập. Năm 1806 lúc này đã lên ngôi hoàng đế, Napoleon cho chiếm đống và sáp nhập Hessen vào Vương quốc Westphalia mới thành lập do em trai của Napoleon là Jérôme Bonaparte cai trị. Các phần phía nam của Hessen, tức là Bá quốc Hanau-Münzenberg, ban đầu nằm dưới sự quản lý của chính phủ quân sự Pháp từ năm 1806 và thuộc về Đại công quốc Frankfurt từ 1810 đến 1813.
Khi lãnh thổ của ông bị Pháp chiếm đống, Wilhelm đã gửi tài sản của mình cho Rothschild để khỏi bị rơi vào tay Napoleon. Số tiền này sau đó được chuyển đến cho Nathan Mayer Rothschild ở London, nó đã hỗ trợ cho Anh và các đồng mihn chống lại Pháp và cuối cùng thu về rất nhiều lợi nhuận từ việc cho vây này. Không lâu sau, sự giàu có của người nhà Rothschild đã vượt xa sự giàu có của ân nhân họ là Wilhelm xứ Hesse-Kassel.

Sau thất bại của quân đội Napoleon trong Trận Leipzig, Wilhelm đã được phục vị vào năm 1813. Trong Đại hội Viên, một số tuyển hầu được nâng lên vương quốc, trong đó có Hanover và Wuttemburg, Wilhelm cũng muốn được như thế, nhưng không được công nhận, ông chỉ được nâng lên đại công tước, vì thế ông đã từ chối và vẫn giữ lại danh xưng Tuyển đế hầu vì ông cho rằng nó danh giá hơn. Hessen-Kassel vẫn là Tuyển hầu cho đến khi bị Vương quốc Phổ sáp nhập vào năm 1866.

📕 GIÁO PHẬN VƯƠNG QUYỀN SALZBURG

[sửa | sửa mã nguồn]

Sigismund von Schrattenbach

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Tổng giám mục áp chót của Salzburg
1 thaler Sigismund von Schrattenbach - 1761
263 năm (tính từ năm 2024)

1761
AU
41,0 mm
83,3% Ag
28,0 gr
Bạc ròng
23,324 gr
?
3.500.000
149,57$

  • Salzburg là quên hương của thiên tài âm nhạc Mozart.

📕 VƯƠNG QUỐC WURTTEMBERG

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI WURTTEMBERG
Vương tộc Württemberg là một triều đại trong lịch sử Đức, xuất hiện vào thế kỷ XI, khởi đầu là một bá quốc thuộc Công quốc Swabia cũ. Vị bá tước đầu tiên của Bá quốc Württemberg chính là Konrad I xứ Württemberg, ông đã cho xây dựng lâu đài Wirtemberg trên đồi Wirtemberg, thuộc Stuttgart này nay vào năm 1083 và con cháu ông đã lấy tên lâu đài để làm họ và khai sinh ra triều đại Württemberg. Người Württemberg trở thành bá tước vào thế kỷ XII. Năm 1250, Vương tộc Staufer cai trị Công quốc Swambia kết thúc tồn tại, điều này đã tạo điều kiện cho Württemberg mở rộng lãnh thổ.
Lãnh thổ Württemberg mở rộng hơn nữa dưới sự cai trị của Ulrich III, Eberhard IIEberhard III. Dưới thời Eberhard III, Württemberg đã có thêm Bá quốc Montbéliard (tiếng Đức: Mömpelgard) thông qua cuộc hôn nhân của con trai ông, Eberhard IV, với Henriette, Nữ bá tước xứ Montbéliard vào năm 1397. Năm 1495, tại Đại hội Đế quốc Worms do Hoàng đế Maximilian I của Thánh chế La Mã triệu tập, Bá quốc Württemberg được nâng lên thành Công quốc Württemberg.
Công quốc tồn tại từ năm 1495, với vị Công tước đầu tiên là Eberhard I xứ Württemberg. Lãnh thổ công quốc nằm trong thung lũng sông Neckar, từ Tübingen đến Heilbronn, với thủ đô và thành phố lớn nhất, Stuttgart, nằm ở trung tâm. Với diện tích khoảng 8.000 km2, công quốc Württemberg là một tập hợp của 350 lãnh dịa nhỏ hơn do nhiều lãnh chúa thế tục và tôn giao khác nhau sở hữu. Württemberg cũng là một trong những vùng đông dân nhất của Đế chế La Mã Thần thánh, nuôi sống 300.000-400.000 cư dân.
Trong thời gian trị vì ngắn ngủi của Công tước Friedrich II Eugene xứ Württemberg, Đệ Nhất Cộng hòa Pháp đã xâm lược Württemberg và buộc công tước phải rút khỏi quân đội Đế chế La Mã Thần thánh và trả tiền bồi thường. Mặc dù chỉ cai trị trong hai năm, Friedrich II Eugene đã thực sự giữ được nền độc lập của công quốc. Thông qua các cuộc hôn nhân của con cái, ông đã tạo nên những mối quan hệ đáng chú ý trên khắp châu Âu, bao gồm cả với các gia đình hoàng gia Nga, Áo và Anh.
Con trai của ông, Công tước Friedrich III xứ Württemberg (1754–1816), là một thân vương theo hình mẫu của Friedrich Đại đế. Ông đã tham gia Chiến tranh Liên minh thứ hai chống lại Pháp bất chấp nguyện vọng của người dân và khi người Pháp một lần nữa xâm lược và tàn phá đất nước, ông đã ở Erlangen, nơi ông ở lại cho đến sau khi Hiệp ước Lunéville kết thúc vào ngày 9 tháng 2 năm 1801.
Sau khi hòa giải với Pháp, được ký kết vào tháng 3 năm 1802, ông đã nhượng lại tài sản của mình ở bờ trái sông Rhein, đổi lại ông nhận được 9 thành bang đế chế tự do, trong đó có Reutlingen và Heilbronn và các vùng lãnh thổ khác, tổng cộng khoảng 850 dặm vuông và có khoảng 124.000 cư dân. Ông đã được Đệ nhất tổng tài Napoleon nâng từ địa vị công tước lên Tuyển hầu xứ Württemberg vào năm 1803.
Năm 1805, Württemberg trở thành đồng minh của Đệ Nhất Đế chế Pháp, Hòa ước Pressburg vào tháng 12 năm 1805, tuyển hầu đã được thưởng nhiều vùng đất khác nhau. Ngày 1 tháng 1 năm 1806, Tuyển hầu xứ Württemberg được nâng lên thành Vương quốc Württemberg, trong suốt cuộc đời mình, ông đã trải qua 3 tước vị cai trị, từ công tước được nâng lên tuyển đế hầu và cuối cùng là vua.
Người con thứ 2 của Friedrich là Katharina của Württemberg đã kết hôn với em trai út của Hoàng đế Napoleon IJérôme Bonaparte vào năm 1807 và trở thành Vương hậu của Vương quốc Westphalia. Con của họ gồm có Napoléon-Jérôme BonaparteMathilde Bonaparte, hậu duệ nam của dòng này hiện là nhánh trưởng của Vương tộc Bonaparte.

Sau khi Đế chế Đức được thành lập vào năm 1871, trong 25 nhà nước thành viên thì chỉ có 4 nhà nước có địa vị cao nhất là vương quốc, bao gồm: Vương quốc Phổ, Vương quốc Sachsen, Vương quốc BayernVương quốc Württemberg. Nó cũng giống như các nhà nước khác trong Đế chế Đức, đều chấm dứt tồn tại vào năm 1918 khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành
BANG LIÊN ĐỨC
(1815-1848 & 1850-1866)
Vương quốc Württemberg
(1805 - 1918)

Vua Wilhelm I
(1816 - 1864)
Vị vua thứ 2 của Vương quốc Württemberg
1 thaler Wilhelm I_Liên minh quan thuế Phổ, Sachsen, Hesse và Thuringia - 1833 W
191 năm (tính từ 2024)

1833
AU
38.0 mm
86,8% Ag
29,49 gr
Bạc ròng
25,59732 gr
83%
3.862.000
153,25$

  1. Ông là anh vợ Jérôme Bonaparte, vua của Westphalia và là em trai út của Hoàng đế Napoleon I
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Karl I
(1864 - 1891)
Vị vua thứ 3 của Vương quốc Württemberg
5 mark Karl I - 1876
148 năm (tính từ 2024)

1874 - 1888
XF
38.0 mm
4/2021
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
24,9993 gr
896.725
1.800.000
77,92$

Wilhelm II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Wilhelm II
(1891 - 1918)
Vị vua cuối cùng của Württemberg
5 mark Wilhelm II - 1900
124 năm (tính từ 2024)

1892 - 1913
XF
38.0 mm
4/2021
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
24,9993 gr
211.000
1.800.000
77,92$

📕 THÀNH BANG AUGSBURG

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

🚩Hoàng đế Franz I
(1745 - 1765)
Hoàng đế duy nhất của Thánh chế La Mã đến từ Nhà Lorraine
1 conventionsthaler Francis I - 1765
249 năm (tính từ 2024)

1765
AU
41,0 mm
83,3% Ag
28,06 gr
Bạc ròng
23,374 gr
?
4.500.000
193,13$

📕 THÀNH BANG HAMBURG

[sửa | sửa mã nguồn]

Wilhelm II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Hoàn đế thứ 3 và cuối cùng của Đế chế Đức

1891-1913
MS
38,0 mm
8/2023
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
24,9993 gr
327.000
2.569.000
109,32$

📕 BADEN-DURLACH

[sửa | sửa mã nguồn]
NHÀ ZAHRINGEN
Vương tộc Zähringen là một triều đại thuộc quý tộc Swabia, tên của gia tộc này bắt nguồn từ Lâu đài Zähringen gần Freiburg im Breisgau. Tổ tiên sớm nhất được biết đến của gia tộc này là Berthold, Bá tước ở Breisgau (mất năm 982), người được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 962. Theo tên của ông, ông có thể có quan hệ họ hàng với triều đại Alaholfings.
Trong suốt thế kỷ XI, Công quốc Swabia thiếu một cơ quan quyền lực trung ương mạnh mẽ và nằm dưới sự kiểm soát của nhiều triều đại khác nhau, mạnh nhất trong số đó là Nhà Hohenstaufen, Nhà Welf, Nhà HabsburgNhà Zähringen. Tuy nhiên, Hoàng đế Heinrich III của Thánh chế La Mã đã hứa trao ngôi vị công tước cho Bá tước Berthold I xứ Zähringen, khi Heinrich III qua đời vào năm 1056, người vợ góa của ông là Agnes xứ Poitou đã bổ nhiệm Rudolf xứ Rheinfelden làm Công tước của Swabia. Berthold từ bỏ quyền của mình và được bồi thường bằng Công quốc CarinthiaHầu quốc VeronaÝ vào năm 1061. Không thể tự lập, cuối cùng ông đã mất cả hai lãnh thổ khi bị Vua Heinrich IV của Đức phế truất trong Tranh cãi việc bổ nhiệm giáo sĩ vào năm 1077. Berthold lui về lãnh thổ quê hương Swabia của mình, nơi ông qua đời vào năm sau. Berthold I là người đầu tiên của gia tộc được phong công tước, điều này đã nâng gia tộc Zähringer lên hàng ngủ công hầu.

Sau cái chết của Berthold I vào năm 1077, tước hiệu và tài sản được phân chia cho 2 người con trai của ông và tạo ra 2 dòng của Nhà Zähringen:

  • Người con trưởng là Herman vẫn giữ tước hiệu Phiên hầu xứ Verona. Con trai của Herman I là Herman II, chính là người đầu tiên sử dụng danh hiệu Phiên hầu xứ Baden vào năm 1112 và Herman II chính thức trở thành ông tổ của tất cả các quân chủ xứ Baden. Dòng trưởng của Nhà Zähringen vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay và thường được gọi là Nhà Baden. Hậu duệ của Herman đã cai trị Phiên hầu Baden rồi Tuyển hầu xứ Baden và cuối cùng được nâng lên Đại công quốc Baden, triều đại này tồn tại đến năm 1918, khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Đức.

Các lãnh thổ và thái ấp do nhà Zähringer nắm giữ được gọi là Công quốc Zähringen, nhưng không được coi là một công quốc ngang hàng với các công quốc gốc. Nhà Zähringer đã cố gắng mở rộng lãnh thổ của họ ở Swabia và Burgundy thành một công quốc được công nhận hoàn toàn, nhưng sự mở rộng của họ đã bị dừng lại vào những năm 1130 do mối thù của họ với Nhà Welf.

Theo đuổi tham vọng lãnh thổ của mình, Nhà Zähringer đã thành lập nhiều thành phố và tu viện ở cả hai bên Rừng Đen, cũng như ở phía tây Cao nguyên Thụy Sĩ. Sau khi dòng dõi công tước tuyệt tự vào năm 1218, một số phần lãnh thổ của gia tộc đã trở lại với hoàng gia (đạt được quyền đế quốc trực tiếp), trong khi các phần khác được chia cho các gia tộc Kyburg, UrachFürstenberg.

TRIỀU ĐẠI BADEN
Herman II, con trai của Herman I và là cháu trai của Berthold, đã ký kết một thỏa thuận với triều đại Hohenstaufen đối địch, và khoảng năm 1098 đã được Hoàng đế Heinrich IV của Thánh chế La Mã ban cho lãnh thổ với quyền đế quốc trực tiếp (immediate). Ông đã chọn định cư tại Đức vì ông sinh ra và lớn lên ở đó. Lãnh địa mà ông lựa chọn là Baden (ngày nay là Baden-Baden), nơi cha ông đã giành được quyền cai trị thông qua kết hôn với người thừa kế là Judit von Backnang-Sulichgau, Nữ bá tước xứ Eberstein-Calw. Tại Baden, Herman II đã cho xây dựng Lâu đài Hohenbaden. Việc xây dựng bắt đầu vào khoảng năm 1100 và khi hoàn thành vào năm 1112, ông đã đánh dấu sự kiện này bằng cách nhận tước hiệu Phiên hầu xứ Baden, khai sinh ra dòng Zähringen-Baden thường được gọi là Nhà Baden. Vì thế, Herman II trở thành ông tổ của tất cả các bá tước, tuyển hầu và đại công tước xứ Baden.
Trong suốt lịch sử của mình, Phiên hầu Baden đã được phân tách ra nhiều lần và từ đó tạo ra các chi nhánh. Đến thời Karl Friedrich xứ Baden-Durlach thì mới thống nhất lại toàn bộ lãnh thổ của Phiên hầu Baden trước đây sau 235 năm chia cắt, vì dòng Baden-Baden tuyệt tự dòng nam vào năm 1771, sau cái chết của vị phiên hầu cuối cùng là August Georg xứ Baden-Baden.
Với sự cai trị khôn ngoan của mình, Karl Friedrich đã nhận được nhiều lãnh thổ trong quá trình Hòa giải Đức, cho đến khi ông qua đời, diện tích của Baden tăng lên 13,3 lần, từ 1.771 km2 tăng lên 15.082 km2. Ông sống thọ 83 tuổi và tại vị trong 73 năm, trở thành một trong những quân chủ tại vị lâu nhất trong lịch sử châu Âu và thế giới.

Năm 1803, ông được Đệ Nhất Tổng tài Napoleon của Pháp nâng lên Tuyển hầu xứ Baden, sau khi Đế chế La Mã Thần thánh bị giải thể vào năm 1806, ông được Hoàng đế Napoleon I nâng lên Đại công tước xứ Baden. Con cháu của ông đã cại trị Đại công quốc Baden cho đến khi chế độ quân chủ ở Đức bị bãi bỏ vào năm 1918.

Karl Friedrich

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

🚩Bá tước Karl Friedrich
(1738 - 1771)
Vị Bá tước thứ 9 và cuối cùng của Baden-Durlach; Bá tước cuối cùng của Baden; Tuyển đế hầu duy nhất của Baden và Đại công tước đầu tiên của xứ Baden
1 konventionsthaler Karl Friedrich - 1766
258 năm (tính từ 2024)

1764 - 1766
VF
42,0 mm
9/2022
83,3% Ag
28,6 gr
Bạc ròng
23,824 gr
367.000
5.720.177
242,64$

KARL FRIEDRICH
Karl Friedrich trở thành Bá tước xứ Baden-Durlach vào ngày 12/5/1738, sau cái chết của ông nội ông là Bá tước Karl III Wilhelm. Năm 1771, ông thừa kế thêm Bá quốc Baden-Baden, sau khi vị bá tước của xứ này là August Georg Simpert qua đời mà không để lại người thừa kế hợp pháp. Cả 2 bá quốc này đều được người Nhà Zahringen cai trị, trước đó là một Bá quốc thống nhất với tên gọi Baden, thành lập từ năm 1112, nhưng đến năm 1535 thì tách ra làm 2 và đến thời của Karl Friedrich mới được thống nhất trở lại.
Karl Friedrich là một nhà cai trị đầy tham vọng và có chiến lược rõ ràng, lúc đầu ông liên minh với Nhà Habsburg-Lorraine để chống lại Cách mạng Pháp, sau đó ông đứng về phía Napoleon I, và chính vị hoàng đế này đã thưởng cho ông nhiều đất đai và nâng ông lên Tuyển đế hầu vào năm 1803. Sau khi Đế chế La Mã Thần thánh tan rã vào năm 1806, lãnh thổ của ông được nâng lên Đại công quốc.
Ông thừa kế Bá quốc Baden-Durlach chỉ với 1.631 km2, sau đó thừa kế thêm Bá quốc Baden-Baden chỉ với 140,18 km2, nhưng đến khi ông qua đời, lãnh thổ của ông lên đến 15.082 km2, có nghĩa là tăng gấp 13,3 lần lãnh thổ ban đầu.
Ông mất vào năm 1811, và là một trong những nhà cai trị qua đời trong kỷ nguyên Napoleon, nên không thể thấy sự sụp đổ của đồng minh - Đệ Nhất Đế chế Pháp. Ông thọ 83 tuổi và nắm quyền cai trị trong 73 năm, trải qua 3 tước vị khác nhau: Bá tước, Tuyển đế hầu và Đại công tước, chưa từng có một nhà cai trị nào làm được điều này như ông.
Ông có 2 đời vợ, người vợ sau là thường dân, nên bị xem là "quý tiện kết hôn", nên con cái không được nhận tước vị và thừa kế, nhưng đến năm 1817, con cháu của người vợ đầu đã qua đời gần hết mà không để lại người kế vị, để tránh ngai vàng rơi vào tay của người anh rể Maximilian I Joseph của Bayern, vị Đại công tước đương nhiệm (cháu nội của Karl Friedrich) đã hợp pháp hoá dòng dõi vợ kế của ông nội mình để họ có thể thừa kế ngai vàng của Baden. Năm 1830, con trai cả của cuộc hôn nhân thứ hai là Leopold đã kế vị làm Đại công tước.
Thông qua cháu cố gái là Marie Amelie xứ Baden (con gái út của Karl Ludwig Friedrich xứ BadenStéphanie de Beauharnais, con nuôi của hoàng đế Napoleon I), ông trở thành tổ ngoại của các Công tước xứ Hamilton, bắt đầu từ William Hamilton, Công tước thứ 12 xứ Hamilton và thông qua cháu sơ của mình là Mary Victoria Hamilton, ông trở thành tổ ngoại của các Thân vương xứ Monaco, bắt đầu từ Louis II của Monaco, và Rainier III của Monaco là cháu đời thứ 7.
Thông qua cháu cố là Josephine xứ Baden, con gái của Karl Ludwig Friedrich xứ BadenStéphanie de Beauharnais (nghĩa nữ của Hoàng đế Napoleon I), Karl Friedrich là ông sơ của Vua Carol I của România và là tổ ngoại của tất cả vị vua Romania còn lại; Ông cũng là ông sơ Stephanie xứ Hohenzollern-Sigmaringen, vương hậu của Bồ Đào Nha khi thành hôn với Vua Pedro V

Cháu nội gái của ông là Luise xứ Baden trở thành hoàng hậu Đế chế Nga qua cuộc hôn nhân với Aleksandr I của Nga, cũng vì lý do này mà trong quá trình Hòa giải Đức Aleksandr I đã cố gắng bảo vệ Baden và giúp cho nó có thể nhiều lãnh thổ. Tương tự đó, Nga hoàng cũng bảo vệ và tạo nhiều lợi thế cho Công quốc Württemberg, quê hương của mẹ ông Sophie Dorothee xứ Württemberg. Trong quá trình Hòa giải Đức, Karl nhận được số lãnh thổ gấp 4,4 lần diện tích và 7 lần dân số đã bị Pháp sáp nhập (mất 450km2 với 30.000 dân, nhưng được bồi thường 2.000 km2 với 210.000 dân).

📕 ĐẠI CÔNG QUỐC BADEN

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Đại công tước thứ 4 xứ Baden
1 Kronenthaler Leopold I - 1831
193 năm (tính từ 2024)

1830 - 1837
AU
39.0 mm
10/2023
87,2% Ag
29,49 gr
Bạc ròng
(25,715 gr)
168.080
3.641.000
152,34$

Friedrich I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Đại công tước thứ 6 và áp chót của xứ Baden
5 mark Frederick I - 1876
148 năm (tính từ 2024)

1874 - 1888
XF
38.0 mm
4/2021
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
(24,9993 gr)
473.000
1.800.000
77,92$

Friedrich II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Đại công tước thứ 7 và cuối cùng của xứ Baden
5 mark Frederick II - 1908
116 năm (tính từ 2024)

1908 - 1913
XF
38.0 mm
4/2021
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
(24,9993 gr)
280.000
1.800.000
77,92$

📕 TUYỂN HẦU XỨ SACHSEN

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI WETTIN
Thành viên được biết đến sớm nhất của nhà Wettin chính là Theodoric I xứ Wettin, còn được gọi là Dietrich, Thiedericus và Thierry I xứ Liesgau (mất khoảng năm 982). Ông có lẽ lúc đầu sống ở Liesgau (rìa phía Tây của sông Harz). Vào năm 1000, gia tộc này đã mua lại Lâu đài Wettin, được xây dựng bởi người Slav ở địa phương và lấy tên lâu đài để đặt làm họ của mình. Khoảng năm 1030, gia tộc Wettin nhận được đất Phiên hầu Đông Sachsen (Sächsische Ostmark) làm thái ấp.
Sự nổi bật của Nhà Wettin ở Phiên hầu Đông Sachsen (hay Ostmark) đã khiến Hoàng đế Heinrich IV của Thánh chế La Mã trao cho họ Phiên hầu Meissen làm thái ấp vào năm 1089. Gia tộc này đã phát triển trong suốt thời Trung cổ: năm 1263, họ thừa hưởng Phong địa bá quốc Thüringen (mặc dù không có Hessen) và năm 1423, họ được trao cho Công quốc Sachsen, có trung tâm tại Wittenberg, do đó trở thành một trong những Tuyển đế hầu của Đế chế La Mã Thần thánh.
Vương tộc này chia thành hai nhánh cai trị vào năm 1485 khi các con trai của Friedrich II xứ Sachsen chia các vùng lãnh thổ mà trước đó vẫn được họ cai trị chung. Người con trai cả Ernst, kế vị cha mình với tư cách là Tuyển hầu xứ Sachsen, đã nhận được các vùng lãnh thổ được giao cho Tuyển đề hầu (Tuyển hầu xứ Sachsen) và Thuringia, trong khi người em trai Albrecht của ông đã giành được Phiên hầu Meissen, với kinh đô là Dresden. Vì Albrecht cai trị dưới danh hiệu "Công tước xứ Sachsen", nên các vùng đất của ông cũng được gọi là Công quốc Sachsen.

Nhánh Ernestine: là dòng trưởng của Nhà Wettin, thừa kế ngôi vị Tuyển hầu xứ Sachsen, họ đóng vai trò quan trọng trong sự khởi đầu của Cải cách Tin Lành. Tuyển hầu Friedrich III (Friedrich der Weise) bổ nhiệm Martin Luther (1512) và Philipp Melanchthon (1518) vào Đại học Wittenberg, nơi ông thành lập vào năm 1502 và bảo vệ Martin Luther khỏi bị phe Công giáo bắt giữ.

  • Kể từ đó, dòng Ernestine mất vị trí tuyển đế hầu, họ cai trị lãnh thổ nhỏ hơn, ít quan trọng hơn. Sau đó, lãnh thổ bị phân mảnh thành nhiều công quốc bởi các người thừa kế, tạo ra những chi nhánh, có những chi nhánh tuyệt tự dòng nam nên lãnh thổ lại nhập lại với các chi nhánh khác. Đến thế kỷ XIX, hậu duệ của chi nhánh Sachsen-Coburg và Gotha đã được bầu lên ngôi vua Vương quốc Bỉ, Vương quốc Bulgaria, thừa kế ngai vàng Vương quốc Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh.

Nhánh Albertine: Sau khi ủng hộ Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã đánh bại phe Tin Lành trong Chiến tranh Schmalkaldic, Công tước Moritz xứ Sachsen đã được trao lãnh thổ Tuyển hầu xứ Sachsen và tước tuyển đế hầu. Từ đó, dòng Albertine tuyền tay nhau tước vị này cho đến khi Đế chế La Mã Thần Thánh cáo chung vào năm 1806, trải qua 259 năm với 12 đời tuyển đế hầu.

  • Năm 1806, Tuyển hầu xứ Sachsen được nâng lên thành Vương quốc Sachsen, dòng Albertine trở thành vương tộc. Trong 27 nhà nước thành viên của Đế quốc Đức thì có 5 nhà nước được cai trị bởi người Nhà Wettin, trong đó 4 nhà nước của dòng Ernestine.
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Tuyển đế hầu thứ 2 thuộc dòng Albertine
1 Thaler August - 1568
456 năm (2024)

1567 - 1586
AU Detail
40 mm
?% Ag
29,0 gr
Bạc ròng
? gr
?
14.200.000
578,95$

AUGUST
Ông là em trai của Moritz xứ Sachsen vị tuyển đế hầu đầu tiên của Sachsen đến từ dòng Albertin của Nhà Wettin. Năm 1553, Moritz qua đời mà không để lại người thừa kế nam, vì thế em trai ông là August đã lên kế vị, lúc đó ông 27 tuổi. Tất cả các tuyển đế hầu xứ Sachsen cho đến khi Đế chế La Mã Thần thánh xụp đổ vào năm 1806 đều là hậu duệ của ông, tương tự đó, tất cả các vị quân chủ của Vương quốc Sachsen cũng đều là hậu duệ của ông.
Sau khi vợ ông là Anna của Đan Mạch qua đời được 3 tháng, lúc đó August gần 60 tuổi đã kết hôn với Thân vương nữ Agnes Hedwig xứ Anhalt lúc đó chỉ mới 13 tuổi. Chưa đầy 1 tháng sau khi lấy người vợ thứ 2, ông qua đời.
August tuy là tuyển đế hầu đời thứ 2, nhưng ông mới là người hợp pháp hoá ngôi vị tuyển đế hầu cho dòng Albertine sau khi đạt được một thoả thuận với Cựu tuyển đế hầu Johann Friedrich I của dòng Ernestine vào năm 1554.

Anna xứ Sachsen con của Moritz xứ Sachsen và vì thế August là chú ruột của bà. Anna trở thành người vợ thứ 2 của Willem Trầm lặng, người sáng lập ra Vương tộc Oranje-Nassau và lãnh đạo người Hà Lan chống lại Tây Ban Nha, dẫn đến Chiến tranh tám mươi năm, kết quả là Hà Lan giành được độc lập năm 1648, mở ra Cộng hòa Hà Lan. Maurits xứ Oranje, vị Thân vương thứ 3 xứ Orange là con trai của bà, ông ấy giữ chức stadtholder của tất cả các tỉnh Hà Lan, ngoại trừ Frisia.

Friedrich August III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vị tuyển đế hầu cuối cùng và vị vua đầu tiên của Sachsen
1 conventionsthaler Frederick Augustus III - 1792
232 năm (2024)

1791 - 1806
XF
41,5 mm
83,3% Ag
28,063 gr
Bạc ròng
23,377 gr
?
2.850.000
122,32$

📕 VƯƠNG QUỐC SACHSEN

[sửa | sửa mã nguồn]

Friedrich August I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vị tuyển đế hầu cuối cùng và vị vua đầu tiên của Sachsen
1 conventionsthaler Friedrich August I - 1812
212 năm (2024)

1807 - 1817
XF
39.0 mm
4/2021
83,3% Ag
28,063 gr
Bạc ròng
23,37648 gr
134.000
2.410.000
103,43$

Mệnh giá & Tên xu Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Johann I
(1854 - 1873)
Vị vua thứ 4 của Vương quốc Sachsen

1854
AU
34.0 mm
75% Ag
22,272 gr
Bạc ròng
16,704 gr
15.683
5.500.000
223,4$

Friedrich August III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vị vua thứ 7 và cuối cùng của Sachsen
5 Mark Friedrich August III - 1914
101 năm (2024)

1907 - 1914
MS
38.0 mm
8/2023
90% Ag
27,77 gr
Bạc ròng
24,993 gr
298.000
3.091.000
131,53$

  1. Khi Friedrich August III đang mặc đồng phục đứng ở sân ga, nhà vua được một phụ nữ yêu cầu bê đồ của cô ra khỏi xe và ông đã trả lời người phụ nữ rằng: "Thưa bà, tôi không phải là người khuân vác; tôi chỉ trông giống một người khuân vác mà thôi."

📕 SACHSEN-GOTHA-ALTENBURG

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI SACHSEN-GOTHA-ALTENBURG
Sachsen-Gotha-Altenburg là một chi nhánh của dòng Ernestine thuộc Nhà Wettin, được sáng lập bởi Ernst Ngoan đạo vào năm 1640, sau khi ông được chia cho lãnh thổ Sachsen-Gotha theo hiệp ước phân chia lãnh thổ của các anh em ông sau cái chết của người cha là Johann II xứ Sachsen-Weimar. Đến năm 1675, ông thừa kế thêm Sachsen-Altenburg từ nhà vợ (tuyện tự dòng nam) và hợp nhất lại trở thành Sachsen-Gotha-Altenburg.
Sau khi Ernst Ngoan đạo qua đời vào năm 1675, lãnh địa của ông đã được chia cho 7 người con trai, vì thế ông là tổ tiên của 7 chi nhánh thuộc dòng Ernestine, gồm có: Sachsen-Gotha-Altenburg (1672-1826); Sachsen-Coburg (1680-1735); Sachsen-Meiningen (1680-1918); Sachsen-Römhild (1680-1710); Sachsen-Eisenberg (1680-1707); Sachsen-Hildburghausen (1680-1826) và Sachsen-Saalfeld (1680-1735). Tất cả 4 nhà nước thuộc dòng Ernestine trong Đế chế Đức đều là hậu duệ của ông.

Người con trưởng của Ernst Ngoan đạoFriedrich là người đầu tiên xưng Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg. Tước vị trải qua 7 đời công tước thì tuyệt tự dòng nam sau cái chết của Công tước Friedrich V vào năm 1825. Sự tuyệt tự này đã làm bùng nổ một cuộc tranh chấp quyền kế vị của 3 chi nhánh công tước còn lại. Năm 1826, thông qua sự dàn xếp của Vua Friedrich August I của Sachsen, lãnh thổ được chia như sau:

Friedrich III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Vị công tước thứ 4 xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
Thaler Friedrich III - 1764
260 năm (tính đến 2024)
1764
XF
42,0 mm
10/2022
83,3 Ag
28,6 gr
Bạc ròng
23,824 gr
?
7.075.000
296,03$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

  1. Ông là cậu ruột của vua George III của Anh, vì Augusta xứ Sachsen-Gotha-Altenburg, mẹ của George III là em gái của ông.

📕 SACHSEN-COBURG & GOTHA

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI SACHSEN-COBURG & GOTHA
Tiền thân của Triều đại Sachsen-Coburg và GothaSachsen-Saalfeld được thành lập sau khi Ernst Ngoan đạo qua đời vào năm 1675, lãnh thổ của ông đã được chia cho 7 người con trai và nó đã phát triển thành 7 chi nhánh của Dòng Ernestine thuộc Nhà Wettin. Người con trai út là Johann Ernst đã được thừa kế vùng Sachsen-Saalfeld với phong hiệu là Johann Ernst IV, nhưng Công quốc mới không có được sự độc lập hoàn toàn.
Khi Albrecht V, Công tước xứ Sachsen-Coburg, qua đời năm 1699 mà không có hậu duệ nào còn sống, các tranh chấp đã nảy sinh về quyền thừa kế, đặc biệt là với Bernhard I, Công tước xứ Sachsen-Meiningen, và chúng không được giải quyết cho đến năm 1735. Hầu hết các tài sản của Sachsen-Coburg đã được trao cho Sachsen-Saalfeld và Công quốc Sachsen-Coburg-Saalfeld được thành lập với Johann Ernst IV nắm quyền cai trị.
Sau cái chết của Friedrich V xứ Sachsen-Gotha-Altenburg vào năm 1825, chi nhánh Sachsen-Gotha-Altenburg đã tuyệt tự dòng nam. Sự tuyệt tự này đã làm bùng nổ một cuộc tranh chấp quyền kế vị của 3 chi nhánh công tước còn lại. Năm 1826, thông qua sự dàn xếp của Vua Friedrich August I của Sachsen, theo đó Công tước Ernst III của Sachsen-Coburg-Saalfeld sẽ được nhận Sachsen-Gotha nhưng phải nhượng lại Sachsen-Saalfeld cho Công quốc Sachsen-Meiningen, chính điều này đã đánh dấu sự ra đời của Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha và nó tồn tại cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Đức vào năm 1918.
Sachsen-Coburg-Saalfeld có 7 đời công tước, tồn tại từ năm 1735 đến năm 1826 thì chuyển thành Sachsen-Coburg và Gotha và trải qua 4 đời công tước nữa thì chế độ quân chủ bị bãi bỏ.

Vị công tước quan trọng nhất của chi nhánh này chính là Franz I xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld. Ông là một nhà cai trị không nổi bật trong Đế quốc La Mã Thần thánh, nhưng ông đã trở nên quan trọng và nổi tiếng trong lịch sử châu Âu thông qua các con cái của mình. 3 người con trai của ông và các hậu duệ nam của họ đã lần lược tạo ra 4 vương tộc nhánh của Sachsen-Coburg và Gotha, cai trị 4 nhà nước ở châu Âu, gồm có: Vương quốc Bỉ, Vương quốc Anh, Vương quốc Bồ Đào Nha và Vương quốc Bulgaria.

Triều đại Sachsenr-Coburg và Gotha của Đức & Sachsenr-Coburg và Gotha của Anh
Sau cái chết của Friedrich V xứ Sachsen-Gotha-Altenburg vào năm 1825, chi nhánh Sachsen-Gotha-Altenburg đã tuyệt tự dòng nam. Con trai trưởng của Franz I xứ Sachsen-Coburg-SaalfeldCông tước Ernst III xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld đã được thừa kế Sachsen-Gotha nhưng phải nhường Sachsen-Saalfeld, vì thế ông trở thành Công tước đầu tiên của Công quốc Sachsen-Coburg và Gotha, khai sinh ra Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha. Con trai của ông là Công tử Albert đã kết hôn với Vương tôn nữ Victoria vào năm 1840, sau này là Nữ hoàng Victoria. Sau khi con trai trưởng của cặp đôi này là Edward VII lên ngôi vua vào năm 1901, Sachsen-Coburg và Gotha đã thay thế Vương tộc Hannover trị vì nước Anh. Mẹ của Victoria là Công nữ Marie Luise Victoire, vì thế chồng bà cũng là anh em họ đời đầu của bà
Vương tộc này trị vì nước Anh từ năm 1901 đến năm 2022, trải qua 121 năm với 5 đời quân chủ: Edward VII (1901-1910); George V (1910-1936); Edward VIII (1-12/1936); George VI (1936-1952) và Elizabeth II (1952-2022). Sau khi Charles III tiếp nhận ngai vàng thì Vương tộc Glücksburg chính thức thay thế Sachsen-Coburg và Gotha trở thành triều đại mới của Vương quốc Anh.

Sau khi Ernst II xứ Sachsen-Coburg và Gotha qua đời mà không có người thừa tự vào năm 1893, ngai vàng công quốc Sachsen-Coburg và Gotha đã được thừa kế bởi con trai thứ 2 của Albert và Victoria là Vương tử Alfred. Vì thế Nhánh Sachsen-Coburg Gotha của Anh ban đầu xuất phát từ Nhánh Sachsen-Coburg Gotha của Đức, nhưng kể từ 1893 thì 2 nhánh này hợp nhất lại làm một.

Triều đại Sachsen-Coburg Gotha của Bỉ
Người con trai út của Công tước Franz I xứ Sachsen-Coburg-SaalfeldCông tử Leopold, đã được bầu lên ngai vàng của Vương quốc Bỉ vào năm 1831 và hậu duệ của ông vẫn trị vì vương quốc này cho đến tận ngày nay. Ông kết hôn lần đầu với Vương tôn nữ Charlotte Augusta xứ Wales, con gái của George IV của Anh, người qua đời vì biến chứng khi sinh con vào ngày 6 tháng 11 năm 1817. Kết hôn lần thứ hai vào ngày 9 tháng 8 năm 1830 với Louise Marie của Orléans, con gái của Louis-Philippe I của Pháp và các con của ông bao gồm Léopold II của BỉHoàng hậu Charlotte của Mexico. Nếu Vương tôn nữ Charlotte không qua đời, Leopold sẽ trở thành Vương tế Anh chứ không được bàu lên ngai vàng Bỉ.
Hậu duệ của Leopold vẫn trị vì Vương quốc Bỉ cho đến tận ngày nay, đã trải qua 194 năm với 7 đời quân chủ: Léopold I (1831-1865); Léopold II (1865-1909); Albert I (1909-1934); Léopold III (1934-1951); Baudouin (1951-1993); Albert II (1993-2013) và Philippe (2013-Nay).

Người đang đứng thứ nhất trong dòng kế vị ngai vàng của Bỉ là Élisabeth của Bỉ với tước hiệu Nữ công tước xứ Brabant. Người đứng thứ 2 trên dòng kế vị chính là em trai của cô, Vương tử Gabriel, thứ 3 là Vương tử Emmanuel và thứ 4 là Vương nữ Eléonore.

Triều đại Sachsen-Coburg Gotha-Koháry & Bragança-Saxe-Coburgo-Gota
Người con trai thứ 2 của Công tước Franz I xứ Sachsen-Coburg-SaalfeldCông tử Ferdinand kết hôn với Thân vương nữ Mária Antónia Koháry người thừa kế của Nhà Koháry giàu có; cha của Fernando II của Bồ Đào Nha và ông nội của Ferdinand I của Bulgaria. Thông qua cuộc hôn nhân của mình, ông trở thành người sáng lập ra nhánh Công giáo Koháry của dòng Sachsen-Coburg và Gotha.
Con trai trưởng của Ferdinand và Mária Antónia là Thân vương Ferdinand August trở thành chồng của Nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha, sau khi sinh được người thừa kế thì Ferdinand August chiếu theo Luật Jure uxoris ông được tôn lên làm vua đồng cai trị với vợ, lấy vương hiệu Fernando II vào năm 1837, nâng nhà Sachsen-Coburg và Gotha-Koháry lên hàng vương tộc, dù các vua của Bồ Đào Nha vẫn gọi triều đại của mình là Bragança.
Bốn vị vua cuối cùng của Vương quốc Bồ Đào Nha đều đến từ vương tộc này: Pedro V (1853-1861); Luís I (1861-1889); Carlos I (1889-1908) và Manuel II (1908-1910). Sau cái chết của cựu vương Manuel II năm 1932, vương tộc tuyệt tự dòng nam.
Con trai thứ hai của Ferdinand và Mária Antónia là Thân vương August đã kết hôn với Vương nữ Clémentine của Orléans, con gái út của Vua Louis-Philippe I của Pháp và con trai út của cặp đôi này là Thân vương Ferdinand Maximilian đã được bầu làm Thân vương Bulgaria với vương hiệu Ferdinand I vào năm 1886, sau khi Thân vương Aleksandr I của Bulgaria bị lật đổ. Năm 1908, Ferdinand I lập ra Sa quốc Bulgaria và trở thành sa hoàng đầu tiên của vương quốc này. Hai vị sa hoàng cuối cùng của Bulgaria là Boris IIISimeon II là hậu duệ của ông.

Năm 2001, cựu vương Simeon II đã đắc cử và trở thành Thủ tướng thứ 48 của Bulgaria, ông trở thành 1 trong 2 người từng làm vua của một chế độ quân chủ, vừa được bầu làm thủ tướng của một nhà nước cộng hòa trong hai giai đoạn riêng biệt.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Vị công tước thứ 2 xứ Sachsen-Coburg và Gotha; Nếu tính cả Sachsen-Coburg-Saalfeld thì là Công tước thứ 7
1 Vereinsthaler_Kỷ niệm 25 năm trị vì của Ernst II - 1869
155 năm (tính đến 2024)
1764
AU
33,0 mm
90,0 Ag
18,52 gr
Bạc ròng
16,758 gr
6.000
7.800.000
307,69$

ERNST II

Ernst giống với Rudolf của Áo trong việc quan hệ tình dục bừa bãi dẫn đến nhiễm bệnh tình dục, rồi lây nhiễm cho vợ dẫn đến vợ bị vô sinh. Vợ của Rudolf của Áo trước khi bị nhiễm vẫn có một cô con gái, trong khi đó vợ của Ernst thì vô sinh và không bao giờ sinh con được.

Ernst II (1818-1893) là vị Công tước thứ 2 của xứ Sachsen-Coburg và Gotha, cha ông vốn là Công tước Ernst III xứ Sachsen-Coburg và Saalfeld, nhưng qua một lần trao đổi lãnh thổ vào năm 1826, ông nhận được Gotha và mất Saalfeld nên công quốc đổi tên lành Sachsen-Coburg và Gotha và đổi vương hiệu thành Ernst I.
Ernst II là anh ruột của Thân vương Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria, cả hai anh em cũng đồng thời là anh em họ đời đầu của Victoria vì mẹ của Victoria là Victoire xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld vốn là em gái ruột của cha họ là Công tước Ernst I. Ernst và Albert sinh cách nhau 14 tháng, nhưng được nuôi dạy như 2 anh em sinh đôi. Vì hôn nhân của cha mẹ họ không êm đẹp và đặc biệt là sau cái chết của người mẹ, hai anh em càng ngày càng thân thiết hơn.
Ernst và Albert từng đến Anh để thăm Vương tôn nữ Victoria, Nữ công tước xứ Kent vào năm 1836 lúc đó họ 17 và 18 tuổi. Cả hai đều được ngấm nghé để kết hôn với công chúa, nhưng cuối cùng thì Albert trở thành chồng của Victoria, còn Ernst thì thành hôn với Đại công nữ Alexandrine xứ Baden, con gái trưởng của Leopold, Đại công tước xứ Baden.
Ở tuổi đôi mươi, Ernst đã mắc phải bệnh truyền nhiễm liên quan tình dục, vì cha của ông đã dẫn hai anh em ăn chơi phóng túng ở Paris và Berlin, bản thân Albert thì thấy xấu hổ nên không tham gia, trong khi đó Ernst thì giống tính của cha mình. Những nhà sử học đã nghi ngờ rằng, chính Ernst đã lây bệnh cho vợ và khiến bà vô sinh, trong khi đó Ernst vẫn có một số người con ngoài giá thú với các phụ nữ bên ngoài.
Khi vua Othon I của Hy Lạp bị truất ngôi năm 1862, người dân Hy Lạp mong muốn sẽ có một nhân vật hoàng gia Anh trở thành vua Hy Lạp, 95% phiếu trưng cầu dân ý muốn Vương tử Alfred, con trai thứ 2 của Nữ hoàng Victoria lên ngôi, nhưng ông này không đạt đủ tư cách. Cho nên Nữ hoàng và chính phủ Anh ủng hộ Công tước Ernst. Vì nếu Ernst kế vị ngai vàng Hy Lạp thì ngay lập tức vương tử Alfred có thể tiếp nhận công quốc Sachsen-Coburg và Gotha của người bác Ernst. Nhưng Ernst thì không muốn từ bỏ công quốc của mình, ông ấy vừa muốn ngai vàng Hy Lạp, vừa muốn giữ lại Công quốc, dù trước sau gì cả 2 ngai vàng này đều sẽ được để lại cho các cháu của ông, vì ông không có con hợp pháp nào thừa kế. Cuối cùng, thoả thuận thất bại, ngai vàng Hy Lạp được để lại cho Vương tử William của Đan Mạch, em trai của Alexandra, Nữ thân vương xứ Wales, ông này lên ngôi lấy vương hiệu là Georgios I, mở đầu cho triều đại Glücksburg trị vì Hy Lạp trong 110 năm (1863 - 1973). Nếu Ernst đồng ý ngai vàng Hy Lạp thì cả 2 ngai vàng Sachsen và Hy Lạp sẽ đều thuộc về các con trai và cháu trai của Nữ hoàng Victoria
Trong việc đối đầu giữa Áo và Phổ, ban đầu Ernst đã ủng hộ người Áo, trong những phút cuối cùng trước khi Chiến tranh Áo-Phổ (1866) xảy ra, ông đã quay về ủng hộ Phổ, nhờ thế mà các công quốc của ông đã không bị xoá sổ và trừng phạt bởi Phổ như trường hợp của Vương quốc Hannover, Tuyển hầu xứ Hessen và Công quốc Nassau. Ernst được ban thưởng cho khi rừng Schmalkalden, với diện tích gần 100km2.
Ernst II ủng hộ việc thống nhất Đức dưới quyền cai trị của Vương quốc Phổ, tham gia vào chiến tranh với Đan Mạch trong quá trình tranh chấp 2 công quốc Schleswig và Holstein. Vì thế ông đã phản đối kịch liệt việc cháu trai của mình là Thân vương xứ Wales thành hôn với công chúa Alexandra của Đan Mạch. Chuyện này đã dẫn đến xung đột và tranh cãi giữa ông với em trai và em dâu.
Dù xung đột quyết liệt với triều đình của em dâu Victoria, nhưng ông vẫn chấp nhận để con trai thứ 2 của Albert và Victoria trở thành người thừa kế công quốc của mình. Sau khi Ernst qua đời vào năm 1893, Vương tử Alfred, Công tước xứ Edinburgh đã trở thành Công tước đời thứ 3 của Sachsen-Coburg và Gotha. Nhưng sau khi ở ngôi được 10 năm, Alfred qua đời mà không có con trai, nên ngai vàng để lại cho Charles Edward, Công tước xứ Albany, con trai của Vương tử Leopold, Công tước xứ Albany (con trai út của Nữ hoàng Victoria). Và ông này lấy vương hiệu là Carl Eduard, trở thành Công tước thứ 4 và cuối cùng.
Sachsen-Coburg và Gotha chưa bao giờ là một công quốc thống nhất, chúng là 2 công quốc riêng rẻ và được cai trị dưới hình thức liên minh cá nhân cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ.
Thông qua em trai, ông là anh chồng của Nữ hoàng Victoria, vì thế là bác của vua Edward VII của Anh, Hoàng hậu Victoria của Đức (vợ của Hoàng đế Friedrich III).
Thông qua vợ, ông là con rể của Đại công tước Leopold xứ Baden và Vương nữ Sofia Wilhelmina của Thụy Điển.

Thông qua cha, Vua Leopold I của Bỉ là chú của ông, Vua Leopold II của Bỉ là em họ đời đầu. Gọi thân vương Ferdinand xứ Sachsen-Coburg và Gotha là chú, và vì thế chồng của Nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha - Thân vương Fernando là em họ đời đầu.

📕 TUYỂN HẦU XỨ BAYERN

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC WITTELSBACH

Triều đại Wittelsbach ra đời vào đầu thế kỷ XII khi Otto II, Bá tước xứ Scheyern, con trai thứ 3 của Otto I, Bá tước xứ Scheyern đã tiếp quản Lâu đài Wittelsbach (gần Aichach). Các Bá tước xứ Scheyern đã rời Lâu đài Scheyern (được xây dựng vào khoảng năm 940) vào năm 1119 để đến Lâu đài Wittelsbach và lâu đài trước đây đã được trao cho các tu sĩ để thành lập Tu viện Scheyern. Hậu duệ của Otto II đã lấy tên lâu đài Wittelsbach để làm họ của mình.

  • Nguồn gốc của các Bá tước Scheyern vẫn chưa rõ ràng. Một số giả thuyết suy đoán liên kết họ với Phiên hầu Heinrich xứ Schweinfurt và cha của ông là Phiên hầu Berthold, người có xuất thân cũng đang bị tranh cãi. Một số người suy đoán rằng gia tộc Schweinfurter có thể là hậu duệ của triều đại Luitpolding, các công tước xứ Bayern vào thế kỷ thứ X.

Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, từ thế kỷ XII cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1918, người Nhà Wittelsbach đã nắm giữ nhiều ngai vàng và tước vị:


Sau khi Otto II xứ Bayern qua đời vào năm 1253, các con của ông đã phân chia tài sản: Heinrich von Wittelsbach sở hữu Hạ Bayern; Ludwig Nghiêm khắc sở hữu Thượng Bayern và Pfalz. Sau khi nhánh của Heinrich tuyệt tự vào năm 1340, con trai của Ludwig Nghiêm khắc là Hoàng đế Ludwig IV của Thánh chế La Mã đã cho thống nhất lãnh thổ của Nhà Wittelsbach.

Nhà Wittelsbach được chia thành 2 nhánh vào năm 1329, theo Hiệp ước Pavia:


Hoàng đế Ludwig IV của Thánh chế La Mã đã kiểm soát nhiều lãnh thổ và quyền lực trong đế chế. Điều này đã tạo cho họ cơ hội thống trị Đế chế La Mã Thần thánh như các gia tộc đế chế trước đó là Vương tộc Staufer (Hohenstaufen), Salian, OttoniaCarolingian đã từng làm. Tuy nhiên, ở thế hệ tiếp theo, họ đã bị Nhà Habsburg và quan trọng nhất là Nhà Luxemburg qua mặt.

Triều đại Pfalz-Sulzbach (2)
1614 - 1742
Pfalz-Sulzbach là một nhánh của Pfalz-Neuburg thuộc dòng Pfalz của Nhà Wittelsbach. Ông tổ của nhánh này chính là Bá tước August, con trai thứ 2 của Bá tước Philipp Ludwig xứ Pfalz-Neuburg. Sau khi cha ông qua đời vào năm 1614, lãnh thổ được phân chia giữa August và hai người anh em của ông. August nhận được phần phía bắt của Pfalz-Neuburg và lập ra Pfalz-Sulzbach.
Pfalz-Sulzbach tồn tại trong 128 năm, trải qua 5 đời bá tước cai trị, đến năm 1742, Bá tước đời thứ 5 là Karl Theodor đã thừa kế Tuyển hầu xứ PfalzPfalz-Neuburg sau cái chết của Tuyển hầu Karl III Philipp mà không có con trai thừa tự. Năm 1777, Maximilian III Joseph, Tuyển hầu xứ Bayern qua đời vì bệnh đậu mùa mà không có con trai thựa tự nên Karl Theodor thừa kế thêm Tuyển hầu xứ Bayern, thống nhất lãnh thổ và quyền cại trị từ cả 2 nhánh Wittelsbach.

Tuy có nhiều con, nhưng Tuyển đế hầu Karl Theodor lại không có con hợp pháp, nên sau khi qua đời vào năm 1799, nhánh Pfalz-Sulzbach tuyệt tự dòng nam và lãnh thổ đã phải để lại cho người họ hàng xa thuộc nhánh Pfalz-BirkenfeldMaximilian Joseph.

Triều đại Pfalz-Birkenfeld-Zweibrücken
1569 - 1799
Tiền thân của Triều đại Pfalz-Birkenfeld-ZweibrückenPfalz-Birkenfeld thuộc nhánh Pfalz Zweibrücken của dòng Pfalz-Wittelsbach. Ông tổ của nhánh này là Bá tước Karl I xứ Zweibrücken-Birkenfeld. Ông là con trai của Bá tước Wolfgang xứ Zweibrücken, sau khi người cha qua đời vào năm 1569, đã để lại phần Bá quốc Sponheim cho Karl. Ông đã chọn Birkenfeld làm nơi cư trú của mình và chính thức khai sinh ra nhánh Pfalz-Birkenfeld.
Năm 1671, nhánh Pfalz-Birkenfeld được chuyển thành Pfalz-Bischwiller-Birkenfeld sau khi Christian, Lãnh chúa xứ Bischwiller, cháu trai của vị bá tước tiền nhiệm qua đời mà không có người kế vị, ông lấy hiệu Christian II.
Năm 1734, con trai của Christian II là Christian III được thừa kế Pfalz Zweibrücken sau khi nhánh này tuyệt tự dòng nam với cái chết của vị bá tước cuối cùng là Gustav xứ Zweibrücken vào năm 1731. Quá trình thừa kế này đã chuyển nhánh Pfalz-Bischwiller-Birkenfeld thành Pfalz-Birkenfeld-Zweibrücken.
Người thừa kế Christian III là Christian IV đã kết hôn với một vũ công, vì thế quy phạm Quý tiện kết hôn nên các con của ông không được thừa kế quyền cai trị. Sau khi Christian qua đời, cháu trai của ông là Karl II August Christian đã thừa kế.
Karl II August Christian qua đời không có con, em trai ông là Maximilian Joseph đã thừa kế. Năm 1799, người họ hàng xa của ông là Karl Theodor, Tuyển hầu xứ Bayern qua đời mà không có người thừa kế hợp pháp, Maximilian đã thừa kế Tuyển hầu xứ Bayern và Tuyển hầu xứ Pfalz, thống nhất các tài sản và lãnh thổ của Nhà Wittelsbach lại dưới một vương quyền. Năm 1806, Tuyển hầu xứ Bayern được nâng lên thành Vương quốc Bayern, Wittelsbach trở thành một vương tộc.

Nhánh này tồn tại trong 230 năm, kể từ khi vị bá tước đầu tiên là Karl khai sinh ra Pfalz-Birkenfeld vào năm 1569, trải qua 8 đời bá tước cai trị, đến năm 1799 thì vị bá tước thứ 8 nhận được quyền thừa kế toàn bộ lãnh thổ và tài sản của Nhà Wittstelbach. Năm 1806, dòng này trở thành quân vương của Bayern và họ cại trị vương quốc này cho đến năm 1918, khi chế độ quân chủ ở Đức bị bãi bỏ.

Maximilian III Joseph

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị tuyển đế hầu cuối cùng đến từ dòng Wittelsbach-Bayern
1 Konventionsthaler Maximilian III Joseph - 1775
249 năm (2024)

1760 - 1777
AU
40 mm
11/2022
83,3% Ag
28,06 gr
Bạc ròng
23,377 gr
7%
3.707.000
154,46$

MAXIMILIAN III JOSEPH

Maximilian III Joseph (1727-1777) được mệnh danh là Người được yêu mến, là Tuyển đế hầu cuối cùng của Bayern đến từ dòng Wittelbach-Bayern, việc ông qua đời không để lại người thừa kế đã dẫn đến Chiến tranh Kế vị Bayern (1778-1779), tuy cuộc chiến diễn ra ngắn hạn và ít đổ máu, nhưng sự kiện này đã thay đổi sâu sắc cục diện chính trị châu Âu cận đại. Ngai vàng Bayern đã được thừa kế bởi người họ hàng xa là Karl Theodor thuộc dòng Pfalz-Sulzbach, người trước đó cũng được thừa kế Tuyển hầu xứ Pfalz từ Karl III Philipp, một người họ hàng xa thuộc dòng Pfalz-Neuburg. Maximilian là nhánh cuối cùng của triều đại Wittelbach, bắt nguồn từ Ludwig IV của Thánh chế La Mã và cai trị Bayern từ thế kỷ XIV

  • Thông qua chị gái mình là Maria Antonia xứ Bayern, Maximilian là em vợ của Friedrich August I (1763-1806 & 1806-1827), vị tuyển đế hầu cuối cùng và vị vua đầu tiên của Vương quốc Sachsen. Cặp đôi không có hậu duệ nam.
Maximilian thừa kế Tuyển hầu xứ Bayern vào năm 1745 sau cái chết của cha, lúc này Beyern đang trong tình trạng chiến tranh với Áo thông qua Chiến tranh Kế vị Áo. Sau khi thất bại trong Trận Pfaffenhofen trước Áo, Maximilian đã từ bỏ ý định tranh cử ngôi vị Hoàng đế Thánh chế La Mã, hoà giải với Maria Theresia của Áo thông qua Hiệp ước Füssen, qua đó ông cam kết sẽ dùng là phiếu bầu của Tuyển hầu Bayern bầu chồng của Marie Theresia là Đại công tước Franz vào ngôi vị hoàng đế.
Maximilian Joseph là một nhà cai trị tiến bộ và khai sáng, ông khuyến khích phát triển các ngành nghề và bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí của Dòng Tên. Trong nạn đói nghiêm trọng xảy ra vào năm 1770, Maximilian đã bán đi một số đồ trang sức để trả tiền nhập khẩu ngũ cốc, giúp giảm nạn đói. Cũng trong năm 1770, ông ban hành một sắc lệnh chống lại sự phung phí của Nhà thờ, điều này đã góp phần kết thục Kỷ nguyên Rococo tại Bayern.

Tháng 12/1777, Maximilian Joseph đi trên một xe ngựa qua München; trên chuyến đi, khi xe của ông qua tháp đồng hồ, vì cơ chế hoạt động của đồng hồ bị lỗi nên đổ chuông đến 77 lần liên tục. Maximilian cho rằng đây là điểm báo cho sự chấm hết của triều đại mình. Sau đó vài ngày, Maximilian lâm bệnh, đội bác sĩ hoàng gia gồm 15 người không thể nào chẩn đoán ra bệnh. Giáng sinh năm đó, các bác sĩ dựa vào các triệu chứng đã phát hiện ra Maximilian đang mắc phải bệnh Đậu mùa và đây là chủng "purple small pox" rất nguy hiểm ở thời điểm đó.

Karl Theodor

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị tuyển đế hầu duy nhất đến từ dòng Pfalz-Sulzbach
1 Konventionsthaler Karl Theodor_Đức trinh nữ Maria (2nd portrait) - 1778
246 năm (2024)

1778 - 1783

40 mm
83,3% Ag
28,06 gr
Bạc ròng
23,377 gr
74%
4.600.000
195,74$

KARL THEODOR
  • Karl Theodor có cuộc hôn nhân 52 năm (1742-1794) không hạnh phúc với người vợ đầu là Elisabeth Auguste xứ Sulzbach và họ chỉ sinh được 1 người con trai nhưng đã chết khi còn nhỏ, tuy không hạnh phúc và 2 người đều có những chuyện tình ngoài luồn nhưng họ không li dị. Bản thân Karl có nhiều người con ngoài giá thú với 2 người tình Françoise Després-VerneuilJosepha von Heydeck và những đứa con này không thể kế thừa ngai vàng của ông. Vì thế sau khi vợ qua đời, lúc đó ông đã 70 tuổi, ông đã nỗ lực tìm kiếm một cuộc hôn nhân thứ 2 để hy vọng có người thừa kế. Hoàng đế Franz II của Thánh chế La Mã đã chọn em họ của mình là Maria Leopoldine của Áo-Este cho cuộc liên hôn này, lúc đó bà mới 18 tuổi. Sau cuộc hôn nhân, người vợ trẻ của Karl Theodor đã từ chối chăn gối với ông và công khai vụng trôm với những người tình trẻ, cô cũng từ mặt gia đình mình ở Áo, vì cô đổ lỗi cho họ về cuộc hôn nhần của mình; thay vào đó, cô đã chọn liên minh với Nhà Pfalz-Birkenfeld của Maximilian xứ Zweibrücken, người sẽ thừa kế lãnh thổ của Karl nếu ông ấy qua đời mà không có người thừa tự. Năm 1799, Karl qua đời và Maximilian đã thừa kế mọi thứ từ Karl.
  • Karl Theodor là người rất yêu nghệ thuật, bao gồm cả kịch và đặc biệt là âm nhạc. Dàn nhạc cung đình Mannheim của ông được coi là một trong những dàn nhạc hay nhất thời bấy giờ. Trường Mannheim (bao gồm nhà soạn nhạc Christian Cannabich và nhạc trưởng Johann Stamitz) đã thực hiện công trình mang tính đột phá mà sau này âm nhạt cổ điển nổi tiếng sẽ dựa vào. Mozart đã nộp đơn xin việc tại dàn nhạc Mannheim vào năm 1777, nhưng đã bị từ chối vì triều đình sắp chuyển đến Munich. Năm 1780, Karl Theodor đã ủy quyền cho nhà soạn nhạc này sáng tác Idomeneo. Mozart trích lời ông nói rằng "Không có bản nhạc nào từng gây ấn tượng với tôi như vậy. Thật tuyệt vời". (Mozart và bố mình đã phục vụ âm nhạc tại Tổng giáo phận vương quyền Salzburg dưới thời 2 tổng giám mục cuối cùng là Sigismund von SchrattenbachHieronymus von Colloredo)
  • Sau khi người vợ trẻ Maria Leopoldine của Áo-Este không cho ông động phòng, việc kiếm người thừa kế hợp pháp thất bại. Karl Theodor đã đề nghị đổi Bayern lấy Hà Lan thuộc Áo vào năm 1784, vì lãnh thổ này ông có thể phân chia cho các con ngoài giá thú của mình, nhưng kế hoạch này cũng thất bại khi Friedrich II của Phổ khởi xướng Liên minh các Vương hầu. Mặc dù Karl Theodor chắc chắn muốn có thêm lãnh thổ, nhưng ông chỉ có những người con trai ngoài giá thú và vì vậy ông thích lãnh thổ mà ông có thể định đoạt thông qua di chúc của mình, hơn là lãnh thổ bị ràng buộc bởi một sự thừa kế hợp pháp mà ông chỉ có thể truyền lại cho một người con trai hợp pháp.
  • Karl Theodor quan tâm đến nghệ thuật và triết học nhiều hơn là chính trị. Nhà sử học người Anh thời kỳ Victoria Thomas Carlyle gọi ông là "một kẻ nhàn rỗi, ích kỷ, chỉ biết đến bản chất, thích trang trí, thích chơi bời; đắm chìm trong sân khấu, con hoang và những thứ tương tự; được Voltaire, người thỉnh thoảng đến thăm ông, khen ngợi; và Collini, người mà ông [Karl Theodor] coi là một người chủ tốt bụng".
  • Bộ trưởng ngoại giao Pháp, Charles Gravier, comte de Vergennes đã nhận xét về Karl Theodor thế này: Mặc dù thông minh bẩm sinh, ông chưa bao giờ thành công trong việc tự mình cai trị; ông luôn bị các bộ trưởng hoặc cha giải tội hoặc (trong một thời gian) là tuyển hầu phu nhân [vợ ông] cai trị. Hành vi này đã làm tăng thêm sự yếu đuối và thờ ơ tự nhiên của ông đến mức trong một thời gian dài, ông không có ý kiến ​​nào ngoại trừ những ý kiến ​​được truyền cảm hứng từ đoàn tùy tùng của mình. Khoảng trống mà sự lười biếng này để lại trong tâm hồn ông được lấp đầy bằng những thú vui săn bắn, âm nhạc và những mối quan hệ bí mật, mà Tuyển đế hầu luôn có sở thích đặc biệt.

📕 VƯƠNG QUỐC BAYERN

[sửa | sửa mã nguồn]

Maximilian I Joseph

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Tuyển đế hầu cuối cùng và là vị Vua đầu tiên của Bayern
1 Conventionsthaler Maximilian I Joseph_Kỷ niệm hiến pháp Bayern - 1818
206 năm (2024)

1818
MS
39.0 mm
6/2023
86,8% Ag
28,06 gr
Bạc ròng
24,3561 gr
40.000
8.200.000
346,0$

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Ludwig II
(1864 - 1886)
Vị vua thứ 4 của Vương quốc Bayern
1 Vereinsthaler Ludwig II_Madona - 1865

1865 - 1871
MS
33.0 mm
90,0% Ag
18,5 gr
Bạc ròng
16,65 gr
110.000
5.100.000
201,18$
5 marks Ludwig II - 1876

1874 - 1876
XF
38.0 mm
90,0% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
24,9993 gr
1.130.000
2.796.000
120,0$

LUDWIG II
Được mệnh danh là Vua Thiên nga hoặc Vua truyện cổ tích, đôi khi được gọi là Vua điên Ludwig, ông là vị vua thứ 4 của Bayern và tại vị từ năm 1864 - 1886. Ông đam mê kiến trúc và nghệ thuật hơn là ngai vàng của Bayern, vì thế trong suốt 22 năm trị vì ông luôn lẩn tránh việc triều đình mà chỉ tập trung vào mơ mọng, xây lâu đài và bảo trợ nghệ thuật. Là người hướng nội, thích sống ẩn dật và tránh xa đám đông.
Ông đã chi rất nhiều tiền để xây dựng các lâu đài và công trình xây dựng cũng như bảo trợ cho nghệ thuật, dù số tiền đó là ông lấy từ tài sản cá nhân, nhưng số nợ ông mang cũng rất nhiều, lên đến 14 triệu mark vào năm 1885. Vì thế ông bị các bộ trưởng của mình không hài lòng, họ đã quyết định tìm cách để loại bỏ ông khỏi ngai vàng thông qua việc vu cho ông mắc chứng tâm thần.
Sau khi bị phế truất, ông đã chết bất thường sau đó chỉ 1 ngày tại hồ Starnberg cùng với người điều trị bệnh cho ông là Gudden. Khám nghiệm tử thi không phát hiện nước trong phổi của ông.
Sau cái chết của Ludwig vào năm 1886, em trai ông là Vương tử Otto được đưa lên ngai vàng, nhưng vì ông này bị bệnh tâm thần nên chú của họ là Thân vương Luitpold trở thành nhiếp chính vương cho đến năm 1912 khi ông này qua đời ở tuổi 91. Con trai Luitpold là Ludwig tiếp tục làm nhiếp chính và sau đó phế truất Otto vào năm 1913, để lên làm vua với vương hiệu Ludwig III của Bayern cho đến khi chế độ quân chủ Đức bị bãi bỏ sau Thế chiến thứ nhất.
Ông là người đã xây dựng Lâu đài Neuschwanstein, Cung điện LinderhofHerrenchiemsee... ngày nay, nó là những công trình thu hút rất nhiều du khách cho bang Bayern. Ông cũng là người bảo trợ nhiệt thành và cứu vớt cuộc đời nghệ thuật của Richard Wagner. Hoàng đế Pedro II của Brasil vừa là bạn vừa là người bảo trợ xây dựng Bayreuth Festspielhaus của Wagner
Ludwig và Hoàng hậu Elisabeth của Áo vừa là anh em họ, vừa là bạn bè thân thiết của nhau, ông với em gái của Elisabeth cũng mém chút nữa đính hôn với nhau, nhưng sau đó không thành... và ông chưa bao giờ có vợ cho đến khi qua đời. Ông bị cho là người đồng tính, có các mối quan hệ thân thiết đang ngờ với nhiều người đàn ông trong triều đình.
Ông đứng về phe Đế quốc Áo trong Chiến tranh Áo-Phổ, nhưng sau khi Áo thua, ông bị Phổ ép tham gia liên minh và cuối cùng trở thành một phần của Đế quốc Đức dưới quyền của Phổ.
Được mệnh danh là "Vua thiên nga", Ludwig được cho là đã truyền cảm hứng cho câu chuyện đằng sau vở ballet cổ điển Hồ thiên nga của nhà soạn nhạc người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky.
Lâu đài Neuschwanstein do Ludwig xây dựng và được Walt Disney sử dụng vào thế kỷ 20 làm nguồn cảm hứng cho Lâu đài Người đẹp ngủ trong rừng tại các Công viên Disney trên khắp thế giới.

Ludwig rất say mê chính quyền chuyên chế thời Ancien Régime, vì thế ông tự coi mình là "Vua Mặt trăng", một cái bóng Lãng mạn của "Vua Mặt trời" Louis XIV của Pháp.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Otto
(1886 - 1913)
Vị vua thứ 5 của Vương quốc Bayern
5 marks Otto - 1913D

1891 - 1913
MS
111 năm (2024)
38.0 mm
8/2023
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
24,9993 gr
520.000
2.439.000
103,79$

  • Ông bị bệnh tâm thần, vì thế tuy ông là vua nhưng ông chưa từng trực tiếp cai trị đất nước, quyền hành nằm dưới tay của chú của ông.

📕 VƯƠNG QUỐC PHỔ

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI HOHENZOLLERN - BRANDENBURG & PHỔ
Vương tộc Hohenzollern là một triều đại lâu đời ở châu Âu có nguồn gốc từ Đức. Burkhard I, Lãnh chúa xứ Zollern (1025-1061) là tổ tiên lâu đời nhất của hoàng gia này được nhắc đến trong một văn bản chính thức, trong biên niên sử thời trung cổ của Berthold xứ Reichenau thế kỷ XI. Họ của gia tộc này được đặt theo Lâu đài Hohenzollern (trường hợp này giống với Vương tộc Habsburg, được đặt tên theo Lâu đài Habsburg). Gia tộc Zollern nhận được tước hiệu Graf (Bá tước) từ Hoàng đế Heinrich V của Thánh chế La Mã vào năm 1111, kể từ năm 1218 thì được gọi là Hohenzollern.
Là chư hầu trung thành của triều đại Hohenstaufen Swabia, người Nhà Hohenzollern đã mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình. Bá tước Friedrich III (khoảng 1139 – khoảng 1200) đã tháp tùng Hoàng đế Friedrich Barbarossa chống lại Heinrich Sư tử vào năm 1180, và thông qua cuộc hôn nhân của mình, ông đã được Hoàng đế Heinrich VI của Thánh chế La Mã ban cho tước hiệu Burggraf (Bá tước lâu đài) của Nuremberg vào năm 1192. Vào năm 1218, chức Burggraf được chuyển cho con trai cả của Friedrich là Conrad I xứ Nuremberg, qua đó ông trở thành tổ tiên của nhánh Franconia của Hohenzollern, nhánh này đã trở thành Tuyển đế hầu xứ Brandenburg vào năm 1415.
Ban đầu, các bá tước lâu đài Nürnberg có ít tài sản. Gia đình chỉ có quyền sử dụng tài sản của cơ quan cai quản lâu đài. Tuy nhiên từ thế kỷ XIII, do mua lại đất đai mà lãnh thổ của họ đã mở rộng và đến thế kỷ XV trong thời công tước Friedrich VI xứ Nürnberg thì có lãnh thổ lớn nhất. Nhờ làm sui gia với Nhà Abenberg năm 1236 mà họ được thêm Lâu đài AbenbergCadolzburg. Năm 1260, họ được thừa hưởng Bayreuth; năm 1331, họ được Ansbach; năm 1340 thì được KulmbachPlassenburg.
Năm 1363, Hoàng đế Karl IV đã nâng trước vị từ Bá tước lên Công tước.
Tại Công đồng Constance (1415), Hoàng đế Sigismund của Thánh chế La Mã đã trao cho Friedrich VI xứ Nuremberg tước hiệu Tuyển đế hầuPhiên hầu tước xứ Brandenburg. Đây là dấu mốc vinh vang đầu tiên mở ra triều đại của Hohenzollern. Có 12 vị tuyển đế hầu của Brandenburg đến từ Nhà Hohenzollern
Vào năm 1427, Friedrich II, Tuyển hầu xứ Brandenburg, đã bán Lâu đài Nürnberg và quyền Bá tước lâu đài của mình cho Thành bang Đế chế Nürnberg. Từ những lãnh thổ mà không bán đi, sau đó phát triển thành Thân vương quốc BayreuthThân vương quốc Ansbach, cũng được cai trị bởi dòng họ Hohenzollern. Trong quá trình Hòa giải Đức, Ansbach và Bayreuth được sáp nhập vào Vương quốc Bayern.
Năm 1525, Lãnh thổ của Kỵ sỹ đoàn Teuton bị thế tục hoá, trở thành Công quốc Phổ, Grand Master của Kỵ sỹ đoàn Teuton là Thân vương Albrecht thuộc dòng Brandenburg-Ansbach trở thành công tước đầu tiên của Phổ. Vì khu vực này là một phần của Vương quốc Ba Lan từ Hòa ước Thorn lần thứ hai (1466) nên vua của Ba Lan Zygmunt I Stary với tư cách là người cai trị đã trao lãnh thổ này làm thái ấp cha truyền con nối cho Albrecht theo Hiệp ước Kraków, kinh đô vẫn đặt ở Königsberg (nay là Kaliningrad).
Ngay sau khi Công quốc Phổ thành lập, Công tước Albrecht đã lấy đạo Tin Lành làm quốc giáo của nhà nước, và Phổ trở thành nhà nước đầu tiên trên thế giới làm như thế. Năm 1618, dòng dõi Hohenzollern của Phổ đã tuyệt tự dòng nam sau 2 đời công tước, vì thế Công quốc Phổ được thừa kế bởi dòng Hohenzollern Brandenburg, bắt đầu từ Tuyển đế hầu Johann Sigismund đã cai trị Công quốc Phổ (thái ấp của Ba Lan) và Tuyển hầu Brandenburg (thái ấp của Thánh chế La Mã) dưới hình thức Liên minh cá nhân, thực thể chính trị này được gọi là Nhà nước Brandenburg-Phổ.
Chiến tranh Áo-Phổ (1866) đã giúp Phổ đẩy Áo ra khỏi các vấn đề của Đức, họ mở rộng thêm nhiều lãnh thổ và tạo ra tiền đề để thống nhất Đức và tạo ra Đế quốc Đức nằm dưới hoàng quyền của Nhà Hohenzollern vào năm 1871. Sau 7 tuần giao tranh, Nhà Habsburg trên đường xụp đổ, Thủ tướng Bismarck đã thuyết phục vua Phổ là Wilhelm I ngừng cuộc tiến công của Quân đội Phổ vì chiến tranh tiếp tục sẽ chỉ làm lợi cho đế quốc Nga và Pháp. Chiến tranh kết thúc thông qua Hòa ước Prague (1866), và theo nội dung hòa ước thì Bang liên Đức chính thức tan rã; Phổ sẽ sáp nhập Vương quốc HannoverHessen-Kassel, Công quốc Nassau; Áo phải nhượng lại Công quốc Holstein cho Phổ; bồi thường một khoản chiến phí nhỏ và nhượng lại xứ Veneto cho Ý, đồng minh của nước Phổ, mặc dù quân đội Ý đã thua trận Custoza trên bộ và trận Lissa trên biển
Chiến tranh Pháp-Phổ (1870-1871) giữa Liên bang Bắc Đức do Phổ lãnh đạo với Đệ Nhị Đế chế Pháp của Hoàng đế Napoleon III. Đây là cuộc chiến tranh có tầm vóc đồ sộ, trọng đại nhất kể từ Chiến tranh Napoleon đến Chiến tranh thế giới thứ nhất,có vai trò hết sức to lớn trong lịch sử châu Âu, đặc biệt là nó đã gây ra mối thù nước Đức trong lòng người Pháp về việc mất lãnh thổ và điều này góp phần dẫn đến Thế chiến I. Thất bại thảm hại của Pháp cũng đánh dấu sự sụp đổ của Napoléon III và dấu chấm hết cho nền Đệ Nhị đế chế Pháp, sau đó được thay thế bởi Đệ Tam cộng hòa. Đế chế Đức đã được thành lập dưới vương quyền của Nhà Hohenzollern, một nhà nước của các dân tộc Đức đã thành hiện thực nhờ vào tài năng của Thủ tướng Otto von Bismarck. Pháp đã đề nghị sẽ trao cho Đức Nam Kỳ để đổi lấy Alsace-Lorraine, nhưng Đức đã từ chối, họ đã chiếm đống và hợp nhất lãnh thổ này cho đến sau Thế chiến I kết thúc.

Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg đã đạt được chủ quyền hoàn toàn đối với công quốc theo Hiệp ước Bydgoszcz năm 1657, được xác nhận trong Hiệp ước Oliva năm 1660. Kể từ năm 1701, Tuyển đế hầu Friedrich III đã trở thành vua của Vương quốc Phổ, nâng Hohenzollern thành một vương tộc. Từ năm 1701 đến khi chế độ quân chủ ở Đức bị bãi bỏ vào năm 1918, Vương quốc Phổ có 9 vị vua và kể từ Wilhelm I, các vị quân chủ của Phổ đồng thời là Hoàng đế Đức (3 hoàng đế Đức).


Dòng Swabia của Hohenzollern cai trị 2 thân vương quốc Hohenzollern-HechingenHohenzollern-Sigmaringen ít nổi tiếng hơn, nhưng đến năm 1866, Thân vương Karl xứ Hohenzollern-Sigmaringen được bầu lên ngai vàng Thân vương quốc Liên hiệp Moldavia và Wallachia với vương hiệu Carol I, chư hầu của Đế quốc Ottoman. Đến năm 1881, ông trở thành vua của Vương quốc România độc lập, tạo lập ra Vương tộc Hohenzollern Romania trải qua 4 đời quân chủ: Carol I (1881-1914); Ferdinand I (1914-1927); Mihai I (1927-1930 & 1940-1947); Carol II (1930-1940). Mihai I có hai lần trị vì Romania.

Các nhánh của Hohenzollern-Franconia


Nhánh Hohenzollern-Swabia cấp cao ít được biết đến trong lịch sử hơn nhánh Hohenzollern-Franconia cấp dưới, nhánh sau này trở thành Bá tước lâu đài Nuremberg và sau đó cai trị Tuyển hầu xứ BrandenburgVương quốc Phổ, và Đế quốc Đức. Sau cái chết của Bá tước Karl I xứ Hohenzollern, Bá quốc Hohenzollern đã được chia cho 3 người con của ông:

Friedrich Wilhelm II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị vua thứ 4 của Phổ
1 thaler Friedrich Wilhelm II - 1793 E
231 năm (2024)

1790 - 1797
XF
38,0 mm
2/2021
75% Ag
22,272 gr
Bạc ròng
16,704 gr
?
3.825.000
164,16$

Friedrich Wilhelm III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
BANG LIÊN ĐỨC
(1815-1848 & 1850-1866)
Vương quốc Phổ
(1701 - 1918)
Nhà Hohenzollern

Vị vua thứ 5 của Phổ
1 thaler Friedrich Wilhelm III - 1830 D
194 năm (2024)

1828 - 1840
(13 năm)
XF
34,4 mm
75,0% Ag
22,272 gr
Bạc ròng
(16,704 gr)
650.676
Tổng
23.859.959
1.130.000
48,50$

Wilhelm I và Augusta

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
BANG LIÊN ĐỨC
(1815-1848 & 1850-1866)
Vương quốc Phổ
(1701 - 1918)
Nhà Hohenzollern

Vua Wilhelm I
(1861 - 1888)
Vị vua thứ 7 của Phổ và Hoàng đế đầu tiên của Đế chế Đức

1861
AU
33,0 mm
90,0% Ag
18,52 gr
Bạc ròng
16,668 gr
1.000.000
1.800.000
77,92$

Augusta xứ Sachsen-Weimar-Eisenach
Là vương hậu Phổ và Hoàng hậu đầu tiên của Đế chế Đức sau khi chồng của bà là Hoàng đế Wilhelm I thống nhất Đức vào năm 1871. Mẹ bà là Nữ đại công tước Mariya Pavlovna của Nga, con gái của Hoàng đế Pavel I của Nga và em gái của hoàng đế Aleksandr I và là chị gái của Hoàng đế Nikolai I. Cha của bà là Karl Friedrich, Đại công tước xứ Sachsen-Weimar-Eisenach.
Sau khi Wilhelm đội vương miện hoàng gia lên đầu, ông trao vương miện cho vợ mình. Augusta là vương hậu thứ hai được trao vương miện trong lịch sử Phổ; trước bà, chỉ có Sophia Charlotte xứ Hannover được trao vương miện tại Königsberg năm 1701.
Kể từ Cách mạng 1848, Augusta bắt đầu đối chọi với các chính sách của Otto von Bismarck, bà cũng không thích chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh, vì thế các nhà sử học xem là là người theo chủ nghĩa tự do và hoà bình. Bà luôn muốn chính trị của Phổ được cải tạo theo hình thức quân chủ lập hiến theo phong cách của người Anh.
Cuộc hôn nhân giữa bà và Wilhelm là một dàn xếp chính trị của mẹ bà, vì muốn kết đồng minh với Phổ để đảm bảo được sự toàn vẹn lãnh thổ của Sachsen-Weimar-Eisenach. Wilhelm trên thực tế muốn kết hôn với người em họ là Elisa Radziwiłł, con gái của người dì Luise Philippine của Phổ, nhưng vì cha của Elisa là quý tộc Ba Lan, không môn dặng hộ đối nên bị phản đối. Vì thế, cuộc hôn nhân ban đầu có nhiều xung đột và không hạnh phúc, nhưng qua thời gian, Augusta và Wilhelm đã hoà hợp hơn.
Theo sự thúc đẩy của Augusta, cuộc họp quốc tế đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ đã diễn ra tại Berlin vào năm 1869. Trước đó vài năm, bà cũng đã tiếp kiến Henry Dunant, cha đẻ của Hội này.
Augusta và chồng tuy là người theo đạo Tin Lành, nhưng trong suốt cuộc đời của mình, bà đã hết lòng bảo trợ người Công giáo trong Đế chế Đức, những người bị xem là yếu thế trong một đế chế được cai trị bởi một hoàng đế Tin Lành. Bà xung đột nhiều với thủ tướng Bismarck trong vấn đề này, bà đã cố gắng thuyết phục chồng trong các vấn đề hoà giải với Toà Thánh.

Vì bà xung đột với con dâu là Victoria, Vương nữ Vương thất nên bà và thủ tướng Bismarck không muốn để cho chồng của Victoria cũng là con trai trưởng của bà là Thái tử Friedrich Wilhelm thừa kế ngai vàng, thay vào đó là con trai của Victoria là Vương tôn Wilhelm. Tuy được thừa kế ngai vàng, nhưng con trai bà chỉ tại vị được 99 ngày thì qua đời vì ung thư thanh quản. Cháu trai của bà lên kế vị với Đế hiệu Wilhelm II. Đây được xem là 1 trong những lần hiếm hoi bà với Bismarck có cùng chung ý tưởng.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị vua thứ 7 của Phổ và Hoàng đế đầu tiên của Đế chế Đức
1 thaler Wilhelm I_Victory
153 năm (2024)

1871
AU
33,0 mm
90,0% Ag
18,52 gr
Bạc ròng
16,668 gr
1.000.000
1.800.000
77,92$

WILHELM I
Chiến tranh Áo-Phổ diễn ra giữa hai kình địch là Vương quốc Phổ dưới sự lãnh đạo của Wilhelm IĐế quốc Áo của Hoàng đế Franz Joseph I. Cuộc chiến diễn ra vào năm 1866, chiến thắng tại Königgrätz đã được xem như là một trong những chiến công hiển hách trong lịch sử quân sự của Vương quốc Phổ, cùng với các trận thắng tại Rossbach, Leuthen, LeipzigWaterloo trước kia. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Phổ khiến Áo phải rút khỏi Bang liên Đức và mang lại thêm đất đai cho nước Phổ, mở đường cho họ thống nhất Đức và tạo ra Đế quốc Đức. Thất bại của Áo là một đòn giáng mạnh vào chế độ cai trị của Quân chủ Habsburg; Đế quốc Áo đã được chuyển đổi thông qua Thỏa hiệp Áo-Hung năm 1867 thành chế độ quân chủ kép Đế chế Áo-Hung vào năm sau. Chấm dức sự tồn tại của Bang liên Đức thay vào đó là Liên bang Bắc Đức.
  • Hoàng đế Pháp Napoleon III tin rằng Phổ sẽ thua trước Đế chế Áo nên ông đã chọn cách đứng ngoài cuộc chiến để củng cố vị thế đàm phán của mình về lãnh thổ dọc sống Rhein, trong khi đó Hoàng đế Aleksandr II của Nga vẫn còn thù Áo sau Chiến tranh Krym (1853-1856). Vương quốc Ý tham gia vào cuộc chiến với Phổ, vì Áo nắm giữ Veneto và các vùng lãnh thổ nhỏ hơn khác mà Ý muốn có để thúc đẩy quá trình thống nhất Ý. Để đổi lấy sự hỗ trợ của Ý chống lại Áo, Thủ tướng Bismarck đồng ý không ký kết một hiệp ước hòa bình riêng cho đến khi Ý giành được Veneto.
  • Hessen-Darmstadt: Nhượng lại cho Phổ phần lãnh thổ nhỏ mà họ đã mua lại trước đó vào năm 1866 khi nhà cầm quyền Hessen-Homburg sụp đổ. Nửa phía bắc của phần đất còn lại gia nhập Liên bang Bắc Đức (1867-1870).

Wilhelm I, trong cuộc viếng thăm Château de Ferrières, đã nói rằng: "Không có bất kì vị vua nào có thể sở hữu tòa dinh thự này! Nó chỉ có thể thuộc một người trong gia tộc Rothschild". Nó là một lâu đài của Pháp được xây dựng từ năm 1855 đến năm 1859 cho Nam tước James de Rothschild theo phong cách Goût Rothschild nằm ở miền trung nước Pháp, cách Paris khoảng 26 km về phía đông. Quyền sở hữu Château de Ferrières của gia tộc Rothschild được truyền qua dòng dõi nam giới theo quy tắc thừa kế, cho đến khi gia đình này tặng nó cho Đại học Paris vào năm 1975. Được coi là lâu đài lớn nhất và xa hoa nhất thế kỷ 19 ở Pháp.

Friedrich III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hoàng đế Friedrich III
(3/1888 - 6/1888)
Vị vua thứ 8 của Phổ và Hoàng đế thứ 2 của Đế chế Đức
5 mark Friedrich III - 1888 A
136 năm (2024)

1888
AU
38,0 mm
6/2023
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
24,9993 gr
200.000
4.600.000
195,51$

  • Ông trở thành vị hoàng đế thứ 2 của Đế chế Đức thuộc Nhà Hohenzollern, nhưng ông chỉ tại vị được 98 ngày (9/3/1888 - 15/6/1888) thì qua đời vì ung thư vòm họng, đây là hậu quả của chứng nghiện thuốc lá từ thời trẻ, khi qua đời ông chỉ 56 tuổi. Con trai trưởng của ông là Thái tử Friedrich Wilhelm đã lên kế vị với đế hiệu Wilhelm II, Hoàng đế Đức và ông này cũng là hoàng đế cuối cùng của Đế chế Đức.

Wilhelm II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị vua thứ 9 và cuối cùng của Phổ & Hoàng đế thứ 3 và cuối cùng của Đế chế Đức

1901
AU
38,0 mm
90% Ag
27,777 gr
Bạc ròng
24,9993 gr
460.000
1.800.000
73,59$

📕 BÁ QUỐC TYROL

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Bá tước Leopold V
(1619 - 1632)
Vị bá tước thứ 9 xứ Tyrol và Đại công tước thứ 8 của Ngoại Áo thuộc Nhà Habsburg
1 thaler Tyrol - Leopold V - 1621
403 năm (tính từ 2024)

1620 - 1621
AU-cleaned
43.0 mm
87,5% Ag
28,73 gr
Bạc ròng
25,139 gr
?
12.000.000
518,36$

📕 ĐẠI CÔNG QUỐC ÁO

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC HABSBURG

Guntram Giàu có (920–973) là một bá tước ở Breisgau, thành viên của gia đình quý tộc Etichonid, và có thể là tổ tiên của Vương tộc Habsburg. Vì theo các tài liệu còn sót lại thì Guntram chính là cha của Bá tước Lanzelin xứ Klettgau, và Lanzelin đã sinh ra Radbot xứ Klettgau, chính Radbot đã cho xây dựng Lâu đài Habsburg, các hậu duệ sau đó đã lấy tên lâu đài để làm họ và tên gọi triều đại.

  • Truy nguồn xa hơn có thể đề cập đến Công tước Adalrich (năm 673-690), còn được gọi là Eticho, là Công tước xứ Alsace, người sáng lập ra gia tộc Etichonid và là một nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng trong nền chính trị quyền lực của Austrasia vào cuối thế kỷ thứ VII. Ông có thể là tổ tiên của Nhà Habsburg. Trong số những hậu duệ của Etichonid, dòng dõi nữ có Hugh xứ Tour và gia đình ông, bao gồm cả con gái của ông là Ermengard là vợ của Lothaire I và do đó là mẹ của ba vị vua Carolingian. Vào thế kỷ thứ X, Etichonid vẫn nắm quyền lực ở Alsace với tư cách là bá tước, nhưng quyền lực của họ đã bị hạn chế đáng kể bởi Vương triều Otto; đến thế kỷ thứ X, Giáo hoàng Lêô IX có tổ tiên là các lãnh chúa (hoặc bá tước) của Dabo và Eguisheim trong nửa thế kỷ trước thực tế là hậu duệ trực tiếp của Etichonid cuối cùng. Nhiều gia đình đáng chú ý ở châu Âu có nguồn gốc từ Etichonid, bao gồm cả Habsburg.
  • Vương tộc này được đặt theo tên của Lâu đài Habsburg, một pháo đài xây dựng bởi Radbot xứ Klettgau vào những năm 1020 ở Thụy Sĩ ngày nay. Năm 1108, cháu trai của ông là Otto II là người đầu tiên lấy tên pháo đài làm họ của mình và thêm từ Habsburg đằng sau tước vị, đây cũng là dấu mốc cho sự ra đời của Bá tước xứ Habsburg, nguồn gốc khởi đầu của các quân chủ Đế chế Habsburg trong suốt gần 1000 năm tiếp theo.
  • Nguồn gốc tên gọi Lâu đài Habsburg vẫn chưa rõ ràng. Có sự bất đồng về việc liệu tên gọi này có bắt nguồn từ tiếng Đức cổ Habichtsburg (lâu đài diều hâu) hay từ tiếng Đức cổ Trung cổ hab/hap có nghĩa là bến cạn, vì có một con sông có bến cạn gần đó. Việc sử dụng tên gọi đầu tiên được ghi chép lại của chính triều đại này đã được truy tìm đến năm 1108.
  • Vương tộc này cũng sản sinh ra các vị vua của Bohemia, Hungary, Croatia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Galicia-Lodomeria. Quân chủ Habsburg còn cai trị một hệ thống các thuộc địa như Hà Lan Áo, nhiều Công quốcĐại công quốcBán đảo Ý, và vào thế kỷ XIX, các hoàng đế của Đế quốc ÁoÁo-Hung cũng như 1 vị hoàng đế của Mexico đều là người Nhà Habsburg. Vương tộc này cũng nhiều lần chia ra các chi nhánh song song, vì thế mà vào giữa thế kỷ XVI, Nhánh Tây Ban Nha Habsburg đã kế thừa quyền cai trị Đế quốc Tây Ban Nha, trong khi đó Habsburg Áo thì vẫn giữ quyền cai trị của tổ tiên ở Đế chế La Mã Thần thánh.

Vào thế kỷ XII, Nhà Habsburg ngày càng gắn bó với các hoàng đế Nhà Staufer, tham gia vào triều đình đế quốc và các cuộc viễn chinh quân sự của hoàng đế; Werner II xứ Habsburg đã tử trận khi chiến đấu cho Hoàng đế Friedrich I BarbarossaBán đảo Ý. Sự liên kết này đã giúp họ thừa kế nhiều lãnh địa khi Nhà Staufer gây ra sự tuyệt tự của nhiều triều đại, một số trong đó là do Nhà Habsburg thừa kế. Năm 1198, Rudolf II xứ Habsburg đã cống hiến toàn bộ triều đại cho sự nghiệp của Nhà Staufer bằng cách tham gia vào Guelphs và Ghibellines và tài trợ cho cuộc chiến giành ngai vàng của hoàng đế Nhà Staufer Friedrich II của Thánh chế La Mã vào năm 1211. Hoàng đế là cha đỡ đầu cho đứa cháu trai mới sinh của Rudolf II, vị vua tương lai Rudolf I của Đức.

Nhà Habsburg mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua hôn nhân và bằng cách giành được các đặc quyền chính trị, đặc biệt là quyền bá tước ở Zürich, AargauThurgau. Vào thế kỷ XIII, Habsburg hướng chính sách hôn nhân của mình vào các gia đình ở Thượng AlsaceSwabia. Về mặt lãnh thổ, họ thường hưởng lợi từ sự tuyệt tự của các gia đình quý tộc khác như Gia tộc Kyburg.

  • Nhánh Neu-Kyburg: Gia tộc Kyburg là một trong bốn gia đình quý tộc quyền lực nhất ở cao nguyên Thụy Sĩ (bên cạnh Nhà Habsburg, Nhà ZähringenNhà Savoia) trong thế kỷ XII. Với sự tuyệt tự của dòng dõi nam của gia tộc Kyburg vào năm 1264 sau cái chết của Hertmann V, thông qua cuộc hôn nhân của nữ thừa kế của Kyburg là Anna với Eberhard I xứ Habsburg-Laufenburg. Dòng dõi của họ được biết đến với tên gọi là Neu-Kyburg hoặc Kyburg-Burgdorf, tồn tại cho đến năm 1417.

Đại công tước Áo: Thông qua văn bản giả mạo có tên là Privilegium Maius (1358/59), Rudolf IV của Áo (1339–1365) đã tự phong cho mình là Đại công tước để đưa Nhà Habsburg ngang hàng với các Tuyển đế hầu của Đế chế, vì Hoàng đế Karl IV của Thánh chế La Mã đã không trao cho họ phẩm giá tuyển đế hầu trong Sắc lệnh Vàng năm 1356. Tuy nhiên, Hoàng đế Karl IV đã từ chối công nhận danh hiệu này, cũng như những người kế vị trực tiếp của ông.

  • Công tước Ernst Ý chí Sắt và con cháu của ông đã đơn phương nhận danh hiệu "đại công tước". Danh hiệu đó chỉ được Hoàng đế Friedrich III của Thánh chế La Mã (người Nhà Habsburg), chính thức công nhận vào năm 1453.[19] Bản thân Friedrich chỉ sử dụng "Công tước Áo", không bao giờ sử dụng Đại công tước, cho đến khi ông qua đời vào năm 1493.
  • Đại công tước ban đầu được trao cho những người cai trị một vùng lãnh thổ Habsburg, tức là chỉ dành cho nam giới và vợ của họ. Tuy cai trị nhưng không được cha truyền con nối lãnh thổ, vì chúng thuộc về vương miện Áo. Từ thế kỷ XVI trở đi, thành viên nữ của Nhà Habsburg cũng được nhận tước phong Đại công tước.

Trong nhiều giai đoạn khác nhau, lãnh thổ và tài sản của Nhà Habsburg được phân chia cho các dòng, sau đó lại thống nhất do các dòng tuyệt tự dòng nam thừa kế, nên lãnh thổ lại được thống nhất lại bởi dòng còn tồn tại.

Nhà Habsburg đã rất thành công trong việc mở rộng lãnh thổ và tài sản thông qua các cuộc hôn nhân chính trị:


Sau cái chết của cha mình vào năm 1493, Maximilian được tuyên bố là Vua mới của Đức, vương hiệu là Maximilian I. Ban đầu, Maximilian không thể đến Rome của Lãnh địa Giáo hoàng để nhận tước hiệu Hoàng đế Thánh chế La Mã từ Giáo hoàng, do sự phản đối của Cộng hòa Venice và người Pháp đang chiếm đóng Milan, cũng như sự từ chối của Giáo hoàng do lực lượng đối phương hiện diện trên lãnh thổ của ông. Năm 1508, Maximilian tự xưng là 'Hoàng đế được chọn', và điều này cũng được Giáo hoàng công nhận do những thay đổi trong các liên minh chính trị. Điều này dẫn đến hậu quả là vua La Mã tự động trở thành hoàng đế mà không cần sự đồng ý của Giáo hoàng. Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã sẽ là người cuối cùng được chính Giáo hoàng trao vương miện, tại Bologna vào năm 1530.

Sau khi Karl V của Thánh chế La Mã thoái vị vào năm 1556, Nhà Habsburg được chia thành 2 nhánh: Habsburg Áo và Habsburg Tây Ban Nha. Dòng Tây Ban Nha tuyệt tự dòng nam vào năm 1700, dòng Áo tuyệt tự dòng nam vào năm 1765 và được tiếp nối bởi Vương tộc Habsburg-Lothringen.

  • Habsburg Áo (1556-1765): nhánh này trở sở hữu các lãnh thổ rộng lớn ở Trung Âu, bao gồm Đại công quốc Áo, Vương quyền Bohemia, Vương quốc Hungary và nhiều lãnh thổ khác. Sau khi Nhà Habsburg chia thành 2 dòng thì Habsburg Áo trải qua 11 đời quân chủ với 209 năm tồn tại, bắt đầu từ Ferdinand I của Thánh chế La Mã cho đến khi Maria Theresia của Áo qua đời vào năm 1765 thì dòng Habsburg Áo bị tuyệt tự dòng nam. Trước đó, cha của Maria là Hoàng đế Karl VI của Thánh chế La Mã đã cố gắng hợp thức hoá quyền kế vị của con gái, dẫn đến Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, nhưng kết quả đã khác với dòng Habsburg Tây Ban Nha, người nhà Habsburg Áo đã chiến thắng và vẫn giữ được các ngai vàng của minh. Quyền thừa kế thuộc về các con trai của Maria Thereia với Franz xứ Lothringen, điều này khởi đầu cho Vương tộc Habsburg-Lothringen và họ tồn tại thêm 153 năm nữa thì chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Đức-Áo sau Thế chiến thứ nhất.

Nhà Habsburg tìm cách củng cố quyền lực của mình thông qua các cuộc hôn nhân cận huyết, dẫn đến tác động có hại tích lũy lên vốn gen của họ. Những suy giảm sức khỏe do cận huyết bao gồm động kinh, mất trí và chết sớm. Một nghiên cứu về 3.000 thành viên gia đình trong 16 thế hệ của Đại học Santiago de Compostela cho thấy cận huyết có thể đã đóng một vai trò trong sự tuyệt tự của họ. Nhiều thành viên trong gia đình này có những dị tật cụ thể trên khuôn mặt: hàm dưới to với cằm dài được gọi là 'hàm Habsburg', mũi lớn có bướu và đầu mũi cụt ('mũi Habsburg') và môi dưới lộn ra ngoài ('môi Habsburg'). Hai đặc điểm cuối cùng là dấu hiệu của tình trạng thiếu hụt xương hàm trên.

Maria Theresia

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị quân chủ cuối cùng của Nhà Habsburg-Áo
1 thaler Maria Theresia - 1780

1780
MS
40,0 mm
83,3% Ag
28,0668 gr
Bạc ròng
(23,380 gr)
?
1.000.000
42,92$

📕 HÀ LAN THUỘC ÁO

[sửa | sửa mã nguồn]

Karl xứ Lothringen

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Thống đốc thứ 6 kể từ Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha
1 Kronenthaler Maria Theresia - 1767
257 năm (tính từ 2024)

1755 - 1780
(25 năm)
VF
41,0 mm
87,3% Ag
29,44 gr
Bạc ròng
25,70112 gr
1.375.595
Tổng
13.747.608
4.000.000
171,67$

Karl xứ Teschen

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị thống đốc cuối cùng
1 Kronenthaler Franz II_Type II - 1793
231 năm (tính đến 2024)

1792 - 1801
XF
39,0 mm
87,3% Ag
29,44 gr
Bạc ròng
25,70112 gr
5%
2.500.000
107,30$

📕 ĐẾ CHẾ ÁO & ÁO - HUNG

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hoàng đế Franz I
(1804 - 1835)
Vị hoàng đế cuối cùng của Thánh chế La Mã và hoàng đế đầu tiên của Áo
1 thaler Franz I của Áo - 1820
204 năm (tính đến 2024)

1817 - 1824
XF
40,0 mm
83,3% Ag
28,06 gr
Bạc ròng
23,37398 gr
?
2.280.000
98,70$

  • Năm 1817, Hoàng đế Franz I của Áo mới phong tước hiệu cho Mayer Amschel Rothschild (1744 - 1812), lúc đó ông ấy đã mất được 5 năm.
  • Nathan Mayer Rothschild người mở đầu chi nhánh ở Anh không yêu cầu Vương quốc Anh công nhận tước hiệu Nam tước của Đế chế Áo trao cho mình. Năm 1838, hai năm sau khi ông qua đời, Nữ hoàng Victoria đã cho phép sử dụng tước hiệu này ở Vương quốc Anh và người con cả của ông là Lionel de Rothschild được thừa kế tước hiệu.
  • Con trai thứ 2 của Nathan Mayer RothschildAnthony de Rothschild đã được Nữ hoàng Victoria phong Tòng nam tước, vì ông này qua đời mà không để lại hậu duệ nam nên tước vị được để lại cho cháu trai của ông là Nathan Rothschild là con của Lionel de Rothschild (con trưởng của Nathan Mayer Rothschild). Năm 1885, Nathan Rothschild được Nữ hoàng Victoria trao tước hiệu Nam tước Rothschild xứ Tring trong Hạt Hertfotd thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh, đồng thời, ông cũng kế thừa tước Freiherr (Nam tước) của Đế chế Áo từ cha mình. Khi sở hữu tước hiệu Nam tước Anh, Nathan Rothschild trở thành thượng nghị sĩ trong Viện quý tộc và là thành viên Do Thái đầu tiên trong viện này không cải sang Ki-tô giáo. Ông giữ chức Lord Lieutenant xứ Buckinghamshire từ năm 1889 đến 1915 trải qua 3 đời quân chủ của Vương quốc Anh: Victoria, Edward VII và George V.

Franz Joseph I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị hoàng đế thứ 3 và áp chót của Áo
2 Gulden_Kỷ niệm Đám cưới bạc của Franz Joseph I & Elisabeth (1859-1879)
145 năm (tính đến 2024)

1879
AU-58
36,0 mm
90% Ag
24,7 gr
Bạc ròng
(22,23 gr)
275.000
5.600.000
220,12$
5 corona_Kỷ niệm 60 năm trị vì của Hoàng đế Franz Joseph I - 1908
116 năm (tính đến 2024)

1908
AU
35,0 mm
90% Ag
24,0 gr
Bạc ròng
(21,6 gr)
3.941.600
1.800.000
77,92$

FRANZ JOSEPH I

Ông cai trị tới 68 năm, đứng thứ ba trong danh sách các vua chúa trị vì lâu dài nhất châu Âu (sau Louis XIV của PhápJohann II xứ Liechtenstein) và lâu hơn Nữ vương Victoria của Anh 4 năm. Về thực quyền thì triều đại của Franz Joseph I chỉ ngắn hơn Johann II đương thời và Elizabeth II sau này, do triều đại Louis XIV có 8 năm đầu do Thái hậu Ana của Tây Ban Nha phụ chính và 8 năm sau do các quan tể tướng đại thần là Hồng y RichelieuHồng y Mazarin nắm thực quyền. Nếu chỉ tính các quân chủ ở cấp bậc vua và hoàng đế thì Franz Joseph là quân chủ trị vì lâu thứ 2, chỉ xếp sau Elizabeth II, vì Johann II xứ Liechtenstein chỉ là người trị vì một thân vương quốc.

Franz Joseph qua đời tại Cung điện Schönbrunn vào tối ngày 21 tháng 11 năm 1916, thọ 86 tuổi. Ông qua đời vì bệnh viêm phổi ở phổi phải vài ngày sau khi bị cảm lạnh khi đi dạo trong Công viên Schönbrunn với Vua Ludwig III của Bayern. Ông được kế vị bởi cháu trai của mình là Đại công tước Karl Franz Josef, người trị vì cho đến khi đế chế sụp đổ sau thất bại vào cuối Thế chiến thứ nhất năm 1918.
Trong Cách mạng 1848, Đế chế Áo rơi vào cảnh cam go, đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc tại Hungary và Ý lên cao. Thủ tướng bảo thủ Klemens von Metternich từ chức và rời khỏi Áo, vị Hoàng đế bị thiểu năng trí tuệ Ferdinand I của Áo thoái vị và nhường ngôi lại cho cháu mình là Franz Joseph. Dưới sự giúp đỡ của Nikolai I của Nga, 200.000 quân Nga và 80.000 quân phụ trợ đã đánh bại các lực lượng Hungary và quyền lực của quân chủ Habsburg được thiệt lập lại, Hungary bị áp dụng thiết quân luật một cách gắt gao.
Vào ngày 18 tháng 2 năm 1853, Franz Joseph đã sống sót sau vụ ám sát của nhà dân tộc chủ nghĩa Hungary János Libényi. Hoàng đế đang đi dạo với một trong những sĩ quan của mình, Bá tước Maximilian Karl Lamoral O'Donnell, trên một pháo đài thành phố, thì Libényi tiến đến gần ông. Ông ta lập tức đâm hoàng đế từ phía sau bằng một con dao thẳng vào cổ. Franz Joseph hầu như luôn mặc đồng phục, có cổ áo cao gần như che kín hoàn toàn cổ. Cổ áo của đồng phục vào thời điểm đó được làm từ chất liệu rất chắc chắn, chính xác là để chống lại loại tấn công này. Mặc dù Hoàng đế bị thương và chảy máu, nhưng cổ áo đã cứu mạng ông. Bá tước O'Donnell đã hạ gục Libényi bằng thanh kiếm của mình. Một nhân chứng khác tình cờ ở gần đó là Joseph Ettenreich (làm nghề giết mổ), đã nhanh chóng chế ngự Libényi. Vì hành động của mình, sau đó ông được hoàng đế nâng lên hàng quý tộc và trở thành Joseph von Ettenreich. Libényi sau đó đã bị đưa ra xét xử và bị kết án tử hình vì tội cố ý giết vua. Ông đã bị hành quyết tại Simmeringer Heide.
Chính sách đối ngoại của ông trở nên thảm họa cho nước Áo: năm 1859, ông bị liên quân Pháp - Sardinia đánh bại trong trận Solferino. Năm 1866, Thủ tướng PhổOtto von Bismarck đã kéo ông vào cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, trong đó Áo là nước bại trận. Franz Joseph I bị chủ nghĩa dân tộc ám ảnh trong suốt thời trị vì của ông. Ông đã thông qua Hiệp nghị Áo-Hung năm 1867 (Ausgleich), ban thêm quyền tự trị cho Hungary, theo đó chuyển Đế quốc Áo thành Đế quốc Áo-Hung - "Song quốc quân chủ" của ông. Trong suốt 45 năm sau đó, các lãnh thổ dưới quyền ông đều yên bình. Sau khi chiến thắng của Phổ trong Chiến tranh Pháp-Phổ vào năm 1871, Áo mở đầu quan hệ thân cận với Đế quốc Đức. Song, ông gặp nhiều bi kịch gia đình trong giai đoạn này.
Sau Chiến tranh Áo-Phổ, Áo-Hung chuyển tầm hướng sang vùng Balkan - một tâm điểm của căng thẳng quốc tế do mâu thuẫn quyền lợi giữa Áo-Hung với Nga. Vụ khủng hoảng Bosnia là hệ quả của sự kiện Franz Joseph I sáp nhập Bosnia và Herzegovina vào năm 1908 (hai vùng này đã bị quân đội ông chiếm đóng sau Đại hội Berlin năm 1878). Ngày 28 tháng 6 năm 1914, sau khi Franz Ferdinand của Áo bị thành viên một khủng bố Serbia ám sát, Hoàng đế ban đầu không muốn gây hấn với Serbia, nhưng do áp lực của Tổng tham mưu trưởng và Bộ trưởng Ngoại giao, cuối cùng ông đã tổng động viên quân đội. Nga - đồng minh của Serbia đã phản ứng, và không lâu sau cả châu Âu đã rơi vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Josephine xứ Baden
Josephine qua đời tại Sigmaringen vào ngày 19 tháng 6 năm 1900. Dù gần như không quan tâm đến sự tồn tại của Thân vương phi, Hoàng đế Franz Joseph I của Áo đã ra lệnh để tang 12 ngày cho việc Josephine qua đời, do đó ngăn cấm các thành viên của Hoàng tộc Habsburg tham dự bất kỳ lễ hội nào. Điều này nhằm đảm bảo hầu hết các thành viên của Hoàng thất không thể tham dự đám cưới của Đại vương công Franz Ferdinand của Áo và Nữ Bá tước Žofie Chotková vào ngày 1 tháng 7.
Đại công tước Franz Ferdinand trở thành người thừa kế hợp pháp (Thronfolger) ngai vàng của Áo-Hung vào năm 1896, sau cái chết của người anh họ Rudolf, Thái tử của Áo (năm 1889) và cha ông là Karl Ludwig (năm 1896). Mối quan hệ giữa ông và Franz Joseph luôn khá căng thẳng, và càng trở nên trầm trọng hơn khi Franz Ferdinand tuyên bố mong muốn kết hôn với Nữ bá tước Sophie Chotek. Hoàng đế thậm chí còn không cân nhắc đến việc ban phước lành cho cuộc hôn nhân này, vì Sophie chỉ là người có địa vị quý tộc, không phải là người có địa vị triều đại, cho nên đây sẽ là cuộc hôn nhân quý tiện kết hôn. Sau vụ ám sát Franz Ferdinand và Sophie năm 1914, con gái của Franz Joseph là Marie Valerie, lưu ý rằng cha cô đã bày tỏ sự tin tưởng lớn hơn vào người thừa kế mới, cháu trai của ông là Đại công tước Karl. Hoàng đế thừa nhận với con gái mình về vụ ám sát: "Đối với ta, đó là sự giải thoát khỏi nỗi lo lắng lớn lao".

Mục tiêu chính sách đối ngoại của Franz Joseph là thống nhất nước Đức dưới quyền trị vì của Nhà Habsburg. Điều này được biện minh trên cơ sở tiền lệ; từ năm 1452 đến khi Đế chế La Mã Thần thánh sụp đổ vào năm 1806, chỉ có một giai đoạn gián đoạn ngắn ngủi dưới thời Nhà Wittelsbach của Tuyển hầu xứ Bayern, Nhà Habsburg nói chung đã nắm giữ ngai vàng Đức một cách liên tục và lâu dài. Tuy nhiên, mong muốn của Franz Joseph là giữ lại các vùng lãnh thổ không phải của Đức thuộc Đế chế Áo Habsburg trong trường hợp nước Đức thống nhất, và điều này đã tỏ ra có vấn đề, vì những nhà nước liên minh cá nhân đó không phải dân tộc Đức và rất đa dạng ngôn ngữ.

  • Hai phe phái nhanh chóng phát triển: một nhóm trí thức Đức ủng hộ một nước Đức lớn hơn (Großdeutschland) dưới quyền Nhà Habsburg; phe còn lại ủng hộ một nước Đức nhỏ hơn (Kleindeutschland). Những người Đức theo trường phái Großdeutschland ủng hộ việc đưa Áo vào một quốc gia toàn Đức mới với lý do rằng Áo luôn là một phần của các Đế chế Đức, rằng Áo là cường quốc hàng đầu của Bang liên Đức và sẽ là vô lý nếu loại trừ 8 triệu người Đức ở Đế chế Áo khỏi một quốc gia toàn Đức. Những người ủng hộ một nước Đức nhỏ hơn đã phản đối việc đưa Áo vào với lý do rằng đây là một quốc gia liên minh cá nhân với nhiều nhà nước và thể hiện sự đa chủng tộc, không phải là một quốc gia Đức, và việc đưa nước này vào sẽ đưa hàng triệu người không phải người Đức vào một quốc gia của dân tộc Đức.
  • Nếu nước Đức lớn hơn thắng thế, vương miện nhất thiết phải thuộc về Hoàng đế Franz Joseph của Habsburg, người không muốn nhượng lại nó cho bất kỳ ai khác ngay từ đầu. Mặt khác, nếu ý tưởng về một nước Đức nhỏ hơn thắng thế, vương miện Đức tất nhiên không thể thuộc về Hoàng đế Áo, mà sẽ được trao cho quân chủ cai trị một nhà nước lớn nhất với uy quyền mạnh mẽ nhất trong số các nhà nước Đức còn lại trong liên bang bên ngoài nước Áo, đó chính là Vua của Phổ thuộc Nhà Hohenzollern. Cuộc cạnh tranh giữa hai ý tưởng này nhanh chóng phát triển thành cuộc cạnh tranh giữa Áo và Phổ. Sau khi Phổ giành chiến thắng quyết định trong Chiến tranh Bảy tuần, câu hỏi này đã được giải quyết; Áo không mất bất kỳ lãnh thổ nào vào tay Phổ miễn là họ vẫn đứng ngoài các vấn đề của Đức. Cuộc chiến tranh này cũng đã khai tử nhiều đồng minh của Áo, họ bị Vương quốc Phổ xoá sổ và sáp nhập lãnh thổ và biến thành những tỉnh của Phổ, điển hình nhất là Vương quốc HannoverCông quốc Nassau.
Vương hậu Áo Elisabeth xứ Bayern
Hoàng hậu Elisabeth ("Sisi") là một người thích du lịch, cưỡi ngựa và là chuyên gia thời trang, người hiếm khi xuất hiện ở Viên. Sisi bị ám ảnh về việc giữ gìn vẻ đẹp của mình, thực hiện nhiều thói quen kỳ lạ và tập thể dục vất vả, kết quả là cô bị bệnh. Cô đã bị một người theo chủ nghĩa vô chính phủ người Ý là Luigi Lucheni đâm chết vào năm 1898 khi đang thăm Geneva. Vài ngày sau đám tang, Robert xứ Parma đã viết trong một lá thư gửi cho người bạn Tirso de Olazábal rằng "Thật đáng thương khi nhìn vào Hoàng đế, ông ấy đã thể hiện rất nhiều năng lượng trong nỗi đau đớn tột cùng của mình, nhưng đôi khi người ta có thể thấy được tất cả sự đau buồn to lớn của ông ấy". Franz Joseph không bao giờ hoàn toàn bình phục sau mất mát này. Theo hoàng hậu tương lai Zita xứ Bourbon-Parma, ông đã nói với người thân của mình: "Các bạn sẽ không bao giờ biết cô ấy quan trọng với tôi như thế nào" hoặc, theo một số nguồn tin, "Các bạn sẽ không bao giờ biết tôi yêu người phụ nữ này nhiều như thế nào đâu".
Thái tử Rudolf

Ông và hoàng hậu Sisi chỉ có 1 người con trai duy nhất và cũng là người thừa kế ngai vàng của Đế chế Áo-Hung, đó là Thái tử Rudolf. Ông được đặt tên theo vị vua Đức đầu tiên xuất phát từ Nhà Habsburg, Rudolf I, người trị vì từ năm 1273 đến năm 1291. Năn năm 1889, ông ấy đã tự sát với người tình của mình là Nữ nam tước Mary Vetsera tại nhà nghỉ săn bắn Mayerling. Vụ bê bối sau đó đã trở thành một chủ đề quốc tế được bàn luận sôi nổi với tên gọi Sự cố Mayerling. Chỉ 9 năm sau thì hoàng hậu Sisi bị ám sát chết tại Geneva... đây là 2 biến cố lớn nhất của cuộc đời Hoàng đế Franz Joseph.

  • Cái chết của Thái tử Rudolf khiến mẹ của ông là Hoàng hậu Elisabeth, rơi vào tuyệt vọng. Bà mặc đồ đen hoặc xám ngọc trai, màu của tang lễ, trong suốt quãng đời còn lại và dành nhiều thời gian xa cách triều đình ở Viên. Con gái bà là Gisela sợ rằng bà cũng có thể tự tử.
  • Cuộc hôn nhân ban đầu giữa Thái tử Rudolf với Stéphanie của Bỉ rất hạnh phúc, những sau khi sinh người con gái duy nhất của họ là Nữ Đại công tước Elisabeth thì cặp đôi bắt đầu xa cách nhau. Sau khi sinh con, Rudolf ngày càng trở nên bất ổn vì ông uống rượu rất nhiều và có nhiều mối quan hệ ngoài luồng. Tuy nhiên, hành vi này không hoàn toàn mới vì Rudolf đã có tiền sử quan hệ bừa bãi trước khi kết hôn. Năm 1886 cả hai vợ chồng đều bị viêm phúc mạc. Các triệu chứng và kết quả điều trị của Stéphanie cho thấy Rudolf rất có thể đã lây nhiễm bệnh lậu cho bà. Bản thân Rudolf không cải thiện sau khi điều trị và ngày càng ốm yếu. Có khả năng ông đã mắc bệnh giang mai ngoài bệnh lậu (trường hợp này tương tự như Ernst II xứ Sachsen-Coburg và Gotha lây nhiễm bệnh cho vợ dẫn đến bà này vô sinh). Để đối phó với những tác động của căn bệnh, Rudolf bắt đầu dùng liều lượng lớn morphin. Sau khi điều trị tích cực, Stéphanie đã có thể hồi phục sau cơn bệnh nhưng bà không thể sinh con vì căn bệnh đã phá hủy ống dẫn trứng của bà. Cái chết của Rudolf đã gián tiếp gây ra Thế chiến thứ nhất...

📕 ĐẾ CHẾ MEXICO

[sửa | sửa mã nguồn]

Maximiliano I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

🚩Hoàng đế Maximilian I
(1863 - 1867)
Hoàng đế duy nhất của Đệ nhị Đế chế Mexico
1 peso Maximilian I - 1866 Mo
158 năm (2024)

1866 - 1867
AU-cleaned
37,0 mm
90,3 Ag
27,07 gr
Bạc ròng
24,4442 gr
2.147.675
13.000.000
541,67$

MAXIMILIANO I
Hoàng đế Pedro II của Brasil là anh họ cùng chung ông ngoại với Maximilian, trong một lần đến thăm Đế chế Brazil đã rất ngưỡng mộ sự phát triển của đất nước Nam Mỹ này dưới sự trị vì của Pedro II, vì thế ông đã chấp nhận trở thành hoàng đế của Mexico sau lời mời của phe bảo hoàng Mexico, vì ông muốn tạo ra một nhà nước thịnh vượng tương tự như Brazil của Pedro II. Kết quả là, Đệ Nhị Đế chế México của Maximilian đã không tồn tại lâu, bản thân ông bị phe cộng hòa bắt và tử hình. Lý do Maximilian đến thăm Đế chế Brazil là vì ông muốn thăm những vùng đất gắn liền với Maria Amélia của Brasil, em gái cùng cha khác mẹ của Pedro II, người tình quá cố của Maximilan.
Vợ của Maximilian là con gái của Léopold I của Bỉ, vị vua đầu tiên của Vương quốc Bỉ, sau khi Bỉ tuyên bố tách ra khỏi Hà Lan vào năm 1831. Vị vua này cũng là cậu, cố vấn thân cận và được Nữ hoàng Victoria của Anh tin tưởng.
Maximilian là một Đại công tước Áo, cha của ông là Đại công tước Franz Karl của Áo, con trai thứ 2 còn sống của Hoàng đế Franz I (Hoàng đế cuối cùng của Thánh chế La Mã và hoàng đế đầu tiên của Áo), mẹ ông là Vương nữ Sophie của Bayern. Nhiều lời đồn đã nói rằng, ông chính là sản phẩm của cuộc tình vụng trộm giữa mẹ ông và Napoleon II, Công tước xứ Reichstadt, nếu đây là sự thật thì ông sẽ là cháu nội của Hoàng đế Napoleon I. Năm 1848, cách mạng nổ ra, Hoàng đế Ferdinand đã thoái vị để ủng hộ anh trai của Maximilian là Franz Joseph lên ngôi, Maximilian đã đồng hành cũng hoàng đế mới tham gia vào các chiến dịch dẹp loạn trên khắp đế chế.
Trước khi Đại công tước Maximilian và vợ là Charlotte của Bỉ lên đường đến Mexico để lên ngôi hoàng đế Đế nhị Đế chế Mexico, đã đến gặp và được Giáo hoàng Piô IX ban phước. Khi quân Pháp rút khỏi Mexico và tình hình hoàng đế Maximilian nguy khốn, Hoàng hậu Charlotte đã trở về châu Âu để cầu xin Napoleon III không rút quân, nhưng thất bại, bà đã đến Vatican để cầu xin Giáo hoàng. Vì hoàng hậu luôn lo sợ bị ám hại, nên Giáo hoàng đã đồng ý cho bà ở lại Vatican một đêm. Bà và trợ lý của bà là những người phụ nữ đầu tiên ở lại qua đêm bên trong Vatican.
Cuộc đời ông gắn liền một cách ngẫu nhiên với chiếc tàu SMS Navara, đầu tiên ông đã khởi xướng một cuộc thám hiểm khoa học quy mô lớn (1857-1859) và kinh hạm SMS Novara trở thành tàu chiến Áo đầu tiên đi vòng quanh địa cầu. Sau khi được phe bảo hoàng Mexico đưa lên ngôi hoàng đế, ông cùng với vợ đã đi từ Trieste trên tàu SMSS Novara đến Mexico, được hộ tống bởi SMS Bellona của Áo và Themis của Pháp. Ông bị phe cộng hoà tử hình vào ngày 19/06/1867, đầu năm sau, Đô đốc người Áo Wilhelm von Tegetthoff được cử đến Mexico trên tàu SMS Novara để đưa thi hài hoàng đế về châu Âu.
Maximilian từng được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh của Hải quân Đế chế Áo (1854-1847), ông đã cho cải tổ và nâng cấp Hải quân của đế chế, sau đó ông được bổ nhiệm làm Phó vương Lombardy-Venetia (1857-1859), sau khi ông bị cho thôi chức phó vương thì sau đó Áo cũng mất vùng Lombardy-Venetia.
Ba chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mexico chính là Anh (1.800.000 peso); Tây Ban Nha (6.600.000 peso) và Pháp (10.000.000 peso). Sau khi Tổng thống Benito Juarez đình chỉ các khoản thanh toán lãi suất cho các chủ nợ vào ngày 17/7/1861, hoàng đế Napoleon III đã tức giận và khởi xướng một sự can thiệp quân sự vào Mexico với sự tham gia cùng với Anh và Tây Ban Nha. Nhưng trên thực tế Napoleon tham vọng hơn thế, ông ấy muốn lập nên một chính phủ thân phương Tây để có thể khai thác tự do con đường thương mại ở châu Mỹ, ông ấy còn thèm khác các mỏ bạc trù phú ở Mexico. Đây là lý do mà Maximilian của Đế chế Áo - Hung được đưa lên làm hoàng đế của Mexico.
Maximilian bị bắt bởi phe cộng hoà vào ngày 16/5/1867 và bị toà án binh kết án tử hình, một số nhà cai trị ở châu Âu và các nhân vật nổi tiếng khác như Victor Hugo và Giuseppe Garibaldi... đã gửi điện tín và thứ đến Mexico thỉnh cầu tha mạng cho hoàng đế. Nhưng tổng thống Juarez từ chối, vì rất nhiều người Mexico đã chết trong cuộc chiến, và ông ấy cũng muốn gửi thông điệp đến thế giới ngoài kia: Mexico sẽ không dung thứ cho bất kỳ chính phủ nào do các thế lực nước ngoài dựng lên.
Trước khi bị xử bắn, Maximilian đã cho mỗi người trong đội xử bắn một đồng tiền vàng, để cho họ không bắn vào đầu ông, vì ông muốn mẹ của ông có thể được nhìn thấy mặt của ông còn nguyên vẹn.

Felix Salm-Salm và vợ đã nghĩ ra một kế hoạch để Maximilian thoát khỏi cuộc hành quyết bằng cách hối lộ những người cai ngục. Tuy nhiên, Maximilian chỉ thực hiện kế hoạch nếu các Tướng Miramón và Mejía có thể đi cùng ông, và cũng còn một lý do nữa khiến Maximilian từ chối thực hiện kế hoặc vì ông phải cạo râu để tránh bị nhận diện, việc cạo râu sẽ làm giảm phẩm giá của ông nếu ông bị bắt lại.

📕 ĐẠI CÔNG QUỐC TOSCANA

[sửa | sửa mã nguồn]

TRIỀU ĐẠI MEDICI
(1569 - 1737)

Nhà Medici chính thức trở thành một triều đại cai trị thế tục vào năm 1532, khi Giáo hoàng Clêmentê VII (người Nhà Medici) tạo ra tước hiệu Công tước Cộng hòa Florence và trao nó cho người họ hàng của mình là Alessandro de' Medici. Nhà Medici duy trì tước hiệu qua 2 đời, đến Cosimo I de' Medici thì được Giáo hoàng Piô V nâng lên làm Đại Công tước xứ Toscana vào năm 1569. Triều đại này đã cai trị Đại công quốc Toscana cho đến năm 1737 thì tuyệt tự dòng nam sau cái chết của vị đại công tước cuối cùng là Gian Gastone de' Medici. Lãnh thổ đã được các cường quốc giàn xếp và cuối cùng thuộc về Francis xứ Lorraine, con rể của Hoàng đế Karl VI của Thánh chế La Mã, chồng của Maria Theresia của Áo, sau trở thành Hoàng đế Franz I của Thánh chế La Mã.

  • Gia tộc Medici đến từ vùng nông nghiệp Mugello phía bắc Florence, và họ lần đầu tiên được nhắc đến trong một tài liệu năm 1230. Nguồn gốc của tên gia tộc là không chắc chắn. Medici là số nhiều của medico, có nghĩa là "bác sĩ y khoa". Họ làm giàu từ việc buôn bán hàng dệt may, sau chuyển sang ngành ngân hàng và trở thành một đế chế tài chính lớn nhất châu Âu, bước cuối cùng là đầu tư vào quyền lực chính trị, hôn phối với các gia đình hoàng gia và ngai vàng.
Sự giàu có và ảnh hưởng của người Nhà Medici ban đầu bắt nguồn từ việc buôn bán hàng dệt may ở Florence. Giống như các gia đình khác cai trị ở Signorie của Ý, Medici trở thành lãnh đạo của thành phố mà họ sinh sống, có thể đưa Florence nằm dưới quyền lực chi phối của gia đình họ và tạo ra một môi trường trong đó nghệ thuật và chủ nghĩa nhân văn phát triển. Họ và các gia đình khác của Ý đã truyền cảm hứng cho thời Phục hưng Ý, chẳng hạn như ViscontiSforzaMilan, EsteFerrara, BorgiaRomeGonzagaMantua.
Sau khi làm giàu từ ngành dệt may, họ chuyển sang đầu tư vào ngành ngân hàng. Ngân hàng Medici, từ khi được thành lập vào năm 1397 cho đến khi sụp đổ vào năm 1494, là một trong những tổ chức thịnh vượng và được kính trọng nhất ở châu Âu, và gia đình Medici được coi là giàu có nhất ở châu Âu trong một thời gian dài. Từ cơ sở này, ban đầu họ giành được quyền lực chính trị ở Florence và sau đó là ở Bán đảo Ý và châu Âu rộng lớn hơn. Họ là một trong những doanh nghiệp sớm nhất sử dụng hệ thống sổ cái kế toán thông qua việc phát triển Hệ thống ghi sổ kép để theo dõi các khoản tín dụng và ghi nợ.

Gia đình Medici đã tuyên bố tài trợ cho việc phát minh ra pianoopera, đã tài trợ cho việc xây dựng Vương cung thánh đường Thánh PhêrôNhà thờ chính tòa Firenze, đồng thời là người bảo trợ của Filippo Brunelleschi, Sandro Botticelli, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Raphael, Niccolò Machiavelli, Galileo GalileiFrancesco Redi cùng nhiều cá nhân khác trong nghệ thuật và khoa học. Họ cũng là những nhân vật chính của Phong trào Phản Cải cách, từ khi bắt đầu cuộc Cải cách Kháng nghị thông qua Công đồng Trentô và các cuộc Chiến tranh tôn giáo Pháp.


TRIỀU ĐẠI LORRAINE
(1737 - 1765)

Triều đại Lorraine là một nhánh của Nhà Metz, có 2 giả thuyết chính về nguồn gốc của gia tộc Metz:

  • (2) Giả thuyết về tổ tiên Gerardide, cho rằng Adalbert và Gerard là hậu duệ của Matfriede, được cho là một nhánh của Gerardide.
  • Nguồn gốc Etichonid được công nhận nhất trí từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX. Vì lý do này, cuộc hôn nhân giữa Maria Theresa của ÁoFrancis xứ Lorraine vào thời điểm đó được coi là sự tái hợp của hai nhánh thuộc triều đại Etichonid.
  • Các công tước thời Phục hưng của Lorraine có xu hướng tự cho mình là hậu duệ của Vương triều Caroling, nhưng điều này không chắc chắn.

Người Nhà Lorraine chính thức khởi đầu từ Công tước René II xứ Lorraine, ông là con trai của Yolande xứ Lorraine, con gái của René xứ Anjou đến từ Vương tộc Valois-Anjou, cha ông là Friedrich II xứ Vaudémont. Về phía mẹ, ông là cháu trai của Isabella xứ Lothringen. Cha ông là thành viên của gia tộc Vaudémont, một nhánh nhỏ của gia tộc Công tước xứ Lorraine, hậu duệ của Johann I xứ Lothringen (Nhà Metz). Do đó, ông vừa là người thừa kế chung vừa là người thừa kế nam của Công quốc khi ông kế vị sau cái chết của người anh họ Nikolaus I xứ Lothringen vào năm 1473.
Nhà Lothringen thừa kế Công quốc Lothringen từ năm 1473 dưới thời của René II, gia tộc này đã cai trị qua 13 đời công tước, trải qua 264 năm. Đến thời Công tước Franz III Stephen, ông đã buộc phải đổi lãnh thổ Công quốc Lothringen cho cựu vương Stanisław Leszczyński của Ba Lan để lấy Đại công quốc Toscana của Nhà Medici, sẽ tuyệt tự dòng nam sau cái chết của Đại công tước cuối cùng là Gian Gastone de' Medici vào năm 1737.

Franz trở thành chồng của Maria Theresia của Áo vào năm 1736, sau đó dưới sự giàn xếp của Vương tộc Habsburg của vợ, ông được bầu lên làm hoàng đế của Đế chế La Mã Thần thánh vào năm 1745. Ông giữ tước hiệu Đại công tước xứ Toscana và hoàng đế Thánh chế La Mã cho đến khi qua đời vào năm 1765. Sau đó ngai vàng được nhường lại cho các con trai của ông, và họ là thành viên của Vương tộc Habsburg-Lorraine, sản phẩm của dòng nam của Nhà Lorraine và dòng nữ của Nhà Habsburg.


TRIỀU ĐẠI HABSBURG-LORRAINE
(1765 - 1801 & 1814 - 1860)
Triều đại Habsburg-Lothringen được tạo ra từ cuộc hôn nhân giữa Maria Theresia của Nhà HabsburgCông tước Franz xứ Lothringen của Nhà Lothringen vào năm 1736. Các hậu duệ của Franz và Maria Theresia được mang họ kép Habsburg-Lothringen.
Sau khi Đại công tước Francesco III xứ Toscana (Franz I của Thánh chế La Mã) qua đời, người con trai thứ 2 là Leopold được thừa kế Đại công quốc Toscana, trong khi đó người con trưởng là Joseph được thừa kế các lãnh thổ của Quân chủ Habsburg và được bầu làm Hoàng đế Thánh chế La Mã với đế hiệu Joseph II.
Con trai trưởng của cặp đôi là Joseph qua đời mà không để lại con thừa tự vào năm 1790, Đại công tước xứ Toscana là Leopold I được thừa kế tài sản của Habsburg và trở thành Hoàng đế Thánh chế La Mã với đế hiệu Leopold II, ngai vàng Toscana ông để lại cho người con trai thứ 2 là Ferdinando III xứ Toscana, còn người con trưởng Franz sau trở thành Hoàng đế cuối cùng của Thánh chế La Mã với hiệu Franz II và hoàng đế đầu tiên của Áo với hiệu Franz I. Vì thế, dòng Habsburg-Lothringen của Toscana được lập ra bởi Hoàng đế Leopold II của Thánh chế La Mã, sau được truyền cho người con trai thứ 2 là Ferdinando III xứ Toscana, Leopoldo II (1824-1859) và đến Ferdinando IV (1859-1860) thì bị lật đổ và lãnh thổ Toscana sau đó bị sáp nhập để lập ra Vương quốc Ý, dưới vương quyền của Nhà Savoia.

Nhà Lothringen và Habsburg-Lothringen nắm ngai vàng Toscana qua 5 đời Đại công tước (1737-1801 & 1814-1860), kéo dài trong 110 năm (bị gián đoạn 13 năm từ 1801-1814 dưới thời kỳ Napoleon I).

Francesco III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành
ĐẠI CÔNG QUỐC TUSCANY
(1569 - 1801 & 1814 - 1860)
Triều đại Lorraine
(1737 - 1765)

Vị Đại công tước thứ 8 của Toscana và duy nhất đến từ Nhà Lorraine
10 Paoli Francesco III - 1747
277 năm (2024)

1747 - 1764
AU
41,0 mm
91,7% Ag
27,5 gr
Bạc ròng
25,2175 gr
?
7.000.000
309,73$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

Leopold II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành
ĐẠI CÔNG QUỐC TUSCANY
(1569 - 1801 & 1814 - 1860)
Triều đại Habsburg-Lorraine
(1765 - 1801 & 1814 - 1860)

Vị Đại công tước Toscana thứ 11 và quân chủ thứ 14 của Toscana-Etruria; Đại công tước thứ 3 và áp chót của Nhà Habsburg-Lorraine
1 Francescone/4 Fiorino Leopoldo II - 1859
165 năm (2024)

1747 - 1764
AU-55
41,0 mm
91,6% Ag
27,48 gr
Bạc ròng
25,17168 gr
971.000
7.900.000
312,25$

LEOPOLD II

Leopoldo là con trai thứ 2 của Đại công tước Ferdinando III xứ ToscanaLuisa của Napoli và Sicilia, thông qua bố mình, ông bà nội của Leopold là Hoàng đế Leopold II của Thánh chế La MãMaría Luisa của Tây Ban Nha, vì thế ông bà cố của ông là Maria Theresia của ÁoHoàng đế Franz I của Thánh chế La Mã.


Ông trở thành người thừa kế Đại công quốc Toscana vào năm 1800, sau cái chết của anh trai của ông là Francesco Leopoldo. Năm 1802, cha của ông được bồi thường cho Tuyển hầu xứ Salzburg, năm 1805 cha ông mất Salzburg và được bồi thường bằng Đại công quốc Würzburg. Có nghĩa là từ năm 1800 cho đến khi gia đình ông được phụ vị lại Toscana vào năm 1814, Leopold đã lần lượt trải qua 3 lần được thừa kế các lãnh thổ khác nhau: Đại công quốc Toscana (1800-1801); Tuyển hầu xứ Salzburg (1802-1805); Đại công quốc Würzburg (1805 - 1814) sau đó lại quay về người thừa kế Toscana từ năm 1814 - 1826, khi cha ông qua đời thì trở thành Đại công tước Toscana.
Ông cũng giống như Giáo hoàng Piô IX, trong thời gian đầu trị vì, Leopold là một quân chủ tự do nhất trong số các quân chủ trên bán đảo Ý đương thời, thực hiện tự do báo chí và quyền dân chủ rộng rãi, thậm chí nhiều người đã ủng hộ ông thống nhất Bán đảo Ý, nhưng sau Cách mạng 1848, ông đã thay đổi tư tưởng và trở thành nhà cai trị cực đoan. Càng về sau, ông càng mất lòng dân, đặc biệt là nhờ quân Áo vào trấn áp các phe cách mạng cũng như chiếm đống Toscana đến tận năm 1855. Trong Chiến tranh thống nhất Ý lần hai, Leopold bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính không máu, ông tuyên bố thoái vị vào năm 1859 để ủng hộ con trai mình là Đại công tử Ferdinando, người này kế vị với vương hiệu Ferdinando IV nhưng không trị vì được ngày nào trong Đại công quốc Toscana, đến năm 1860, Vương quốc Ý đã sáp nhập Toscana qua một cuộc trưng cầu dân ý.
Leopold II xứ Toscana là một nhà cai trị tốt bụng, không độc ác, và yêu thương thần dân của mình hơn những quân chủ khác trên bán đảo Ý, nhưng ông yếu đuối, và bị ràng buộc quá chặt chẽ bởi các mối quan hệ gia đình và truyền thống của Vương tộc Habsburg để có thể trở thành một người theo Chủ nghĩa tự do thực sự. Nếu ông không tham gia vào mật nghị của những nhà độc tài tại Gaeta, và trên hết, nếu ông không triệu tập sự hỗ trợ của Áo trong khi phủ nhận rằng ông đã làm như vậy, vào năm 1849, ông vẫn có thể bảo vệ được ngai vàng của mình, và thậm chí thay đổi tiến trình lịch sử Ý. Đồng thời, sự cai trị của ông, tuy không khắc nghiệt, nhưng lại làm nản lòng nhiều người.
Ông cùng với vợ, ông là người bảo trợ sáng lập của Istituto Statale della Santissima Annunziata, trường nội trú dành cho nữ đầu tiên ở Florence, nơi đào tạo các cô gái trẻ quý tộc và cao quý. Leopold đã ra lệnh xây dựng La Botte, một đường hầm dẫn nước dưới sông Arno, cho phép thoát nước cuối cùng của Lago di Bientina, trước đây là hồ lớn nhất ở Toscana. Hoàn thành vào năm 1859, La Botte vẫn là một phần không thể thiếu của hệ thống quản lý nước vùng Tuscan.
Cha của Leopold - Ferdinando III xứ Toscana là một nhà cai trị trong Kỷ nguyên Napoleon đầy biến động. Năm 1792, trong Cách mạng Pháp, Ferdinando III trở thành vị quân chủ châu Âu đầu tien công nhận tính hợp pháp của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp mới thành lập và ông dã cố gắng hợp tác hòa bình với Pháp trể tránh chiến tranh xảy ra với đất nước của mình. Nhưng sau đó, Anh-Nga đã thuyết phục ông tham gia phe của họ trong Chiến tranh Liên minh thứ nhất, dù ông hỗ trợ liên minh một cách thụ động và không nhiệt tình. Chứng kiến một loạt thất bại của liên minh trước Pháp, ông lại trở thành thành viên đầu tiên từ bỏ liên minh và tuyên bố Toscana trung lập trong chiến tranh. Chính điều này đã giúp nhà nước của ông ổn định cho đến năm 1799.
Sau 4 năm yên bình, năm 1799, Ferdinando III và gia đình phải chạy trốn đến Viên vì những người theo chủ nghĩa cộng hoà đã thành lập một chính phỉ mới ở Florence. Ông buộc phải từ bỏ ngai vàng của mình theo Hiệp ước Aranjuez (1801). Đại công quốc Toscana đã bị xoá bỏ, thế vào đó là Vương quốc Etruria được thành lập và trao cho Ludovico xứ Parma, xem như là khoản bồi thường vì Pháp đã xáp nhập Công quốc Parma theo Hòa ước Lunéville cùng năm đó.

Để bồi thường việc mất Toscana, ngày 26 tháng 12 năm 1802, Ferdinando đã được nhận Tuyển hầu xứ Salzburg, lãnh thổ này là Tổng giáo phận vương quyền Salzburg trước đây. Chỉ 3 năm sau (12/1805) ông lại phải từ bỏ Salzburg, vì lãnh thổ này đã được sáp nhập vào lãnh thổ của anh trai ông là Hoàng đế Franz II của Thánh chế La Mã theo Hiệp ước Pressburg. Ferdinand được bồi thường bằng Đại công quốc Würzburg, một nhà nước mới được thành lập từ Giáo phận vương quyền Würzburg cũ, trong khi vẫn giữ lại tước hiệu Tuyển đế hầu. Sau khi Napoleon I thoái vị, ngày 30 tháng 5 năm 1814, Ferdinando được phục vị lại làm Đại công tước xứ Toscana, và ông cai trị xứ này trong hoà bình trong 10 năm tiếp theo, đến khi qua đời vào năm 1824.

📕 VƯƠNG QUỐC LOMBARDY-VENETIA

[sửa | sửa mã nguồn]

VƯƠNG QUỐC LOMBARDO-VENETO
(1815 - 1866)
Công quốc Mantua - Cộng hòa Venice - Công quốc Milan

Trong Hiệp ước Paris năm 1814, người Áo đã xác nhận yêu sách của họ đối với các vùng lãnh thổ của Công quốc Milan của người Lombard trước đây, do chế độ Quân chủ Habsburg cai trị từ năm 1714 và cùng với Công quốc Mantua lân cận do nhánh Áo-Este thuộc Nhà Habsburg cai trị từ năm 1708 đến năm 1796, và Cộng hòa Venezia trước đây, từng nằm dưới sự cai trị của Áo theo Hiệp ước Campo Formio năm 1797.

Đại hội Viên đã hợp nhất các vùng đất này thành một vương quốc duy nhất với tên gọi Vương quốc Lombardo–Veneto, do Hoàng đế Áo thuộc Vương tộc Habsburg-Lorraine cai trị dưới hình thức Liên minh cá nhân; khác với Đại công quốc Toscana lân cận, Công quốc Modena và Reggio cũng như Công quốc Parma, vẫn là các thực thể độc lập dưới vương quyền của Habsburg. Hoàng đế Áo sẽ bổ nhiệm một phó vương đại diện ông cai trị vương quốc, ngoài ra còn bổ nhiệm 2 thống đốc, một cư trú tại Milan và người còn lại ở Venice.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Vị Phó vương/Toàn quyền thứ 4 của Vương quốc Lombardy-Venetia
5 Lire Chính phủ lâm thời Lombardy - 1848
177 năm (2025)

1848
UNC
37,0 mm
90,0% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,30 gr
120.000
6.100.000
240,0$

📕 VƯƠNG QUỐC ETRURIA

[sửa | sửa mã nguồn]

VƯƠNG TỘC BOURBON-PARMA
Vương tộc Borbone-Parma là một dòng của Vương tộc Bourbon-Tây Ban Nha và chi nhánh của Vương tộc Bourbon-Pháp. Chi nhánh này cai trị Công quốc Parma trên Bán đảo Ý, ngoài ra cũng từng một giai đoạn ngắn cai trị Vương quốc Etruria (1801-1807) và Công quốc Lucca (1815-1847). Hiện nay vương tộc này vẫn còn đang trị vì Đại công quốc Luxembourg (kể từ năm 1964). Người lập ra Vương tộc Borbone-ParmaVương tử Felipe, con trai thứ 2 của Vua Felipe V với người vợ thứ 2 của ông, Elisabetta Farnese. Vì thế, Felipe là cháu cố của Vua Mặt trời Louis XIV của Pháp.

Lúc đầu, Công quốc Parma được thừa kế bởi anh trai của Felipe là Vương tử Carlos theo quyền thừa kế của mẹ là Elisabetta Farnese, nữ thừa kế của Nhà Farnese (hậu duệ của Pier Luigi Farnese con trai của Giáo hoàng Phaolô III) với tước hiệu Carlo I xứ Parma. Nhưng năm 1734, ông đã dẫn quân chinh phục Vương quốc Napoli và Sicilia của Áo và trở thành quốc vương với vương hiệu Carlo VII của Napoli và Carlo III của Sicilia và Jerusalem. Người Áo công nhận quyền quân chủ của Carlos tại Napoli và Sicilia, đổi lại ông phải từ bỏ quyền thừa kế tại Đại công quốc ToscanaCông quốc Parma theo quyền của mẹ và hai lãnh thổ này đã thuộc về Áo.

  • Nhà Habsburg chỉ nắm giữ Parma đến năm 1748, theo Hiệp ước Aix-la-Chapelle, Áo đã nhường lại Công quốc Parma cho Bourbon Tây Ban Nha và quyền công tước cai trị sẽ thuộc về Vương tử Felipe và ông chính thức tạo ra dòng Bourbon-Parma kể từ đó.
  • Năm 1796, công quốc bị quân đội Pháp dưới quyền Napoleon Bonaparte chiếm đóng và sáp nhập vào Cộng hòa CisalpineVương quốc Ý. Năm 1801, Napoleon đã bồi thường cho người Nhà Bourbon-Parma Vương quốc Etruria (được lập ra từ lãnh thổ cũ của Đại công quốc Toscana của Nhà Habsburg-Lorraine). Năm 1807, một lần nữa họ bị Napoleon truất khỏi ngai vàng.
  • Sau khi Chiến tranh Napoleon kết thúc, Đại hội Viên đã trao cho Maria Ludovica của Áo (vợ của cựu hoàng Napoleon I) cai trị Công quốc Parma, đại hội bồi thường cho Bourbon-Parma Công quốc Lucca với điều kiện sau khi Maria Ludovica qua đời, Công quốc Parma sẽ được trao trả lại cho người Nhà Bourbon-Parma và người Nhà Bourbon-Parma sẽ trả lại Công quốc Lucca cho Đại công quốc Toscana, điều này chỉ đến vào năm 1847 sau cái chết của Maria Ludovica.

Nhà Bourbon-Parma sảng sinh ra 10 vị quân chủ cai trị, trong đó có 5 vị Công tước xứ Parma, 2 vị vua Etruria, 1 vị Công tước Lucca và 2 vị Đại công tước Luxembourg:

Ludovico I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Ludovico I
(1801 - 1803)
Vị vua đầu tiên của Etruria, quân chủ thứ 11 của Toscana-Etruria
1 Francescone Ludovico I - 1803
221 năm (2024)

1801 - 1803
XF-AU
41,0 mm
12/2021
93,4% Ag
27,5 gr
Bạc ròng
25,685 gr
48.200
6.000.000
241,0$

LUDOVICO I
Ludovico (1773-1803) sinh ra là người thừa kế của Công quốc Parma, nhưng sau đó công quốc đã bị Đệ Nhất Cộng hòa Pháp sáp nhập vào năm 1796. Để lôi kéo Tây Ban Nha về phía mình cùng chống lại Anh, Đệ nhất tổng tài PhápNapoleon Bonaparte ký kết Hiệp ước Aranjuez (1801) với Tây Ban Nha, trong đó tạo ra Vương quốc Etruria từ lãnh thổ cũ của Đại công quốc Toscana và trao nó cho Ludovico, xem như bồi thường việc gia đình ông mất Công quốc Parma. Nhưng trên thực tế thì Tây Ban Nha phải chuyển cho Pháp Tỉnh Louisiana để đổi lấy 6 tàu chiến và lãnh thổ Toscana. Đại công tước Ferdinando III xứ Toscana thoái vị và rời lãnh thổ của mình và được đền bù bằng Tuyển hầu xứ Salzburg.
Do sức khoẻ yếu nên ông chỉ trị vì vương quốc mới được 3 năm thì qua đời, con trai của ông là Thái tử Carlo lúc đó mới 4 tuổi lên kế vị ngai vàng dưới sự nhiếp chính của vợ ông là Vương thái hậu María Luisa Josefina.
Vương hậu María Luisa Josefina của Tây Ban Nha
Trong thời gian cầm quyền ở Firenze, Thái hậu María Luisa Jossefina đã cố gắng giành được sự ủng hộ của thần dân, nhưng việc cai trị Etruria của thái hậu đã bị chấm dứt bởi Hoàng đế Napoleon I, người đã buộc Thái hậu phải rời đi cùng các con của mình vào tháng 12 năm 1807. Theo một phần của Hiệp ước Fontainebleau, Napoléon đã hợp nhất Etruria dưới quyền cai trị của Đệ Nhất Đế chế Pháp. Năm 1809, hoàng đế cho tái lập Đại công quốc Toscana và trao tước vị đó cho em gái của mình là Élisa Bonaparte (chỉ nhận tước vị chứ không cai trị).
Sau khi Hoàng đế Napoleon I thua trận và thoái vị, Đại hội Viên đã phục hồi lại Đại công quốc Toscana cho Nhà Habsburg-Lorraine. Trong khi đó Công quốc Parma lại không được bồi hoàng cho Nhà Bourbon-Parma, thay vào đó được bồi thường Công quốc Lucca. Lãnh thổ Công quốc Parma được trao lại cho vợ của Hoàng đế Napoleon là Maria Ludovica của Áo, bà được phép cai trị trọn đời, sau khi chết sẽ trả về cho hậu duệ của Ludovico vào năm 1847.
Thời thơ ấu, trong lần vui chơi cùng em gái, đầu của ông bị đập đầu vào bàn đá cẩm thạch khi chơi với Carolina, và sau đó bị động kinh. Từ đó sức khoẻ của ông luôn yếu và hay bệnh. Năm 1803, ở tuổi 29 ông qua đời cũng từ một cơn động kinh. Chứng bệnh của ông tương tự như của Giáo hoàng Piô IX, ông cũng chết vì động kinh.
Ludovico kết hôn với Maria Luisa khi bà chỉ mới 13 tuổi, và đứa con đầu lòng của bà phải 4 năm sau mới chào đời. Từ năm 1803-1807, bà trở thành nhiếp chính vương cho con trai của bà là Ludovico II lúc đó mới 4 tuổi. Sau đó Hoàng đế Napoleon đã thâu tóm Etruria nhập vào Pháp và đến năm 1809, rồi phong cho em gái của mình là Elisa Bonaparte làm nữ đại công tước (Tuscany được Pháp sáp nhập từ năm 1807 đến năm 1814. Elisa Bonaparte được trao tặng danh hiệu danh dự là Nữ đại công tước xứ Tuscany, nhưng thực tế bà không cai trị khu vực này). Napoleon đã hứa sẽ bồi thường Bắc Lusitania (ở phía Bắc Bồ Đào Nha) nhưng điều này đã không bao giờ thành hiện thật.
Hoàng hậu Maria Ludovica vợ của Napoleon I
Napoleon đã tìm cách thôn tính Tây Ban Nha và trao vương quyền lại cho anh trai của mình là Joseph Bonaparte, cả vợ và gia đình vợ, gồm có vua Carlos IV và Fernando VII đều đến sống lưu vong ở Pháp dưới sự giám sát của triều đình Napoleon. Vợ của ông đã không ngừng chống đối Napoleon, điều này đã dẫn đến việc bà bị giam cầm ở một tu viện trong thành Rome, Ý suốt 4 năm. Đến khi đế chế của Napoleon xụp đỗ. Đại hội Viên đã không trả lại Công quốc Parma cho con trai bà mà trao nó cho vợ của Napoleon là Maria Ludovica của Áo. Bà đã cầu cứu anh trai, Giáo hoàng và Sa hoàng Nga, cuối cùng đại hội đã bồi thường cho bà bằng Công quốc Lucca nhỏ hơn. Bà đã không chịu thoả thuận và tiếp tục đấu tranh trong 2 năm nữa. Cuối cùng Hiệp ước Paris năm 1817 đã quyết định sẽ trao Công quốc Parma lại cho con trai của bà nếu Maria Ludovica qua đời, điều này đã xảy ra vào năm 1847.

María Luisa Josefina của Tây Ban Nha: Con gái thứ 3 của vua Carlos IV của Tây Ban Nha, em gái của vua Fernando VII của Tây Ban Nha, vì thế bà giữ vị trí Vương nữ Tây Ban Nha từ năm 1782-1795; Bà là vợ của Ludovico, Công tử kế vị Parma nên trở thành Công tử phi xứ Parma từ năm 1795-1801; Từ năm 1801-1803 và trở thành Vương hậu của Etruria; Từ năm 1803-1807 bà là Vương thái hậu kiêm nhiếp chính vương cho con trai là Ludovico II; Từ năm 1815-1824, bà là Nữ công tước cai trị xứ Lucca.

📕 VƯƠNG QUỐC HAI SICILIA

[sửa | sửa mã nguồn]

VƯƠNG TỘC BOURBON-HAI SICILIE
Vương tộc Borbone-Hai Sicilie là một dòng của Nhà Bourbon-Tây Ban Nha và vì thế nó trở thành một chi nhánh của Nhà Bourbon-Pháp. Vương tộc này cai trị 2 Vương quốc NapoliSicilia từ năm 1759, sau đó 2 vương quốc này hợp nhất với tên gọi Vương quốc Hai Sicilia và họ tiếp tục cai trị cho đến năm 1861 thì bị lật đổ, lãnh thổ bị sáp nhập vào Vương quốc Ý của Nhà Savoia.

Vương tộc này được lập ra bởi Vương tử Ferdinando, con trai thứ 3 của Vua Carlos IIIMaria Amalia của Ba Lan (vì thế ông là cháu nội của Vua Felipe V của Tây Ban Nha, em trai của Vua Carlos IV của Tây Ban Nha, gọi Filippo I xứ Parma - ông tổ của dòng Burbon-Parma là chú). Sau khi cha của ông là Carlo được thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha năm 1759, cha ông đã rời Napoli để về Madrid và để lại Ferdinando lúc đó mới 8 tuổi thừa kế cả 2 ngai vàng, cai trị thông qua một hội đồng nhiếp chính, đây là dấu mốc tạo ra Vương tộc Bourbon-Hai Sicilia.

  • Năm 1806, quân Pháp chiếm đóng Vương quốc NapoliHoàng đế Napoleon I đã đưa anh trai của mình là Joseph Bonaparte lên làm vua, gia đình hoàng gia Bourbon-Hai Sicilie đã chạy đến Vương quốc Sicilia và vẫn giữ vững vương quốc này cho đến hết Chiến tranh Napoleon dưới sự hỗ trợ của Hải quân hoàng gia Anh. Năm 1808, Joseph được đưa lên làm vua Tây Ban Nha, ngai vàng Napoli được kế thừa bởi Joachim Muras, em rể của Napoleon. Đại hội Viên đã trao trả vương quốc Napoli lại cho Ferdinando và đến năm 1816 thì 2 vương quốc Napoli và Sicilia được hợp nhất trở thành Vương quốc Hai Siclia.
  • Năm 1860, Vua Vittorio Emanuele II đã quyết định xâm lược Lãnh địa Giáo hoàng và sau khi chiếm đóng Umbria và Marche, ông đã tiến vào Vương quốc Hai Sicilie. Quân đội của Garibaldi đã đánh bại những người theo chủ nghĩa bảo hoàng Neapolitan trong Trận Volturno, diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 1860. Francesco II và vợ Maria Sophie xứ Bayern (con gái thư 3 của Maximilian Joseph xứ Bayern, vì thế là em gái của Hoàng hậu Elisabeth của Áo) đã chiến đấu ngoan cường cho đến 13 tháng 2 năm 1861, sau khi Gaeta bị thất thủ. Do đó, Vương quốc Hai Sicilia không còn tồn tại nữa, và lãnh thổ của nó được sáp nhập vào Vương quốc Sardinia (sớm đổi tên thành Vương quốc Ý), và Francesco II bị phế truất.
  • Tất cả hậu duệ trực hệ hiện nay của Nhà Borbon-Hai Sicilia đều đến từ Vương tử Alfonso, Bá tước xứ Caserta, em trai của Francesco II, vì vị vua này chỉ có 2 người con gái nhưng qua đời từ khi còn nhỏ.

Ferdinando II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Ferdinando II
(1830 - 1859)
Vị quân chủ thứ 3 và áp chót của Hai Sicilia đến từ Nhà Bourbon-Hai Sicilia
120 grana Ferdinando II - 1834
190 năm (2024)

1831 - 1835
AU
37.0 mm
83,3% Ag
27,53 gr
Bạc ròng
(24,777 gr)
71%
2.000.000
85,84$
120 grana Ferdinando II - 1853
171 năm (2024)

1851 - 1859
AU
37.0 mm
83,3% Ag
27,53 gr
Bạc ròng
(24,777 gr)
8%
2.000.000
85,84$

🌈 Em trai của Ferdinando II, Charles Ferdinand, Thân vương xứ Capua đã phớt lờ sự ngăn cấm của ông để lấy một phụ nữ thường dân người Anh-Ireland, chính hành động Quý tiện kết hôn này của em trai, ông đã cạch mặt và không bao giờ tha thứ, người em trai phải sống lưu vong ở nước ngoài cho đến cuối đời. (Trường hợp này có thể liên hệ với cuộc hôn nhân thứ 2 của Karl Friedrich xứ Baden, Jérôme Bonaparte hay Edward VIII của Anh)


🌈 Charles Ferdinand, Thân vương xứ Capua là con trai cả của Francis I và người vợ thứ 2 Maria Isabella của Tây Ban Nha, vì thế mối quan hệ của ông với Vua Ferdinando II chỉ là anh em cùng cha khác mẹ. Vì bố mẹ của nhà vua yêu thương Thân vương xứ Capua hơn, nên ông đã bất bình và mối quan hệ giữa hai người trở nên căng thẳng.


🌈 Từ tháng 03-06/1829, chính phủ Napoli đã đưa Thân vương xứ Capua ra ứng cử lên ngai vàng Hy Lạp, nhưng thất bại vì sự phản đối của Matternich. Năm 1831, ông lại được ứng cử để trở thành Vua của Bỉ.

📕 VƯƠNG QUỐC SARDINIA

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI SAVOY
Triều đại Savoia được lập ra bởi Humbert Tay trắng (Humbert the White-Handed) vào năm 1032 khi ông được Hoàng đế Konrad II của Thánh chế La Mã phong làm Bá tước xứ Savoia. Hành động phong thưởng của hoàng đế đến từ việc Humbert thề trung thành với hoàng quyền của ông.
Năm 1416, Amadeus VIII, vị bá tước thứ 19 của xứ Savoia được Hoàng đế Sigismund của Thánh chế La Mã nâng lên làm Công tước xứ Savoia. Năm 1418, người anh họ xa của ông là Ludovico xứ Piedmont qua đời mà không có người thừa tự, vì thế mà tài sản và Lãnh địa Piedmont được thừa kế bởi Amadeus VIII. Cũng trong giai đoạn này, Piedmont được nâng lên thành thân vương quốc và nó trở thành tước phong của người con trai trưởng thừa kế Công quốc Savoia.
Năm 1713, sau Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Vị công tước thứ 15 xứ Savoia (quân chủ thứ 33 của Nhà Savoia) là Vittorio Amedeo II được ban thưởng Vương quốc Sicilia, nhưng đến năm 1720 ông buộc phải đổi Sicilia để lấy Vương quốc Sardegna. Vittorio là người đầu tiên của Nhà Savoia có được vương quyền hoàng gia. Trị vì trong hơn 55 năm, ông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Savoyard.

Năm 1861, vị vua thứ 8 của Sardegna và công tước thứ 23 xứ Savoia (vị quân chủ thứ 41 của Nhà Savoia) là Vittorio Emanuele II trở thành vua của Vương quốc Ý. Đến năm 1871, ông sáp nhập Lãnh địa Giáo hoàng, chính thức thống nhất Ý. Các vị vua của Vương tộc Savoia trị vì Vương quốc Ý thống nhất cho đến hết Thế chiến thứ hai - 1946 thì bị lật đổ và thay thế bằng chế độ cộng hòa.

Carlo Felice

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Carlo Felice
(1821 - 1831)
Vị vua thứ 23 của Vương quốc Sardinia và thứ 6 đến từ Nhà Savoia; Vị công tước thứ 21 của Savoia và quân chủ cuối cùng đến từ dòng chính của Savoia
5 lire Carlo Felice - 1827 L
197 năm (kể từ 2024)

1821 - 1831
AU
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
723.999
3.400.000
133,86$

CARLO FELICE
  • Trong giai đoạn 1799-1814, ông được anh trai Vittorio Emanuele I của Sardegna bổ nhiệm làm phó vương và nắm toàn quyền cai trị Vương quốc Sardegna. Vì thế Carlo Felice trên thực tế là một nhà cai trị trong kỷ nguyên Napoleon.
  • Tuy cha của Carlo Felice có đến 12 người con, trong đó có 7 con trai, ngai vàng lần lượt truyền qua 3 người con trai, nhưng không có người con nào có con thừa tự, kết quả cuối cùng là phải để ngai vàng lại cho một người họ hàng xa thuộc dòng Savoia-Carignano.
  • Ông cũng là em trai của 2 vị vua nối tiếp nhau của Sardegna là Carlo Emanuele IV của SardegnaVittorio Emanuele I của Sardegna, cả 2 anh trai ông đều ông có người thừa kế nam, nên mới nhường ngôi cho ông, đến lược ông cũng không có con nên đã phải để ngai vàng lại cho người họ hàng xa thuộc dòng Savoia-Carignano.
  • Tính nhân đạo Trong cuộc Cách mạng 1821 dẫn đến sự thoái vị của anh trai ông là Vittorio Emmanuel, ngai vàng được nhường lại cho ông, nhưng ông đã quyết liệt chống lại cuộc cách mạng đến cùng để bảo vệ quyền cai trị chuyên chế. Khi kiểm soát được tình hình, ông đã khép tội tử hình 95 người, tuy nhiên chính quyền hoàng gia, đặc biệt là thống đốc Genoa, Giorgio Des Geneys, đã không ngăn cản những người phản loạn chạy trốn. Trong số những người bị kết án, chỉ có 2 người bị hành quyết. Carlo Felice không bao giờ ngăn cản bất kỳ ai bí mật chuyển tiền trợ cấp cho những người bị kết án đã lưu vong và Angelo Brofferio báo cáo rằng khi nhà vua phát hiện ra rằng một trong những khoản trợ cấp này sẽ được chuyển cho gia đình của một trong hai cá nhân đã bị hành quyết vào năm 1821, nhà vua đã tăng gấp đôi số tiền.
  • Carlo Felice là một người phản động thực sự, tin rằng thế giới sẽ sớm được quét sạch khỏi tất cả những điều đó - theo quan điểm của ông - những cải tiến độc ác và phạm thánh do Cách mạng Pháp đưa ra và được Napoleon Bonaparte "kẻ vô lại" như cách mà ông gọi.
  • Teatro Carlo FeliceGenoa được đặt theo tên ông. Con đường chính của đảo Sardegna, Strada statale 131 Carlo Felice, nối liền CagliariSassari-Porto Torres, được xây dựng vào thế kỷ XIX, được đặt theo tên ông. Ở cuối con đường Cagliari có một bức tượng của ông, chỉ tay về phía thành phố. Đây là biểu tượng tiêu biểu cho lễ kỷ niệm của người hâm mộ CLB bóng đá Cagliari Calcio, được trang hoàng bằng áo choàng và cờ mang màu đỏ và xanh của đội bất cứ khi nào đội được thăng hạng hoặc thoát khỏi xuống hạng.

📕 VƯƠNG QUỐC Ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vittorio Emanuele II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị quân chủ thứ 25 và cuối cùng của Sardinia và thứ 8 đến từ Nhà Savoia; Vị công tước thứ 23 của Savoia và quân chủ đầu tiên của Vương quốc Ý thống nhất
5 lire Victor Emmanuel II - MBN - 1871
153 năm (kể từ 2024)

1861 - 1878
XF
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
6.796.534
1.500.000
67,27$
5 lire Victor Emmanuel II - 1877 R
147 năm (kể từ 2024)

1861 - 1878
AU
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
4.409.657
1.711.000
72,81$

VITTORIO EMANUELE II
Vua Victorio Emanuele II của Ý mất trước Giáo hoàng Piô IX chỉ 27 ngày, trước khi nhà vua qua đời, Giáo hoàng đã cử người đại diện của mình đến để gỡ bỏ vạ tuyệt thông và cữ hành thánh lễ cho nhà vua.

Trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Vua Vittorio Emmanuel II trở thành đồng minh của Vua Phổ Wilhelm I. Vì Áo nắm giữ Veneto và các vùng lãnh thổ nhỏ hơn khác mà Ý muốn có để thúc đẩy quá trình thống nhất Ý. Để đổi lấy sự hỗ trợ của Ý chống lại Áo, Thủ tướng Bismarck đồng ý không ký kết một hiệp ước hòa bình riêng cho đến khi Ý giành được Veneto. Chiến tranh kết thúc sau 7 tuần, phàn thắng thuộc về Phổ, Hòa ước Prague (1866) được ký kết, trong đó, Veneto thuộc về Ý, dù quân Ý không giành được chiến thắng nào trên chiến trường.

📕 VƯƠNG QUỐC Ý-NAPOLEON

[sửa | sửa mã nguồn]
NHÀ BEAUHARNAIS

Beauharnais là một gia đình quý tộc nhỏ ở Pháp, trước khi Đệ Nhất Đế chế Pháp của Napoleon ra đời. Hậu duệ của nó đến từ Tử tước Alexandre de BeauharnaisJoséphine de Beauharnais, người sau này trở thành hoàng hậu đầu tiên của Đế chế Pháp. Hai người con của bà với tử tước Alexandre đữ được kết hôn với những nhân vật thuộc các vương tộc châu Âu, tiếp sau đó, hậu duệ của họ cũng thế.

Eugène de Beauharnais

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị phó vương duy nhất của Vương quốc Ý dưới thời Napoleon
5 lire Napoleon I - 1811 M
213 năm (tính từ 2024)

1807 - 1814
XF
37,0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
2.820.000
2.122.000
91,86$

EUGÈNE DE BEAUHARNAIS
Eugène de Beauharnais - Ơ/din/đờ/Bô/há...t/nề (1781-1824) là con riêng của Hoàng hậu Joséphine de BeauharnaisTử tước Alexandre de Beauharnais, ông được Hoàng đế Napoleon I (cũng là cha dượng của ông) nhận làm con nuôi (ngày 12 tháng 1 năm 1806) và phong tước Hoàng tử Pháp, nằm trong Vương tộc Bonaparte dù ông chỉ là con riêng của vợ hoàng đế và được hoàng đế nhận làm con nuôi. Tuy nhiên ông không được thừa kế ngai vàng Pháp, nhưng được thừa kế ngai vàng Vương quốc Ý nếu hoàng đế không có con trai thứ hai. Có nghĩa là, con trai trưởng của Hoàng đế Napoleon sẽ thừa kế ngai vàng Đế chế Pháp, người con trai thứ 2 sẽ thừa kế ngai vàng Vương quốc Ý, nhưng nếu hoàng đế chỉ có 1 người con trai duy nhất thì Eugène de Beauharnais sẽ là vua của Ý.
Eugène de Beauharnais còn có một người em gái ruột là Hortense de Beauharnais (1783-1837), bà được hoàng đế Napoleon I gả cho em ruột của mình là Louis Bonaparte, Vua của Vương quốc Holland (1805-1810). Hoàng đế Napoleon III chính là con trai của họ.
Vì giữ vị trí là hoàng tử đế chế Pháp, Eugène được hôn phối với Vương nữ Auguste của Bayern, người con thứ 2 của Vua Maximilian I JosephAuguste Wilhelmine xứ Hessen-Darmstadt. Hai người đã có 7 người con, trong đó có 6 người sống đến tuổi trưởng thành, gồm 2 trai và 4 gái. Cuộc hôn nhân chính trị này được Napoleon I thu xếp để gắn chặc Pháp với đồng mình của mình là Vương quốc Bayern, 2 cuộc hôn nhân tương tự khác cũng được thực hiện với Đại công quốc BadenVương quốc Württemberg. Khi hoàng hậu Joséphine không thể sinh ra người thừa kế cho hoàng đế, Napoleon đã ly dị bà và lấy Hoàng nữ Maria Ludovica của Áo, là con gái của Hoàng đế Franz I.
Ông được bổ nhiệm làm Phó vương Ý từ năm 1805 - 1814, 5uy mối quan hệ giữa Eugène de Beauharnais và Napoleon chỉ là cha dượng và con riêng của vợ, nhưng các nhà sử học đã xem ông là một trong những người thân cận nhất của Hoàng đế Napoleon I, vì ông luôn chỉ huy quân Ý trong tất cả các chiến dịch của Hoàng đế Napoleon ở khắp châu Âu với lòng trung thành tuyệt đối.
Khi Napoleon thoái vị ở cả 2 ngai vàng của Đệ Nhất Đế chế Pháp và Vương quốc Ý vào ngày 11/02/1814, Phó vương Eugène de Beauharnais đã đưa quân đến Sông Mincio, sẵn sàng đương đầu với bất kỳ cuộc tấn công nào từ Đức và Áo, và ông cũng đã cố gắng thuyết phục Thượng viện Vương quốc Ý để đưa mình lên ngai vàng, nhưng bất thành. Eugène de Beauharnais đầu hàng quân Áo vào ngày 23/04 và ông đã rời Bán đảo Ý để đến Vương quốc Bayern theo lời khuyên của cha vợ mình là Vua Maximilian I Joseph, ông đã được phong tước hiệu Công tước xứ Leuchtenberg và sống phần đời còn lại cùng với gia đình ở nơi đây.
Năm 1805, sau khi Napoleon I thất bại trong việc thuyết phục các thành viên trong gia đình của mình tiếp nhận ngai vàng Ý, ông ấy đã tự đội Vương miện Sắt lên đầu và trở thành vua Ý. Trong lễ đăng quang, Napoléon đã trao chiếc nhẫn và áo choàng hoàng gia cho con riêng của vợ ông là Eugène vào ngày 7 tháng 6 năm 1805, và bổ nhiệm ông làm Phó Vương của Ý.
Vào ngày 20 tháng 12 năm 1807, ông được phong Prince de Venise ("Thân vương xứ Venice"), một tước hiệu được tạo ra vào ngày 30 tháng 3 năm 1806, khi tỉnh Venice được lấy từ Áo vào năm 1805, và hợp nhất thành Vương quốc Ý dưới quyền của Vương tộc Bonaparte.

Năm 1810, Hoàng đế Napoléon sử dụng quyền lực của mình để áp đặt lên Karl von Dalberg, Tổng giám mục xứ Regensburg và Đại công tước xứ Frankfurt, để ép ông này chỉ định Eugène làm người thừa kế hợp pháp của đại công quốc. Von Dalberg thoái vị vào ngày 26 tháng 10 năm 1813 do cuộc chinh phục Frankfurt sắp xảy ra bởi quân đội đồng minh, và Eugène trở thành đại công tước trên danh nghĩa cho đến khi Frankfurt bị quân đồng minh chiếm đóng vào tháng 12 cùng năm.

📕 CỘNG HÒA SUBALPINE

[sửa | sửa mã nguồn]

CỘNG HÒA SUBALPINE

Cộng hòa Subalpine là một nước cộng hòa tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1800 đến năm 1802 trên lãnh thổ Piedmont trong thời kỳ cai trị quân sự của Napoléon BonaparteĐệ Nhất Cộng hòa Pháp. Nó là quốc gia phụ thuộc của Pháp, lãnh thổ tương đồng với Công quốc Savoy, phần lục địa của Vương quốc Sardegna. Đến tháng 09/1802, Cộng hòa Subalpine chấm dứt tồn tại sau khi lãnh thổ của nó bị chia cắt bởi Đệ Nhất Cộng hòa Pháp và Cộng hoà Ý.

Jean-Baptiste Jourdan

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Chủ tịch chính phủ duy nhất của Subalpine
5 Franc Cộng hòa Subalpine_L'an 10 - 1801
223 năm (2024)

1800 - 1801
XF
37,0 mm
90,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
33.000
2.320.000
100,0$

📕 LÃNH ĐỊA GIÁO HOÀNG

[sửa | sửa mã nguồn]
LÃNH ĐỊA GIÁO HOÀNG
Lãnh địa Giáo hoàng chính thức ra đời dưới thời của Giáo hoàng Stêphanô II, khi ông phong cho Pépin Lùn danh hiệu "Patrician of the Romans". Pepin đã dẫn đầu một đội quân Frank tiến vào Bán đảo Ý vào năm 754 và 756. Pepin đã đánh bại người Lombard - nắm quyền kiểm soát miền bắc Ý - và dâng tặng cho Giáo hoàng những tài sản trước đây thuộc về Exarchatus Ravennatis (lãnh thổ mà Đế quốc Đông La Mã kiểm soát ở Ý), lịch sử gọi là Hiến tặng của Pepin. Trước đó, năm 751, Giáo hoàng Dacaria đã phong cho Pépin Lùn làm vua thay cho vị vua bù nhìn của Vương triều Merovee Childeric III. Lãnh địa Giáo hoàng tồn tại trong 1.114 năm (756 - 1870), trải qua 163 đời giáo hoàng, từ giáo hoàng đời thứ 92 là Stêphanô II đến giáo hoàng thứ 255 là Piô IX
Năm 781, Charlemagne đã hệ thống hoá các khu vực mà Giáo hoàng sẽ được trao chủ quyền: Công quốc Roma là trung tâm và là thủ phủ của các Giáo hoàng, nhưng lãnh thổ sau đó được mở rộng ra bao gồm Ravenna, Công quốc Pentapolis, Công quốc Benevento, Toscana, Corse, Lombardy, và một số thành phố của Ý. Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Giáo hoàng và triều đại Carolingian lên đến đỉnh điểm vào năm 800, khi Giáo hoàng Lêô II phong cho Charlemagne làm Hoàng đế của người La Mã.

Thời kỳ tiền Lãnh địa Giáo hoàng

  • Từ thế kỷ I đến thế kỷ III, Giáo hội bị Đế chế La Mã đàn áp và không được công nhận, không thể giữ hoặc chuyển nhượng tài sản. Hệ thống này bắt đầu thay đổi dưới thời trị vì của Constantinus Đại đế (306-337), người đã công nhận sự hợp pháp của Cơ đốc giáo trong Đế chế La Mã, và trao trả lại bất kỳ tài sản nào đã bị tịch thu trước đó. Cung điện Lateran là khoản quyên góp mới quan trọng đầu tiên cho Nhà thờ, đây có lẽ là một món quà từ chính Constantinus Đại đế. Các khoản quyên góp sau đó chủ yếu nằm trên Bán đảo Italia, nhưng một số khác cũng có ở các tỉnh của Đế chế La Mã. Tuy nhiên, Giáo hội nắm giữ tất cả những vùng đất này như một chủ đất tư nhân, chứ không phải là một thực thể có chủ quyền.
  • Năm 535, dưới thời Hoàng đế Justinianus I của Đế chế Đông La Mã, ông đã cho đánh chiếm Ý. Đến thế kỷ VII, quyền lực của Byzantine chủ yếu giới hạn trong một dãi chéo chạy từ Ravenna, nơi đặt đại diện của hoàng đế, đến Rome và về phía Nam tới Naples, cộng với các vùng ven biển, được gọi là Exarchatus Ravennatis. Giáo hoàng với tư cách là chủ đất lớn nhất và là nhân vật có uy tín nhất ở Ý, mặc nhiên bắt đầu đảm nhận phần lớn quyền cai trị mà Byzantine không thể thực hiện ở các khu vực xung quanh thành phố Rome. Trong khi các Giáo hoàng vẫn là "thần dân La Mã".
  • Khi quyền lực của Byzantine suy yếu, Giáo hoàng đảm nhận một vai trò ngày càng lớn trong việc bảo vệ Rome khỏi người Lombard, vì không sở hữu quyền lực quân sự, nên Giáo hoàng chủ yếu đạt được mọi thứ thông qua ngoại giao. Dấu mốc quan trọng nhất trong việc thành lập Nhà nước Giáo hoàng là thoả thuận về ranh giới được thể hiện trong Lễ hiến tặng Sutri của Vua Lombard Liuprand (728) cho Giáo hoàng Grêgôriô II.

Mối quan hệ giữa Lãnh địa Giáo hoàng với Đế chế La Mã Thần thánh

  • Vào thế kỷ IX, Đế chế La Mã Thần thánh của người Frank đã sụp đổ khi lãnh thổ của nó đã bị chia nhỏ cho các cháu của Charlemagne. Quyền lực của hoàng gia ở Bán đảo Ý suy yếu và uy tín của Giáo hoàng giảm sút. Điều này dẫn đến sự gia tăng quyền lực của giới quý tộc La Mã địa phương, và quyền kiểm soát các Lãnh địa Giáo hoàng trong đầu thế kỷ X đã rơi vào tay của một gia đình quý tộc quyền lực và thối nát, Theophylacti. Thời kỳ này sau đó được gọi là Saeculum obscurum ("thời đại đen tối"), và đôi khi được coi là "rule by harlots".
  • Giữa thế kỷ X, nhà cai trị người Đức Otto I đã chinh phục miền Bắc nước Ý; Giáo hoàng Gioan XII đã phong cho ông làm Hoàng đế (người đầu tiên đăng quang sau hơn 40 năm) và hai người đã phê chuẩn Văn bằng Ottonianum, theo đó hoàng đế trở thành người bảo đảm cho nền độc lập của Lãnh địa Giáo hoàng.
  • Sau cuộc Cái cách Gregorian đã giúp giải phóng việc quản lý Giáo hội khỏi sự can thiệp của Đế chế La Mã Thần thánh, từ đó tính độc lập của Lãnh địa Giáo hoàng càng ngày càng tăng lên. Sau khi Triều đại Hohenstufen bị diệt vong, các hoàng đế Đức hiếm khi can thiệp vào công việc của Ý. Để đối phó với cuộc đấu tranh gữa Guelphs và Ghibellines, Hiệp ước Venice chính thức công nhận sự độc lập của Lãnh địa Giáo hoàng khỏi Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1177. Đến năm 1300, Lãnh địa Giáo hoàng, cùng các công quốc và thân vương quốc trên Bán đảo Ý đã kiểm soát quyền cai trị độc lập của mình một cách hiệu quả.

Từ năm 1305 đến năm 1378, các Giáo hoàng đều cư trú tại lãnh địa Avignon, được bao quanh bởi Provence và chịu ảnh hưởng bởi các vị vua Pháp. Thời kỳ này được gọi là "Avignonese" hay "Babylonian Captivity". Thành phố Avignon đã được thêm vào Lãnh địa Giáo hoàng; nó vẫn thuộc sở hữu của các Giáo hoàng trong khoảng 400 năm nữa, ngay cả sau khi các Giáo hoàng quay trở lại Rome. Avignon bị chiếm giữ và sáp nhập vào nhà nước Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp.
Trong thời Phục hưng, lãnh thổ của Nhà nước Giáo hoàng mở rộng rất nhiều, đặc biệt là dưới thời các Giáo hoàng Alexanđê VIGiáo hoàng Giuliô II. Giáo hoàng trở thành một trong những nhà cai trị thế tục quan trọng nhất của Ý cũng như người đứng đầu Giáo hội, ký kết các hiệp ước với các vị vua khác và chống lại các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các Lãnh địa Giáo hoàng vẫn chỉ do Giáo hoàng kiểm soát trên danh nghĩa, và phần lớn lãnh thổ được cai trị bởi các thân vương nhỏ. Quyền kiểm soát luôn luôn bị tranh cãi; thực sự thì phải đến thế kỷ XVI, Giáo hoàng mới có quyền kiểm soát thực tế đối với tất cả các lãnh thổ của mình.
Cuộc Cải cách Kháng nghị bắt đầu vào năm 1517. Năm 1527, trước khi Đế quốc La Mã Thần thánh chiến đấu với những người theo đạo Tin lành, quân đội trung thành với Hoàng đế Charles V đã cướp phá tàn bạo thành Rome và bỏ tù Giáo hoàng Clêmentê VII, như một kết quả phụ của các cuộc chiến tranh giành Lãnh địa Giáo hoàng. Một thế hệ sau, quân đội của Vua Felipe II của Tây Ban Nha đã đánh bại quân đội của Giáo hoàng Phaolô IV vì cùng một vấn đề.
Vào thế kỷ XVIII, Lãnh địa Giáo hoàng phát triển đến mức cực đại, bao gồm phần lớn miền Trung nước Ý ngày nay - Latium, Umbria, Marche và các Legation của Ravenna, FerraraBologna kéo dài về phía Bắc đến Romagna. Nó cũng bao gồm các vùng đất nhỏ BeneventoPontecorvo ở miền Nam nước Ý, cũng như Comtat Venaissin lớn hơn xung quanh Avignon ở miền Nam nước Pháp.

Thời đại Napoleon


🛑 Innocent XI

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành

Vị Giáo hoàng thứ 239 của Giáo hội Công giáo và Giáo hoàng thứ 147 của Lãnh địa Giáo hoàng
1 Piastra Innocent XI - 1682
342 năm (kể từ 2024)

1682
AU-50
44,0 mm
91,7% Ag
31,842 gr
Bạc ròng
29,199114 gr
?
38.000.000
1.509,43$
INNOCENT XI
Những nhân vật liên quan mật thiết: Louis XIV của Pháp * Jan III Sobieski * Leopold I của Thánh chế La Mã * Pyotr I của Nga * Mehmed IV
Đồng xu này được đúc năm 1682, trong khi đó Trận Viên diễn ra vào năm 1683
Trong suốt triều đại của mình (1676 - 1689), Innocent đã xung đột với Vua Mặt trời Louis XIV của Pháp. Sau cái chết của Clement IX, ông đã là hồng y có thể được bầu làm Giáo hoàng, nhưng đã bị Louis XIV ngăn cản bằng quyền Jus exclusivae, sau khi Giáo hoàng Clement X quá đời, vua Pháp một lần nữa có dự định ngăn chặn ông lên ngôi Giáo hoàng, nhưng cuối cùng thì dừng lại, vì thấy người dân Rome và các Hồng y muốn Innocent lên ngôi.
Ngay sau khi lên ngôi, Innocent đã nỗ lực cắt giảm chi phí của Giáo triều, bản thân ông rất tiết kiệm, ăn mặc đơn giản, chỉ sau vài năm ông đã cân bằng được thâm hụt 170.000 scudi so với lúc ông nhận ghế Giáo hoàng. Ông cho đóng cửa tất cả các nhà hát ở Rome, hạ thuế trong Lãnh địa Giáo hoàng và ngăn chặn chế độ gia đình trị trong Giáo hội.
Vua Jan III Sobieski của Ba Lan-Litva đề nghị liên minh với Đế chế La Mã Thần thánh để cùng chống lại Ottoman, điều này đã gây ra xào xáo nội bộ Ba Lan. Chỉ thông qua sự hậu thuẫn của Giáo hoàng Innocent XI, triều đình Ba Lan cuối cùng mới ký Hiệp ước Warsaw với Thánh chế La Mã này vào ngày 31 tháng 3 năm 1683 tạo ra Liên minh Thần thánh (1684), Giáo hoàng còn tài trợ thêm 200.000 thaler. Chỉ 6 tháng sau kể từ ngày ký hiệp ước liên minh, quân Ottoman đã vây hãm thành Viên và nhớ có cứu viện của quân Ba Lan mà Viên được cứu. Không dừng lại ở đó, ông đã bỏ ra hàng triệu scudi và kêu gọi sự hỗ trợ của các thân vương Công giáo giúp giải phóng Hungary, vì thế tại quốc gia này, ông được gọi là "Đấng cứu thế của Hungary". Trong Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ (1683-1699), Innocent đã đóng góp rất lớn công lao trong giai đoạn đầu, dù ông không thể sống đến khi chứng kiến người Ottoman bị đánh bại trong cuộc chiến này - ông mất trước khi cuộc chiến kết thúc 10 năm
Trong Trận Viên, quân Ottoman đã vây hãm thành Viên trong 60 ngày, thể theo hiệp ước phòng thủ Warsaw mà Giáo hoàng Innocent đã làm trung gian, Vua Jan III Sobieski của Liên bang Ba Lan-Litva đã dẫn theo 30.000 quân đến đánh Ottoman, trong khi đó quân Habsburg trong thành Viên hiệp đồng đánh ra. Jan III ra lệnh cho 20.000 kỵ binh Ba Lan-Áo chia làm 3 mũi tấn công và đã nghiền nát đội hình 150.000 quân Ottoman... đây được xem là "cuộc xung phong bằng kỵ binh lớn nhất trong lịch sử". Trận chiến thành Viên là dấu mốc kết thúc kỷ nguyên Đế quốc Ottoman xưng hùng xứng bá ở châu Âu, kể từ đó, họ dần thoái trào khỏi châu Âu.
Innocent XI đã ban hành tông sắc Sanctissimus Dominus vào năm 1679, trong đó có hai đề xuất liên quan đến phá thai. Ông nêu quản điểm rằng: "Có vẻ như thai nhi (miễn là nó còn trong tử cung) không có linh hồn lý trí và bắt đầu có linh hồn lý trí khi nó được sinh ra; và do đó, phải nói rằng không có phá thai nào là giết người".
Giáo hoàng Innocent XII đã khởi động quá trình phong thánh cho ông vào năm 1691. Năm 1714, Giáo hoàng Clement XI trao cho ông danh hiệu Tôi tớ Chúa, nhưng vì ảnh hưởng của Pháp và những cáo buộc đã khiến cho Giáo hoàng Benedict XIV đình chỉ việc phong thánh của ông vào năm 1744. Đến thế kỷ XX quá trình phong thánh mới được tái khởi động. Năm 1955, Giáo hoàng Pius XII tuyên bố ông là Đấng đáng kính và năm 1956 được ban Chân phước.
Sau năm 2001, Toà Thánh thúc đẩy việc phong thánh cho Innocent XI vì công trạng ngăn chặn người Thổ tràn vào châu Âu và tạo ra sự tương đồng với chủ nghĩa Hồi giáo. Tuy nhiên, chính tác nội dung trong tiểu thuyết Imprimatur đã làm tổn hại đến danh tiếng của ông, do đó kế hoạch phong thánh đã bị đình chỉ vô thời hạn. Người ta tin rằng, nếu không có cuốn tiểu thuyết đó thì Innocent đã được phong thánh vào năm 2003.
Ông sinh trưởng trong gia đình quý tộc Erba-OdescalchiComo thuộc Công quốc Milan, anh và 3 người chú của ông đã lập ra một đế chế ngân hàng ở Genoa và bản thân ông cũng đã từng làm công việc kinh doanh tài chính từ ngân hàng này. Khi trên ngôi Giáo hoàng, năm 1682, ông đã ban hành một sắc lệnh cấm người Do Thái ở Rome cho vay tiền, chính sắc lệnh này đã vô tình mang lại lợi ích cho những người anh em làm ngân hàng của ông và làm cho người khác nghĩ xấu về ông.

Năm 1688, Innocent XI tiếp kiến phái đoàn ngoai giao Vương quốc Ayutthaya được vua Narai cử đến.

🛑 Pius IX

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành

Giáo hoàng Pius IX
(1846 - 1878)
Vị Giáo hoàng thứ 255 của Giái hội Công giáo và Giáo hoàng thứ 163 và cuối cùng của Lãnh địa Giáo hoàng
1 Scudo Pius IX - 1853 R
171 năm (kể từ 2024)

1853
AU
38,0 mm
4/2022
90% Ag
26,87 gr
Bạc ròng
24,183 gr
527.000
5.500.000
239,58$

PIUS IX
Những nhân vật liên quan: Maximiliano I của México * Charlotte của Bỉ * Hoàng thân Metternich * Napoleon III của Pháp * Giáo hoàng Piô VII * Vittorio Emanuele II của Ý * Giuseppe Garibaldi
Vua Victorio Emanuele II của Ý mất trước Giáo hoàng Pius IX chỉ 27 ngày, trước khi nhà vua qua đời, Giáo hoàng đã cử người đại diện của mình đến để gỡ bỏ vạ tuyệt thông và cữ hành thánh lễ cho nhà vua.
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc tại Senigallia, Ancona thuộc vùng Manche, Ý hiện nay (thời đó thuộc Lãnh địa Giáo hoàng). Trước khi trở thành Giáo hoàng, ông mang danh hiệu Bá tước và được gọi là Bá tước Mastai. Từ bé ông đã mắc bệnh động kinh, nhưng nhờ sự khích lệ và bảo trợ của Giáo hoàng Piô VII (người có xung đột với Hoàng đế Napoleon I), ông đã trở thành một giám mục. Sau này ông qua đời cũng vì động kinh. Khi lên ngôi Giáo hoàng, ông lấy hiệu Piô IX là để ghi nhớ ơn phước của Giáo hoàng Piô VII; Vua Ludovico I của Etruria cũng bị động kinh từ nhỏ. Thời thơ ấu, trong lần vui chơi cùng em gái, đầu của ông bị đập đầu vào bàn đá cẩm thạch khi chơi với Carolina, và sau đó bị động kinh. Từ đó sức khoẻ của ông luôn yếu và hay bệnh. Năm 1803, ở tuổi 29 ông qua đời cũng từ một cơn động kinh.
Năm 1824, ông được Giáo hoàng Piô VII cử đến Chile theo thỉnh cầu của Giám quan tối cao của Chile là Bernardo O'Higgins để tổ chức lại giáo hội Công giáo của nước cộng hoà mới thành lập, nhưng khi đến nơi thì O'Higgins đã bị lật đổ. Ông đã trở thành Giáo hoàng tương lai đầu tiên từng đến châu Mỹ.
Trong quá trình bầu cử Giáo hoàng mới vào năm 1846, mà ông là 1 trong 3 ứng viên, Hoàng đế áo Ferdinand I và Hoàng thân Metternich đã chử một Hồng y ở Milan đến Rome để dùng Jus exclusivae loại trừ ông khỏi việc ứng cử làm Giáo hoàng, nhưng do đến chậm nên không thể hoãn lại quyết định của Hồng y Đoàn.
Pius IX là người chịu trách nhiệm trong việc bắt cóc một cậu bé Do Thái 6 tuổi là Edgardo Mortara, từ cha mẹ cậu. Một cô hầu gái theo đạo Công giáo không có quan hệ họ hàng với gia đình đã tuyên bố rằng cô đã làm lễ rửa tội không chính thức cho cậu bé trong một lần bị bệnh sáu năm trước đó, vì sợ rằng cậu bé sẽ chết. Điều này đã khiến đứa trẻ trở thành người cải đạo theo đạo Công giáo hợp pháp, và luật của Giáo hoàng cấm những người theo đạo Công giáo được người Do Thái nuôi dưỡng, ngay cả cha mẹ của họ. Sự việc này đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi trong những người theo chủ nghĩa tự do, cả Công giáo và không theo Công giáo, và góp phần vào tình cảm chống Giáo hoàng ngày càng gia tăng ở châu Âu. Cậu bé được nuôi dưỡng trong gia đình giáo hoàng, và cuối cùng được thụ phong linh mục ở tuổi 21. Các nhà phân tích cho rằng, chính sự kiện này đã dẫn đến việc Lãnh địa Giáo hoàng vị sáp nhập vào Vương quốc Ý mà không tạo ra những làn sóng phản đối.
Trong suốt triều đại của mình, Pius IX đã phong thánh cho 52 cá nhân và phong Chân phước cho 222 người, phong 3 Tiến sĩ Hội Thánh, tấn phong 123 Hồng y trong 23 công nghệ.
Thời gian giữ ngôi Giáo hoàng của Pius IX kéo dài 32 năm (1846 - 1878), là triều đại dài thứ hai trong lịch sử, chỉ xếp sau triều đại của Thánh Peter (tại vị trong 34-38 năm). Ông nổi tiếng vì đã triệu tập Công đồng Vaticanô I vào năm 1868 và mất quyền kiểm soát vĩnh viễn nhà nước Lãnh địa Giáo hoàng vào năm 1870 vào tay Vương quốc Ý. Sau đó, ông từ chối rời khỏi Thành Vatican, tự nhận mình là "Người tù ở Vatican".
Vào thời điểm ông được bầu lên ngôi vị Giáo hoàng, ông là người theo chủ nghĩa tự do, nhưng ông đã chuyển sang bảo thủ sau các cuộc Cách mạng 1848. Trước đó, nhiều nhà cách mạng Ý đã muốn ông lãnh đạo việc thống nhất Ý.
Lời kêu gọi hỗ trợ tài chính của ông đã khôi phục lại các khoản quyên góp toàn cầu được gọi là Peter's Pence. Ông củng cố quyền lực trung ương của Tòa thánhGiáo triều Rôma đối với Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, đồng thời chính thức hóa thẩm quyền giáo lý tối cao của giáo hoàng (giáo điều về sự bất khả ngộ của giáo hoàng được xác định vào năm 1870). Giáo hoàng John Paul II đã phong Chân phước cho ông vào năm 2000.
Trước khi Đại công tước Maximilian và vợ là Charlotte của Bỉ lên đường đến Mexico để lên ngôi hoàng đế Đế nhị Đế chế Mexico, đã đến gặp và được Giáo hoàng Pius ban phước. Khi quân Pháp rút khỏi Mexico và tình hình hoàng đế Maximilian nguy khốn, Hoàng hậu Charlotte đã trở về châu Âu để cầu xin Napoleon III không rút quân, nhưng thất bại, bà đã đến Vatican để cầu xin Giáo hoàng. Vì hoàng hậu luôn lo sợ bị ám hại, nên Giáo hoàng đã đồng ý cho bà ở lại Vatican một đêm. Bà và trợ lý của bà là những người phụ nữ đầu tiên ở lại qua đêm bên trong Vatican.
Sau khi đánh bại quân đội Giáo hoàng vào ngày 18 tháng 9 năm 1860 tại Trận Castelfidardo, và vào ngày 30 tháng 9 tại Ancona, Vua Victor Emmanuel II của Sardinia đã chiếm tất cả các lãnh thổ của Giáo hoàng ngoại trừ Latium với Rome và lấy danh hiệu Vua của Ý. Bản thân Rome đã bị xâm lược vào ngày 20 tháng 9 năm 1870, sau một cuộc bao vây kéo dài vài giờ. Ý đã ban hành Luật Bảo đảm (ngày 13 tháng 5 năm 1871) cho phép Giáo hoàng sử dụng Vatican nhưng từ chối quyền tối cao của ông đối với lãnh thổ này, tuy nhiên vẫn trao cho ông quyền gửi và tiếp nhận đại sứ và ngân sách 3,25 triệu lira hàng năm. Pius IX đã chính thức từ chối lời đề nghị này (thông điệp Ubi nos, ngày 15 tháng 5 năm 1871), vì đây là một quyết định đơn phương không công nhận Giáo hoàng trên trường quốc tế và có thể bị quốc hội thế tục thay đổi bất kỳ lúc nào.

Luật Bảo đảm của Vương quốc Ý đưa ra cho Giáo hoàng Piô IX cũng tương tự như quy chế thoái vị của Hoàng đế Phổ Nghi được đưa ra bởi Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn đảm bảo các quyền cơ bản của Phổ Nghi và hoàng tộc Ái Tân Giác La.

📕 VATICAN

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 John Paul I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành

Giáo hoàng John Paul I
(26/8 - 28/9/1978)
Vị Giáo hoàng thứ 263
1.000 Lire John Paul I - 1978
46 năm (kể từ 2024)

1978
MS
31.5 mm
83,5% Ag
14,6 gr
Bạc ròng
(12,191 gr)
198.500
650.000
27,66$

🛑 John Paul II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành

Vị Giáo hoàng thứ 264
1.000 Lire John Paul II_Tông huấn Familiaris Consortio - 1982
42 năm (kể từ 2024)

1982
MS
31.5 mm
83,5% Ag
14,6 gr
Bạc ròng
(12,191 gr)
113.000
650.000
25,49$

📕 CỘNG HÒA RAGUSA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Rector Antonio de Resti
(1767)
-------------
1 tallero_Novi Vizlin - 1767 DM GA
257 năm (tính đến 2024)
1751 - 1779
AU
42.0 mm
56.6% Ag
28,78 gr
Bạc ròng
16,2895 gr
?%
4.000.000
171,67$

📕 CỘNG HÒA HÀ LAN

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Lãnh địa Overijssel

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HÒA HÀ LAN
(1588 - 1795)
Lãnh địa Overijssel
(1528 – 1795)

-------------
1 ducaton Overijssel - 1734
290 năm (tính đến 2024)
1720 - 1764
AU-cleaned
42.0 mm
94,1% Ag
32,78 gr
Bạc ròng
(30,84598 gr)
?
15.000.000
652,17$

🛑 Lãnh địa Utrecht

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HÒA HÀ LAN
(1588 - 1795)
Lãnh địa Utrecht
(1528 – 1798)

Vị stadthoder cuối cùng
1 ducaton Utrecht - 1772
252 năm (tính đến 2024)

1739 - 1794
XF
40.0 mm
94,1% Ag
32,78 gr
Bạc ròng
(30,84598 gr)
?
10.000.000
432,90$

🛑 Bá quốc Holland

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HÒA HÀ LAN
(1588 - 1795)
Bá quốc Holland
(1091 – 1795)

Vị stadthoder cuối cùng
1 ducaton Holland - 1780
244 năm (tính đến 2024)

1672 - 1793
XF-cleaned
43.0 mm
94,1% Ag
32,15 gr
Bạc ròng
(30,25315 gr)
?
7.000.000
297,87$

🛑 Lãnh địa Frisia

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HÒA HÀ LAN
(1588 - 1795)
Lãnh địa Frisia
(1524 – 1795)

Vị stadthoder cuối cùng
1 ducaton Friesland - 1784
240 năm (tính đến 2024)

1702 - 1795
XF-cleaned
43.0 mm
94,1% Ag
32,78 gr
Bạc ròng
(30,84598 gr)
?
12.500.000
541,13$

🛑 Công quốc Guelders

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HÒA HÀ LAN
(1588 - 1795)
Công quốc Guelders
(1339 – 1795)

Vị stadthoder cuối cùng
1 ducaton Gelderland - 1792
232 năm (tính đến 2024)

1704 - 1792
AU
42.5 mm
94,1% Ag
32,15 gr
Bạc ròng
(30,25315 gr)
?
9.850.000
389,02$

📕 CỘNG HÒA BATAVIA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Chủ tịch Pieter Paulus
(1795)
-------------------
3 gulden Utrecht - 1795
229 năm (tính đến 2024)

1763 - 1795
VF-56
41.0 mm
91,5% Ag
31,42 gr
Bạc ròng
(28,7493 gr)
1.713.000
8.500.000
367,17$

📕 VƯƠNG QUỐC HÀ LAN

[sửa | sửa mã nguồn]
NHÀ NASSAU & TRIỀU ORANJE-NASSAU
Nhà Nassau được đặt theo tên của lãnh địa gắn liền với lâu đài Nassau, nằm ở Nassau, Rhineland-Palatinate, Cộng hoà Liên bang Đức ngày nay. Các lãnh chúa của Nassau ban đầu được phong là "Bá tước Nassau", sau đó được nâng lên thành đẳng cấp quý tộc gefürsteter Graf. Buổi đầu gia tộc chia thành hai nhánh chính: nhánh cao cấp (Walramian), với nhân vật nổi tiếng nhất là Adolf, Vua của La Mã Đức, và nhánh trẻ hơn (Ottonian), tạo ra các Thân vương xứ Oranje-Nassau và các Vua của Hà Lan.
Vào những năm cuối của Đế chế La Mã Thần thánh và trong các cuộc chiến tranh của Napoléon, nhánh Walramian đã thừa kế hoặc mua lại tất cả các vùng đất của tổ tiên Nhà Nassau, với sự cho phép của Đại hội Vienna, "Công tước Nassau", thành lập nhà nước độc lập của Nassau với thủ đô đặt tại Wiesbaden; lãnh thổ này ngày nay thuộc Cộng hoà Liên bang Đức, chủ yếu nằm trong Bang Hessen, và một phần thuộc Bang Rhineland-Palatinate lân cận. Công quốc được sáp nhập vào Vương quốc Phổ năm 1866, sau Chiến tranh Áo-Phổ với tư cách là đồng minh của Đế quốc Áo. Phổ cho thành lập Tỉnh Hesse-Nassau và Công quốc Nassau cũ nằm trong tỉnh này.

Theo truyền thống ở Đức, gia tộc chỉ được truyền lại trong dòng dõi kế vị của nam giới. Do đó, theo quan điểm của người Đức, Nhà Nassau đã bị tuyệt tự từ năm 1985. Tuy nhiên, cả truyền thống quân chủ của Hà Lan và Luxembourg, các quy tắc hiến pháp và luật pháp trong vấn đề đó đều khác với truyền thống của Đức, và do đó không quốc gia nào coi Nhà Nassau đã tuyệt tự. Đại công tước Luxembourg sử dụng danh hiệu "Công tước Nassau" làm tước vị phụ, và Trưởng tộc Nassau (là thành viên cao cấp nhất trong chi nhánh của gia tộc) cũng dùng tước vị này, nhưng không tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với Công quốc Nassau trước đây, nay là một phần của Cộng hòa Liên bang Đức.

CÁC DÒNG CỦA NASSAU
Năm 1255, các con trai của Heinrich IIWalram IIOtto I, đã chia đôi các vùng đất Nassau. Hậu duệ của Walram được gọi là Dòng Walram, nắm quyền Bá quốc, Công quốc Nassau và Đại công quốc Luxembourg. Hậu duệ của Otto được gọi là Dòng Ottonian, sẽ thừa kế một phần Nassau, Pháp và Hà Lan. Cả hai dòng họ này thường sẽ bị chia đôi trong vài thế kỷ tiếp theo. Năm 1783, người đứng đầu các nhánh khác nhau của Nhà Nassau đã ký Hiệp ước Gia tộc Nassau (Erbverein) để điều chỉnh việc kế vị trong tương lai ở các nhà nước của họ và thiết lập hệ thống phân cấp triều đại theo đó Thân vương xứ Oranje-Nassau-Dietz được công nhận là Chủ tịch Nhà Nassau.
Vào ngày 17/07/1806, sau khi Đế chế La Mã Thần thánh giải thể, các Bá quốc Nassau-UsingenNassau-Weilburg (2 nhánh còn lại duy nhất của dòng Walram) đều gia nhập Liên bang sông Rhine. Dưới áp lực của Napoléon Bonaparte, cả hai bá quốc hợp nhất để trở thành Công quốc Nassau vào ngày 30/08/1806, dưới sự cai trị chung của Thân vương Friedrich August xứ Nassau-Usingen và người em họ trẻ hơn của ông, Friedrich Wilhelm xứ Nassau-Weilburg. Vì Friedrich August không có người thừa kế nên ông đã đồng ý để Friedrich Wilhelm sẽ trở thành người cai trị duy nhất sau khi ông qua đời. Tuy nhiên, Friedrich Wilhelm đã chết vì ngã trên cầu thang tại Schloss Weilburg vào ngày 09/01/1816 và con trai của ông là Wilhelm sau này trở thành công tước của một Nassau thống nhất. Công quốc bị sáp nhập vào Vương quốc Phổ năm 1866, sau Chiến tranh Áo-PhổCông tước Adolphe của Nassau đã ở bên phe Áo thua trận. Phổ cho thành lập Tỉnh Hesse-Nassau và Công quốc Nassau cũ nằm trong tỉnh này.

Sau cái chết của Willem III của Hà Lan và Luxembourg vào năm 1890, nhánh Oranje-Nassau thuộc dòng Ottonian tuyệt tự dòng nam (là nhánh còn lại duy nhất của dòng Ottonian còn tồn tại, nên nó tuyệt tự dẫn đến cả dòng Ottonian tuyệt tự), người con gái còn sống của Willem III là Wilhelmina của Hà Lan lúc đó 10 tuổi đã thừa kế ngai vàng Hà Lan trong khi đó Đại công quốc Luxembourg được thừa kế bởi Adophe của dòng Walramnian, trước đó ông là Công tước xứ Nassau, bị Phổ phế truất. Sau cái chết của Wëllem IV của Luxembourg vào năm 1912, dòng nam của Walramnian cũng tuyệt tự, ngai vàng được thừa kế bởi con gái của Wëllem IV là Marie-Adélaïde. Năm 1919, Felice xứ Bourbon-Parma đã kết hôn với Nữ đại công tước Charlotte của Luxembourg, em gái của Marie-Adélaïde (qua đời không lập gia đình), con gái thứ 2 của Wëllem IV của Luxembourg và hậu duệ của họ là Jean của Luxembourg và con của ông, Henri của Luxembourg mang họ Bourbon-Parma chứ không phải Nassau-Weilburg nữa.

Triều đại Oranje-Nassau
Triều đại Oranje-Nassau là sự kết hợp giữa dòng nữ của Nhà Chalon-Arlay sở hữu Thân vương quốc Orange gốc Pháp với nhánh Nam Nassau-Siegen thuộc dòng Ottonian của Vương tộc Nassau gốc Đức-Hà Lan, quá trình kết hợp và tạo ra họ kép này tương tự như Vương tộc Habsburg-Lorraine của Áo.
Nhà Oranje-Nassau bắt nguồn từ nhánh Nassau-Siegen dòng Ottonian của Nhà Nassau. Người đầu tiên của dòng này sở hữu tài sản ở Hà Lan chính là Johann I xứ Nassau-Siegen, thông qua việc kết hôn với Margareta xứ Marck. Người sáng lập thực sự của gia tộc Nassau Hà Lan chính là con trai thứ 3 của Johann, Engelbert I. Ông trở thành cố vấn cho Công tước xứ BrabantCông tước xứ Burgundy, đầu tiên là cho Anthony xứ Brabant, và sau đó là con trai Johann IV xứ Brabant. Sau đó ông cũng phục vụ cho Philip Tốt bụng xứ Burgundy. Năm 1403, ông kết hôn với nữ quý tộc Hà Lan Johanna van Polanen và do đó được thừa kế các vùng đất ở Hà Lan, trong đó lãnh thổ của Nam tước Breda là quan trọng nhất.
Sự giàu có và quyền lực của gia tộc này ngày càng tăng trong suốt thế kỷ XV và XVI, khi họ trở thành uỷ viên hội đồng, Tướng quốc và stadtholder của Nhà Habsburg ở Hà Lan. Engelbert II xứ Nassau (cháu nội của Engelbert I) đã phục vụ dưới triều đại của Karl Dũng cảm xứ Bourgogne và Hoàng đế Maximilian I của Thánh chế La Mã người đã kết hôn với Marie I xứ Bourgogne, con gái của Karl. Năm 1496, ông được bổ nhiệm làm stadtholder xứ Flander và đến năm 1498, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch của Grand Conseil. Năm 1501, Maximilian phong ông làm Lieutenant-General của Mười bảy tỉnh Hà Lan. Từ thời điểm đó trở đi (cho đến khi ông qua đời vào năm 1504), Engelbert là đại diện chính thức của Đế chế Habsburg trong khu vực.
Hendrik III xứ Nassau-Breda (gọi Engelbert II bằng bác), ông được thừa kế toàn bộ tài sản ở Hà Lan sau khi người bác Engelbert II qua đời mà không có người thừa tự. Hoàng đế Karl xứ Ghent bổ nhiệm ông làm stadtholder xứ Holland và Zeeland. Ông kết hôn lần 2 với Claudia xứ Châlon sinh ra René, chính người này đã thừa kế tước vị Thân vương xứ Orange từ người cậu của mình là Philibert xứ Chalon qua đời không để lại người kế vị vào năm 1530.
René chết trên chiến trường vào năm 1544 mà không có con cái thừa kế. Tài sản của ông, bao gồm lãnh thổ của thân vương quốc Orange và tước vị, được trao lại cho người e họ của ông là Willem Trầm lặng. Kể từ đó, các thành viên trong gia tộc tự gọi mình là "Orange-Nassau". Ông là người lãnh đạo cuộc nổi loạn của người Hà Lan chống lại Nhà Habsburg Tây Ban Nha, mở đầu cho Chiến tranh Tám mươi năm (1568–1648) và dẫn đến nền độc lập chính thức của Các tỉnh thống nhất vào năm 1648 và sự ra đời của Cộng hòa Hà Lan. Willem Trầm lặng được xem là người sáng lập ra nhánh Oranje-Nassau và là tổ tiên của chế độ quân chủ Hà Lan. Ở Hà Lan, ông còn được gọi là Quốc phụ.
Nhà Oranje-Nassau (dòng 1) có tất cả 6 đời thân vương, kể từ Willem Trầm lặng, vị thân vương thứ 6 là đã trở thành vua William III của Anh đồng cai trị với vợ là Mary II của Anh, nhưng họ không có con thừa tự, vì thế tước vị Thân vương xứ Orange và tài sản của Vương tộc Oranje-Nassau đã để lại cho Johan Willem Friso, đến từ chi nhánh Nassau-Dietz vào năm 1702. Johan trở thành ông tổ của Oranje-Nassau-Dietz (dòng 2 của Oranje-Nassau), chỉ sau 4 đời thân vương nữa thì họ trở thành vua của Hà Lan, bắt đầu từ Willem I (1815), ông đồng thời cũng là Đại công tước Luxembourg. Sau khi cháu nội của Willem I là Willem III của Hà Lan qua đời năm 1890 mà không có con trai, Đại công quốc Luxembourg theo Luật Salic ngăn chặn con gái của Willem III là Wilhelmina kế vị nên ngai vàng Luxembourg đã để lại cho người họ hàng xa thuộc dòng Walramian ở Đức, đó là cựu Công tước xứ Nassau Adophe, người đã bị Vương quốc Phổ phế truất khỏi ngai vàng vào năm 1866 vì ở bên phe của Áo trong Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866. Vì thế, năm 1890 là dấu mốc Nhà Oranje-Nassau tuyệt tự dòng nam.

Nhà Oranje-Nassau sản sinh ra 10 đời thân vương xứ Orange, 4 vị quân chủ Hà Lan và 1 vị vua Anh, trong đó vị thân vương thứ 6 đồng thời là vua của Anh, vị thân vương thứ 10 cũng là vị vua đầu tiên của Hà Lan, tổng cộng có 13 nhà cai trị. Vị quân chủ trị vì của Hà Lan hiện tại là Willem-Alexander, ông là con của Nữ vương Beatrix của Hà LanKlaus xứ Amsberg, vì thế thể theo huyết thông dòng nam thì ông thuộc Nhà Amsberg, một gia đình quý tộc nhỏ ở Đại công quốc Mecklenburg-Schwerin, chỉ được công nhận quý tộc vào năm 1891.

Willem III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Vua Willem III
(1849 - 1890)
Vị vua Hà Lan thứ 3, Đại công tước Luxemburg cuối cùng đến từ Nhà Orange-Nassau
2½ gulden Willem III - 1871
153 năm (tính đến 2024)

1849 - 1874
AU
38.0 mm
94,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
23,625 gr
6.875.035
1.500.000
64,38$

Wilhelmina

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Quân chủ thứ 4 của Vương quốc Hà Lan và vị quân chủ cuối cùng của Nhà Orange-Nassau
2½ gulden Wilhelmina - 1939
85 năm (tính đến 2024)

1929 - 1940
AU
38.0 mm
72% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
18,0 gr
6.320.000
1.100.000
44,72$

WILHELMINA

Bà kế vị ngai vàng từ cha mình khi mới 10 tuổi và trị vì trong 58 năm, trở thành vi quân chủ trị vì lâu nhất trong lịch sử Hà Lan và nữ quân chủ trị vì lâu nhất bên ngoài Vương quốc Anh.

Nhờ vào các dự án kinh doanh hợp lý, bà đã trở thành nữ tỷ phú đô la đầu tiên trên thế giới.

Bà đã trị vì Hà Lan qua 2 cuộc Chiến tranh thế giới, trở thành biểu tượng của Hà Lan trong Thế chiến 2 và khôn khéo không để Hà Lan dính vào Thế chiến 1.

Trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, Wilhelmina đã đến thăm Hoàng đế Đức Wilhelm II. Hoàng đế nghĩ rằng ông có thể gây ấn tượng với người cai trị một đất nước tương đối nhỏ bằng cách nói với nữ vương, "Những người lính canh của tôi cao 7 feet và của bạn chỉ cao ngang vai của họ". Nữ vương mỉm cười lịch sự và trả lời: "Hoàn toàn đúng, thưa Bệ hạ, lính canh của ngài cao 7 feet. Nhưng khi chúng ta mở đê, nước sâu tới 10 feet!"
Theo luật Salic của Đức, Nhà Orange-Nassau-Dietz đã tuyệt tự sau cái chết của bà, nhưng quy tắc này không được luật kế vị của hoàng gia Hà Lan công nhận.
Ngoài việc là hậu duệ của quân chủ nam cuối cùng của Nhà Orange-Nassau, bà còn là chắt cuối cùng của Hoàng đế Pavel I của Nga.
Chồng của bà là Heinrich xứ Mecklenburg-Schwerin, một người đàn ông trăng hoa, ông ấy có nhiều người tình và có từ 3-10 đứa con ngoài giá thú. Sau khi chồng qua đời, Nữ vương đã đứng ra trả trợ cấp cho 3 người tình của chồng với tổng cộng 1.200 guilder mỗi tháng.
Bà phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 8 năm 1942 và là nữ vương đầu tiên làm như vậy.
Công viên Tiểu bang Nữ vương Wilhelmina ở Arkansas và Vịnh Wilhelmina ở Nam Cực được đặt theo tên của Nữ vương Wilhelmina.

Wilhelmina lên kế vị ngai vàng đã khiến cho liên minh cá nhân giữa Hà Lan và Luxembourg tan rã, vì đại công quốc này công nhận luật Salic - Đức, chỉ cho dòng nam kế vị ngai vàng, trường hợp này cũng giống như liên minh cá nhân Anh - Hannover không còn hiệu lực sau khi Nữ hoàng Victoria lên kế vị. Ngai vàng của Luxembourg đã để lại cho Công tước Adolphe, người đến từ nhà Nassau-Weilburg.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Nữ vương Juliana
(1948 - 1980)
Vị quân chủ thứ 5 của Vương quốc Hà Lan và quân chủ duy nhất của Nhà Oraje-Nassau-Dietz và Macklenburg
10 Gulden - Kỷ niệm 25 năm trị vì của Nữ vương Juliana - 1973
51 năm (tính đến 2024)

1973
AU
38.0 mm
72% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
18,0 gr
4.500.000
750.000
31,92$
2½ gulden Juliana - 1962
62 năm (tính đến 2024)

1959 - 1966
AU
33.0 mm
72% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
10,8 gr
5.000.000
400.000
17,02$

JULIANA
Juliana là người con duy nhất của Nữ vương Wilhelmina, việc bà ra đời đã giải quyết vấn đề khủng hoảng kế vị của hoàng gia Hà Lan, trước và sau khi Juliana ra đời, Nữ vương hư thai 4-5 lần.
Qua đời vào năm 2004 ở tuổi 94, lúc đó Julina là cựu quân chủ sống thọ nhất thế giới.
Trong quá trình sống lưu vong ở Canada, bà sinh ra vương tôn nữ Margriet, lúc đó Toàn quyền Canada đã đưa ra một sắc lệnh đặc biệt tuyên bố phòng sinh của bà ở Bệnh viện công Ottawa là lãnh thổ ngoại trị của Canada để cho đứa trẻ chỉ có quốc tịch Hà Lan mà không dính đến quốc tịch Canada, vì nếu một đứa trẻ hoàng gia có đa quốc tịch sẽ bị tước bỏ quyền thừa kế ngai vàng.
Trong ngày bà sinh ra Margriet, cờ Hà Lan đã được treo trên Tháp Hoà bình của Toà nhà quốc Hội, dàn nhạc Carillon đã chơi nhạc Hà Lan để chào mừng.
Vì cảm kích tấm lòng của người Canada trong thời gian bà và các con sống lưu vong ở đó, khi Hà Lan được giải phóng, bà đã tặng cho Ottawa 100.000 củ hoa tulip và sau đó tặng thêm 20.500 củ và cam kết sẽ được tặng hàng năm cho đến khi bà qua đời; Hàng năm ở Ottawa tổ chức Lễ hội hoa Tullip để kỷ niệm món quà này.
Trong thời gian mang thai người con cuối cùng là vương nữ Christina, bà mắc bệnh rubella (Sởi Đức), sau khi đứa trẻ được sinh ra đời đã bị "cườm khô" ở cả 2 mắt và được chẩn đoán là sẽ bị giảm thị lực gần như là mù. Điều này khiến cho Juliana vô cùng đau buồn, bà đã tìm đến Greet Hofmans, một người chửa bệnh bằng đức tin, người mà bị cho là một kẻ lừa đảo. Hofmans đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cho nền quân chủ Hà Lan, làm người ta liên tưởng đến Rasputin đối với gia đình Nga hoàng Nikolas II. Nhờ vào y học phát triển, thị lực Christina đã được cải thiện và có thể đi học nhờ đôi mắt kính.
Sau khi lên ngôi chưa được 3 tháng, bà đã tự tay phê duyệt vào các văn kiện công nhận nền độc lập của Indonesia.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1954, Nữ vương tuyên bố rằng các thuộc địa thuộc vùng Caribe, gồm có Antille thuộc Hà Lan và Suriname thuộc Hà Lan sẽ được tái cơ cấu thành các quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan, khiến các lãnh thổ này trở thành đối tác bình đẳng với mẫu quốc.
Không lâu sau khi Juliana chào đời, cư dân của một ngôi làng nhỏ gần Den Helder đã xin phép Nữ vương Wilhelmina đặt tên ngôi làng của họ theo tên công chúa trẻ. Họ đã nhận được sự cho phép và đặt tên cho ngôi làng của mình là Julianadorp.
Công viên Vương nữ Juliana ở Ottawa, Ontario, Canada được đặt theo tên của bà.
Sân bay quốc tế Princess Juliana ở Sint Maarten được đặt theo tên của bà.
Cầu Nữ vương Juliana ở Willemstad, Curaçao được đặt theo tên của bà.

Tên của bà được cho tiểu hành tinh 816 Juliana.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Nữ vương Beatrix
(1980 - 2013)
Quân chủ thứ 6 của Vương quốc Hà Lan
50 Gulden Beatrix_Kỷ kiệm 400 năm qua đời của Willem Trầm lặng (1584-1984)
41 năm (tính đến 2025)

1984
UNC
38.0 mm
92,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
23,125 gr
1.000.000
1.000.000
39,37$

🛑 Curaçao và Vùng phụ thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Quân chủ thứ 4 của Vương quốc Hà Lan
2½ gulden Wilhelmina, Curaçao - 1944
80 năm (tính đến 2024)

1849 - 1874
MS-66
38.0 mm
72% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
18,00 gr
200.000
950.000
44,22$

🛑 Antille thuộc Hà Lan

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Nữ vương Juliana
(1948 - 1980)
Vị quân chủ thứ 5 của Vương quốc Hà Lan
2½ gulden Juliana, Antilles thuộc Hà Lan - 1964
60 năm (tính đến 2024)

1964
MS
38.0 mm
72% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
18,00 gr
420.000
950.000
38,62$

📕 NGA - ROMANOV

[sửa | sửa mã nguồn]
HOÀNG TỘC ROMANOV

Nhà Romanov là vương triều thứ 2 cai trị nước Nga và cũng là triều đại cuối cùng, xếp sau Vương triều Ryurik (826-1613). Nhà Romanov trở thành một triều đại cai trị sau khi Mikhail Fyodorovich Romanov được Hội nghị quý tộc bầu lên ngai vàng Sa quốc Nga vào năm 1613 và ông lấy hiệu là Mikhail I.

  • Cha của Mikhail là Fyodor Nikitich Romanov, ông gọi Sa hậu Nga Anastasia Romanovna, vợ của Ivan IV của Nga (1547-1584) là cô ruột, vì thế cha của Mikhail đã được cân nhắc trở thành một chỉ huy quân đội và nhà ngoại giao xuất sắc và trở thành boyar (lãnh chúa) vào năm 1583.

Trên thực tế, Nhà Romanov chỉ nắm được ngai vàng Nga trải qua 9 đời, tại vị trong 149 năm thì tuyệt tự dòng nam, thay vào đó là Nhà Holstein-Gottorp. Nữ hoàng Yelizaveta của Nga (1741-1762) là người mang họ Romanov cuối cùng trên ngai vàng của Nga. Sau cái chết của Yelizaveta, cháu trai gọi bà bằng dì là Pyotr Fyodorovich (Karl Peter Ulrich), lên kế vị với đế hiệu Pyotr III.

  • Con trai trưởng của Pyotr III là Pavel I của Nga lên ngôi vào năm 1796 sau cái chết của mẹ mình Nữ hoàng Yekaterina II của Nga, đã đánh dấu việc Nhà Holstein-Gottorp cai trị Đế chế Nga, vì các sa hoàng sau đó đều là hậu duệ của Pavel I. Tuy nhiên, đương thời và cũng như lịch sử không viết là Holstein-Gottorp, thay vào đó là Romanov-Holstein-Gottorp, một hình thức họ kép như trường hợp của Vương tộc Habsburg-Lorraine của Áo hay Oranje-Nassau của Hà Lan.

Từ năm 1613 - 1721, các quân chủ Nhà Romanov chỉ xưng là Sa vương Nga, vì họ cai trị Sa quốc Nga. Năm 1721, Pyotr Đại đế đã tuyên bố lập ra Đế quốc Nga sau khi thành công trong Đại chiến Bắc Âu (1700-1721). Những lợi ích về lãnh thổ và vị thế ngày càng tăng của Nga như một nhân tố chủ chốt trên trường châu Âu đã cho phép nước này nâng cấp địa vị chính thức của mình từ chế độ Sa hoàng lên đế quốc. Danh hiệu đế quốc đầy đủ được đề xuất vào năm 1721 cho Pyotr là "Quốc phụ, Pyotr Đại đế, Hoàng đế toàn Nga". Tuy năm 1710, ông đã tự xưng là "Sa hoàng và Hoàng đế toàn Nga", nhưng mãi đến năm 1721, danh hiệu hoàng đế mới trở thành chính thức.

  • Sau khi xưng đế cho đến khi chế độ quân chủ ở Nga xụp đổ thì Nhà Romanov có 14 quân chủ, trong đó có 4 quân chủ thật sự đến từ Nhà Romanov, 1 quân chủ đến từ Nhà Skavronskaya, 1 quân chủ đến thừ Nhà Mecklenburg-Brunswick (một nhánh của Nhà Welf), 1 quân chủ đến từ Nhà Ascania và 7 quân chủ đến từ Nhà Holstein-Gottorp. Trong đó có 4 nữ hoàng: Yekaterina I (1725-1725); Anna (1730-1740); Yelizaveta (1741-1762) và Yekaterina II (1762-1796).
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
ĐẾ CHẾ NGA
(1721 - 1917)
Triều đại Romanov
(1682 - 1762)

Nữ hoàng Anna
(1730 - 1740)
Vị hoàng đế thứ 4 và áp chót của Đế quốc Nga thuộc Nhà Romanov, Nữ hoàng thứ 2
1 ruble Annna - 1733
291 năm (tính từ 2024)

1733-1734
XF
40.0 mm
80,2% Ag
25,85 gr
Bạc ròng
(20,7317 gr)
?
15.000.000
600,0$

NỮ HOÀNG ANNA
Anna (1693-1740) là con gái thứ 2 trong 3 người con của Sa hoàng Ivan V của NgaPraskovia Saltykova. Mặc dù cha của bà là Sa hoàng nước Nga và đồng cai trị với người em trai cùng cha khác mẹ của ông là Pyotr I, nhưng vì ông bị thiểu năng tâm thần và không có khả năng điều hành đất nước. Vì thế nên, Pyotr trở thành người cai trị chuyên chế của toàn cõi nước Nga. Ivan V băng hà tháng 2 năm 1696, khi mà Anna chỉ mới 3 tuổi, và chú của bà trở thành người cai trị duy nhất của nước Nga. Đến năm 1721 thì Pyotr xưng đế và lập ra Đế chế Nga.
Mẹ của Anna là người phụ nữ đức hạnh và nuôi dạy con cái rất nghiêm khắc, nhưng ở tuổi thiếu niên, Anna trở thành một cô gái bướng bỉnh, có tính khí khá tệ, khiến bà có biệt danh là "Iv-anna Khủng Khiếp". Anna nổi tiếng với đôi má to, "như trong các bức chân dung của bà", Thomas Carlyle nói, "giống như một chiếc giăm bông Westphalia".
Năm 1710, chú của bà là Pyotr Đại đế đã sắp xếp một cuộc hôn nhân giữa Anna (17 tuổi) và Friedrich Wilhelm, Công tước xứ Courland và Semigallia cũng ngang tuổi với Anna. Nga hoàng đã trao cho Anna của hồi môn lên đến 200.000 rúp. Tại bữa tiệc sau đám cưới, hai chú lùn đã biểu diễn một trò hề bằng cách nhảy ra khỏi những chiếc bánh khổng lồ và nhảy múa trên bàn.
Anna trở thành goá phụ chỉ sau 40 ngày kết hôn, chồng bà qua đời bất ngờ khi hai vợ chồng di chuyển từ St.Petersburg về nhà chồng ở Courland. Từ đó bà không lấy chồng nữa cho đến khi qua đời vào năm 47 tuổi. Nhưng kẻ thù của bà tuyên bố rằng bà đã có mối tình với Công tước Ernst Johann von Biron, một cận thần nổi tiếng, trong nhiều năm. Bà trở thành nhiếp chính vương của Công quốc Courland và Semigallia từ năm 1711 đến khi tiếp nhận ngai vàng Đế chế Nga vào năm 1730.
Năm 1730, Sa hoàng Pyotr II (cháu trai của Sa hoàng Pyotr I) băng hà vì đậu mùa khi còn trẻ mà không có con để nối ngôi. Cái chết của ông đã làm dòng nam của Nhà Romanov tuyệt tự. Ứng cử viên ngai vàng lúc này là ba người con gái còn sống của Sa hoàng Ivan V là Anna (sinh 1693), Catherine (sinh 1691), Praskovya (sinh 1694) và người con gái còn sống duy nhất của Sa hoàng Pyotr I là Elizaveta (sinh 1709).
Hội đồng Cơ mật tối cao Nga dẫn đầu bởi Hoàng thân Dmitri Golitzyn đã chọn Anna để bước lên ngai vàng, bà được chọn trong khi chị gái của bà là Catherine thì bị loại trừ, mặc dù Catherine khi đó đang cư trú tại Nga trong khi Anna thì không. Có một số lý do cho điều này: Anna là một góa phụ không có con (như thế nếu Anna lên ngôi thì sẽ không có nguy cơ một thế lực ngoại quốc nào có thể cầm quyền ở Nga thông qua quyền họ nội); bà cũng có một số kinh nghiệm về chính phủ, vì bà đã quản lý Công quốc Courland của người chồng quá cố của mình trong gần hai thập kỷ. Chị gái của bà đã kết hôn với Công tước Karl Leopold xứ Mecklenburg-Schwerin và có một con gái, hội đồng không muốn một người nước ngoài tham chính.
Hội đồng Cơ mật Tối cao muốn một người góa phụ không con giống như Anna lên ngôi thay vì các chị em của bà. Vì họ mong muốn rằng một khi đăng quang bà sẽ cảm thấy mang ơn các quý tộc và dễ nghe lời hơn từ lời khuyên của hội đồng. Để đảm bảo điều đó, Hội đồng đã thuyết phục Anna ký kết một tuyên bố về "những điều kiện", trong đó nói rằng Anna sẽ cai trị theo sự thương nghị của họ và không được phép bắt đầu một cuộc chiến tranh hoặc kêu gọi hòa bình và đặt các loại thuế, chi tiêu ngân sách nhà nước mà không có sự đồng ý của họ. Bà cũng không được xử phạt bất cứ ai trong giới quý tộc mà không qua thưa kiện, không thể ban cho bất cứ ai các khoản tài trợ, không thể bổ nhiệm bất cứ ai vào các vị trí quan lại dù người đó có là người ngoại quốc hay là người Nga mà không có sự đồng ý của Hội đồng.
Văn bản "Điều kiện" được trình lên Anna và bà đã ký vào ngày 18 tháng 1 năm 1730, ngay vào thời điểm Pyotr II qua đời (nhưng văn bản này được soạn thảo khi Nga hoàng đang bị bệnh). Hội đồng Cơ mật Tối cao đã quy định những "Điều kiện" có lợi, phần lớn thuộc về các Thân vương của Nhà DolgoroukiNhà Galitzin. Chỉ trong vài ngày, một phe phái khác nổi lên tại triều đình phản đối sự thống trị của hai gia tộc này. Vào ngày 7 tháng 3 năm 1730, một nhóm người phản đối đã đến cung điện và kiến ​​nghị với nữ hoàng từ chối "Điều kiện" của Hội đồng. Trong số những người thúc giục Anna làm như vậy có chị gái của bà là Catherine. Anna đã làm theo, bà đã xử chém một số người soạn thảo văn bản và nhiều người khác bị lưu đầy đến Siberia. Sau đó, bà nắm quyền cai trị như một vị hoàng đế chuyên chế, theo cùng cách thức như những người tiền nhiệm của bà. Vào đêm Anna xé bỏ Điều kiện, một cực quang xuất hiện trên bầu trời, khiến đường chân trời "xuất hiện toàn máu" theo lời của một người đương thời, được nhiều người coi là điềm báo đen tối về triều đại của Anna sẽ như thế nào.
Ý chí mạnh mẽ và lập dị, Anna được biết đến với sự tàn nhẫn và khiếu hài hước thô tục. Bà đã ép Thân vương Mikhail Alekseevich Golitsyn trở thành gã hề trong cung điện của mình và gả ông cho người hầu gái người Kalmyk xấu xí của bà là Avdotya Buzheninova. Để ăn mừng lễ cưới, Nữ hoàng đã cho xây dựng một cung điện băng. Thân vương Golitsyn và cô dâu của mình bị nhốt trong một chiếc lồng trên lưng một con voi và diễu hành qua các con phố đến công trình này để trải qua đêm tân hôn trong cung điện băng, dù đang giữa mùa đông giá lạnh. Anna đã bảo cặp đôi này phải ân ái và giữ chặt cơ thể nếu không muốn chết cóng. Cuối cùng, cặp đôi đã sống sót khi người hầu gái đổi một chiếc vòng cổ ngọc trai lấy một chiếc áo khoác da cừu từ một trong những người lính canh.
Vì yêu thích săn bắt, Anna luôn để một khẩu súng ngắn bên cửa sổ để bà có thể bắn chim bất cứ lúc nào trong ngày khi bà cảm thấy muốn đi săn.
Trường Sân khấu Hoàng gia, được gọi là Học viện Ba lê Nga Vaganova sau năm 1957, được thành lập dưới thời trị vì của Anna vào ngày 4 tháng 5 năm 1738. Đây là trường ba lê đầu tiên ở Nga, cũng như là trường thứ hai trên thế giới. Trường được thành lập thông qua sáng kiến ​​của bậc thầy và giáo viên ba lê người Pháp Jean-Baptiste Landé.
Dưới thời trị vì của Anna, Nga đã tham gia vào 2 cuộc xung đột lớn, gồm có Chiến tranh Kế vị Ba Lan (1733-1735) và Chiến tranh Nga-Thổ (1735-1739). Cuộc chiến chống lại người Ottoman kéo dài bốn năm rưỡi, một trăm nghìn người và hàng triệu rúp; gánh nặng của nó đã gây ra căng thẳng lớn cho người dân Nga, và cuộc chiến chỉ giúp Nga giành được thành phố Azov và các vùng phụ cận cho Nga. Tuy nhiên, tác động của nó lớn hơn những gì chúng ta thấy ban đầu.
Hai sứ thần Đại Thanh đến triều đình của Anna, đầu tiên là tại Moscow vào năm 1731, sau đó là tại St Petersburg vào năm sau, là những sứ thần duy nhất mà Đại Thanh cử đến châu Âu trong suốt thế kỷ XVIII. Những sứ thần này cũng độc đáo ở chỗ họ đã quỳ lạy trước một nhà cai trị nước ngoài.
Khi sức khỏe của bà suy yếu, Anna tuyên bố cháu trai của bà là Đại vương công Ivan Antonovich sẽ là người kế vị và chỉ định Biron làm nhiếp chính. Đây là một nỗ lực để đảm bảo dòng dõi của cha bà là Ivan V của Nga sẽ tiếp tục nắm giữ ngai vàng đế chế, và loại trừ con cháu của Pyotr Đại đế khỏi việc thừa kế ngai vàng.
Anna qua đời vào ngày 17 tháng 10 năm 1740 ở tuổi 47 vì sỏi thận khiến bà qua đời một cách chậm rãi và đau đớn. Những lời cuối cùng của bà tập trung vào Biron. Ivan VI khi đó mới chỉ là một đứa trẻ 2 tháng tuổi, và mẹ của ông, Anna Leopoldovna, bị ghét bỏ vì các cố vấn và họ hàng người Đức của bà. Hậu quả là, ngay sau cái chết của Anna, Elizabeth Petrovna, con gái hợp pháp của Pyotr Đại đế, đã giành được sự ủng hộ của dân chúng, giam Ivan VI vào ngục tối và trục xuất mẹ ông.

Mẹ của tiểu Hoàng đế Ivan VI của Nga, Anna Leopoldovna là cháu gái gọi Nữ hoàng Anne của Nga là dì, vì mẹ của Leopoldovna là chị gái của Nữ hoàng Anne. Anna Leopoldovna kết hôn với Anthony Ulrich, Công tước xứ Brunswick, ông này là em trai ruột của Karl I xứ Braunschweig-Wolfenbüttel, vị Thân vương đời thứ 2 của Thân vương quốc Braunschweig-Wolfenbüttel đến từ nhánh Braunschweig-Bevern, cha của họ là vị thân vương đầu tiên Ferdinand Albrecht II xứ Braunschweig-Wolfenbüttel. Thông qua em gái Elisabeth Christine, ông trở thành anh vợ của vua Phổ Friedrich Đại đế. Thông qua em gái Luise xứ Brunswick-Wolfenbüttel, ông trở thành bác của Vua Friedrich II của Phổ. Thông qua em gái Sophie Antoinette xứ Brunswick-Wolfenbüttel, ông trở thành bác của Franz I xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld (ông tổ của các vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha; Sachsen-Coburg-Gotha-Kohary và Sachsen-Coburg-Gotha-Braganza - các vương tộc trị vì Vương quốc Bỉ, Anh, Bulgaria và Bồ Đào Nha). Thông qua em gái Juliana Maria xứ Brunswick-Wolfenbüttel, ông trở thành anh vợ của Frederik V của Đan Mạch.

📕 NGA - ASCANIA

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI ANHALT-ZERBST
(1544 - 1796)
Triều đại Anhalt-Zerbst là một chi nhánh của Dòng Anhalt thuộc Vương tộc Ascania gốc Đức. Tổ tiên của chi nhánh Anhalt-Zerbst chính là Thân vương Johann V, con trai trưởng của Ernst I xứ Anhalt-DessauMargaret xứ Münsterberg. Sau cái chết của người cha vào năm 1516, Johann cùng 2 em trai là GeorgJoachim đồng cai trị Anhalt-Dessau dưới quyền nhiếp chính của mẹ. Năm 1544, ba anh em đã chia lãnh thổ, Johann được nhận Zerbst và tái lập Thân vương quốc Anhalt-Zerbst (thân vương quốc trước đó đã tuyệt tự vào năm 1396).
Thân vương quốc tồn tại đến năm 1793 thì tuyệt tự dòng nam sau cái chết của Thân vương Friedrich August xứ Anhalt-Zerbst không có con, dẫn đến Thân vương quốc Anhalt-Zerbst được chia cho những người họ hàng thuộc các chi nhánh Anhalt-Dessau, Anhalt-KöthenAnhalt-Bernburg. Chị gái của vị thân vương cuối cùng là Catherine Đại đế của Nga đã thừa kế Jever và lãnh thổ này vẫn thuộc về Đế quốc Nga cho đến năm 1818.
Nữ hoàng Catherine II có tên ban đầu là Sophia Augusta Frederica, bà là con cả của Christian August, Thân vương xứ Anhalt-Zerbst, thuộc Nhà AscaniaJoanna Elisabeth xứ Holstein-Gottorp thuộc Nhà Holstein-Gottorp. Năm 1745, bà kết hôn với người anh họ đời thứ 2 của mình là Karl Peter Ulrich sau sẽ được thừa kế ngai vàng Đế chế Nga với đế hiệu Pyotr III của Nga sau cái chết của người dì là Nữ hoàng Yelizaveta của Nga vào năm 1762. Nhưng chồng bà quá thân Đức, chính sách không hợp lòng dân nên chỉ ở ngai vàng được 6 tháng thì bị chính vợ ông là Catherine lật đổ và bà được tôn lên ngai vàng với đế hiệu Catherine II. Tuy bà là một người Đức, nhưng bà đã hết lòng vì nước Nga, trong hơn 34 năm cai trị của bà, được xem là thời kỳ hoàng kim của Đế chế Nga.

Con trưởng của bà với Pyotr III là Pavel I của Nga đã thừa kế ngai vàng sau cái chết của bà vào năm 1796, triều đại được chuyển từ Anhalt-Zerbst sang Holstein-Gottorp mà lịch sử thường gọi là Romanov-Holstein-Gottorp, và triều đại này cai trị Đế chế Nga cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1917.

🛑 Catherine II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
ĐẾ CHẾ NGA
(1721 - 1917)
Triều đại Romanov
(1682 - 1762)

Vị Hoàng đế thứ 8 và Nữ hoàng thứ 4 của Đế chế Nga, bà đến từ Nhà Ascania
1 ruble Catherine Đại đế - 1764
260 năm (tính từ 2024)

1764-1765
AU
39.0 mm
75,0% Ag
24,0 gr
Bạc ròng
(18,0 gr)
3.016.452
16.250.000
639,8$

CATHERINE II
Catherine Đại đế là Nữ hoàng thứ 4 và là nữ hoàng trị vì lâu nhất trong lịch sử của chế độ quân chủ chuyên chế Đế quốc Nga (34 năm, từ 28 tháng 6 năm 1762 cho đến khi băng hà). Mặc dù xuất thân là người Đức thuộc Nhà Ascania, nhưng bà có đóng góp to lớn trong việc đưa Đế quốc Nga vươn mình trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18. Thời đại trị vì của bà được gọi là Thời đại Yekaterina, được ví như thời kỳ hoàng kim của đế quốc Nga, đặc biệt là đối với giai cấp quý tộc Nga. Bà tích cực hỗ trợ cho ý tưởng thời kỳ Khai sáng, tạo tiền đề cho chủ nghĩa Khai sáng ở Nga. Bà là 1 trong 2 nữ hoàng Nga không thuộc Hoàng tộc Romanov, người đầu tiên là Catherine I, vợ của Pyotr Đại đế.
Mẹ bà là Joanna Elisabeth xứ Holstein-Gottorp. Cha bà là Christian August, Thân vương xứ Anhalt-Zerbst, thuộc Nhà Ascania cai trị Thân vương quốc Anhalt. Vào thời điểm bà chào đời, cha bà giữ cấp bậc tướng Phổ với tư cách là thống đốc thành phố Stettin. Tuy nhiên, vì người anh họ thứ hai của bà là Pyotr III (chồng bà sau này) đã cải sang Chính thống giáo, nên anh trai của mẹ bà đã trở thành người thừa kế ngai vàng Thụy Điển và hai người anh em họ đời đầu của bà là Gustav IIIKarl XIII, đã trở thành Vua của Thụy Điển.

Tháng 1 năm 1793, vua Louis XVI của Pháp bị tử hình, Ekaterina II bị cơn sốc thật sự và phát bệnh. Cả triều đình nước Nga để tang vua Pháp. Để giữ cho chế độ quân chủ nước Nga không trượt theo vết xe của nước Pháp, Ekaterina lập tức cắt quan hệ ngoại giaobuôn bán với nước Pháp. Những gì của nước Pháp cách mạng tồn tại trên nước Nga lúc này đều bị loại trừ. Những tác phẩm của các nhà tư tưởng và khai sáng nước Pháp đều có lệnh đưa ra khỏi thư viện và đem đốt đi. Nước Nga đón nhận hàng nghìn quý tộc Pháp sang cư trú. Bá tước xứ Artois em trai vua Louis XVI đến Sankt-Peterburg được đón tiếp nồng hậu. Nữ hoàng Ekaterina II trao cho bá tước 1 triệu ruble và một thanh kiếm có ghi dòng chữ ở lưỡi kiếm: Chúa phù hộ cho đức vua (ám chỉ Louis XVI).

📕 NGA - HOLSTEIN GOTTORP

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI ROMANOV-HOLSTEIN-GOTTORP
Triều đại Romanov-Holstein-Gottorp là sự kết hợp giữa dòng nữ của Vương tộc Romanov và dòng nam của Vương tộc Holstein-Gottorp. Sự kết hợp này bắt đầu từ cuộc hôn nhân giữa Hoàng nữ Anna Petrovna của Nga, con gái trưởng của Pyotr Đại đế với người chồng gốc Đức, Công tước Karl Friedrich xứ Holstein-Gottorp, con trai duy nhất của Christian Albrecht xứ Holstein-GottorpHedvig Sofia của Thụy Điển. Con trai duy nhất của cặp đôi này chính là Karl Peter Ulrich, sau sẽ trở thành Hoàng đế Pyotr III của Nga, ông tổ của Hoàng tộc Romanov-Holstein-Gottorp.
Năm 1741, em gái của Anna PetrovnaYelizaveta (Elizabeth) được đưa lên ngai vàng sau khi tiểu hoàng đế Ivan VI của Nga bị phế bỏ. Nữ hoàng Yelizaveta đã đưa con của chị gái là Karl Peter Ulrich về Nga để nuôi dưỡng thành người thừa kế tương lai. Năm 1762, Nữ hoàng băng hà, Karl lên kế vị với đế hiệu Pyotr III của Nga, điều này đã khởi đầu cho triều đại Romanov-Holstein-Gottorp thay thế triều đại Romanov cai trị Đế chế Nga.
Vì quá thân Đức và chính sách không hợp lòng dân, Pyotr III đã bị chính người vợ của mình là Catherine phế bỏ, bà đã được tôn lên làm Nữ hoàng Nga với đế hiệu Yekaterina II Đại đế. Trong suốt hơn 34 năm cai trị của bà, Nga đã phát triển mạnh mẽ, được gọi là thời đại hoàng kim của Đế chế Nga. Catherine qua đời vào năm 1796, con trai bà là Pavel I của Nga đã kế vị ngai vàng và đưa triều đại Romanov-Holstein-Gottorp trở lại và triều đại này cai trị Đế chế Nga cho đến khi nó bị lật đổ vào năm 1917.
Triều đại Romanov-Holstein-Gottorp trải qua 121 năm cai trị với 7 đời hoàng đế, gồm có: Pyotr III (1-7/1762); Pavel I (1796-1801); Aleksandr I (1801-1825); Nikolai I (1825-1885); Aleksandr II (1855-1881); Aleksandr III (1881-1894); và Nikolai II (1894-1917).

Sau Cách mạng năm 1917, chế độ quân chủ ở Nga bị xoá bỏ, gia đình hoàng gia bị giết hại. Đại công tước Kirill Vladimirovich, cháu trai dòng dõi nam của Sa hoàng Alexander II, đã tuyên bố mình là người đứng đầu Hoàng gia Nga bị phế truất, vì tính đến năm 1924, những nhân vật cao cấp hơn Kirill Vladimirovich đã bị giết hại hoặc đã chết.

  • Kirill được kế vị bởi người con trai duy nhất của mình là Vladimir Kirillovich, kết hôn với Nữ thân vương Leonida Bagration xứ Mukhrani. Người con duy nhất của cặp đôi này là Maria Vladimirovna (sinh năm 1953), người có một người con trong cuộc hôn nhân của bà với Thân vương Franz Wilhelm của Phổ là George Mikhailovich. Từ năm 1991, quyền kế vị ngai vàng của Nga bị tranh chấp, phần lớn là do bât đồng về tính hợp lệ của cuộc hôn nhân giữa các triều đại.

Ngày 15/3/1917, Sa hoàng Nikolai II thoái vị và một chính phủ lâm thời được các chính khách Nga trong Duma quốc gia (quốc hội Nga) được thành lập. Công nhânbinh lính ở các địa phương cũng tự thành lập các ủy ban, gọi là "Xô viết", tạo ra hai chính quyền song song tồn tại. Ngày 22 tháng 3 năm 1917, Nikolai, lúc đó không còn là hoàng đế nữa, được đoàn tụ với gia đình tại Cung điện AleksanderTsarskoe Selo. Ông cùng với gia đình bị chính phủ lâm thời quản thúc.
Sau khi những người Bolshevik lên nắm chính quyền, việc giám sát gia đình Sa hoàng trở nên nghiêm khắc hơn, càng ngày càng có nhiều cuộc thảo luận đòi đưa Nikolai ra tòa án để xét xử. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1918, Nhà Romanov phải sống với khẩu phần của binh lính, họ phải từ bỏ 10 người hầu thân tín và cũng như từ bỏ bơ và cà phê - những thứ được cho là xa xỉ phẩm.
Vào đêm 16, rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918, tại Yekaterinburg, Gia đình hoàng tộc Nga bao gồm cựu sa hoàng Nikolai II, hoàng hậu Aleksandra Feodorovna và 5 người con của họ là Olga, Tatyana, Mariya, Anastasiya, và Aleksey) và 4 người hầu theo phục vụ họ, Eugene Botkin, Anna Demidova, Aleksey TruppIvan Kharitonov, đã bị xử bắn bởi lệnh của Xô viết khu vực Ural, do nguy cơ thành phố sẽ bị chiếm bởi lính Bạch vệ. Lenin chỉ được thông báo sau khi vụ xử bắn đã xảy ra, ông tỏ ra rất buồn vì đã không ngăn chặn được việc này do nước Nga khi đó đang lâm vào thời kỳ nội chiến hỗn loạn.

Ngày 18 tháng 7 năm 1918, một ngày sau vụ sát hại gia đình cựu hoàng Nikolai II tại Yekaterinburg, các thành viên của gia đình hoàng gia Nga mở rộng đã phải chịu cái chết dã man khi bị những người Bolshevik giết hại gần Alapayevsk. Những người này bao gồm: Đại công tước Sergey Mikhaylovich của Nga, Thân vương John Konstantinovich của Nga, Thân vương Constantine Constantinovich của Nga, Thân vương Igor Constantinovich của Nga, Thân vương Vladimir Paley, thư ký của Đại công tước Sergei là Varvara Yakovleva, và Đại công tước phu nhân Elisabeth Feodorovna, cháu gái của Nữ hoàng Victoria và là chị gái của Hoàng hậu Alexandra.

  • Sau vụ ám sát chồng mình là Đại công tước Sergei Alexandrovich năm 1905, Elisabeth Feodorovna đã không còn là thành viên của gia đình Hoàng gia nữa và trở thành một nữ tu phục vụ, nhưng dù vậy vẫn bị bắt và bị lên án tử hình cùng với những người Romanov khác.[24] Họ bị ném xuống một hầm mỏ, sau đó người ta thả thuốc nổ xuống, tất cả đều bị bỏ mặc cho chết dần chết mòn ở đó.
  • Năm 1981, Đại công tước phu nhân Elisabeth được Giáo hội Chính thống giáo Nga bên ngoài nước Nga phong thánh, và năm 1992 được Tòa thượng phụ Moscow phong thánh.

Vào ngày 13 tháng 6 năm 1918, chính quyền cách mạng Bolshevik đã giết Đại công tước Michael Alexandrovich và Nicholas Johnson (thư ký của Michael) tại Perm. Thi thể của họ không bao giờ được tìm thấy.
Đại công tước lưu vong Nicholas Konstantinovich của Nga đã qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 1918, với một số tin đồn cho rằng ông đã bị những người Bolshevik giết. Người con trai của ông là Thân vương Artemy Nikolayevich Romanovsky-Iskander đã bị giết vào năm sau trong Nội chiến Nga.
Vào tháng 1 năm 1919, chính quyền cách mạng đã giết Đại công tước Dmitry Konstantinovich, Nikolai Mikhailovich, Paul AlexandrovichGeorge Mikhailovich, những người đã bị giam giữ trong nhà tù của Pháo đài Saint Peter và Paul ở Petrograd. Bốn Đại công tước được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể trong pháo đài.

Năm 1919, Thái hậu Maria Feodorovna, vợ của Sa hoàng Alexander III và mẹ của Nicholas II, đã trốn thoát khỏi Nga trên tàu HMS Marlborough, do cháu trai bà, Vua George V của Anh, cử đến để giải cứu bà, theo sự thúc giục của chính mẹ mình là Thái hậu Alexandra, chị gái của Maria. Sau một thời gian ở Anh, bà trở về quê hương Đan Mạch, đầu tiên sống tại Cung điện Amalienborg, với cháu trai của bà, Vua Christian X, và sau đó, tại Villa Hvidøre, bà qua đời vào năm 1928.

🛑 Aleksandr I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Sa hoàng Aleksandr I
(1801 - 1825)
Vị hoàng đế thứ 10 của Đế quốc Nga thuộc Nhà Romanov và thứ 8 của Nhà Romanov-Holstein-Gottorp
1 ruble Aleksandr I - 1818
206 năm (tính từ 2024)

1810-1826
UNC
35.5 mm
86,8% Ag
20,73 gr
Bạc ròng
(17,99364 gr)
16.275.000
12.200.000
489,31$

ALEKSANDR
Đồng xu bạc 1 ruble này được đúc và lưu hành qua 2 đời vua, là Aleksandr ISa hoàng Nikolai I. Tuy nhiên chỉ đúc duy nhất trong 1 năm đầu trị vì của Nikolai I

Aleksandr I là Sa Hoàng của đế quốc Nga từ 23 tháng 3 năm 1801 đến 1 tháng 12 năm 1825. Ông là người Nga đầu tiên trở thành Vua của Ba Lan, trị vì từ 1815 đến 1825, và cũng là vị Đại vương công Phần Lan (1809-1925) người Nga đầu tiên. Ông là con trai trưởng của Nga hoàng Pavel I với người vợ thứ 2 là Sophie Dorothee xứ Württemberg. Ông tiếp nhận ngai vàng sau khi vua cha bị ám sát. Thông qua mẹ mình, ông gọi Công tước Friedrich Eugen xứ Württemberg là ông ngoại, gọi Friedrich I của Württemberg là chú ruột và Wilhelm I của Württemberg là em họ đời đầu của ông.

  • Vợ ông là Luise xứ Baden, cháu nội của Karl Friedrich xứ Baden, cũng vì lý do này mà trong quá trình Hòa giải Đức Aleksandr I đã cố gắng bảo vệ Baden và giúp cho nó có thể nhiều lãnh thổ. Tương tự đó, Nga hoàng cũng bảo vệ và tạo nhiều lợi thế cho Công quốc Württemberg, quê hương của mẹ ông cũng như một số thân vương họ hàng khác ở Đức.
Hoàng đế Joseph II của Thánh chế La MãFriedrich Đại đế của Phố chính là cha đỡ đầu của ông. Tên của ông được đặt theo Aleksandr Yaroslavich Nevsky (thánh bảo trợ của Saint Petersburg), là Đại vương công Novgorod và Vladimir. Ông là một vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Nga, với những chiến công hiển hách chống lại sự xâm lược của người Thụy Điển và Hiệp sĩ Teuton. Ông là một anh hùng dân tộc của nước Nga, và đứng đầu trong danh sách 12 danh nhân vĩ đại của nước này.
Từ bé, ông và em trai là Đại công tước Constantine đã được bà ngoại là Nữ hoàng Catherine nuôi dưỡng ở triều đình. Vì tính khí thất thường của cha ông nên bà ngoại của ông đã có ý định tước bỏ quyền kế vị của cha ông mà cho ông lên kế vị ngai vàng Đế quốc Nga. Người ta tin rằng, Alexander là người đứng sau vụ ám sát cha mình, hoặc ít nhất là có tham gia
Dưới thời trị vị của mình, ông phải đương đầu với sự hỗn loạn bởi Chiến tranh Napoleon. Ông bốn lần thay đổi chính sách của Nga quốc từ thái độ trung gian hòa giải cho phe chống đối Napoleon rồi làm đồng minh với Napoleon, quanh đi quẩn lại tới 1812 rồi lại trở thành kẻ thù của Napoleon. Năm 1805 ông tham gia cùng với người Anh vào Chiến tranh Liên minh thứ ba chống lại Napoleon, nhưng sau thất bại nặng nề ở trận Austerlitz ông đổi phe và lập một liên minh với Napoleon bằng Hiệp ước Tilsit (1807) và gia nhập Hệ thống phong tỏa đại lục của Napoleon. Ông tham chiến trong một cuộc chiến tranh hải quân quy mô nhỏ chống lại Anh trong những năm 1807 - 1812. Ông và Napoleon không bao giờ bằng lòng với nhau, đặc biệt là về chuyện Ba Lan, và liên minh tan vỡ năm 1810. Chiến thắng vĩ đại nhất của Sa hoàng đến vào năm 1812 trong Cuộc xâm lược Nga quốc của Napoleon đây là một thảm bại toàn diện của người Pháp.
Thời đại của ông cũng chứng kiến sự chinh phục và sáp nhập những lãnh thổ bây giờ là Georgia, Dagestan, và phần lớn Azerbaijan từ Ba Tư vào Nga, bằng Chiến tranh Nga-Ba Tư (1804–1813) và kết quả là Hiệp ước Gulistan. Điều này cũng đến từ Hiệp ước Tilsit giữa ông với Napoleon, khiến cho người Pháp quay lưng lại với Ba Tư và Ottoman khiến cho Nga có thể đánh chiếm các vùng đất này
Thoả thuận giữa Alexandre với Napoleon trong Hiệp ước Tilsit (1807) đã đưa Nga trở thành Đồng minh của Pháp, Pháp cam kết hỗ trợ Nga chống lại Đế quốc Ottoman trong khi đó Nga đồng ý tham gia Hệ thống phong tỏa Lục địa chống lại Đế quốc Anh. Napoléon đảm bảo chủ quyền và giữ nguyên hiện trạng của Công quốc Oldenburg và một số nhà nước nhỏ khác do họ hàng người Đức của Sa hoàng cai trị.
Thoả thuận giữa Friedrich Wilhelm III của Phổ với Napoleon trong Hiệp ước Tilsit đã làm lãnh thổ của Vương quốc Phổ bị thu hẹp hơn một nửa theo các điều khoản của hiệp ước Tilsit, từ 5.700 xuống còn 2.800 dặm vuông của Phổ (323.408,4 đến 158.867,28 km2 (124.868,68 đến 61.339,00 dặm vuông)). So với 9,75 triệu dân mà đất nước này có trước hiệp ước, lãnh thổ còn lại của Phổ không còn quá 4,5 triệu dân.[5] Nguồn thu của nhà nước, trước đây lên tới 40 triệu thaler mỗi năm, nay đã giảm với tỷ lệ còn lớn hơn; các tỉnh được nhượng lại khá giàu có và màu mỡ, và hàng triệu thaler đã được chi vào việc cải thiện chúng. Hầu như tất cả những gì Phổ có được nhờ sự chia cắt Ba Lan (1772–1795) đều bị lấy đi. Sachsen, cựu liên minh của Phổ, là nơi tiếp nhận các tỉnh; và Nga, đồng minh hùng mạnh hơn trước đây, đã giành được lãnh thổ với dân số 200.000 người.
Hoàng đế Pháp Napoleon I bị Liên minh thứ Sáu đánh tan ở Trận Leipzig vào mùa thu năm 1813. Sau trận đánh, Hoàng đế Pháp buộc phải giải tán Liên bang Rhein[43], Công quốc Warszawa và Vương quốc Ý. Quân đội của Liên minh thứ sáu theo lệnh của Sa hoàng Aleksandr I nhanh chóng vượt sông Rhein, tiến vào nước Pháp. Cánh quân Phổ do Gebhard Leberecht von Blücher chiếm cứ phía Bắc Paris. Quân của hoàng thân Frederick, công tước Württemberg chỉ huy đã kéo đến chiếm giữ các vị trí ở Saint-Maur về phía tây nam, với sự hỗ trợ của quân đội Áo. Các đạo quân Nga sau đó đã đánh chiếm đồi Montmartre và các điểm cao khác, buộc đối quân Pháp phải đầu hàng.
Sau khi bao vay Paris, leksandr I đã cử một phái đoàn sang gặp người Pháp để đẩy nhanh việc đầu hàng. Ông đã tuyên bố mình sẽ mang hòa bình tới Pháp hơn là hủy diệt nó. Biết tin này, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp là Hoàng thân Talleyrand vội vàng mời Sa hoàng Nga, quốc vương Phổ và đại biểu của Áo đến tại tư đình của ông ta ở Paris mở một phiên họp, thảo luận về vấn đề tương lai của nước Pháp. Tại phiên họp này, Talleyrand đã ra sức chủ trương khôi phục lại vương triều Bourbon. Ông ta cố gắng làm cho Sa hoàng tin rằng, chỉ có việc vương triều Bourbon phục hoàng, thì mới có thể bảo đảm cho quyền lợi của các nước Đồng minh tại Âu châu. Ngày 31/3/1814, Talleyrand trao chìa khóa thành Paris cho Liên minh thứ sáu và ngay lúc đó, quân đội Liên minh gồm Nga, Phổ và Áo cùng tiến vào Paris. Ngày 2 tháng 4, Thượng viện thông qua Acte de déchéance de l'Empereur, tuyên bố Napoleon bị truất phế. Napoleon ở Fontainebleau nghe tin này liền phản đối, nhưng người cộng sự kêu gọi ông đầu hàng, Napoleon chấp nhận và bị đi đày.
Với tâm trí suy yếu, Alexander ngày càng trở nên nghi ngờ, khép kín, sùng đạo và ít hoạt động hơn. Một số nhà sử học kết luận rằng hồ sơ của ông "trùng khớp chính xác với tâm thần phân liệt: một người khép kín, ẩn dật, khá nhút nhát, hướng nội, không hung hăng và có phần thờ ơ". Aleksandr chết mà không có con hợp pháp sống sót và sau một thời gian hỗn loạn bao gồm thất bại của Khởi nghĩa tháng Chạp của các sĩ quan tự do trong quân đội, em trai ông là, Nikolai I lên kế tự.

Một truyền thuyết phổ biến kể rằng Sa hoàng Alexander đã giả chết và sống ẩn dật dưới cái tên Feodor Kuzmich, một giả thuyết thường được các nhà văn nổi tiếng khơi lại.

🛑 Nikolai I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Sa hoàng Nikolai I
(1825 - 1855)
Vị hoàng đế thứ 11 của Đế quốc Nga thuộc Nhà Romanov và thứ 9 của Nhà Romanov-Holstein-Gottorp
1 ruble Nikolai I - 1849
175 năm (tính từ 2024)

1832-1858
AU
35.5 mm
86,8% Ag
20,73 gr
Bạc ròng
(17,99364 gr)
1.708.101
8.200.000
322,84$

NIKOLAI I
Nikolai là con trai thứ 3 và con út của Pavel I của NgaSophie Dorothee xứ Württemberg. Ông là em trai của Aleksandr I của Nga. Sau cái chết của Aleksandr, theo đúng quy trình thì ngai vàng sẽ phải để lại cho anh tai kế của ông là Đại vương công Konstantin Pavlovich, cuộc tranh cãi quyền kế vị đã trở thành cái cơ của Khởi nghĩa tháng Chạp chống lại Nikolai, nhưng đã bị ông dập tắt.
Vào đêm trước khi ông qua đời, Đế quốc Nga đã đạt đến đỉnh cao về mặt lãnh thổ, trải dài trên 20 triệu km2 (7,7 triệu dặm vuông). Ông đã hoàn thành chinh phục Kavkaz khi đánh bại Qajar Iran trong Chiến tranh Nga-Ba Tư (1826–1828). Ông cũng đã kết thúc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1828–1829) một cách thành công. Nikolas I đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tạo ra một nhà nước Hy Lạp độc lập.
Nikolas đã dẫn dắt nước Nga vào Chiến tranh Krym (1853–1856), với những kết quả thảm khốc. Các nhà sử học nhấn mạnh rằng việc ông quản lý chặt chẽ quân đội đã cản trở các vị tướng của mình, cũng như chiến lược sai lầm của ông. Sức kháng cự của quân Nga phần lớn do khả năng sử dụng mìn ngầm trên biển tại Kronstadt và Sevastopol. Thủy lôi trong chiến thuật hải quân ngày nay có lẽ bắt đầu từ chiến tranh vùng Krym
Thông qua vợ của mình là Charlotte Wilhelmine của Phổ, ông là con rể của Vua Friedrich Wilhelm III của PhổLuise xứ Mecklenburg-Strelitz, vì thế ông là em vợ vua Friedrich Wilhelm IV của PhổWilhelm I, Hoàng đế Đức. Nikolas có với nhau 7 người con, bao gồm vị Nga hoàng tương lai Alexander IIOlga Nikolayevna của Nga, Vương hậu Württemberg.
Karl I của Württemberg là con rể của ông, nhưng Karl là người đồng tính luyến ái nên họ không có bất cứ hậu duệ nào nên để lại ngai vàng cho người cháu là Wilhelm II của Württemberg.
Ngày ông chính thức lên ngôi là ngày 14/12/1825, nhằm vào ngày Thứ hai - một ngày mà người dân Nga cho rằng không may mắn. Với lại, ngày thứ Hai diễn ra trong thời tiết rất lạnh với nhiệt độ -8 độ C. Đây được người dân Nga coi là một điềm xấu cho thời kỳ trị vì sắp tới của ông vua này. Quả đúng như vậy: vừa lên ngôi được vài ngày, Sa hoàng bị 3.000 quân lính tiến hành Khởi nghĩa tháng Chạp làm ngai vàng ông ta nghiên ngả. Sau cùng, ông ta đem đại bác vào và cuộc khởi nghĩa bị đàn áp dã man.
Ông có sở thích chỉ định các tướng lĩnh vào bộ máy chính quyền, với lý do cần một chính quyền mạnh mẽ và quyết đoán. Trong số những người phục vụ như các bộ trưởng của Nikolai I, 61% trước đó đã phục vụ như một vị tướng hay một đô đốc. Trong thời gian trị vì, ông đã từng chỉ định ít nhất 30 tướng lĩnh, những người từng chiến đấu chống Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển.
Sa hoàng bãi bỏ tính tự trị của một số lãnh thổ phụ thuộc Nga. Theo chính sách này, quyền tự trị của vùng Bessarabia đã được bãi bỏ vào năm 1828, Ba Lan vào năm 1830 và người Do Thái Qahal. Riêng Đại công quốc Phần Lan vẫn còn giữ lại quyền tự trị, điều này đến từ việc người Phần Lan không thực hiện cách mạng chống lại Nga hoàng và một phần do sự tham gia trung thành của quân đội Phần Lan trong việc đàn áp cuộc Cách mạng tháng 11 Ba Lan.
Tuyến đường sắt đầu tiên của Nga được khai trương vào năm 1838, một tuyến đường dài 16 dặm giữa Saint Petersburg và khu ngoại ô Tsarskoye Selo. Thứ hai là tuyến đường sắt Saint Petersburg - Moscow, được xây dựng vào năm 1842-51.
Bộ trưởng Tài chính Nga Georg von Cancrin (1823–1844) đã thuyết phục hoàng đế về những lợi ích khi mời nhà khoa học Phổ Alexander von Humboldt đến Nga điều tra những vùng có thể tìm thấy và sản xuất tài nguyên khoáng sản. Chính phủ Nga đã trả chi phí của Humboldt cho cuộc thám hiểm kéo dài tám tháng qua Nga vào năm 1829, kết quả là kim cương tìm thấy ở vùng núi Ural. Humboldt xuất bản nhiều tập về cuộc thám hiểm của Nga, ông đã cống hiến cho Sa hoàng mặc dù ông ngày càng không tán thành chính sách của nhà vua.
Nikolai đã chú ý đến việc xây dựng quân đội. Với dân số 60-70 triệu người, quân đội được xây dựng với 1 triệu quân. Trong suốt thời gian trị vì của Nikolai, Nga được coi là một cường quốc quân sự lớn với sức mạnh đáng kể. Cuối cùng, cuộc chiến tranh Krym vào cuối triều đại đã chứng minh cho thế giới những gì mà trước đây người ta không nhận ra: Nga yếu kém về mặt quân sự, lạc hậu về công nghệ, và thiếu năng lực hành chính.
Trong chính sách đối ngoại, Nikolai I đã hành động với mục đích gìn giữ "Trật tự Viên" (1814) mà Hoàng thân Klemens von Metternich của Áo cùng các cường quốc khác dày công xây dựng. Quân đội Nga của Nikolai thẳng tay đàn áp hầu hết mọi cuộc cách mạng diễn ra ở các nước Âu châu theo gương của anh trai là Aleksandr I, đã mang lại cho ông ta biệt hiệu "sen đầm của châu Âu".
Năm 1815, khi Nikolai dừng chân tại Pháp, ông đã gặp và kết bạn với Louis Philippe, Công tước xứ Orleans, mà 15 năm sau đó vị công tước này sẽ trở thành vua của Pháp sau Cách mạng tháng Bảy. Nikolai thực sự kính phục bạn mình vì sự ấm cúng, sự thông minh, cách cư xử và ân sủng của công tước Pháp với mình. Nhưng Nikolas là người chống chủ nghĩa tự do, trong khi đó Louis-Philippe I là người theo chủ nghĩa tự do, vì thế Nikolai đã ghét Louis-Philippe, đến mức anh từ chối sử dụng tên của vua Pháp, gọi nhà vua Pháp là "kẻ cải trang".
Chính sách của Nikolai đối với Đế quốc Ottoman là sử dụng Hiệp ước Küçük Kaynarca của Ekaterina II của Nga ký với Sultan Thổ Mahmud I năm 1774, cho phép Nga trở thành người bảo vệ các dân tộc theo tôn giáo Công giáo Chính thống ở Balkans, như là một cách đặt Đế chế Ottoman vào lĩnh vực ảnh hưởng của Nga.
Nicholas qua đời ngày 2 tháng 3 năm 1855. Nhiều sử gia cho là ông đã tự đầu độc mình sau khi quân Nga bị đánh đại bại tại Eupatoria trong cuộc chiến tranh Krym. Tuy nhiên, các tài liệu lịch sử của Nga khẳng định ông qua đời vì cảm lạnh dẫn tới viêm phổi.

🛑 Nikolai II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Sa hoàng Nikolai II
(1894 - 1917)
Vị hoàng đế thứ 14 và cuối cùng của Đế quốc Nga thuộc Nhà Romanov và thứ 12 của Nhà Romanov-Holstein-Gottorp

1913
AU
33.65 mm
90% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
(18,0 gr)
1.450.000
3.500.000
151,52$

Mikhail I của Nga

📕 ĐẠI CÔNG QUỐC PHẦN LAN

[sửa | sửa mã nguồn]

Nikolai II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Toàn quyền Woldemar von Boeckmann
(1908 - 1909)
Toàn quyền thứ 14 của Đế chế Nga
2 Markkaa Đại công quốc Phần Lan - 1908
116 năm (tính từ 2024)
1865-1908
AU-58
27.5 mm
86,8% Ag
10,3657 gr
Bạc ròng
(8,9974,0 gr)
124.000
3.461.000
136,26$

NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN
  • Đại công quốc Phần Lan, cũng được gọi là Đại Thân vương quốc Phần Lan, là tiền thân của Phần Lan hiện đại. Nó tồn tại từ năm 1809 đến năm 1917 như một nhà nước tự trị trong Đế quốc Nga. Hoàng đế Nga là Đại công tước và cai trị thông qua một viên Toàn quyền.
  • Sự hình thành của đại công quốc bắt nguồn từ Hiệp ước Tilsit giữa Sa hoàng Alexander I của NgaHoàng đế Napoleon I của Pháp. Hiệp ước này giúp Nga và Pháp liên minh để chống lại Anh và Thuỵ Điển. Nga xâm lượt Phần Lan của Thuỵ Điển như là một hình thức trừng phạt và ngăn chặn nước này. Người Phần Lan chống Nga dưới nhiều hình thức, nhà cầm quyền Nga đã ra tuyên bố sẽ tôn trọng đức tin Tinh Lành và các quyền của người Phần Lan nếu họ thề trung thành với Sa hoàng Nga. Cuối cùng thoả thuận được thực hiện. Tuy Phần Lan được cai trị thông qua một toàn quyền được Nga hoàng bổ nhiệm, nhưng Đại công quốc mới sẽ được quản lý bởi Hội đồng Chính phủ, sau này là Thượng viện Phần Lan, một cơ quan gồm toàn công dân Phần Lan. Do đó, toàn quyền sẽ có vai trò tương đối giảm sút. Hơn nữa, hoàng đế sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến Phần Lan trực tiếp thông qua một Bộ trưởng Ngoại giao chuyên trách Phần Lan, mà không có sự tham gia của nội các hoặc chính quyền Nga. Điều này đặt nền tảng cho quyền tự chủ đáng kể mà Phần Lan được hưởng trong hầu hết thời kỳ cai trị của Nga.
  • Năm 1830, Châu Âu trở thành cái nôi của cách mạng và cải cách sau cuộc Cách mạng tháng Bảy ở Pháp. Ba Lan, một quốc gia chư hầu khác của Nga, đã chứng kiến ​​một cuộc nổi dậy lớn chống lại Saint Petersburg trong Cuộc nổi dậy tháng 11 năm 1830–1831. Phần Lan không có động thái nào như vậy, vì Nga đã giành được lòng trung thành của Phần Lan. Do đó, Nga hoàng Nikolai I tiếp tục các chính sách tôn trọng quyền tự chủ của Phần Lan và đồng hóa âm thầm người Phần Lan vào đế chế.
  • Năm 1863, Sa hoàng Alexander II triệu tập Quốc hội Phần Lan và ra chiếu chỉ rằng tiếng Phần Lan sẽ ngang hàng với tiếng Thụy Điểntiếng Nga tại Đại công quốc, đồng thời thông qua các luật liên quan đến cơ sở hạ tầng và tiền tệ. Alexander đã thiên vị giai cấp công nhân Phần Lan hơn là giới tinh hoa Thụy Điển, do tuyên truyền của Thụy Điển trong Chiến tranh Krym thúc đẩy cuộc nổi loạn chống lại người Nga. Alexander cũng đã thông qua một luật về sắc lệnh ngôn ngữ vào tháng 8 năm 1863, yêu cầu tiếng Phần Lan phải được đưa vào tất cả các doanh nghiệp công trong vòng 20 năm. Luật này đã được mở rộng vào năm 1865 để yêu cầu các văn phòng nhà nước phải phục vụ công chúng bằng tiếng Phần Lan nếu được yêu cầu. Hơn nữa, Phần Lan cũng có hệ thống tiền tệ riêng, đồng markka của Phần Lan và quân đội riêng. Tuyến đường sắt đầu tiên của Phần Lan được khánh thành giữa HelsinkiHämeenlinna vào ngày 17 tháng 3 năm 1862.
  • Dưới thời của Hoàng đế Nikolai II, tuyên bố rằng luật pháp Nga là luật của đất nước và Phần Lan phải tuyên thệ trung thành với luật pháp Nga. Quốc hội về cơ bản đã bị hạ cấp thành một hội đồng nhà nước và Phần Lan là một tỉnh của Nga, phớt lờ quyền tự chủ của nước này. Quân đội Phần Lan nói chung đã bị giải thể vào năm 1901. Toàn quyền mới đã đưa ra nghĩa vụ quân sự bắt buộc kéo dài 5 năm, trong đó người Phần Lan có thể được tuyển vào các đơn vị của Nga. Hơn nữa, ông đã thiết lập rằng người Nga phải có cơ hội phục vụ trong các chức vụ công và tiếng Nga phải trở thành ngôn ngữ hành chính của Phần Lan. Đã đình chỉ Hiến pháp Phần Lan vào năm 1903. Hành động của ông đã vấp phải sự tức giận cực độ từ người Phần Lan. Eugen Schauman ám sát Toàn quyền Bobrikov tại Helsinki vào ngày 16 tháng 6 năm 1904.
  • Năm 1905, Nga phải đối mặt với thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Nga-Nhật và giữa lúc hỗn loạn ở St. Petersburg, người Phần Lan đã sửa đổi hiến pháp của họ và thành lập một quốc hội mới có đại diện dựa trên quyền bầu cử phổ thông, trao cho phụ nữ quyền bầu cử đầy đủ trước bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác sau Cộng hòa Corsica tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, quốc hội đã nhanh chóng bị Pyotr Stolypin, thủ tướng của Nicholas II, huỷ bỏ.

📕 THỤY ĐIỂN

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Triều đại Holstein-Gottorp

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI HOLSTEIN-GOTTORP THỤY ĐIỂN
(1751 - 1818)
Vương tộc Holstein-Gottorp (Thụy Điển) là một nhánh của Nhà Holstein-Gottorp Đan Mạch và bản thân nó lại là một nhánh của Nhà Oldenburg đến từ Thánh chế La Mã vào thế kỷ XI và Oldenburg trở thành vương tộc vào thế kỷ XV khi Vua Christian I trở thành vua của cả 3 ngai vàng Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy. Triều đại này cai trị Thụy Điển từ năm 1751 đến 1818 và Na Uy từ 1814 đến 1818, trải qua 4 đời quân vương, gồm có Adolf Fredrik, Gustav III, Gustav IV AdolfKarl XIII.
Ông tổ của Nhà Holstein-Gottorp Đan Mạch chính là Vương tử Adolf, con trai thứ 3 của Vua Frederik I của Đan Mạch với người vợ thứ 2 là Sophie xứ Pomerania. Năm 1544, Adolf cùng anh trai Johann và anh trai cùng cha khác mẹ của họ là Vua Christian III của Đan Mạch, đã chia các Công quốc SchleswigHolstein. Adolf, là người trẻ nhất, được quyền lựa chọn đầu tiên. Vì ông đã chọn phần có lâu đài Gottorp, nên dòng dõi của ông được gọi là Holstein-Gottorp.
Năm 1743, Adolf Frederick, Công tước xứ Holstein-Gottorp được bầu làm thái tử Thụy Điển như một sự nhượng bộ của Thụy Điển đối với Đế quốc Nga, một chiến lược nhằm đạt được một nền hòa bình có thể chấp nhận được sau Chiến tranh Nga – Thụy Điển (1741–1743). Ông trở thành Vua Thụy Điển vào năm 1751, sau cái chết của Vua Fredrik I của Vương tộc Hessen.
Vua Gustav III, con trai cả của Adolf Frederick, cho rằng thông qua bà cố của ông, triều đại của họ có nguồn gốc từ Vương tộc Vasa. Ông bày tỏ mong muốn triều đại của họ được gọi là Vasa, là vương thất mới của Vasa và là sự tiếp nối của vương thất Vasa ban đầu. Tuy nhiên không có sự chứng mình nào có thể thuyết phục để được chấp nhận một cách hợp pháp. Các nhà sử học không đồng ý với mong muốn của Gustav và triều đại luôn được gọi là Holstein-Gottorp.
Năm 1809, con trai của Gustav III là Vua Gustav IV Adolf bị phế truất sau khi Phần Lan thất thủ, và triều đại này biến mất khỏi lịch sử Thụy Điển sau cái chết không để lại người thừa tự của chú ông là Vua Karl XIII vào năm 1818. Năm 1810, Jean Baptiste Bernadotte (sau này là Karl XIV Johan), Thống chế của Pháp, dưới sự dàn xếp của Hoàng đế Napoleon I đã được bầu làm thái tử và trở thành người sáng lập ra triều đại Bernadotte, hậu duệ của ông trị vì Thụy Điển cho đến tận ngày nay.
Năm 1836, Vương tử Gustav, con trai của Gustav IV Adolf bị phế truất, được phong làm Thân vương xứ Vasa ở Áo (viết Wasa). Tuy nhiên, việc sử dụng cái tên đó đã chấm dứt khi đứa con duy nhất còn sống của ông là Calora xứ Vasa, chết mà không có con, Vương tộc Holstein-Gottorp Thụy Điển tuyệt tự dòng nam.

Cuộc hôn nhân của Vua tương lai Gustaf V với Đại công nữ Victoria xứ Baden vào năm 1881 đã hợp nhất Vương tộc Bernadotte cầm quyền với hậu duệ của Vương tộc Holstein-Gottorp vì Victoria là chắt gái của Gustav IV Adolf bị phế truất.

Gustav III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Vua Gustav III
(1771 - 1792)
Vị vua thứ 2 của Thụy Điển đến từ Nhà Holstein-Gottorp
1 Riksdaler Gustav III - 1790 OL
234 năm (tính từ 2024)

1831 - 1849
AU-56
41.0 mm
87,8% Ag
29,25 gr
Bạc ròng
25,68 gr
635.898
9.000.000
382,57$

GUSTAV III
Năm 1777, Gustav III là nguyên thủ quốc gia trung lập chính thức đầu tiên trên thế giới công nhận Hoa Kỳ.
Thông qua việc mua lại Saint Barthélemy vào năm 1784, Gustav đã cho phép khôi phục các thuộc địa hải ngoại của Thụy Điển ở châu Mỹ, cũng như lợi nhuận từ việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương.
Thủ phủ Gustavia của Saint Barthélemy được đặt theo tên của vua Gustav III của Thụy Điển.
Năm 1792, Gustav III bị bắng vào lưng trong một vũ hội hóa trang, đây là một phần của âm mưu đảo chính quốc hội-quý tộc, nhưng ông đã xoay sở để nắm quyền chỉ huy và dập tắt cuộc nổi dậy trước khi bị nhiễm trùng huyết và qua đời 13 ngày sau đó, ông đã nhận được lời xin lỗi từ nhiều kẻ thù chính trị của mình.
Gustav đã thành lập Viện Hàn lâm Thụy Điển, tạo ra quốc phục (Nationella dräkten) và xây dựng Nhà hát Opera Hoàng gia Thụy Điển. Năm 1772, ông thành lập Huân chương Hoàng gia Vasa.
Thông qua cháu nội là Sofia Wilhelmina của Thụy Điển, con gái của Gustav IV Adolf của Thụy Điển, Gustav III là ông nội vợ của Leopold I xứ Baden và tổ tiên của tất cả các Đại công tước xứ Baden còn lại.

Thông qua mẹ mình, Luise Ulrike của Phổ, ông gọi Friedrich Đại đế của Phổ là bác, thông qua cha mình, ông là anh em họ đời đầu với Nữ hoàng Catherine của Nga. Ông là anh trai ruột của Karl XIII của Thụy Điển, người đã lên thay khi con trai của ông là Gustaf IV Adolf của Thụy Điển bị lất đổ. Hoàng đế Napoleon đã thu xếp để Karl XIII nhận người của mình là Tướng Jean-Baptiste Bernadotte làm con nuôi và người thừa kế, sau trở thành Karl XIV và khai sinh ra Vương tộc Bernadotte, vẫn còn trị vì Thuỵ Điển đến tận này nay.

🛑 Triều đại Bernadotte

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI BERNADOTTE
Triều đại Bernadotte (Bét-na-đột-th) là một triều đại quân chủ tương đối trẻ trên thế giới, vì chỉ mới có lịch sử hơn 200 năm. Người tạo ra vương tộc này chính là Nguyên soái người Pháp Jean-Baptiste Bernadotte, Thân vương xứ Pontecorvo, được Hoàng đế Napoleon đưa lên làm người thừa kế ngai vàng Thuỵ Điển vào năm 1810. Năm 1818, sau cái chết của Karl XIII của Thụy Điển thuộc Vương tộc Holstein-Gottorp, Jean-Baptiste trở thành vua Thuỵ Điển và Na Uy với vương hiệu Karl XIV Johan của Thuỵ Điển và Karl III Johan của Na Uy. Trước đó, từ năm 1811, vì tuổi già sức yếu của Vua Karl XIII, Jean-Baptiste đã trở thành nhiếp chính vương cai trị chính thức Thuỵ Điển.
Triều đại Bernadotte đã trị vì Thuỵ Điển từ năm 1818 cho đến tận ngày nay, đã trải qua 7 đời quân chủ, bao gồm: Karl XIV Johan (1818-1844); Oscar I (1844-1859); Karl XV (1859-1872); Oscar II (1872-1907); Gustaf V (1907-1950); Gustaf VI Adolf (1950-1973) và Carl XVI Gustaf (1973-Nay). Ngày 14/1/1814, Nghiếp chính Karl Johan ký Hòa ước Kiel với Đan Mạch, buộc nước này trao Na Uy cho Thụy Điển, vì thế 4 vị quân chủ đầu tiên của Bernadotte là vua của cả 2 ngai vàng Thuỵ Điển và Na Uy, đến năm 1905 thì điều này được bãi bỏ, ngai vàng Na Uy được trao cho Vương tử Christian Frederik, con trai thứ 2 của Vua Frederik VIII của Đan Mạch đến từ Vương tộc Glücksburg và vương tộc này trị vì Na Uy đến tận ngày nay.
Vị quân chủ tương lai của Thuỵ Điển sẽ là một nữ vương, vì người thừa kế ngai vàng hiện tại là Victoria, Nữ Công tước xứ Västergötland, con trưởng của vị vua hiện tại. Quyền kế vị của con trưởng dù gái hay trai chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/1980, khi Nghị viện Thụy Điển sửa đổi Luật Kế vị. Nếu luật này không sửa đổi thì em trai của Victoria, Vương tử Carl Philip, Công tước xứ Värmland mới là người kế vị. Nếu Victoria trở thành nữ vương thì bà sẽ là nữ quân chủ thứ 4 trong lịch sử Thuỵ Điển và nữ vương đầu tiên của Vương tộc Bernadotte, sau: Margrete I (1389-1412); Kristina (1632-1654) và Ulrika Eleonora (1718-1720).
Ông tổ của Nhà Bernadotte, Jean-Baptiste sinh ra tại tỉnh Pau thuộc Tây Nam Vương quốc Pháp, ông gia nhập quân ngủ từ năm 1780 dưới thời vua Louis XVI, trở thành sĩ quan vào năm 1792 sau khi giải cứu tướng Pháp Marquis d'Ambert trong một cuộc bạo loạn. Năm 1804, Napoleon Bonaparte lên làm hoàng đế và phong 18 người làm thống chế, trong đó có Jean-Baptiste. Sau khi hỗ trợ Napoleon giành chiến thắng tại trận Austerlitz năm 1805, ông được phong làm Thân vương xứ Pontecorvo (một thân vương quốc có chủ quyền), lãnh địa này nằm gần Napoli để giám sát Giáo hoàng Piô VII.

Jean-Baptiste kết hôn với Désirée Clary vào năm 1789, và bà này từng là vợ chưa cưới của Tổng tài Napoleon, đồng thời, chị gái của bà là Julie Clary, vợ của Joseph Bonaparte (Anh trai của Napoleon), vua tương lai của Napoli, Sicilia và Tây Ban Nha. Chính điều này đã khiến ông trở thành thành viên mở rộng của Vương tộc Bonaparte, giúp thắc chặc thêm mối quan hệ giữa ông với Napoleon, vì Napoleon có thói quen nâng đỡ người nhà, bao gồm cả các con, cháu riêng của vợ. Chính Joseph Bonaparte cũng đã giúp ông thoát tội phản loạn nhiều lần trước Napoleon. Tất cả các vị vua của của Thuỵ Điển thuộc Nhà Bernadotte đều là hậu duệ của ông với Désirée Clary.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Oscar II
(1872 - 1907)
Vị vua thứ 4 của Thuỵ Điển đến từ Nhà Bernadotte; Vị quân chủ thứ 4 và cuối cùng của Liên minh Thuỵ Điển và Na Uy

1907
MS-62
31.0 mm
80,0% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
12,0 gr
251.000
1.575.000
64,29$

Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Gustaf V
(1872 - 1907)
Vị vua thứ 5 của Thuỵ Điển đến từ Nhà Bernadotte

1932
MS-63
31.0 mm
80,0% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
12,0 gr
253.770
1.746.000
71,27$

Gustaf VI Adolf

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Gustaf VI Adolf
(1950 - 1973)
Vị vua thứ 6 đến từ Nhà Bernadotte

1952
AU
36.0 mm
40,0% Ag
22,88 gr
Bạc ròng
9,142 gr
242.241
800.000
34,04$


1966
AU
34.0 mm
40,0% Ag
18,0 gr
Bạc ròng
7,2 gr
1.023.500
500.000
21,28$

Carl XVI Gustaf

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Carl XVI Gustaf
(1973 - Nay)
Vị vua thứ 7 đến từ Nhà Bernadotte
5 Kronor_Carl XVI GustafVương hậu Silivia_Đám cưới hoàng gia - 1976

1952
UNC
36.0 mm
92,5% Ag
27,03 gr
Bạc ròng
25,00275 gr
2.000.000
1.331.000
52,4$

📕 ĐAN MẠCH

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC OLDENBURG
(1448 - 1863)

Nhà Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, còn được gọi tắt là Nhà Glücksburg, là chi nhánh còn tồn tại lâu đời nhất của Nhà Oldenburg, một trong những hoàng gia lâu đời nhất châu Âu. Nhân vật sớn nhất của Nhà Oldenburg được nhắc đến vào năm 1091, đó là Bá tước Elimar I, tên của gia tộc được đặt theo Lâu đài Oldenburg (nằm ở Oldenburg, Niedersachsen, Đức ngày nay).

  • Các cuộc hôn nhân của các Bá tước xứ Oldenburg thời trung cổ đã mở đường cho những người thừa kế của họ trở thành vua của nhiều vương quốc Scandinavia khác nhau. Thông qua cuộc hôn nhân với hậu duệ của Vua Valdemar của Thụy Điển và Vua Erik IV của Đan Mạch, một yêu sách thừa kế ngai vàng đối với Thụy Điển và Đan Mạch đã được đặt ra từ năm 1350.
  • Christian con trai của Bá tước Dietrich xứ Oldenburg đã trở thành vua của Đan Mạch vào năm 1448, vua của Na Uy vào năm 1450 và vua của cả Thụy Điển vào năm 1457. Ngoài ra ông cũng trở thành Công tước xứ Holesten thuộc Thánh chế La Mã vào năm 1474. Christian trở thành vị vua đầu tiên đến từ Nhà Oldenburg và nâng nó lên hàng vương tộc.
  • Nhà Oldenburg đã từng có thời gian ngắn chuẩn bị thừa kế ngai vàng Vương quốc Anh thông qua cuộc hôn nhân của Nữ vương AnneVương tử George của Đan Mạch và Na Uy vào năm 1683; tuy nhiên, do tất cả con cái của họ đều mất sớm, nên vương miện đã được chuyển cho Nhà Hannover. Năm 2022, sau cái chết của Nữ vương Elizabeth II của Anh, con trai trường của bà và chồng Vương tế Philipp (người Nhà Oldenburg) là Charles III lên kế vị ngai vàng Anh, vì thế nước Anh và các nhà nước thịnh vương chung của nó hiện đang nằm dưới vương quyền của Nhà Oldenburg thông qua Chi nhánh Glücksburg.
Triều đại Glücksburg
(1863 - Nay)
Năm 1564, chắt của Christian I (vị vua đầu tiên đến từ Nhà Oldenburg) là Frederik II của Đan Mạch, khi phân chia lại các thái ấp của Schleswig và Holstein, đã giữ lại một số vùng đất cho dòng dõi hoàng gia cấp cao của mình trong khi phân bổ Glücksburg cho em trai mình là Công tước Johann Trẻ tuổi (1545–1622), cùng với Sønderborg. Những người thừa kế của Johann tiếp tục chia nhỏ phần của họ và tạo ra, trong số những nhánh khác.
Đến năm 1825, lâu đài Glücksburg đã trở lại với vương miện Đan Mạch (từ một nhánh công tước khác có tên là Glücksburg, đã tuyệt tự vào năm 1779) và được Vua Frederik VI của Đan Mạch trao tặng cùng năm đó, cùng với một tước hiệu công tước mới, cho người họ hàng của ông là Friedrich xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Beck và Friedrich trở thành ông tổ của Vương tộc Glücksburg.
Công tử Christian xứ Schleswig-Holstein-Sonderburg-Glücksburg, con trai thứ tư của Công tước Friedrich xứ Glücksburg, được công nhận trong Nghị định thư London năm 1852 là người kế vị Vua Frederik VII của Đan Mạch (dòng trưởng của Nhà Oldenburg) không có con. Ông trở thành Vua của Đan Mạch với tư cách là Christian IX vào ngày 15 tháng 11 năm 1863.
Dòng trưởng của Nhà Oldenburg tuyệt tự dòng nam vào năm 1863, nhánh cao cấp nhất lúc đó còn tồn tại là Schleswig-Holstein, chính thức tuyệt tự dòng nam sau cái chết của Công tước Augustenburg cuối cùng vào năm 1931. Kể từ đó Nhà Glücksburg trở thành dòng dõi cao cấp của Nhà Oldenburg.
Một dòng dõi khác của Nhà Oldenburg là Công tước xứ Holstein-Gottorp, bao gồm hai nhánh nắm giữ chủ quyền cho đến thế kỷ XX. Nhánh Romanov-Holstein-Gottorp đã bị hành quyết và lưu đày khỏi Đế quốc Nga vào năm 1917 sau Cách mạng tháng 10 Nga, trong khi Đại công quốc Oldenburg bị bãi bỏ vào năm 1918, mặc dù dòng dõi triều đại của nó vẫn còn tồn tại.
Quân chủ hiện giờ của Đan Mạch là Nữ vương Margrethe II con gái cả trong 3 người con gái của Vua Frederik IX của Đan Mạch và Vương nữ Ingrid của Thụy Điển. Người thừa kế ngai vàng Đan Mạch hiện tại là Vương tử Joachim trên thực tế ông sẽ phải mang họ của cha mình là Henrik Laborde de Monpezat gốc Pháp. Vì thế, Nữ vương Margrethe II chính là người Nhà Glücksburg cuối cùng trị vì Đàn Mạch, vị quân chủ tiếp theo sẽ đến từ Nhà Monpezat.
  • Nhánh Glücksburg - Hy Lạp trị vì vương quốc này từ năm 1863 đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1973, trải qua 110 năm với 5 đời quân chủ: Georgios I (1863-1913); Konstantinos I (1913-1917); Alexandros I của Hy Lạp (1917-1920) trở lại ngai vàng lần 2 (1920-1922) sau cái chết của Konstantinos I; Georgios II lên ngôi lần 1 (1922-1924) và lần 2 (1935-1947); Pavlos I (1947-1964); Konstantinos II (1964-1973).

  • Hậu duệ của ông vẫn còn đang trị vì Na Uy cho đến tận ngày nay, đã trải qua 3 đời quân chủ: Haakon VII (1905-1957); Olav V (1957-1991) và Harald V (1991-Nay). Người thừa kế hiện tại của ngai vàng Na Uy chính là Thái tử Haakon Magnus, người con thứ 2 và là con trai duy nhất của đương kim quốc vương Harald V.

🛑 Christian IX

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Christian IX
(1863 - 1906)
Vị vua đầu tiên của Đan Mạch đến tứ Nhà Glücksburg
2 Rigsdaler Christian IXFrederik VII (Death) - 1863
161 năm (2024)

1863
AU
39,5 mm
87,5% Ag
28,893 gr
Bạc ròng
(25,281375 gr)
101.000
7.000.000
303,03$

FREDERIK VIII
Ông là cha của 2 vị vua Frederik VIII của Đan MạchGeorgios I của Hy Lạp, người được bầu lên ngai vàng Hy Lạp vào năm 1863 và hậu duệ của ông trị vì Hy Lạp cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1973. Cháu nội của ông là Haakon VII của Na Uy, người được bầu lên ngai vàng Vương quốc Na Uy vào năm 1905 và hậu duệ của ông cai trị Na Uy đến tận ngày nay. Con gái của ông là Alexandra của Đan Mạch đã kết hôn với Edward VII của Anh, con trai trưởng của Nữ vương Victoria, vì thế Christian là ông ngoại của Vua George V. Con gái của ông là Dagmar của Đan Mạch kết hôn với Hoàng đế Aleksandr III của Nga, vì thế ông là ông ngoại của Hoàng đế Nikolai II vị hoàng đế cuối cùng của Nga. Con gái út của ông là Thyra của Đan Mạch kết hôn với thái tử cuối cùng của Hanover Ernst August, con trai của Vua Georg V vị vua cuối cùng của Hannover, vì thế ông là ông ngoại của Công tước Ernst August xứ Braunschweig, công tước cuối cùng của Công quốc Braunschweig. Sáu người con của ông đã kết hôn với các gia đình hoàng gia ở khắp châu Âu, khiến ông được mệnh danh là "cha vợ của châu Âu".
Khi còn trẻ, Christian không thành công trong việc tìm kiếm một cuộc hôn nhân với Vương thất Anh, người này về sau chính là Victoria của Anh, đồng thời cũng là em họ đời thứ ba của ông. Tại Cung điện AmalienborgCopenhagen vào ngày 26/05/1842, ông kết hôn với người em họ đời thứ hai của mình, Luise của Hessen-Kassel, một cháu gái của Vua Christian VIII của Đan Mạch.
Ông là vị vua thứ 17 của Đan Mạch đến từ Nhà Oldenburg và các nhánh của nó, và là vị vua đầu tiên đến từ Nhà Glücksburg (Glücksburg là một nhánh thứ của Oldenburg). Triều đại Glücksburg đã đóng góp cho Đan Mạch 6 vị quân chủ và trị vì cho đến tận ngày nay. Nhưng trên thực tế, vị vua đang trị vì hiện giờ của Đan Mạch là Frederik X, con trai của Nữ vương Margrethe II của Đan MạchHenrik, Vương tế Đan Mạch, cha của ông vốn thuộc Nhà Monpezat, có nguồn gốc từ Béarn, Tây Nam nước Pháp.

Năm 1919, con gái của ông là Thái hậu Maria Feodorovna, vợ của Sa hoàng Alexander III và mẹ của Nicholas II, đã trốn thoát khỏi Nga trên tàu HMS Marlborough, do cháu trai bà, Vua George V của Anh, cử đến để giải cứu bà, theo sự thúc giục của chính mẹ mình là Thái hậu Alexandra, chị gái của Maria. Sau một thời gian ở Anh, bà trở về quê hương Đan Mạch, đầu tiên sống tại Cung điện Amalienborg, với cháu trai của bà, Vua Christian X, và sau đó, tại Villa Hvidøre, bà qua đời vào năm 1928.

🛑 Christian X

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Christian X
(1912 - 1947)
Vị vua thứ 3 của Đan Mạch đến tứ Nhà Glücksburg
2 Kroner_Christian X 1916
108 năm (2024)

1915-1916
AU
31,0 mm
80,0% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
(12,0 gr)
402.000
750.000
31,91$
2 Kroner_Kỷ niệm 60 năm ngày sinh của Vua Christian X (1870-1930)
90 năm (2024)

1930
MS-65
31,0 mm
80,0% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
(12,0 gr)
303.640
650.000
27,66$

  • Frederik VII của Đan Mạch sở hữu một chiếc mũ nguyên soái đội đầu trong chiến trận được làm từ nhôm, thời đó nhôm mới được tinh luyện nên có giá đắc hơn cả vàng.

📕 THỤY SĨ

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Thụy Sĩ (Napoleon)

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
LIÊN BANG THỤY SĨ (NAPOLEONIC)
(1803 - 1815)
Bang Zurich
Quốc gia phụ thuộc

----------
40 batzen Zurich - 1813
211 năm (tính từ 2024)
1813
AU
41,0 mm
90% Ag
29,43 gr
Bạc ròng
(26,487 gr)
57.896
3.500.000
150,22$

🛑 Liên bang Thụy Sĩ

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Tổng thống Bernhard Hammer
(1/1/1879 - 31/12/1879)
Tổng thống thứ 31 của Thụy Sĩ
5 franc_Lễ hội Bắn súng Basel - 1879
145 năm (tính từ 2024)

1879
AU
37,0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
30.000
4.300.000
184,55$

📕 ROMANIA

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC HOHENZOLLERN-SIGMARINGEN
Vương tộc Hohenzollern-Sigmaringen của Romania là một chi nhánh đến từ dòng Hohenzollern-Sigmaringen, một thân vương quốc trong Đế chế La Mã Thần thánh (1576-1850) nó là một trong 3 dòng thuộc Nhánh Hohenzollern-Swabia, là nhánh trưởng của Vương tộc Hohenzollern, trong khi đó Nhánh dưới là Hohenzollern-Franconia cai trị Tuyển hầu xứ Brandenburg, Vương quốc Phổ và sau là Đế quốc Đức.
Sau cái chết của Bá tước Karl I xứ Hohenzollern, Bá quốc Hohenzollern đã được chia cho 3 người con của ông: Người con trai thứ 2 là Karl đã nhận vùng Sigmaringen và trở thành bá tước đầu tiên của xứ Hohenzollern-Sigmaringen. Đến đời con của ông là Johann thì được nâng lên thành thân vương quốc. Nhánh này trải qua 10 đời quân chủ cai trị, trong đó có 1 bá tước và 9 thân vương. Năm 1849, Thân vương thứ 9 là Karl Anton cùng với người họ hàng là Thân vương Konstantin xứ Hohenzollern-Hechingen đã quyết định nhường lãnh thổ lại cho Vương quốc Phổ.
Vương tộc Sigmaringen-Romania (1866-1947) có nguồn gốc từ người con trai thứ 2 của Thân vương Karl Anton là Thân vương tử Karl Eitel đã được bầu lên làm Thân vương xứ Moldavia và Wallachia vào năm 1866 sau khi Thân vương Alexandru Ioan Cuza bị lật dổ. Năm 1881 thì lập ra Vương quốc România, ông trở thành vị vua đầu tiên với vương hiệu Carol I của România.
Sau khi Carol qua đời mà không có con thừa tự vào năm 1914, ngai vàng được nhường lại cho cháu của ông là Ferdinand, con trai của em trai ông Leopold xứ HohenzollernAntónia của Bồ Đào Nha (con gái của Nữ vương Maria II của Bồ Đào Nha).

Người nhà Sigmaringen cai trị Romania cho đến năm 1947 thì bị lật đổ, trải qua 4 đời quân chủ với 86 năm: Carol I (1866-1914); Ferdinand I (1914-1927); Mihai I (1927-1930); Carol II của România (1930-1940); Mihai I lên ngôi lần 2 (1940-1947). Dòng này cũng đã chính thức tuyệt tự dòng nam sau khi cựu vương Mihai I của România qua đời vào năm 2017, vì ông chỉ có 5 người con gái.

🛑 Thân vương quốc Romania

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Thân vương Carol I
(1866 - 1881)
Vị Thân vương thứ 2 và Vua đầu tiên Romania
5 lei Carol I - 1881
143 năm (2024)

1880 - 1881
XF
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
2.200.000
1.700.000
72,96$

🛑 Vương quốc Romania

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Mihai I
(1927 - 1930 & 1940 - 1947)
Vị quân chủ thứ 3 và 5 cũng như cuối cùng của Romania
100.000 lei Mihai I - 1945

1946
MS
37.0 mm
8/2023
70% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(17,5 gr)
2.002.000
1.280.000
54,02$

📕 BULGARIA

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC SACHSEN-COBURG & GOTHA-KOHÁRY
Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha-Koháry là một nhánh của Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha, vì thế nó là một chi nhánh thuộc dòng Ernestine của Vương tộc Wettin. Vương tộc này được tạo ra từ cuộc hôn nhân giữa Thân vương Ferdinand đến từ Nhà Sachsen-Coburg và Gotha với Nữ thân vương Mária Antónia Koháry xứ Csábrág và Szitnya của Nhà Koháry vào năm 1815. Mária Antónia Koháry là nữ thừa kế của Ferenc József, Thân vương Koháry xứ Csábrág và Szitnya, một trong 3 chủ nhất giàu có nhất Vương quốc Hungary thuộc Đế quốc Áo. Trước khi Mária kết hôn 2 tuần, Hoàng đế Franz Joseph I của Áo đã nâng cha bà lên hàng thân vương đế chế để cho cuộc hôn nhân của Mária với Ferdinand không rời vào quý tiện kết hôn, vì Ferdinand xuất thân từ một triều đại cai trị. Nhờ vào điều này mà hậu duệ của họ đã được hôn phối với các vương tộc ở khắp châu Âu.
Thân vương Ferdinand là người con thứ 5 và là con trai thứ 2 của công tước Franz I xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld, vì thế ông là em trai của Ernst I xứ Sachsen-Coburg và Gotha, anh trai của Vua Léopold I của BỉVictoire xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld, vì thế ông là bác của Nữ hoàng Victoria.
Năm 1826, sau cái chết của cha vợ, Ferdinand và vợ đã được thừa kế hơn 150.000 ha đất ở Hạ Áo, HungarySlovakia ngày nay, bao gồm các điền trang, rừng, hầm mỏ và nhà máy, tổng tài sản lên đến 20 triệu franc.

🛑 Thân vương quốc Bulgaria

[sửa | sửa mã nguồn]

Ferdinand I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Thân vương thứ 2 và Sa hoàng đầu tiên của Bulgaria
5 leva Ferdinand I - 1894
130 năm (2024)

1894
AU
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
1.800.000
1.700.000
72,96$

🛑 Sa quốc Bulgaria

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Sa hoàng Boris III
(1918 - 1943)
Vị Sa hoàng thứ 2 và áp chót của Bulgaria
100 leva Boris III - 1937

1934-1937
MS
34.0 mm
50% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
(10,0 gr)
2.207.417
950.000
38,38$

BORIS III
Boris III của Bulgaria là anh trai của Kiril, Thân vương xứ Preslav, sau khi anh trai đột ngột qua đời, Thân vương Kiril trở thành người đứng đầu hội đồng nhiếp chính cho cháu mình là Simeon II của Bulgaria, lúc đó mới 6 tuổi. Tháng 1 năm 1945, ông bị chính quyền cộng sản kết án tử hình, vào đêm ngày 1 tháng 2 năm 1945, ông bị hành quyết tại Nghĩa trang Trung tâm Sofia cùng với cựu Thủ tướng kiêm Nhiếp chính Giáo sư Bogdan Filov, Nhiếp chính Nikola Mihov, cùng một loạt cựu bộ trưởng nội các, cố vấn hoàng gia và 67 nghị sĩ. Ngày 26/8/1996, Tòa án Tối cao đã hủy bản án ngày 1/2/1945 kết án tử hình ba nhiếp chính, bộ trưởng và ủy viên hội đồng.

📕 VƯƠNG QUỐC BỈ

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC SACHSEN-COBURG & GOTHA BỈ
Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha của Bỉ là một nhánh của Vương tộc Sachsen-Coburg và Gotha của Đức và bản thân nó là một chi nhánh của Dòng Ernestine thuộc Vương tộc Wettin. Ông tổ của Sachsen-Coburg Gotha Bỉ chính là Công tử Leopold, con trai út của Công tước Franz I xứ Sachsen-Coburg-SaalfeldAuguste Reuß xứ Ebersdorf. Leopold được Quốc hội Bỉ bầu lên ngai vàng Vương quốc Bỉ vào ngày 26 tháng 6 năm 1831, khi quốc gia này vừa giành độc lập và chính thức thoát khỏi sự cai trị của Vương tộc Oranje-Nassau của Hà Lan. Ông tuyên thệ trước hiến pháp tại Cung điện Coudenberg ở thủ đô Bruxelles 25 ngày sau đó và ngày ông tuyên thệ (21/7/1831) cũng trở thành ngày Quốc khánh của Vương quốc Bỉ.
Ngày 2 tháng 5 năm 1816, tại dinh thự CarltonLuân Đôn, Anh, ông đã tổ chức lễ thành hôn với Vương tôn nữ Charlotte Augusta xứ Wales - con gái hợp pháp duy nhất của Hoàng tử nhiếp chính Anh (sau này là Vua George IV của Anh). Do đó, vợ ông được xếp thứ 2 trong danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Anh, ông được ban tước hiệu Thống chế và Hiệp sĩ Garter. Ngày 5 tháng 11 năm 1817, Công chúa Charlotte qua đời vì sinh non. Nếu bà còn sống, bà sẽ trở thành Nữ hoàng Anh sau cái chết của cha mình là Vua George IV; và Léopold sẽ trở thành Hoàng thân Anh chứ không phải là Vua Bỉ. Mặc dù Charlotte đã qua đời, nhưng Nhiếp chính vương tử vẫn phong tặng cho Léopold kính xưng Royal Highness vào ngày 6 tháng 4 năm 1818.
Leopod kết hôn lần thứ hai vào ngày 9 tháng 8 năm 1830 với Louise Marie của Orléans, con gái của Louis-Philippe I của Pháp và các con của ông bao gồm Léopold II của BỉHoàng hậu Charlotte của Mexico.
Hậu duệ của Leopold vẫn trị vì Vương quốc Bỉ cho đến tận ngày nay, đã trải qua 194 năm với 7 đời quân chủ: Léopold I (1831-1865); Léopold II (1865-1909); Albert I (1909-1934); Léopold III (1934-1951); Baudouin (1951-1993); Albert II (1993-2013) và Philippe (2013-Nay).

Người đang đứng thứ nhất trong dòng kế vị ngai vàng của Bỉ là Élisabeth của Bỉ với tước hiệu Nữ công tước xứ Brabant. Người đứng thứ 2 trên dòng kế vị chính là em trai của cô, Vương tử Gabriel, thứ 3 là Vương tử Emmanuel và thứ 4 là Vương nữ Eléonore.

🛑 Leopold I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Leopold I
(1831 - 1865)
Vị vua đầu tiên của Vương quốc Bỉ
5 franc Leopold I - 1833
191 năm (2024)

1832 - 1849
XF
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
1.125.666
2.000.000
85,11$

🛑 Leopold II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Leopold II
(1865 - 1909)
Vị vua thứ 2 của Vương quốc Bỉ
5 franc Leopold II - 1870
154 năm (2024)

1865 - 1878
AU
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
10.468.075
950.000
40,77$
5 franc Leopold II - 1871

1865 - 1878
MS
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
4.783.434
800.000
34,34$

  • Một người đàn ông tên là Vincent Buyssens sống ở Antwerp, Vương quốc Bỉ đã chia sẻ một câu chuyện kỳ lạ về ông nội của mình trong Thế chiến thứ nhất trên trang Reddit liên quan đến những đồng xu bạc được đúc dưới thời trị vì của vua Leopold II. Anh ấy kể rằng, vào những ngày đầu của cuộc chiến, ông nội của anh ta đi cùng với một đồng đội trong một cuộc tuần tra, vì trong túi áo có mang theo 6 đồng xu bạc mệnh gia 5fr nên đã tạo ra tiếng động, khiến thu hút lính Đức. Một phát đạn đã được bắn ra găm vào ngực của ông nội Vincent, nhưng nhờ vào 6 đồng xu bạc nên đã cứu sống ông ấy.

🛑 Leopold III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Leopold III
(1934 - 1951)
Vị vua thứ 4 của Vương quốc Bỉ

1948-1951
AU
33.0 mm
83,5% Ag
18,0 gr
Bạc ròng
15,03 gr
4.691.000
350.000
14,89$

🛑 Baudouin I

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Baudouin I
(1951 - 1993)
Vị vua thứ 5 của Vương quốc Bỉ

1976
MS
37.0 mm
83,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
20,875 gr
1.000.000
700.000
29,79$

📕 LUXEMBOURG

[sửa | sửa mã nguồn]
ĐẠI CÔNG QUỐC LUXEMBOURG VÀ TRIỀU ĐẠI NASSAU

Tiền thân của Đại công quốc Luxembourg (1815-nay) là Công quốc Luxembourg (1353-1815), một nhà nước thuộc Đế chế La Mã Thần thánh, quê hương của tổ tiên Nhà Luxembourg, là một trong những thế lực chính trị quan trọng vào thế kỷ XIV, cạnh tranh với Nhà Habsburg để giành quyền tối cao ở Trung Âu, họ đã thừa kế Triều đại Přemysl trong việc sở hữu Bohemia và Moravia. Có tất cả 3 vị hoàng đế La Mã Thần thánh xuất thân từ Nhà Luxembourg, cho đến khi dòng dõi những người thừa kế nam của họ tuyệt tự và Nhà Habsburg nhận được các lãnh thổ mà hai Nhà đã thỏa thuận ban đầu trong Hiệp ước Brünn năm 1364. Tiền thân của Công quốc Luxembourg là Bá quốc Luxembourg (1059-1353). Ba hoàng đế của Nhà Luxembourg:

Năm 1354, Hoàng đế Karl IV của Thánh chế La Mã (thành viên của Nhà Luxembourg) đã nâng Bá quốc Luxembourg lên thành Công quốc và người em cùng cha khác mẹ của ông là Wenceslaus I trở thành vị công tước đầu tiên. Wenceslaus đã sáp nhập thêm Bá quốc Chiny vào Luxembourg và khiến nó sở hữu một lãnh thổ lên đến 10.700 km2 - rộng nhất trong lịch sử Luxembourg.
Năm 1443, Nhà Luxembourg tuyệt tự, vì Sigismund của Thánh chế La MãElizabeth xứ Görlitz không có người thừa tự, nên tài sản của Nhà Luxembourg được chia lại cho các quý tộc châu Âu, trong đó Công quốc Luxembourg thuộc về Philippe Tốt bụng, Công tước xứ Bourgogne. Luxembourg giờ đây trở thành một phần của Hà Lan Bourgogne, nên đây sẽ là sự khởi đầu cho gần 400 năm cai trị của nước ngoài đối với Luxembourg.
Năm 1482, Philipp Đẹp trai thừa kế toàn bộ những gì sau này được gọi là Hà Lan Habsburg, và cùng với đó là Công quốc Luxembourg. Trong gần 320 năm, Luxembourg vẫn là tài sản của Nhà Habsburg hùng mạnh, đầu tiên là dưới sự cai trị của Habsburg-Áo (1506–1556), sau đó là dưới sự cai trị của Habsburg-Tây Ban Nha (1556–1714), trước khi quay trở lại sự cai trị của Áo (1714–1794). Dưới thời vua Louis XIV của Pháp, Hiệp ước Pyrenees được ký kết giữa Pháp và Tây Ban Nha, trong đó phân chia đầu tiên của Luxembourg đã được thực hiện. Theo Hiệp ước, Tây Ban Nha đã nhượng lại các pháo đài Stenay, ThionvilleMontmédy của Luxembourg và lãnh thổ xung quanh cho Pháp, với tổng diện tích bị mất là 1.060 km2, tương đương với 1/10 diện tích Công quốc Luxembourg vào thời điểm đó.
Trong Chiến tranh Liên minh thứ nhất, nước Pháp Cách mạng đã xâm lược Hà Lan thuộc Áo và Luxembourg. Trong những năm 1793 và 1794, hầu hết Công quốc đã bị chinh phục tương đối nhanh chóng. Tuy nhiên, Pháo đài Luxembourg đã chống cự trong gần 7 tháng trước khi lực lượng Áo chiếm giữ nơi này. Việc phòng thủ quật cường của Pháo đài Luxembourg đã khiến Lazare Carnot gọi nó là "pháo đài tốt nhất thế giới, ngoại trừ Gibraltar", từ đó thành phố này có biệt danh là Gibraltar của phương Bắc. Luxembourg đã bị Pháp sáp nhập, trở thành một phần của tỉnh Forêts, và việc sáp nhập được chính thức hóa tại Hiệp ước Campo Formio năm 1797. Nhiều ý tưởng của người Pháp vẫn tiếp tục có tác động lâu dài đến Luxembourg; một trong nhiều ví dụ có sự tham gia của Bộ luật Dân sự Napoléon được ban hành năm 1804 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
Sau thất bại của Napoleon năm 1815, Công quốc Luxembourg đã được khôi phục. Tuy nhiên, lãnh thổ này lại bị tranh chấp giữa Vương tộc Oranje-Nassau và Hollenzolern của Phổ. Tại Đại hội Viên, các cường quốc đã quyết định rằng Luxembourg sẽ trở thành một nhà nước thành viên của Bang liên Đức mới thành lập, nhưng đồng thời Vua Willem I của Hà Lan sẽ trở thành nguyên thủ của Luxembourg, trị vì dưới hình thức Liên minh cá nhân. Để làm hài lòng Phổ, đại hội đã quyết định cho quân Phổ đồn trú tại Pháo đài Luxembourg và cắt cho Phổ 2.280 km2, chiếm 24% lãnh thổ Luxembourg thời điểm đó. Cùng với Bitburg, Phổ đã giành được các thị trấn Neuerburg, St. Vith, SchleidenWaxweiler. Tổng cộng, các vùng đất này có dân số là 50.000 người. Ngày nay, các vùng đất này thuộc về cả Đức và Bỉ; quận Eupen-Malmedy đã được Đức nhượng lại cho Bỉ vào năm 1919 theo Hiệp ước Versailles. Để bù đắp cho Công quốc về tổn thất này, người ta đã quyết định nâng Công quốc lên thành Đại công quốc, do đó trao cho các quốc vương Hà Lan danh hiệu bổ sung là Đại công tước Luxembourg.
Sau khi Bỉ trở thành một quốc gia độc lập sau cuộc Cách mạng Bỉ thắng lợi năm 1830–1831, họ tuyên bố toàn bộ Đại công quốc Luxembourg là một phần của Bỉ, tuy nhiên, Vua Hà Lan, người cũng là Đại công tước Luxembourg, cùng với Vua Phổ, không muốn mất quyền kiểm soát pháo đài hùng mạnh Luxembourg vì thế không đồng ý với các yêu sách này. Tranh chấp được giải quyết bởi Hiệp ước London (1839), theo đó, Luxembourg được chia cắt lần thứ 3 và cũng là lần chia cắc cuối cùng. Luxembourg đã mất toàn bộ các vùng lãnh thổ phía tây (lãnh thổ nói tiếng Pháp), bao gồm các thị trấn Arlon, Aubange, Bastogne, Durbuy, Marche-en-Famenne, NeufchâteauVirton. Các vùng này (cùng với Công quốc Bouillon) sau đó đã thành lập nên tỉnh Luxembourg của Bỉ, hiện là tỉnh Wallonie, tỉnh lớn nhất ở Bỉ. Lãnh thổ được nhượng lại cho Bỉ là 4.730 km2 (1.830 dặm vuông), hay 65% ​​lãnh thổ của Đại công quốc vào thời điểm đó. Dân số của lãnh thổ này là 175.000 người: một nửa tổng dân số Luxembourg. Biên giới của Luxembourg hiện đại được định hình từ lần phân chia này.
Trong Chiến tranh Pháp-Phổ (1870) cả hai bên đều tôn trọng quyền trung lập của Luxembourg, nên đã không xâm lược nước này.
Tháng 11/1890, sau cái chết của Vua Willem III của Hà Lan, không để lại người thừa tự nam, ngai vàng Hà Lan được trao cho người con gái còn sống lớn tuổi nhất của ông là Vương nữ Wilhelmina lúc đó mới 10 tuổi, trong khi đó Đại công quốc Luxembourg thì áp dụng luật Salic, ngai vàng không được trao cho nữ giới, nên Cựu công tước xứ Nassau người họ hàng xa của Vua Willem III đến từ Vương tộc Nassau-WeilburgAdolphe đã được thừa kế Luxembourg - Trước đó, Adolphe là Công tước xứ Nassau, nhưng sau Chiến tranh Áo-Phổ, công quốc của ông đã bị sáp nhập vào Phổ.

Tính đến nay, Luxembourg đã trải qua 9 đời Đại công tước với 3 triều đại khác nhau, gồm có:

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

Vị Đại công tước thứ 8 của Luxembourg, và là Đại công tước đầu tiên đến từ Nhà Bourbon-Parma
25 Ecu Đại thế tử Henri - 1998
26 năm (2024)

1998
MS
37,0 mm
92,5% Ag
22,85 gr
Bạc ròng
(21,13625 gr)
15.000
990.000
38,83$

NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN
Jean là con trai cả của Nữ đại công tước Charlotte đến từ Vương tộc Nassau-WeilburgThân vương Felice của Vương tộc Borbone-Parma. Vì thế nếu theo đúng thông lệ con cái theo họ cha thì Jean là vị Đại công tước đầu tiên đến từ Nhà Borbone-Parma.

Ông tại vị từ năm 1964 đến khi thoái vị vào năm 2000, ngai vàng được nhường lại cho con trai trưởng là Đại công tử Henri người đang trị vì Luxemburg. Năm 1938, Jean được phong làm Đại công tử thừa kế Luxembourg, lúc đó đất nước của ông đã bị Đức quốc xã chiếm đóng và gia đình hoàng gia đang lưu vong tại Canada. Ông tham gia cuộc đổ bộ NormandyTrận Caen, đồng thời gia nhập lực lượng Đồng minh để giải phóng Luxembourg. Năm 1953, ông kết hôn với Vương nữ Joséphine Charlotte của Bỉ, con trưởng của Vua Léopold IIIAstrid của Thụy Điển, cháu ngoại của vua Oscar II của Thụy Điển.

📕 LIECHTENSTEIN

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI LIECHTENSTEIN
Tên của gia tộc được đặt theo Lâu đài Liechtenstein gần kinh đô Viên, ở Hạ Áo. Lâu đài này được tổ tiên của họ là Hugo von Liechtenstein xây dựng vào khoảng năm 1122-1136 trên một thái ấp mà ông nhận được từ các Phiên hầu xứ Babenberg của Áo. Ông cũng nhận được Petronell trên sông DanubeLâu đài Rohrau, gần biên giới khi đó với Vương quốc Hungary, lúc đầu là một thái ấp, từ năm 1142 là một tài sản dưới hình thức allod (có toàn quyền sở hữu và quyền chuyển nhượng). Heinrich I, lãnh chúa xứ Liechtenstein và Petronell, được Ottokar II của Bohemia, người mà ông ủng hộ về mặt chính trị, trao quyền lãnh chúa xứ Nikolsburg ở phía Nam Moravia như một tài sản allod vào năm 1249. Nơi đây vẫn là một trong những thái ấp trọng nhất của Nhà Liechtenstein cho đến khi bị bán vào năm 1560. Năm 1394, Johann I xứ Liechtenstein, lãnh chúa xứ Nikolsburg (mất năm 1397), đã mua lại điền trang Feldsberg (khi đó là Hạ Áo, ngày nay là Valtice, Cộng hòa Séc). Qua nhiều thế kỷ, triều đại này đã giành được những vùng đất rộng lớn, chủ yếu ở Moravia, Hạ Áo, SilesiaStyria, mặc dù trong mọi trường hợp, những vùng lãnh thổ này là một phần của các quốc gia do các triều đại khác cai trị, đặc biệt là Nhà Habsburg, nơi có một số Thân vương xứ Liechtenstein làm cố vấn thân cận.
Vào đầu thế kỷ XVI và XVII, ba anh em Lãnh chúa Karl, MaximilianGundakar đã khởi đầu một giai đoạn mới trong lịch sử gia tộc Liechtenstein. Họ cải đạo từ Tin Lành sang Công giáo và ủng hộ Hoàng đế thuộc Nhà Habsburg trong việc đàn áp cuộc nổi loạn Bohemia. Maximilian, với tư cách là Thống chế, đã giành chiến thắng trong Trận White Mountain cho Hoàng đế Ferdinand II của Thánh chế La Mã. Karl đã khôi phục trật tự với tư cách là Phó vương xứ Bohemia và giám sát việc bắt giữ và hành quyết 27 nhà lãnh đạo của cuộc nổi loạn. Vì điều này, cả ba người đều được phong làm Thân vương. Ngoài ra, họ có thể dễ dàng mua được những vùng đất rộng lớn từ các nhà quý tộc Tin Lành bị trục xuất và tước đoạt ở BohemiaMoravia, đặc biệt là vì chính Karl, với tư cách là đại diện của Hoàng đế, đã tiến hành các cuộc tịch thu này. Ông cũng nhận được Công quốc Troppau (Jägerndorf) ở Các công quốc Silesia từ Hoàng đế. Thân vương của Liechstensten vẫn giữ hai danh hiệu công tước này cho đến ngày nay. Hầu hết các điền trang này vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà Liechtenstein cho đến khi Tiệp Khắc tịch thu chúng vào năm 1945. Năm 1608, Karl I xứ Liechtenstein là người đầu tiên của gia tộc được phong Thân vương Thánh chế La Mã, nhưng phải 111 năm sau, năm 1719 thì người Nhà Liechtenstein mới trở thành một triều đài
Năm 1622, Maximilian thành lập một tu viện ở Vranov, nơi chôn cất hầu hết các Thân vương của Nhà Liechtenstein trong hầm mộ gia đình, cho đến khi một hầm mộ mới được xây dựng ở Vaduz vào năm 1960.

Tuy sở hữu rất nhiều lãnh thổ và điền trang trong Đế chế La Mã Thần thánh, nhưng không có lãnh thổ nào nhận được quyền đế chế trực tiếp immediate, nên người Nhà Liechtenstein tuy nhận tước hiệu thân vương, nhưng không sở hữu một nhà nước trự trị nào trong Đế chế, vì thế không thể đáp ứng yêu cầu chính để đủ điều kiện có một ghế trong Đại hội Đế chế La Mã Thần thánh (Reichstag). Để có quyền này, Gia tộc Liechtenstein phải sở hữu một lãnh địa không nằm dưới quyền phong kiến của bất cứ nhân vật nào khác ngoài chính Hoàng đế La Mã Thần thánh. Đây là chế độ quân chủ duy nhất của Đế chế La Mã Thần thánh vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Luxembourg cũng là chế độ quân chủ có từ thời Thánh chế La Mã, nhưng đã được bổi chủ nhiều lần chứ ko được cai trị đồng nhất bởi một vương tộc

  • Các Thân vương xứ Liechtenstein đã không đặt chân đến công quốc mới của họ trong nhiều thập kỷ sau đó. Vì vùng đất nhỏ xa xôi này chỉ bao gồm các ngôi làng nông nghiệp nhỏ, nên chính quyền được thành lập tại thị trấn gần nhất, Feldkirch ở Áo, nơi Thân vương đã xây dựng một tòa nhà văn phòng cho mục đích này. Lâu đài Vaduz, trung tâm của Bá quốc thời trung cổ cùng tên, vẫn chưa được sử dụng và được cho thuê làm nơi dừng chân cho những người đi bộ đường dài cho đến cuối thế kỷ XIX. Phải đến thời Thân vương Franz Josef II xứ Liechtenstein (1938-1989) thì ông mới ở toàn thời gian tại thân vương quốc của mình.
Với sự kết thúc tồn tại của Đế chế La Mã Thần thánh vào năm 1806, Thân vương quốc Liechtenstein đã trở thành quốc gia có chủ quyền và được Đại hội Viên công nhận về địa vị này vào năm 1814/1815. Thân vương Johann I trở thành người cai trị có chủ quyền đầu tiên. Ông đã mua một số lâu đài và điền trang ở Đế quốc Áo cho nhiều người con trai của mình, phần lớn vẫn là nơi ở của con cháu họ cho đến ngày nay (những dòng nhánh). Các thân vương trị vì tiếp tục sống trong các dinh thự tráng lệ của họ tại kinh thành Viên của Áo, Cung điện Thành phố LiechtensteinCung điện Vườn Liechtenstein, và trên các điền trang ở Moravian và Bohemian của họ, với Lednice và Valtice (được công nhận Di sản UNESCO) là nơi cư trú chính của họ.
Đức Quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc (1938–1945) vào đầu Thế chiến II thì dinh thự mới được chuyển từ Valtice đến Vaduz. Thân vương đã phản đối việc sáp nhập lãnh thổ Séc, bao gồm Valtice và Lednice, vào Sudetenland, và hậu quả là tài sản của ông đã bị Đức Quốc xã tịch thu, và sau đó gia đình ông đã chuyển đến Vaduz vào năm 1939. Áo cũng đã bị Đức sáp nhập thông qua Anschluss vào năm 1938. Sau Thế chiến thứ hai, không chỉ tài sản của gia đình ở Tiệp Khắc bị tịch thu mà ở Áo do Đồng minh chiếm đóng, hầu hết tài sản của họ cũng nằm trong vùng chiếm đóng của Liên Xô và do đó không thể tiếp cận được cho đến khi kết thúc cuộc chiếm đóng vào năm 1955. Do việc tịch thu ở Tiệp Khắc do các sắc lệnh Beneš năm 1945, gia đình đã mất một phần lớn đất đai của mình, với khoảng 1.200 kilômét vuông (463 dặm vuông), gấp 7,5 lần tổng diện tích của chính Thân vương quốc Liechstenstein.
Đây là chế độ quân chủ duy nhất còn lại ở châu Âu thực hành chế độ thừa kế cha truyền con nối (Agnatic primogeniture) nghiêm ngặt (loại trừ quyền thừa kế của nữ và hậu duệ của nữ đối với ngai vàng, chỉ chấp nhận nam thừa kế và ưu tiên con trai trưởng - tương tự như Luật Salic). Hiện nay Thân vương Liechtenstein có nhiều quyền hạn, bao gồm bổ nhiệm thẩm phán, sa thải bộ trưởng hoặc chính phủ, quyền phủ quyết và triệu tập trưng cầu dân ý. Cuộc trưng cầu dân ý năm 2003 là đề xuất do Thân vương Hans-Adam II đưa ra nhằm sửa đổi một số phần của Hiến pháp, một mặt mở rộng quyền lực của quốc vương với thẩm quyền phủ quyết luật pháp, mặt khác đảm bảo cho toàn dân quyền lựa chọn bãi bỏ chế độ quân chủ bằng cách bỏ phiếu bất kỳ lúc nào mà không phải chịu sự phủ quyết của hoàng tử. Quyền ly khai của các giáo xứ tạo nên Thân vương quốc đồng thời được công nhận. Một đề xuất thu hồi quyền phủ quyết mới của Thân vương đã bị 76% cử tri bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2012.
Thân vương xứ Liechtenstein sẽ nhận được mức lương trước thuế là 250.000 franc Thụy Sĩ (234.000 euro hoặc 252.000 đô la Mỹ). Một thân vương trị vì Liechtenstein sẽ được được các tước hiệu: Thân vương xứ Liechtenstein, Công tước xứ Troppau, Công tước xứ Jägerndorf, Bá tước xứ Rietberg và nhận được phong cách Serene Highness.

Vương tộc Liechtenstein tính đến nay đã trải qua 16 đời thân vương, nhưng nếu tính từ khi Thân vương quốc Liechtenstein được thành lập thì chỉ mới 12 đời, tính từ Thân vương Anton Florian (1718-1721) đến vị thân vương hiện tại là Hans-Adam II (1989-Nay).

Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vị thân vương thứ 13 của Liechtenstein
5 kronen Johann II - 1904
120 năm (2024)

1900-1915
UNC
36,0 mm
11/2022
90% Ag
24,0 gr
Bạc ròng
(21,6 gr)
15.000
8.438.000
337,52$

JOHANN II
Ông có biệt danh là Johann Tốt bụng, là Thân vương xứ Liechtenstein từ ngày 12 tháng 11 năm 1858 cho đến khi ông qua đời năm 1929. Triều đại của ông kéo dài trong 70 năm 91 ngày, và là vị quân chủ trị vì lâu thứ 3 trong lịch sử châu Âu, chỉ xếp sau Vua Louis XIV (72 năm 110 ngày) và Nữ vương Elizabeth II (70 năm 214 ngày) và xếp thứ tư thế giới sau Vua Louis XIV, Nữ vương Elizabeth II, và Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan (70 năm 126 ngày). Cho đến ngày 9 tháng 5 năm 2022, Johann vẫn là vị quân chủ xếp thứ 2 cho kỷ lục trị vì lâu nhất lịch sử châu Âu, Elizabeth II của Anh đã thay thế vị trí này. Tuy Louis XIV có thời gian tại vị lâu nhất lịch sử châu Âu, nhưng trên thực tế 19 năm đầu trên ngai vàng của ông là nằm dưới sự nhiếp chính của mẹ ông là Ana của Tây Ban Nha và 2 thủ tướng là Hồng y RichelieuHồng y Mazarin, đến năm 24 tuổi ông mới chính thức cai trị, vì thế thời gian ở ngai vàng thật của Louis XIV chỉ khoảng 53 năm
Johann II là con trai cả của Aloys II, Thân vương xứ LiechtensteinNữ bá tước Franziska Kinsky xứ Wchinitz và Tettau. Ông lên ngôi ngay sau sinh nhật thứ 18 của mình. Năm 1862, Johann II đã cho ban hành bản hiến pháp đầu tiên của Liechtenstein. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Johann II ban hành hiến pháp mới vào năm 1921. Nó trao các quyền chính trị đáng kể cho những người Liechtenstei thông thường và đưa thân vương quốc trở thành chế độ quân chủ lập hiến. Bảng Hiến pháp vẫn tồn tại đến tận ngày nay, nhưng với những sửa đổi, đáng chú ý nhất là vào năm 2003. Liechtenstein rời Bang liên Đức vào năm 1866. Không lâu sau đó, Quân đội của thân vương quốc bị bãi bỏ vì nó được coi là một khoản chi phí không cần thiết.
Johann II đã phần nào hạ nhiệt mối quan hệ với đồng minh truyền thống của Liechtenstein, là Áo-Hungary và các quốc gia kế nhiệm, để thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Thụy Sĩ, đặc biệt là sau Thế chiến I. Liechtenstein trung lập trong chiến tranh, điều này đã phá vỡ liên minh của Liechtenstein với Áo-Hungary và dẫn đến gia nhập một liên minh thuế quan với Thụy Sĩ. Năm 1924, vào cuối triều đại của Johann, đồng franc Thụy Sĩ trở thành đơn vị tiền tệ chính thức của Liechtenstein.

Giữa năm 1905 và năm 1920, Schloss Vaduz đã được cải tạo và mở rộng. Thân vương Johann II không sống trong lâu đài hoặc thậm chí ở Liechtenstein, nhưng những người kế vị của ông đã biến lâu đài trở thành nơi ở riêng vào năm 1938. Sau khi ông qua đời vào năm 1929, Johann II được kế vị bởi em trai là Franz I.

📕 MONACO

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI GRIMALDI-GOYON-POLIGNAC
Vương tộc Grimaldi là triều đại trị vì của Thân vương quốc Monaco. Gia tộc này có nguồn gốc tại Genova, được lập ra bởi Grimaldo Canella vào năm 1160 và trở thành triều đại cai trị Monaco khi Francesco Grimaldi chiếm Monaco vào năm 1297. Các thân vương Monaco đều mang họ Grimaldi cho đến thế kỷ XVIII. Năm 1715 khi Jacques Goyon de Matignon kết hôn với nữ thừa kế của Monaco là Louise Hippolyte, con gái của Antonio I xứ Monaco và cái chết của Antonio I năm 1731 đã khiến cho Grimaldi tuyệt tự dòng nam, tuy nhiên vương triều của các thân vương tiếp theo của Monaco vẫn lấy tên Grimaldi, dù trên thực tế mang họ Goyon. Năm 1949, Rainier III con trai của Pierre de PolignacCharlotte xứ Valentinois kế vị ngai vàng Monaco từ quyền thừa kế của mẹ sau cái chết của ông ngoại là Louis II của Monaco, Nhà Goyou được thay thế bởi Nhà Polignac, dù thế thì triều đại của Monaco cho đến nay vẫn được gọi là Grimaldi.
Trên quốc huy của Monaco có 2 tu sĩ dòng Franxico đứng 2 bên huy hiệu của Nhà Grimaldi, tay cấm kiềm. Điều này đang ám chỉ đến sự kiện năm 1297, khi Rainier Grimaldi cùng một nhóm quân cải trang thành các tu sĩ đến đánh chiếm pháo đài Rocher de Monaco.
18 vị quân chủ đầu tiên của Monaco tự xưng lãnh chúa, chỉ từ Honoré II xứ Monaco mới là thân vương và tính đến nay mới trải qua 14 đời thân vương. Monaco là một lãnh địa từ năm 1297 - 1612 và Thân vương quốc từ năm 1612 đến nay. Nhà Grimaldi nắm quyền Monaco từ năm 1297 - 1731 thì tuyệt tự dòng nam, tiếp đến là Nhà Goyou trải qua 8 đời thân vương (1731-1949) thì tuyệt tự dòng nam và Nhà Polognac từ năm 1949 đến nay và mới 2 đời thân vương.
Năm 1419, gia tộc Grimaldi đã mua Monaco từ Vương quyền Aragon và trở thành những người cai trị chính thức và không thể tranh cãi của "Monaco". Năm 1524, Monaco nừm dưới quyền cai trị của Tây Ban Nha như một quốc gia tự trị trong khoảng một thế kỷ, có một đơn vị đồn trú của Tây Ban Nha ở Monaco.
Năm 1612, Honoré II bắt đầu tự phong mình là "Thân vương" xứ Monaco. Vào những năm 1630, ông đã tìm kiếm sự bảo vệ của Vương quốc Pháp chống lại các lực lượng Tây Ban Nha, vào năm 1642, Thân vương Monaco đã được tiếp đón tại triều đình của Vua Louis XIII với tư cách là "duc et pair étranger". Monaco được Felipe IV của Tây Ban Nha công nhận là một Thân vương quốc có chủ quyền vào năm 1633 và Louis XIII của Pháp công nhận là một thân vương quốc có chủ quyền trong Hiệp ước Péronne năm 1641.
Các Thân vương xứ Monaco trở thành chư hầu của các vị vua Pháp trong khi vẫn là các Thân vương có chủ quyền. Mặc dù các Thân vương kế tiếp và gia đình của họ đã dành phần lớn cuộc đời của mình ở Paris và kết hôn với các quý tộc Pháp và Ý, nhưng Nhà Grimaldi là người Ý. Thân vương quốc này tiếp tục tồn tại như một lãnh thổ bảo hộ của Pháp cho đến Cách mạng Pháp.
Năm 1793, lực lượng Cách mạng Pháp đã chiếm được Monaco và chiếm đóng cho đến năm 1814. Monaco được tái lập vào năm 1814, nó được chỉ định là một vùng bảo hộ của Vương quốc Sardinia theo Đại hội Viên năm 1815. Monaco vẫn giữ nguyên vị trí này cho đến năm 1860 khi, theo Hiệp ước Turin (1860), lực lượng Sardinia rút khỏi Thân vương quốc Monaco; Bá quốc Nice xung quanh (cũng như Công quốc Savoia) đã được nhượng lại cho Pháp. Monaco một lần nữa trở thành vùng bảo hộ của Pháp. Tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức ở Monaco cho đến năm 1860, khi nó được thay thế bằng tiếng Pháp.
Thị dân của MentonRoquebrune thuộc Monaco đã tuyên bố độc lập với tư cách là các thành bang tự do, hy vọng được Sardinia sáp nhập. Pháp đã phản đối, tình trạng bất ổn tiếp tục cho đến khi Charles III xứ Monaco từ bỏ 2 đô thị này và nhường lại cho Pháp để đổi lấy 4,2 triệu franc, sự nhượng quyền này đã làm Monaco mất đi 95% lãnh thổ (Gia tộc Grimaldi chiếm được Menton vào năm 1346 và Roquebrune vào năm 1355). Việc chuyển nhượng đã được Hiệp ước Pháp-Monégasque năm 1861 công nhận.
Sòng bạc Monte Carlo mở cửa vào năm 1863, do Société des bains de mer de Monaco tổ chức, đơn vị cũng điều hành Hôtel de Paris. Thuế do S.B.M. trả đã được đổ vào cơ sở hạ tầng của Monaco. Sự phát triển kinh tế được thúc đẩy vào cuối thế kỷ XIX với tuyến đường sắt nối với Pháp.
Thân vương Monaco là người cai trị chuyên chế cho đến khi Cách mạng Monaco năm 1910 buộc ông phải công bố hiến pháp vào năm 1911.
Năm 1943, Quân đội Ý xâm lược và chiếm đóng Monaco, thành lập một chính quyền phát xít. Vào tháng 9 năm 1943, sau khi Mussolini mất quyền lực, Quân đội Đức Quốc xã đã chiếm đóng Ý và Monaco, và Đức Quốc xã bắt đầu trục xuất người Do Thái.
Một sửa đổi hiến pháp năm 1962 đã bãi bỏ án tử hình, quy định quyền bầu cử của phụ nữ và thành lập Tòa án Tối cao Monaco để đảm bảo các quyền tự do cơ bản. Năm 1963, một cuộc khủng hoảng đã nổ ra khi Charles de Gaulle phong tỏa Monaco, tức giận vì tình trạng của nơi này là thiên đường thuế đối với những công dân Pháp giàu có.
Năm 1993, Công quốc Monaco trở thành thành viên của Liên hợp quốc, với đầy đủ quyền bỏ phiếu. Năm 2002, một hiệp ước mới giữa Pháp và Monaco đã nêu rõ rằng nếu không có người thừa kế để tiếp tục triều đại Grimaldi, Thân vương quốc này vẫn sẽ là một quốc gia độc lập thay vì bị sáp nhập vào Pháp. Việc phòng thủ quân sự của Monaco vẫn là trách nhiệm của Pháp.
Vào ngày 27 tháng 8 năm 2015, Thân vương Albert II đã xin lỗi về vai trò của Monaco trong Thế chiến II trong việc tạo điều kiện trục xuất tổng cộng 90 người Do Thái và chiến binh kháng chiến, trong số đó chỉ có chín người sống sót.
Monaco đã được quản lý theo chế độ quân chủ lập hiến kể từ năm 1911, với Thân vương Monaco là nguyên thủ quốc gia. Nhánh hành pháp bao gồm một Thủ tướng là người đứng đầu nội các chính phủ với 5 thành viên. Cho đến năm 2002, Thủ tướng là một công dân Pháp do Thân vương bổ nhiệm trong số các ứng cử viên do Chính phủ Pháp đề xuất; kể từ khi có sửa đổi hiến pháp năm 2002, Thủ tướng có thể là người Pháp hoặc người Monaco. Vào ngày 2 tháng 9 năm 2024, Thân vương Albert II đã bổ nhiệm một công dân Pháp là Didier Guillaume, vào chức vụ này.

Theo Hiến pháp Monaco năm 1962, Than vương chia sẻ quyền phủ quyết của mình với Hội đồng quốc gia (đơn viện). Quốc hội có 24 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Tất cả các luật đều yêu cầu sự chấp thuận của Quốc hội. Sau cuộc tổng tuyển cử Monaco năm 2023, tất cả 24 ghế đều do Liên minh quốc gia Monegasque ủng hộ chế độ quân chủ nắm giữ.

Rainier III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vị quân chủ thứ 33 của Monaco


1974 - 1976
MS
41.0 mm
90% Ag
30,0 gr
Bạc ròng
(27,0 gr)
50.000
1000.000
42,55$


1989
MS
31.0 mm
90% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
(13,5 gr)
45.000
900.000
38,30$

📕 ANDORRA

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI ANDORRA

Truyền thống cho rằng Charlemagne đã cấp một hiến chương cho người Andorra để đổi lại họ sẽ ủng hộ cuộc chiến chống lại người Moor trên Bán đảo Iberia. Lãnh chúa phong kiến ​​của lãnh thổ này lúc đầu là Bá tước xứ Urgell. Tuy nhiên, vào năm 988, Borrell II xứ Barcelona đã trao Andorra cho Giám mục xứ Urgell để đổi lấy đất ở Cerdanya.

Trước năm 1095, Andorra không có bất kỳ hình thức bảo vệ quân sự nào, và vì Giám mục giáo phận Urgell biết rằng Bá tước xứ Urgell muốn đòi lại các thung lũng Andorra nên ông đã nhờ đến sự giúp đỡ từ Lãnh chúa xứ Caboet. Năm 1095, lãnh chúa và giám mục đã ký tuyên bố về đồng chủ quyền của họ đối với Andorra.

Vào thế kỷ XI, một cuộc tranh chấp nảy sinh giữa Giám mục giáo phận Urgell và Bá tước xứ Foix. Cuộc xung đột được Vương quyền Aragon làm trung gian vào năm 1278 và dẫn đến việc ký kết paréage đầu tiên, trong đó quy định rằng chủ quyền của Andorra được chia sẻ giữa bá tước và giám mục. Điều này mang lại cho công quốc lãnh thổ và hình thức chính trị, đồng thời đánh dấu sự khởi đầu chính thức của thể chế quân chủ độc đáo của Andorra và tồn tại đến tận ngày nay.

Thông qua quyền thừa kế, tước hiệu của Bá tước xứ Foix ở Andorra được truyền lại cho các vị vua của Vương quốc Navarre. Sau khi Henry III của Navarre lên ngôi và trở thành vua Henri IV của Pháp, ông đã ban hành một sắc lệnh vào năm 1607, quy định vua Pháp và Giám mục giáo phận Urgell sẽ trở thành đồng Thân vương của Andorra. Năm 1812–1813, Đệ Nhất Đế chế Pháp của Vương tộc Bonaparte sáp nhập Catalonia và chia vùng này thành 4 tỉnh, trong đó Andorra trở thành một phần của quận Puigcerdà (thuộc tỉnh Sègre). Sau thất bại của Napoléon I, một sắc lệnh của hoàng gia đã đảo ngược việc sáp nhập này, và Andorra trở lại trạng thái độc lập và chính trị trước đây. Nguyên thủ quốc gia Pháp - dù là vua, hoàng đế hay tổng thống - vẫn tiếp tục giữ chức vụ đồng Thân vương của Andorra kể từ đó cho đến tận ngày nay.

Trước khi thông qua Hiến pháp, Andorra đã cống nạp vào những năm lẻ khoảng 460 USD cho nhà cai trị Pháp, trong khi vào những năm chẵn, Andorra đã cống nạp khoảng 12 USD cho giám mục Tây Ban Nha, cộng với 6 miếng giăm bông, sáu bánh pho mát, và sáu con gà sống. Phong tục thời trung cổ này sau đó đã bị bãi bỏ vào năm 1993.

Năm 2009, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đe dọa sẽ thoái vị với tư cách là đồng Thân vương nếu Thân vương quốc Andorra không thay đổi luật ngân hàng để loại bỏ tình trạng là thiên đường thuế, đã tồn tại lâu đời của quốc gia này.

Năm 2014, Joan Enric Vives i Sicília nói rằng ông sẽ thoái vị làm giám mục xứ Urgell và đồng Thân vương của Andorra nếu Quốc hội Andorra thông qua luật hợp pháp hóa việc phá thai. Tòa giám mục sau đó đã tạm ngừng hoạt động ít nhất cho đến khi luật được ban hành, để không giáo sĩ nào phải ký vào đó. Điều này sẽ khiến Andorra trở thành quốc gia thứ hai (sau Vương quốc Bỉ) nơi nguyên thủ quốc gia từ chối ký luật hợp pháp hóa việc phá thai mà không ngăn cản việc ban hành luật.

Joan Enric & Nicolas Sarkozy

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành


2011
MS
38,61 mm
92,5% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
(18,5 gr)
2.500
1.100.000
43,14$

📕 HY LẠP

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI GLUCKSBURG - HY LẠP
(1863 - 1973)
Vương tộc Glücksburg-Hy Lạp là một nhánh của Nhà Glücksburg-Đan Mạch và Glücksburg lại là chi nhánh của Vương tộc Oldenburg gốc Đức, đến từ Thánh chế La Mã vào thế kỷ XI. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1863, Vương tôn Vilhelm, con trai thứ hai của Thái tử Christian (Vua Christian IX) và Công nương Luise, được bầu làm Vua của Hy Lạp, kế vị Othon I của Vương tộc Wittelsbach bị lật đổ và ông trị vì dưới vương hiệu George I.
Nhánh Glücksburg - Hy Lạp trị vì vương quốc này từ năm 1863 đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1973, trải qua 110 năm với 5 đời quân chủ: Georgios I (1863-1913); Konstantinos I (1913-1917); Alexandros I của Hy Lạp (1917-1920) trở lại ngai vàng lần 2 (1920-1922) sau cái chết của Konstantinos I; Georgios II lên ngôi lần 1 (1922-1924) và lần 2 (1935-1947); Pavlos I (1947-1964); Konstantinos II (1964-1973).
Tuy đã mất ngai vàng ở Hy Lạp, nhưng hiện nay, hậu duệ của Glücksburg - Hy Lạp đang nắm ngai vàng của Vương quốc Anh, tính từ năm 2022, sau cái chết của Nữ vương Elizabeth II của Anh, con trai trường của bà và chồng Vương tế Philipp (người Nhà Glücksburg gốc Hy Lạp) là Charles III lên kế vị ngai vàng Anh, vì thế nước Anh và các nhà nước thịnh vương chung của nó hiện đang nằm dưới vương quyền của Nhà Glücksburg thông qua nhánh Glücksburg-Hy Lạp.

Vương tế Philipp, chồng của Nữ vương Elizabeth II là người con út và là con trai duy nhất trong số 5 người con của Vương tử Andreas của Hy Lạp và Đan Mạch với vợ Alice xứ Battenberg. Cha của ông là con trai thứ 4 của Georgios I, vua đầu tiên của Hy Lạp, vì thế ông gọi Konstantinos I của Hy Lạp là bác, các vua Georgios II, Alexandros IPavlos I là anh họ đời đầu của ông.

Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
VƯƠNG QUỐC HY LẠP
(1832 - 1924 & 1935 - 1973)
Triều đại Glücksburg
(1863 - 1924 & 1935 - 1973)
Nhà Glücksburg

Vua Pavlos I
(1947 - 1964)
Vị vua thứ 6 và áp chót của Hy Lạp đến từ Nhà Glucksburg

1963
AU
34.0 mm
83,5% Ag
18,0 gr
Bạc ròng
(15,03 gr)
3.000.000
490.000
20,85$

📕 NORWAY

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI GLUCKSBURG - NORWAY
(1905 - Nay)
Vương tộc Glücksburg-Norway là một nhánh của Nhà Glücksburg-Đan Mạch và Glücksburg lại là chi nhánh của Vương tộc Oldenburg gốc Đức, đến từ Thánh chế La Mã vào thế kỷ XI. Vào ngày 18 tháng 11 năm 1905, Vương tử Carl, con trai thứ hai của Vua Frederik VIII của Đan Mạch (con trai cả của Christian IX của Đan Mạch), trở thành Vua của Na Uy với vương hiệu Haakon VII của Na Uy, chính thức khai sinh ra Vương tộc Glücksburg-Norway.

Hậu duệ của ông vẫn còn đang trị vì Na Uy cho đến tận ngày nay, đã trải qua 3 đời quân chủ: Haakon VII (1905-1957); Olav V (1957-1991) và Harald V (1991-Nay). Người thừa kế hiện tại của ngai vàng Na Uy chính là Thái tử Haakon Magnus, người con thứ 2 và là con trai duy nhất của đương kim quốc vương Harald V. Hiện nay các nhánh của Vương tộc Glücksburg vẫn còn nắm 3 ngai vàng ở châu Âu, gồm có Đan Mạch, Na Uy và Vương quốc Anh.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Vua Olav V
(1957 - 1991)
Vị vua thứ 2 của Na Uy dưới vương triều Glücksburg

1966
MS
36.0 mm
92,5% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,975 gr
800.000
890.000
37,87$

📕 VƯƠNG QUỐC NEPAL

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị quốc vương thứ 10 của Vương quốc Nepal

1974
MS
38,61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
(26,159 gr)
11.000
1.000.000
39,22$

  1. Ông là vị vua thứ 10 của Vương quốc Nepal thuộc triều đại Shah, ông bị chính con trai mình là Dipendra ám sát trong vụ thảm sát hoàng gia Nepal, tất cả các thành viên hoàng gia đều bị giết, ngoại trừ em trai của ông là Gyanendra, sau trở thành vị vua cuối cùng của Nepal.
  2. Sau khi thực hiện thảm sát, Thái tử Dipendra cũng tự bắn vào đầu mình, trong lúc hôn mê tại bệnh viện, ông được đưa lên làm vua và chỉ sau 3 ngày thì ông chết, người chú ruột là Gyanendra lên kế vị.
  3. Mười tám năm đầu của triều đại (1972-1990), ông là một vị vua chuyên chế, nhưng đến năm 1990, ông để đất nước mình trở thành một chế độ quân chủ lập hiến. Ông được thần dân yêu quý vì tinh thần dân chủ và những chính sách và cải cách hiệu quả.

📕 BRUNEI

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC BOLKIAH
Vương tộc Bolkiah chính thức cai trị Brunei với tư cách là sultan từ năm 1368 cho đến nay và đã trải qua 30 đời sultan. Vị sultan đầu tiên là Muhammad Shah, gốc tích về ông vẫn chưa rõ ràng, mang nhiều tính thần thoại. Ông cai trị với tư cách là Raja Awang Alak Betatar cho đến đầu những năm 1360, sau đó ông mới cải sang đạo Hồi và xưng là sultan.

Năm 1402, Muhammad Shah qua đời, con trai là Abdul Majid Hassan lên kế vị. Năm 1405, vị sultan thứ 2 này đã cử một đoàn sứ thần đến Trung Quốc để tỏ lòng tôn kính Hoàng đế Nhà Minh, Minh Thành Tổ đã sắc phong cho ông làm chư hầu, tặng kèm 1 ấn tín. Để tỏ lòng biết ơn, năm 1408, ông cùng vợ con và tuỳ tùng đã đi thuyền đến Nhà Minh để đích thân yết kiến hoàng đế. Đây là lần đầu tiên có một nhà cai trị nước ngoài đến yết kiến hoàng đế Trung Quốc nên Minh Thành Tổ rất vui mừng, ông sai Bộ lễ phải tiếp đoán trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho một chư hầu. Hoàng đế đã tặng quà cho sultan Brunei và đoàn tuỳ tùng rất là hậu hỉnh.

  • Sau khi ở Nam Kinh được hơn 1 tháng, tình hình sức khoẻ của Sultan Abdul Majid Hassan không tốt, dù đã được hoàng đế cử đến những thái y tốt nhất để điều trị, nhưng sultan Brunei đã qua đời vào ngày 19 tháng 10 năm 1408, lúc đó mới 28 tuổi. Theo di nguyện, ông muốn được chôn cất tại Trung Quốc. Hoàng đế đã ban Thụy hiệu là Công Thuận, cho bãi triều 3 ngày để tỏ lòng tiếc thương. Thi hài của ông đã được chôn cất theo lễ nghi chư hầu cao nhất, lăng của ông cách thành phố Nam Kinh khoảng 3km về phía Nam, di tích hiện nay được gọi là Lăng của Vua Boni, là một trong hai lăng mộ của quân chủ nước ngoài duy nhất tại Trung Quốc, lăng mộ còn lại là của Vua Sulu ở Đức Châu, Sơn Đông.
Vị sultan thứ 3 của Brunei là Ahmad, ông là anh trai của sultan đầu tiên và bác của sultan thứ 2, ông lên gôi sau khi cháu trai mình qua đời tại Nhà Minh vào năm 1408. Dưới thời trị vì của ông, vương quốc đã lấy tên là Brunei, điều này ghi nhận ông là người sáng lập ra Brunei.
Sau khi Ahmad qua đời vào năm 1425 mà không để lại người thừa kế nam, ngai vàng đã được trao lại cho người con rễ là Sharif Ali đến từ Tiểu quốc Mecca, ông là hậu duệ của Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad thông qua cháu trai của mình là Hasan ibn Ali (Sayyidina Hasan). Vì thế, Vương tộc Bolkiah của Brunei có quan hệ hoàng hàng xa với triều đại Hashemit của Vương quốc Jordan. Ông là vị quốc vương đầu tiên xây dựng một nhà thờ Hồi giáo ở Brunei, ông được coi là một nhà lãnh đạo ngoan đạo đã cai trị đất nước theo luật Hồi giáo.
Vị sultan thứ 6 của Brunei là Bolkiah (1485-1524), con trai của sultan thứ 5 Sulaiman của Brunei (1432-1485), dưới thời trị vì của họ, Brunei trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực. Triều đại của Bolkiah được gọi là "Thời kỳ hoàng kim của Brunei" do sự thống trị của nó trên khắp Borneo và miền nam Philippines và có thể đến tận Kalimantan. Ông được coi là quốc vương Brunei đầu tiên từng sử dụng đại bác. Có lẽ Vương tộc Bolkiah được đặt theo tên của ông.
Vị sultan thứ 11 của Brunei là Abdul Jalilul Akbar (1598-1659), triều đại của ông kéo dài trong 61 năm, là triều đại dài nhất trong lịch sử Brunei. Ông là một vị sultan khôn ngoan, chỉ trong thời kỳ trị vì của ông, các Giáo luật của Quốc vương Hasan (Bộ luật Hình sự Syariah) mới được thực hiện và sử dụng đầy đủ.
Vụ ám sát vị sultan thứ 13 Muhammad Ali vào năm 1661, đã châm ngòi cho cuộc Nội chiến Brunei giữa kẻ giết ông và Quốc vương Muhyiddin, một cuộc nội chiến về quyền kế vị đã nổ ra và kéo dài trong nhiều năm.
Vị sultan thứ 17 là Husin Kamaluddin là hậu duệ của Sultan thứ 13 của Brunei, Sultan Muhammad Ali, với tư cách là con trai thứ hai. Quốc gia thịnh vượng trong thời gian ông cai trị, thực phẩm dễ kiếm và ông cũng giới thiệu pitis Brunei , đơn vị tiền tệ đầu tiên của quốc gia.[5] Ngoài ra, ông là vị sultan duy nhất đã lên ngôi hai lần.

Omar Ali Saifuddin II (1828-1852) là sultan thứ 24, dưới triều đại của ông, Brunei đã mất nhiều lãnh thổ và chủ quyền cho người Anh.

  • Sau khi phát hiện antimon ở Sarawak, Brunei thể hiện tham vọng kiểm soát nền kinh tế tại đây dẫn đến cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Brunei. Thủ tướng của Brunei lúc đó là Pengiran Muda Hashim, đồng thời cũng là chú của sultan Omar Ali đã tìm đến sự giúp đỡ của Nhà thám hiểm người Anh là James Brooke để lập lại trị an ở Kuchin với lời hứa sẽ bổ nhiệm Brooke làm Thống đốc mới. Sau khi cuộc bạo loạn bị dập tắt thành công, năm 1842 sultan đã bổ nhiệm Brooke làm thống đốc Sarawak, công nhận ông ấy là Raja của Sarawak và sultan phải nhượng Kuchin.
  • Với khoản thanh toán hàng năm là 2.500 dollar, Brooke đã có được vùng giàu antimon của Sarawak vào tháng 7 năm 1842. Điều này có nghĩa là Brooke đã nắm quyền kiểm soát một nửa Brunei trong thời gian này. Sau khi Sarawak được chuyển giao chính thức cho ông vào năm 1847 từ Omar Ali Saifuddin, Brooke đã mở rộng ranh giới của mình (từ địa điểm này sang địa điểm khác).
  • Việc mất nhanh chóng các lãnh thổ của Brunei đã gây ra sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế. Do các chính sách thuộc địa của Anh, hạn chế sự can thiệp của Anh, Brooke đã có thể mở rộng lãnh thổ của mình và khiến Brunei mất đất. Vì Anh có thể thực hiện quyền lực gián tiếp đối với các lãnh thổ mới có ý nghĩa chiến lược và tài chính đối với họ, nên họ không phản đối các sáng kiến ​​tư nhân của cư dân Anh hoặc các tập đoàn thương mại do họ bảo trợ để sở hữu các thị trấn ở Bắc Borneo.
  • Vào tháng 7 năm 1846, James Brooke và Đô đốc Sir Thomas Cochrane cùng nhau bắt đầu một cuộc tấn công bằng tàu chiến vào Thị trấn Brunei và phế truất Quốc vương. Quốc vương miễn cưỡng tuyên thệ trung thành với Nữ hoàng Victoria sau khi ông được phục vị. Cùng năm đó, vào ngày 18 tháng 12, Omar Ali Saifuddin buộc phải nhượng Labuan cho Chính phủ Anh theo Hiệp ước Labuan sau khi Hải quân Hoàng gia đe dọa tấn công.
  • Năm 1847, Sultan đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại với Anh, theo đó trao cho họ quyền kiểm soát hoàn toàn đối với hoạt động thương mại của Brunei.
Vị sultan thứ 26 của Brunei là Hashim Jalilul Alam Aqamaddin (1885-1906), ông đã yêu cầu sự giúp đỡ của Anh để ngăn chặn sự bành trướng lãnh thổ của Rajah Charles Brooke, dẫn đến Hiệp định Bảo hộ năm 1888. Nhận thức được việc Brunei có thể yêu cầu hỗ trợ từ Đế quốc Ottoman, người Anh đã cử Malcolm McArthur đến để xử lý các vấn đề liên quan đến quản trị, dẫn đến Hiệp định Bổ sung năm 1905–1906. Thỏa thuận này đặt chính quyền Brunei dưới sự kiểm soát của Anh bằng cách cho phép một thường trú Anh tư vấn cho sultan về hầu hết các vấn đề, ngoại trừ những vấn đề liên quan đến Hồi giáo và phong tục Mã Lai.
Muhammad Jamalul Alam II, sultan thứ 27 của Brunei. Ông trở thành Quốc vương đầu tiên của Brunei có khả năng nói tiếng Anh. Sau đó, ông đã giới thiệu luật Hồi giáo, Đạo luật Mohammedan Laws Enactment), cho vương quốc vào năm 1912. Tiếp theo là Đạo luật Hôn nhân và Ly hôn vào năm 1913. Edward, Thân vương xứ Wales, đã đến thăm Brunei vào ngày 18 tháng 5 năm 1922. Cùng năm đó, ông trở thành quốc vương đầu tiên đến thăm Singapore.

Vị sultan thứ 28 là Ahmad Tajuddin (1924-1950) và sultan 29 Omar Ali Saifuddien III (1950-1967) đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Brunei, khởi xướng việc hoàng gia nhận được nhiều quyền tự trị hơn... những hành động này đã dẫn đến việc Brunei sẽ giành được độc lập vào năm 1984, dưới thời của sultan thứ 30, cũng là sultan đương nhiêm của Brunei - Hassanal Bolkiah.

Hassanal Bolkiah

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vị Sultan thứ 30 của Brunei

1988
MS
39,5 mm
92,5% Ag
28,2800 gr
Bạc ròng
(26,159 gr)
5.000
1.300.000
50,98$

📕 TRIỀU ĐẠI CHAKRI-THAILAND

[sửa | sửa mã nguồn]
VƯƠNG TỘC CHAKRI

Nhà Chakri là vương tộc trị vì hiện tại của Thái Lan, họ trở thành quân chủ từ năm 1782 khi Tướng Phutthayotfa Chulalok Maharat làm cuộc đảo chính lật đổ Vua Taksin của Vương triều Thonburi vào năm 1782, lên ngôi vua xưng hiệu là Rama I, lập ra Vương quốc Rattanakosin, đến năm 1932 thì đổi quốc hiệu thành Vương quốc Thái Lan. Vương tộc này đã trải qua 10 đời quân chủ, đều lấy vương hiệu là Rama và được đánh số từ I đến X.

  • Rama I, với tên khai sinh là Thongduang, sinh trưởng trong một gia đình người Môn, là chắt nội của Kosa Pan, người đứng đầu phái đoàn ngoại giao của vua Narai đến triều đình Vua Louis XIX của Pháp. Gia đình ông nhiều đời phục vụ cho chính quyền Ayutthaya cho đến đời thân phụ của ông - Thongdi. Sau khi lớn lên, Thongduang cùng với em trai là Boonma trở thành các tướng lĩnh dưới trướng vua Taksin trong cuộc chiến tranh chống lại Vương triều Konbaung Miến Điện và cuối cùng đã góp công lớn giúp nhà vua hoàn thành công cuộc trung hưng Xiêm quốc.
  • Những năm cuối đời Vua Taksin, Thongduang nổi lên như một nhà lãnh đạo quân sự quyền lực nhất bậc nhất vương quốc. Ông chính là người đầu tiên trong lịch sử Thái Lan không thuộc dòng dõi hoàng gia mà được thụ phong tước hiệu Somdet Chao Phraya (Quận vương) tôn quý.
  • Bằng việc thu phục các tiểu quốc Chiang Mai, Viêng Chăn, Luang Prabang cùng hai tỉnh phía tây Campuchia, cho đến khi ông qua đời năm 1809, mandala Xiêm đã có một lãnh thổ rất rộng lớn tương đương 2 lần lãnh thổ cũ của Vương quốc Ayutthaya, với đường Bắc - Nam trải dài từ các nhà nước Shan cho đến bán đảo Mã Lai, và phía đông vươn đến Dãy núi Trường Sơn. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự khởi đầu của một "Thời đại hoàng kim của văn hóa" mới, tiếp nối bước chân của sự nở rộ về nghệ thuật sau Thời kỳ Hậu Ayutthaya.
  • Hai sự kiện nổi bật nhất trong triều đại của ông là cuộc dời đô từ Thonburi về Bangkok và cuộc Chiến tranh Xiêm - Miến (1785–1786) - nơi đánh dấu cuộc tấn công quy mô lớn cuối cùng của Miến Điện vào lãnh thổ Xiêm La/Thái Lan cho đến hiện nay.

Gia đình hoàng gia Thái Lan hiện tại thuộc về Nhà Mahidol, một nhánh con của triều đại Chakri. Nhà này được thành lập bởi Vương tử Mahidol Adulyadej (1891–1929) và Vương phi Srinagarindra (1900–1995). Vương tử là con trai của Vua Chulalongkorn (Rama V) và vợ là Vương hậu Savang Vadhana. Vương tử cũng là anh em cùng cha khác mẹ của 2 vị Vua Vajiravudh (Rama VI) và Vua Prajadhipok (Rama VII). Sau khi Vua Ananda Mahidol - Rama VIII (con trai cả của Vương tử Mahidol) qua đời, Bhumibol Adulyadej (con trai út của Vương tử) lên ngôi vào năm 1946 lấy hiệu là Rama IX. Năm 1949, Vua kết hôn với người em họ đời đầu của mình là Rajawongse Sirikit Kitiyakara (con gái của Mom Chao Nakkhatra Mangala Kitiyakara, cháu trai của Vua Chulalongkorn). Bhumibol được con trai là Vajiralongkorn kế vị chính thức vào ngày 13 tháng 10 năm 2016, nhưng được tuyên bố là Vua vào ngày 1 tháng 12 năm 2016 với vương hiệu Rama X.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Rama VI
(1910 - 1925)
Vị vua thứ 6 của Thái Lan đến từ triều đại Chakri
1 Baht Rama VI - 1916

1913-1918
MS-62
30,4 mm
90.0% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
(13,5 gr)
9.080.000
2.900.000
114,17$

📕 VƯƠNG QUỐC LESOTHO

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Vua Moshoeshoe II
(1966 - 1990)
Vị vua đầu tiên của Vương quốc Lesotho
50 Licente Moshoeshoe II - 1966
58 năm (tính đến 2024)

1966
MS
35,55 mm
90,0% Ag
28,10 gr
Bạc ròng
(25,29 gr)
700.000
1.250.000
50,81$

📕 IRAN PAHLAVI

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị vua đầu tiên của Iran đến từ Nhà Pahlavi
5.000 Dinar Rezā Shāh Pahlavi - 1929
95 năm (tính đến 2024)

1927-1929
AU-55
36,0 mm
90,0% Ag
23,0251 gr
Bạc ròng
(20,72259 gr)
584.000
5.000.000
196,85$

📕 TIỂU QUỐC BAHRAIN

[sửa | sửa mã nguồn]

Salman Al Khalifa

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hakim cuối cùng và Tiểu vương đầu tiên của Bahrain
500 Fils Isa bin Salman_Kỷ niệm thành lập Isa Town - 1968
56 năm (tính đến 2024)

1968
MS
34,5 mm
80,0% Ag
18,3 gr
Bạc ròng
(14,64 gr)
50.000
750.000
30,49$

📕 SAUDI ARABIA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
VƯƠNG TRIỀU SAUD
(1727 - Nay)
Ả Rập Saudi
(1932 - Nay)

Vị vua đầu tiên của Ả Rập Saudi
1 Riyal Ibn Saud - 1935
89 năm (tính đến 2024)

1935
MS
30,0 mm
91,67% Ag
11,6 gr
Bạc ròng
(10,63372 gr)
60.000.000
550.000
23,40$

📕 VƯƠNG QUỐC JORDAN

[sửa | sửa mã nguồn]
TRIỀU ĐẠI HASHEMITE
Nhà Hashemit còn gọi là Nhà Hashim, là vương tộc hiện đang trị vì Vương quốc Jordan, họ đã cai trị từ năm 1921, và là vương tộc cai trị các vương quốc trong lịch sử như Hejaz (1916–1925), Vương quốc Ả Rập Syria (1920) và Vương quốc Iraq (1921–1958). Gia tộc này đã cai trị Lãnh địa Sharif Mecca (Tiểu vương quốc Mecca) liên tục từ thế kỷ thứ X, thường là chư hầu của các thế lực bên ngoài.
Người nhà Hashim tự xem mình là hậu duệ của Hashim ibn Abd Manaf, ông cố của nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad và tên của triều đại Hashemit được đặt theo tên của ông tổ này. Những người nắm quyền Sharif của Mecca (là hậu duệ trực tiếp của gia đình hoàng gia Hashemite), bao gồm cả tổ tiên của Hashemite là Qatada ibn Idris, là Zaydī một trong 3 nhánh chính của Hồi giáo Shia cho đến cuối thời kỳ Mamluk hoặc đầu thời kỳ Ottoman, khi họ trở thành những người theo trường phái Shāfiʿī của Hồi giáo Sunni.
Theo các nhà sử học Ibn KhaldunIbn Hazm, vào khoảng năm 968, Ja'far ibn Muhammad al-Hasani đến từ Medina và chinh phục Mecca dưới danh nghĩa của caliph Nhà FatimidAl-Muizz Lideenillah, sau khi Fatimid chinh phục Ai Cập từ Nhà Ikhshid. Jafar xuất thân từ gia tộc Banu Hashim rộng lớn hơn, mặc dù là một nhánh khác với triều đại hiện đại. Gia tộc Banu Hashim tuyên bố rằng họ có nguồn gốc từ Hashim ibn Abd Manaf (mất khoảng năm 497 CN), ông cố của Muhammad, mặc dù định nghĩa ngày nay chủ yếu đề cập đến hậu duệ của con gái út Muhammad là Fatimah.
Quyền kiểm soát Mecca vẫn thuộc về gia tộc; khi người Ottoman nắm quyền kiểm soát Ai Cập vào năm 1517, Sharif Barakat nhanh chóng nhận ra sự thay đổi về chủ quyền, cử con trai mình là Abu Numayy II đến gặp vua Ottoman Selim ICairo, mang theo chìa khóa của các thành phố linh thiêng và những món quà khác. Sultan của Ottoman đã xác nhận Barakat và Abu Numayy ở vị trí đồng cai trị Hejaz.
Triều đại hiện tại được thành lập bởi Sharif Hussein ibn Ali. Ông thuộc về gia tộc Dhawu Awn của Abadilah, một nhánh của bộ tộc Banu Qatadah. Banu Qatadah đã cai trị Sharif của Mecca kể từ khi tổ tiên của họ là Qatadah ibn Idris lên ngôi vào năm 1201 và là nhánh cuối cùng trong 4 nhánh của sharif Hashemite, những người cùng nhau cai trị Mecca kể từ thế kỷ 11. Ông được Sultan Abdul Hamid II của Ottoman bổ nhiệm làm Sharif và Tiểu vương của Mecca vào năm 1908, sau đó vào năm 1916—sau khi ký kết một thỏa thuận bí mật với Đế quốc Anh—được tuyên bố là Vua của các nước Ả Rập (nhưng chỉ được công nhận là Vua của Hejaz) sau khi phát động cuộc nổi dậy của người Ả Rập chống lại Đế quốc Ottoman. Các con trai của ông là AbdullahFaisal lên ngôi vua Jordan và Iraq vào năm 1921, và con trai cả của ông là Ali kế vị ông làm vua của Hejaz vào năm 1924. Sự sắp xếp này được gọi là "giải pháp Sharifian".

Triều đại Hashemit hiện đại được lập ra bởi Sharif Hussein ibn Ali gồm có 3 nhánh và hiện chỉ còn lại nhánh Jordan là vẫn giữ được vương quyền:

  • Nhánh Hashemit-Jordan: với Abdullah là vị vua đầu tiên, ông tại vị từ năm 1921 cho đến khi bị ám sát vào năm 1951, con trai của ông là Thái tử Talal lên kế vị, nhưng chỉ được 6 tháng thì thoái vị vì sức khoẻ tinh thần, ngai vàng được nhường lại cho con trai mới 16 tuổi là Thái tử Hussein', ông tại vị trong hơn 46 năm và qua đời vào năm 1999, ngai vàng được nhường lại cho con trai Abdullah II là đương kiêm quốc vương của Jordan.
  • Nhánh Hashemit-Hejaz: với người con trai trưởng của Hussein ibn Ali là Ali bin Hussein trở thành vua của Vương quốc Hejaz, nhưng chỉ tại vị được trong một thời gian ngắn thì bị Ibn Saud, vua của Vương quốc Nejd lật đổ sau khi người Anh rút lại sự ủng hộ của họ đối với Hussein vào năm 1924–1925, Ibn Saud đã bổ nhiệm con trai mình là Faysal bin Abdulaziz Al Saud, làm thống đốc. Khu vực này sau đó được sáp nhập vào Ả Rập Saudi.
  • Nhánh Heshemit-Iraq: do Faisal làm vua của Vương quốc Iraq. Ông qua đời vì một cơn đau tim vào năm 1933 tại Bern, Thụy Sĩ, ở tuổi 48 và người kế vị ông là con trai cả Thái tử Ghazi, lên ngôi với vương hiệu Ghazi I, tại vị được 6 năm thì qua đời do một tai nạn xe vào năm 1939. Ngai vàng được thừa kế bởi con trai của ông là Thái tử Faisal với vương hiệu Faisal II, ông tại vị được 19 năm thì lật đổ và bị hành quyết trong cuộc đảo chính Iraq năm 1958.

Hussein của Jordan

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Vua thứ 3 của Jordan đến từ Nhà Hashemites
2½ Dinar Hussein của Jordan - 1977
47 năm (tính đến 2024)

1977
MS-70
38,61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
(26,159 gr)
5.011
1.500.000
59,06$

📕 MAROC

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Ma Rốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Abd al-Hafid

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị quân chủ thứ 19 của Maroc thuộc Nhà 'Alawi
10 Dirhams Abd al-Hafid - 1911
113 năm (tính từ 2024)

1911
AU
37,0 mm
7/2023
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
10.093.866
1.806.000
76,20$

🛑 Pháp bảo hộ Maroc

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Quốc vương Yusef
(1912 - 1927)
Vị quân chủ thứ 20 của Maroc thuộc Nhà 'Alawi
10 Dirham/1 Rial Yusef - 1918
106 năm (tính từ 2024)

1913 - 1918
AU-cleaned
37 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
2.685.555
4.225.000
(161,43$)

  1. Đồng xu chỉ được đúc trong 2 năm 1913 và 1918 với tổng số lượng đúc 6.903.104 xu, tương đương với 69.031.040 dirham, trong đó số lượng đúc năm 1913 là 4.217.549 (61,1%) và năm 1918 là 2.685.555 (38,9%).

📕 AI CẬP

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Phó vương Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Phó vương Abbas II
(1892 - 1914)
Vị quân chủ thứ 8 đến từ Nhà Muhammad Ali và là Phó vương chính thức thứ 2 của Ai Cập
20 qirsh Abbas II_(Abdul Hamid II) - 1905
119 năm (tính đến 2024)

1885 - 1907
XF
40,0 mm
83,3% Ag
28,0 gr
Bạc ròng
(23,324 gr)
250.000
2.000.000
85,84$

🛑 Vương quốc Hồi giáo Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]

Hussein Kamel

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị quân chủ thứ 9 của Nhà Muhammad Ali & Sultan đầu tiên của Ai Cập
20 qirsh Hussein Kamel - 1916
108 năm (tính đến 2024)

1916 - 1917
AU
39,9 mm
83,3% Ag
28,0 gr
Bạc ròng
23,324 gr
1.500.000
1.980.000
85,71$

🛑 Vương quốc Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vua Farouk
(1936 - 1952)
Vị quân chủ thứ 11 và áp chót của Nhà Muhammad Ali & Vị vua thứ 2 của Ai Cập
10 Qirsh Farouk - 1939

1937-1939
XF
33.0 mm
83,3% Ag
14,0 gr
Bạc ròng
(11,662 gr)
2.850.000
580.000
24,89$

📕 VƯƠNG QUỐC HUNGARY

[sửa | sửa mã nguồn]

Miklós Horthy

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
VƯƠNG QUỐC HUNGARY
(1920 - 1946)
Chế độ Nhiếp chính

Phó vương duy nhất của Vương quốc Hungary trong giai đoạn 1920-1946

1930
MS
36.0 mm
8/2023
64,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(16,0 gr)
?
1.050.000
44,30$

1938
MS
36.0 mm
8/2023
64,0% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(16,0 gr)
600.000
1.050.000
44,30$

📕 PHIÊN QUỐC ẤN ĐỘ

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Nhà nước Hyderabad

[sửa | sửa mã nguồn]

Mir Osman Ali Khan

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị quân chủ thứ 10 và cuối cùng của triều đại Asaf Jahi
1 Rupee Mir Osman Ali Khan - 1913
111 năm (tính đến 2024)

1912 - 1925
AU
30.0 mm
81,8% Ag
11,178 gr
Bạc ròng
9,1436 gr
6%
500.000
21,46$

🛑 Vương quốc Mewar

[sửa | sửa mã nguồn]

Fateh Singh

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị quân chủ thứ 32 và áp chót của Vương quốc Mawar đến từ Triều đại Sisodia
1 Rupee Fatteh Singh - 1928
96 năm (tính đến 2024)

1928
UNC
30.0 mm
?% Ag
10,85 gr
Bạc ròng
? gr
14.906.000
950.000
40,77$

  • Ông vốn không thể kế vị ngai vàng của Udaipur, vì không thuộc nhánh chính của hoàng tộc, cha ông là Maharaj Dal Singh thuộc nhánh Shivrati, hậu duệ của con trai thứ 4, Arjin Singh của Rana Sangram Singh II (1710 - 1734). Ông được Maharana Sajjan Singh nhận làm con nuôi và sau khi vị phiên vương này mất thì ông lên kế vị, cai trị Nhà nước Udaipur.

🛑 Nhà nước Kutch

[sửa | sửa mã nguồn]

Khengarji III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị quân chủ thứ 30 của triều đại Jadeja trị vì Kutch
5 Kori Khengarji III - 1936
88 năm (tính đến 2024)

1912 - 1936
UNC
32,45 mm
93,7% Ag
13,87 gr
Bạc ròng
(12,99619 gr)
?
1.194.000
47,0$

📕 CHND MÔNG CỔ

[sửa | sửa mã nguồn]

Peljidiin Genden

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Nguyên thủ quốc gia thứ 3 của CHND Mông Cổ
1 Tögrög CHND Mông Cổ - 1925
99 năm (tính từ 2024)

1925
UNC
34.0 mm
90,0% Ag
19,9957 gr
Bạc ròng
17,99613 gr
400.000
4.200.000
165,35$

📕 GUATEMALA

[sửa | sửa mã nguồn]

Rafael Carrera

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 4 của Guatemala
1 peso Rafael Carrera - 1864 R
160 năm (tính từ 2024)

1864 - 1894
XF
37.0 mm
10/2022
90,3% Ag
27,0 gr
Bạc ròng
24,381 gr
47%
1.750.000
75,76$

Manuel Barillas

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 14 của Guatemala
1 peso Counter-stamped coinage - 1891 TF
133 năm (tính từ 2024)

1864 - 1894
AU
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
?%
2.160.000
93,51$

José Balta

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 18 của Peru
1 sol Peru - 1870 YJ
154 năm (tính từ 2024)

1864 - 1916
37.0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
7%
1.300.000
55,79$

Óscar R. Benavides

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 42 của Peru
1 sol Peru - 1934
90 năm (tính từ 2024)

1923 - 1935
37.0 mm
50% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
12,5 gr
2.855.000
850.000
36,48$

📕 VENEZUELA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HOÀ BOLIVARIANA VENEZUELA
(1811 - Nay)
Cộng hòa Tổng thống Liên bang

Tổng thống thứ 25 của Venezuela
5 Bolivar_Simón Bolívar - 1929
95 năm (tính từ 2024)

1879 - 1936
AU
37.2 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
800.000
1.050.000
40,06$

  • Phía trái là cành ô-liu, phía phải là cành cọ.
  • Phía dưới tấm khiên là con ngựa trắng Palomo của Simón Bolívar, tượng trương cho độc lập và tự do.
  • Ô phía trái trên tấm khiên là bó lúa mì tượng trưng cho sự hợp nhấ của 20 bang của Venezuela.<ht>
  • Phía trên tấm khiên là 2 cornucopia (chiếc sứng dồi dào) đan chéo nhau, đổ ra của cải... tượng trưng cho sự giàu có.

📕 ĐẾ CHẾ ETHIOPIA

[sửa | sửa mã nguồn]

Menelik II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị hoàng đế đầu tiền của dòng Shewan
1 birr Menelik II - 1889

1887 - 1889
XF
40,0 mm
4/2021
83,5% Ag
28,075 gr
Bạc ròng
23,44263 gr
418.000
2.250.000
96,57$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 CỘNG HÒA BỒ ĐÀO NHA

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Đệ Nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha

[sửa | sửa mã nguồn]

Manuel de Arriaga

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống đầu tiên của Bồ Đào Nha
1 Escudo Liberty - 1916
109 năm (tính đến 2024)

1915 - 1916
MS
37,0 mm
83,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(20,875 gr)
1.405.000
1.900.000
77,24$
{{center|

🛑 Đệ Nhị Cộng hòa Bồ Đào Nha

[sửa | sửa mã nguồn]

Américo Tomás

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 13 của Bồ Đào Nha
20 Escudos_Kỷ niệm 500 năm ngày mất của Henrique Nhà hàng hải - 1960
64 năm (tính đến 2024)

1960
MS
34,0 mm
80,0% Ag
21,0 gr
Bạc ròng
(16,8 gr)
200.000
600.000
25,53$
{{center|

🛑 São Tomé & Príncipe

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

----------
1970
MS
34,0 mm
65,0% Ag
18,0 gr
Bạc ròng
(16,8 gr)
200.000
600.000
25,53$

🛑 Macau thuộc Bồ Đào Nha

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Thống đốc thứ 121 của Macau
20 Patacas_Cầu Macau - 1970
1974
AU
35,0 mm
65,0% Ag
18,0 gr
Bạc ròng
(16,8 gr)
1000.000
550.000
23,40$

📕 LÃNH ĐỊA VƯƠNG QUYỀN ANH

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Jersey

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ Số lượng đúc Giá thành

--------------------
2006
MS
38,6 mm
6/2023
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
26,159 gr
25.000
1.300.000
55,31$

  • Charles Darwin đã nói về Hoàng đế Pedro II của Brasil: "Hoàng đế làm rất nhiều việc cho khoa học, đến nỗi mọi nhà khoa học đều phải thể hiện sự tôn trọng tối đa với ông"; Hoàng đế Pedro II chấp nhận những ý tưởng mới, chẳng hạn như thuyết tiến hóa của Charles Darwin, trong đó ông nhận xét rằng "các quy luật mà ông [Darwin] đã khám phá ra tôn vinh Đấng sáng tạo"'.

🛑 Guernsey

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

--------------------------
1972
MS
38,61 mm
12/2023
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
26,159 gr
15.000
700.000
28,57$

📕 LÃNH THỔ HẢI NGOẠI ANH

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Bermuda

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Thống đốc thứ 132 của Bermuda
1 crown Elizabeth II_Kỷ niệm 350 thành lập thuộc địa - 1959
65 năm (tính đến 2024)

1959
MS
38.61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
26,159 gr
100.000
1.450.000
58,59$

Thống đốc thứ 133 của Bermuda
1 crown Elizabeth II_Sư tử cầm quốc huy của Bermuda 1st portrait - 1964
60 năm (tính đến 2024)
1964
AU
36.0 mm
50% Ag
22,62 gr
Bạc ròng
11,31 gr
470.000
650.000
27,66$

Thống đốc thứ 121 của Bermuda
1972
MS
38.61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
26,159 gr
14.708
790.000
33,62$

🛑 Cayman Islands

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Thống đốc thứ 3 của Cayman
1972 - 1986
MS
40.0 mm
92,5% Ag
29,45 gr
Bạc ròng
27,241 gr
5.390
790.000
33,6$

Thống đốc thứ 5 của Cayman
1988
MS
38,61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
26,159 gr
10.000
1.850.000
33,6$

🛑 Virgin thuộc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

Lãnh đạo thứ 17 và Thống đốc đầu tiên của Virgin thuộc Anh
1973 - 1984
MS
38.61 mm
92,5% Ag
25,7 gr
Bạc ròng
23,7725 gr
181.000
600.000
24,39$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

🛑 Gibraltar

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ Số lượng Giá thành

---------
2002
MS
38.61 mm
92,5% Ag
28,35 gr
Bạc ròng
26,22375 gr
?
950.000
37,48$

🛑 Saint Helena, Ascension & Tristan da Cunha

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Thống đốc Vương quyền Anh thứ 31 của Saint Helena
1995
MS
38.61 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
26,159 gr
1.200.000
1000.000
39,37$

🛑 Falkland Islands

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

-----------
1995
UNC
38.6 mm
92,5% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
26,159 gr
?
1000.000
39,37$

🛑 Turks & Caicos Islands

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Thống đốc chính thức thứ 6 của Turks & Caicos
1992
UNC
38.9 mm
99,9% Ag
31,17 gr
Bạc ròng
31,13883 gr
10.000
950.000
37,40$

📕 THUỘC ĐỊA CỦA ANH

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Síp thuộc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Thống đốc đầu tiên của Síp thuộc Anh

1928
AU-58
38,0 mm
92,5% Ag
28,2759 gr
Bạc ròng
26,15521 gr
80.000
3.120.000
135,07$

  1. Từ năm 1878 - 1914, Anh quản lý Đảo Síp như đất bả hộ
  2. Từ năm 1914 - 1925, Anh chiếm đóng Đảo Síp và quản lý dưới chế độ quân sự
  3. Từ năm 1925 - 1960, Đảo Síp trở thành Thuộc địa vương thất của Anh

🛑 Bahamas thuộc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Thống đốc cuối cùng của Bahamas
1966 - 1970
MS
40.0 mm
92,5 Ag
29,80 gr
Bạc ròng
27,565 gr
32.450
900.000
38,3$

  • Vua Edward VII thời còn là Thân vương xứ Wales, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc của Bahamas (1940-1945)

🛑 Nam Rhodesia

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

---------
1 Crown Elizabeth II_Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Cecil Rhodes (1853-1953)
71 năm (tính đến 2024)
1953
MS
38,5 mm
7/2023
50% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
14,14 gr
123.500
1.368.000
57,72$

  1. Gia tộc Rothschild tại Anh đã tài trợ cho Cecil Rhodes trong việc thành lập thuộc địa Rhodesia ở Châu Phi. Từ cuối những năm 1880 trở đi, gia đình Rothschild nắm quyền kiểm soát công ty khai thác mỏ Rio Tinto ở nơi đây.

🛑 Belize thuộc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Thống đốc đầu tiên của Belize
10 dollar Belize_Chim trĩ lớn (Great Curassow) - 1974
1974 - 1978
MS
40,0 mm
92,5% Ag
29,8 gr
Bạc ròng
27,565 gr
31.000
800.000
32,52$

1974 - 1981
MS
37,8 mm
92,5% Ag
26,4 gr
Bạc ròng
24,42 gr
31.000
650.000
26,42$

📕 THỊNH VƯỢNG CHUNG ANH

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Ceylon Tự trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 3 và áp chót của Ceylon
5 Rupees Elizabeth II_Kỷ niệm 2.500 năm Phật Đản - 1957
67 năm (tính đến 2024)

1957
MS
39,0 mm
7/2023
92,5% Ag
28,2757 gr
Bạc ròng
26,155 gr
500.000
2.682.000
113,16$

🛑 Trinidad & Tobago

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Toàn quyền đầu tiên và áp chót của Trinidad và Tobago
1972
MS
42.0 mm
92,5% Ag
35,12 gr
Bạc ròng
32,486 gr
26.000
1.000.000
42,92$

🛑 Malta

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 2 và cuối cùng của Malta

1974
MS
38.2 mm
98,7% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
19,74 gr
24.000
1.000.000
42,92$
{{center|

🛑 Barbados

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 3 của Barbados
1973 - 1984
MS
40.0 mm
80,0 Ag
31,1 gr
Bạc ròng
24,88 gr
4.126
750.000
30,49$

  • Năm 2021, Barbarbados trở thành nhà nước cộng hoà

🛑 Jamaica

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Tỷ lệ bạc Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 4 của Jamaica
5 dollar Norman W. Manley - 1973

1973
MS
45.0 mm
92,5 Ag
41,48 gr
Bạc ròng
38,369 gr
36.000
750.000
30,3$
10 dollar Horatio Nelson & HMS Hinchinbrook - 1976

1976
MS
45.0 mm
92,5 Ag
42,8 gr
Bạc ròng
39,59 gr
31.000
1.200.000
48,78$

🛑 Canada

[sửa | sửa mã nguồn]
CANADA

Sự quan tâm của người Pháp đối với Tân Thế giới bắt đầu với François I của Pháp, người đã tài trợ cho chuyến đi hàng hải của Giovanni da Verrazzano qua khu vực giữa Florida và Newfoundland vào năm 1524 với hy vọng tìm ra một tuyến đường đến Thái Bình Dương.

Mặc dù người Anh đã tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này vào năm 1497 khi John Cabot đổ bộ vào một nơi nào đó trên bờ biển Bắc Mỹ (có thể là Newfoundland hoặc Nova Scotia ngày nay) và tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất này cho Anh thay mặt cho Henry VII của Anh

Thuộc địa Tân Pháp được tuyên bố chủ quyền vào năm 1534 với các khu định cư cố định bắt đầu vào năm 1608. Pháp đã nhượng lại gần như toàn bộ tài sản Bắc Mỹ của mình cho Anh vào năm 1763 theo Hiệp ước Paris sau Chiến tranh Bảy năm.

Lãnh thổ được Pháp nhượng lại được thiết lập nên Tỉnh Quebec thuộc Anh đã được chia thành Thượng Canada và Hạ Canada vào năm 1791. Lãnh chúa Jeffery Amherst làm thống đốc đầu tiên. Chức danh Toàn quyền Canada ra đời vào năm 1786 và Lãnh chúa Dorchester trở thành toàn quyền đầu tiên.

Hai tỉnh này đã được thống nhất thành Tỉnh Canada theo Đạo luật Liên minh năm 1840, có hiệu lực vào năm 1841. Lãnh chúa Sydenham trở thành toàn quyền đầu tiên của tỉnh Canada.

Năm 1867, Tỉnh Canada đã được sáp nhập với hai thuộc địa khác của Anh là New BrunswickNova Scotia thông qua Liên bang hóa Canada, hình thành nên một thực thể tự quản. "Canada" được thông qua làm tên hợp pháp của quốc gia mới và từ "Dominion" được trao làm danh hiệu của quốc gia. Tử tước Monck được bổ nhiệm làm toàn quyền đầu tiên của Canada Dominion. Tính từ thời của ông cho đến hiện tại, Canada đã trải qua 30 đời Toàn quyền.

Trong tám mươi hai năm tiếp theo, Canada mở rộng bằng cách sáp nhập các phần khác của Bắc Mỹ thuộc Anh, kết thúc với Newfoundland và Labrador vào năm 1949.

Mặc dù chính phủ tự quản đã tồn tại ở Bắc Mỹ thuộc Anh từ năm 1848, Chính phủ Anh vẫn tiếp tục thay mặc thực hiện các chính sách đối ngoại và quốc phòng của mình cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tuyên bố Balfour năm 1926, Hội nghị Đế quốc năm 1930 và việc thông qua Quy chế Westminster 1931 đã công nhận rằng Canada trở nên ngang bằng với Vương quốc Anh. Việc trao trả Hiến pháp năm 1982 đánh dấu việc xóa bỏ sự phụ thuộc hợp pháp vào Quốc hội Anh. Canada hiện bao gồm mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ và là một nền dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 14 của Canada

1935
MS
36.0 mm
80% Ag
23,33 gr
Bạc ròng
18,664 gr
428.707
1.222.000
51,56$

Toàn quyền thứ 19 của Canada
1 dollar Elizabeth II (2nd portrait) - 1965

1965 - 1966
XF
36.0 mm
80% Ag
23,33 gr
Bạc ròng
18,664 gr
10.768.569
450.000
19,15$

Toàn quyền thứ 21 của Canada
1977
AU
36.0 mm
50% Ag
23,33 gr
Bạc ròng
11,665 gr
744.848
450.000
19,15$

Toàn quyền thứ 23 của Canada

1989
MS
36.0 mm
50% Ag
23.3276 gr
Bạc ròng
11,6638 gr
272.319
600.000
24,24$

🛑 Australia

[sửa | sửa mã nguồn]
THỊNG VƯỢNG CHUNG AUSTRALIA

Mặc dù tồn tại một thuyết về việc người Bồ Đào Nha khám phá Úc trong thập niên 1520, song nó thiếu bằng chứng rõ ràng. Tàu Duyfken của Hà Lan, dưới quyền Willem Janszoon tiến hành cuộc đổ bộ được ghi chép đầu tiên tại Úc vào năm 1606. Trong cùng năm đó, một đoàn thám hiểm của Tây Ban Nha dưới quyền Pedro Fernandez de Quiros đi đến vùng biển lân cận Úc và đổ bộ lên Tân Hebrides và cho rằng quần đảo này là lục địa phương nam huyền thoại nên đặt cho vùng đất là: "Terra Austral del Espiritu Santo" (Đất Phương Nam của Thánh Linh). Cũng trong năm đó, cấp phó của De Quiros là Luís Vaez de Torres đi qua eo biển Torres và có thể đã trông thấy bờ biển miền bắc Úc.

Hành trình của Abel Tasman vào năm 1642 là cuộc thám hiểm đầu tiên được biết đến của người châu Âu trong việc tiếp cận Van Diemen's Land (sau là Tasmania) và New Zealand và trông thấy Fiji. Trong hành trình thứ nhì của mình vào năm 1644, ông cũng có đóng góp đáng kể đến việc lập bản đồ đại lục Úc và tiến hành quan sát lãnh địa và dân chúng tại bờ biển phía bắc phía dưới New Guinea.

Thuộc địa New South Wales của Anh được thành lập khi Đệ Nhất hạm đội gồm 11 tàu đến dưới quyền thuyền trưởng Arthur Phillip đến vào tháng 1 năm 1788. Ban đầu nó có trên một nghìn người định cư, kể cả 778 tù nhân (192 nữ giới và 586 nam giới). Vài ngày sau khi đến vịnh Botany, hạm đội chuyển đến nơi phù hợp hơn là Port Jackson và tại đây một khu định cư được thành lập tại vịnh Sydney vào ngày 26 tháng 1 năm 1788. Ngày này về sau trở thành ngày quốc khánh Úc, ngày Úc. Thuộc địa chính thức được Thống đốc Phillip công bố vào ngày 7 tháng 2 năm 1788 tại Sydney. Vịnh Sydney cung cấp một nguồn cung nước ngọt và một bến cảng an toàn.

Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 23 của Úc

2001-2002
MS
40.6 mm
99,9% Ag
31,135 gr
Bạc ròng
31,103865 gr
800.000
1.100.000
44,72$

Toàn quyền thứ 24 của Úc

2002-2004
MS
40.0 mm
99,9% Ag
31,1035 gr
Bạc ròng
31,0724 gr
1.733
900.000
36,59$

🛑 Cook Islands

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 12 của New Zealand

1973-1974
MS
42.0 mm
92,5% Ag
33,8 gr
Bạc ròng
31,265 gr
12.000
1.250.000
50,81$

🛑 Puapua New Guinea

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Toàn quyền đầu tiên của Papua New Guinea
1975-1980
MS
40.0 mm
50,0% Ag
27,6 gr
Bạc ròng
13,8 gr
67.000
600.000
23,53$

🛑 New Zealand

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành

Toàn quyền thứ 13 của New Zealand

1978
MS
38.7 mm
92,5% Ag
27,3 gr
Bạc ròng
25,2525 gr
18.000
850.000
33,33$
1 dollar Elizabeth II (Berry Portrait) - 1979
45 năm (tính đến 2024)

1979
MS
38.735 mm
92,5% Ag
27,3 gr
Bạc ròng
25,2525 gr
19.000
1.350.000
54,88$

Toàn quyền thứ 14 của New Zealand

1981
MS
38.8 mm
92,5% Ag
27.22 gr
Bạc ròng
25,1785 gr
20.000
850.000
33,33$
1 dollar Elizabeth II_Kỷ niệm 50 năm tiền đúc New Zealand - 1983
41 năm (tính đến 2024)

1983
MS
38.735 mm
92,5% Ag
27,216 gr
Bạc ròng
25,1748 gr
17.000
1.500.000
60,98$

Toàn quyền thứ 16 của New Zealand
5 dollar Elizabeth II_Kỷ niệm 25 năm Tiền tệ thập phân - 1992
32 năm (tính đến 2024)

1992
MS
38.61 mm
92,5% Ag
28 gr
Bạc ròng
25,9 gr
8.000
1.250.000
50,81$

🛑 Nam Phi

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá Thời gian Đường kính Trọng lượng Số lượng Giá thành
VƯƠNG QUỐC THỊNH VƯỢNG CHUNG
LIÊN HIỆP NAM PHI
(1910 - 1961)
Nhà nước tự trị

Toàn quyền thứ 7 của Nam Phi
5 shilling George VI_Linh dương nhảy (Springbok) - 1949
75 năm (tính đến 2024)

1948 - 1950
MS
38.61 mm
80,0% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
22,624 gr
535.000
1.000.000
42,92$

Toàn quyền thứ 8 của Nam Phi

1952
MS
38.61 mm
50% Ag
28,28 gr
Bạc ròng
14,14 gr
1.698.000
720.000
31,17$

📕 ẤN ĐỘ THUỘC ĐỊA

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Mogul thuộc Cty Đông Ấn Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Shah Alam II

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Hoàng đế Shah Alam II
(1760 - 1788 & 1788 - 1806)
Vị hoàng đế thứ 17 của
1 Rupee Shah Alam II - 1792
232 năm (tính đến 2024)

1792
30.0 mm
?% Ag
11,64 gr
Bạc ròng
? gr
?
650.000
27,90$

🛑 Cty Đông Ấn Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh chúa William Bentinck

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành
ĐẾ CHẾ ANH
Công ty Đông Ấn Anh
1612 - 1858
Nhà Hannover

Toàn quyền đầu tiên của Ấn Độ
1 Rupee William IV - 1835
189 năm (tính đến 2024)

1835 - 1840
XF
30.5 mm
91,7% Ag
11,66 gr
Bạc ròng
10,69222 gr
54%
1.100.000
47,21$

🛑 Đế chế Ấn Độ thuộc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

James Bruce, Bá tước thứ 8 xứ Elgin

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Toàn quyền thứ 7 và Phó vương thứ 2 của Ấn Độ
1 Rupee Victoria - 1862 B
162 năm (tính đến 2024)

1837 - 1901
30.78 mm
91,7% Ag
11,66 gr
Bạc ròng
10,69222 gr
6%
800.000
34,34$

George Curzon, Hầu tước Curzon thứ nhất của Kedleston

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Toàn quyền thứ 16, Phó vương thứ 11 của Ấn Độ
1 Rupee Edward VII - 1905 B
119 năm (tính đến 2024)

1903 - 1910
30.6 mm
91,7% Ag
11,66 gr
Bạc ròng
10,69222 gr
76.202.000
700.000
30,04$

Frederic Thesiger, Tử tước Chelmsford thứ 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Toàn quyền thứ 16, Phó vương thứ 19 của Ấn Độ
1 Rupee George V - 1916
108 năm (tính đến 2024)

1910 - 1936
30.5 mm
91,7% Ag
11,66 gr
Bạc ròng
10,69222 gr
115.000.210
450.000
19,31$

Archibald Wavell, Bá tước Wavell thứ 1

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Toàn quyền thứ 19, Phó vương thứ 24 và áp chót của Ấn Độ
1/2 Rupee George VI - 1944
80 năm (tính đến 2024)

1942 - 1945
24.1 mm
50% Ag
5,84 gr
Bạc ròng
2,92 gr
46.200.000
290.000
12,45$

📕 CỘNG HÒA PHÁP

[sửa | sửa mã nguồn]

🛑 Đệ Nhị Cộng hòa Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Napoleon III

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống đầu tiên của Pháp & Duy nhất của Đệ nhị Cộng hòa
5 franc Tổng thống Louis-Napoleon - 1852 A
172 năm (tính đến 2024)

1852
XF
37,0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(22,5 gr)
16.096.228
1.350.000
58,44$

🛑 Đệ Tam Cộng hòa Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Patrice de Mac Mahon

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 3 của Pháp
5 franc Cộng hòa Pháp - 1876 A
Năm Tự Đức thứ 30 - Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (1847-1883)
148 năm (tính đến 2024)

1870 - 1889
MS
37,0 mm
10/2022
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
8.800.000
1.000.000
(41,67$)

Albert Lebrun

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 15 của Pháp
20 franc Cộng hòa Pháp - 1933 A
Năm Bảo Đại thứ 8 - Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (1925-1945)
91 năm (tính đến 2024)

1929 - 1939
AU
35,0 mm
68,0% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
13,6 gr
24.447.048
500.000
(21,28$)

🛑 Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Charles de Gaulle

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 18 của Pháp
10 franc Cộng hòa Pháp - 1965
59 năm (tính đến 2024)

1964 - 1973
AU
37,0 mm
90% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
22,5 gr
18.085.500
700.000
(29,79$)

Valéry Giscard d'Estaing

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 20 của Pháp
50 franc Cộng hòa Pháp - 1978
46 năm (tính đến 2024)

1974 - 1980
AU
41,0 mm
90% Ag
30,0 gr
Bạc ròng
27,0 gr
12.030.211
850.000
(36,48$)

François Mitterrand

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 21 của Pháp
100 franc_Tình huynh đệ, giá trị nền tảng của Cộng hòa Pháp - 1988
36 năm (tính đến 2024)

1988
MS
31,0 mm
90% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
13,5 gr
4.849.011
500.000
(21,28$)

Jacques Chirac

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 22 của Pháp
6,559557 franc Europa - 1999
25 năm (tính đến 2024)

1999
MS
37,0 mm
90% Ag
22,2 gr
Bạc ròng
19,98 gr
25.000
1.250.000
(50,81$)

🛑 LÃNH THỔ THUỘC PHÁP

[sửa | sửa mã nguồn]

☘️ New Hebrides

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

100 Francs New Hebrides - 1966
58 năm (tính đến 2024)
1966
MS-67
37,3 mm
83,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
(20,875 gr)
200.000
1.900.000
74,51$

  1. New Hebrides ngày nay là quốc đảo Vanuatu

☘️ French Guiana

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

-------------
2004
MS
38,6 mm
99,9% Ag
31,14 gr
Bạc ròng
(31,10886 gr)
2.000
1.300.000
50,98$

📕 CHND TRUNG HOA

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập Cận Bình

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
(1949 - Ngay)
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Chủ tịch nước thứ 7, Tổng bí thư 18-20

2019
MS
40.0 mm
99,9% Ag
30,0 gr
Bạc ròng
29,97 gr
10.000
950.000
40,43$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 TÂY ĐỨC

[sửa | sửa mã nguồn]

Walter Scheel

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống Walter Scheel
(1974 - 1979)
Vị tổng thống thứ 4 của Tây Đức
}}

1974
MS
29.0 mm
62,5% Ag
11,2 gr
Bạc ròng
7,0 gr
7.750.000
250.000
10,64$
MÔ TẢ MẶT TRƯỚC XU

MÔ TẢ MẶT SAU XU

NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

SAN MARINO

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

10.000 Lire_Millennium - 1997
1997
MS
34.0 mm
83,5% Ag
22,0 gr
Bạc ròng
(18,37 gr)
30.000
820.000
34,89$
MÔ TẢ MẶT TRƯỚC XU
MÔ TẢ MẶT SAU XU
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

PHẦN LAN

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 8 của Phần Lan

1975
MS
35.0 mm
50,0% Ag
23,5 gr
Bạc ròng
11,75 gr
1.000.000
400.000
17,02$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 IRELAND

[sửa | sửa mã nguồn]

Douglas Hyde

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống đầu tiên của Ireland
1/2 Crown (2 Shilling) - 1940

1966
XF
32.31 mm
75,0% Ag
14,138 gr
Bạc ròng
10,6035 gr
752.000
650.000
27,66$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

Éamon de Valera

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 3 của Ireland

1966
MS-66
30.5 mm
83,5% Ag
18,144 gr
Bạc ròng
15,15024 gr
2.000.000
750.000
29,41$

CỘNG HÒA ÁO

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 9 của Đệ nhị Cộng hoà Áo
50 Schilling Garden Exhibition - 1974

1974
AU
34.0 mm
64,0% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
12,8 gr
2.279.000
590.000
25,11$

📕 LATVIA

[sửa | sửa mã nguồn]

Gustavs Zemgals

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 2 của Latvia
5 Lati Latvia - 1929

1929-1932
AU
37.0 mm
83,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
20,875 gr
1.000.000
1.160.000
49,36$

Alberts Kviesis

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 3 của Latvia
5 Lati Latvia - 1931

1929-1932
AU
37.0 mm
83,5% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
20,875 gr
2.000.000
700.000
29,79$

📕 SINGAPORE

[sửa | sửa mã nguồn]

Benjamin Sheares

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 2 của Singapore

1969
MS
40.1 mm
40% Ag
31,1 gr
Bạc ròng
15,55 gr
200.000
700.000
27,45$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 PHILIPPINES

[sửa | sửa mã nguồn]

Ferdinand Marcos

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 10 của Philippines
1 Peso Bataan Day - 1967

1967
MS
38.1 mm
90% Ag
26,0 gr
Bạc ròng
23,4 gr
100.000
800.000
34,04$
25 Peso FAO - 1976

1976
MS
38.0 mm
50% Ag
25,0 gr
Bạc ròng
12,5 gr
220.000
1.450.000
58,59$

1976
MS
40,0 mm
92,5% Ag
27,4 gr
Bạc ròng
25,345 gr
10.000
1.850.000
72,55$

📕 ẤN ĐỘ

[sửa | sửa mã nguồn]

V. V. Giri

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 4 của Ấn Độ

1969
MS
34.0 mm
80% Ag
15,0 gr
Bạc ròng
12,0 gr
3.160.000
600.000
25,53$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 THỔ NHĨ KỲ

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 9 của Thổ Nhĩ Kỳ
750.000 Lira_Europe - 1996

1885 - 1907
MS
38,0 mm
92,5% Ag
31,47 gr
Bạc ròng
(29,10975 gr)
35.000
1.200.000
47,06$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 ISRAEL

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống thứ 3 của Israel

1968
MS
37.0 mm
93,5% Ag
26,0 gr
Bạc ròng
24,31 gr
49.996
1.000.000
42,55$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 PANAMA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

------
1 balboa Panama - 1966
1966 - 1974
MS
38.1 mm
90% Ag
26,73 gr
Bạc ròng
24,057 gr
40.000
1.300.000
55,79$

------

1970
AU
38.5 mm
92,5% Ag
35,7 gr
Bạc ròng
33,0225 gr
1.647.000
1.250.000
53,65$
5 balboa Belisario Porras - 1975

1975-1979
MS
39.0 mm
92,5% Ag
35,12 gr
Bạc ròng
32,486 gr
41.000
850.000
34,55$

📕 TRINIDAD & TOBAGO

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống đầu tiên của Trinidad & Tobago

1976 - 1984
MS
40.0 mm
92,5% Ag
29,81 gr
Bạc ròng
27,57425 gr
11.000
650.000
26,42$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 GUYANA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống đầu tiên của Guyana

1976 - 1980
MS
42.0 mm
50% Ag
37,3 gr
Bạc ròng
18,65 gr
18.000
750.000
30,3$
{{center|

📕 SAMOA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị nguyên thủ thứ 2 của Samoa

1980
MS
38.7 mm
92,5% Ag
31,47 gr
Bạc ròng
(29,10975 gr)
4.000
1.225.000
48,13$


1986
AU
38.7 mm
92,5% Ag
31,47 gr
Bạc ròng
(29,10975 gr)
25.000
890.000
37,87$

📕 MARSHALL ISLANDS

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống đầu tiên của Quần đảo Marshall

1989
MS
37,0 mm
99,9% Ag
31,1 gr
Bạc ròng
(31,0689 gr)
50.000
1.450.000
58,94$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📕 CỘNG HÒA DAHOMEY

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Tỷ lệ
Trọng lượng
Số lượng đúc Giá thành
CỘNG HÒA DAHOMEY
(1958 - 1975)
Nhà nước tự trị

Tổng thống Hubert Maga
(1970 - 1972)
Vị tổng thống đầu tiên của Dahomey - lần tại nhiệm thứ 2
500 franc_Kỷ niệm 10 năm độc lập của Dahomey 1971
53 năm (tính đến 2024)

1971
MS
41,0 mm
99,9% Ag
25,20 gr
Bạc ròng
25,1748 gr
5.550
1.750.000
71,14$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

  1. Từ khi thành lập vào năm 1958 đến 1960 nó là một thuộc địa có quyền tự trị nằm trong Liên hiệp Pháp, từ năm 1960 đến 1975 nó hoàn toàn độc lập và sau năm 1975 thì nó đổi tên thành Cộng hòa Benin

📕 BENIN

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Tổng thống 2 lần của Benin

2002
MS
40,0 mm
99,9% Ag
20,1 gr
Bạc ròng
(20,0799 gr)
15.000
900.000
35,29$

📕 CAMEROOM

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Tổng thống thứ 2 của Cameroon

2012
MS
38,61 mm
99,9% Ag mạ Au
20,0 gr
Bạc ròng
(19,98 gr)
888
1.500.000
58,82$

📕 LIBERIA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Tổng thống thứ 22 của Liberia

2012
UNC
40,0 mm
99,9% Ag
20,0 gr
Bạc ròng
(19,98 gr)
550.000
850.000
33,47$

📕 GAMBIA

[sửa | sửa mã nguồn]
Mệnh giá & Tên xu Thời gian đúc Đường kính Trọng lượng Số lượng đúc Giá thành

Vị Tổng thống đầu tiên của Gambia
20 Dalasi Dawda Jawara_Mungo Park - 1994

1994
MS
38,5 mm
92,5% Ag mạ Au
31,47 gr
Bạc ròng
(29,10975 gr)
10.000
900.000
35,29$
NHỮNG THÔNG TIN ĐẶC BIỆT LIÊN QUAN

📚 THÔNG TIN GIA TỘC ROTHSCHILD

[sửa | sửa mã nguồn]
Xu Thông tin

Ông tổ của gia tộc ngân hàng Rothschild






Rothschild là một gia tộc quý tộc Do Thái Ashkenazi giàu có trong ngành ngân hàng, ban đầu đến từ Frankfurt. Lịch sử được ghi chép của gia tộc bắt đầu từ Frankfurt vào thế kỷ XVI; tên của gia tộc bắt nguồn từ ngôi nhà của gia tộc, Rothschild, được Isaak Elchanan Bacharach xây dựng tại Frankfurt vào năm 1567.
Gia tộc này trở nên nổi tiếng bắt đầu từ Mayer Amschel Rothschild (1744–1812), người được bổ nhiệm vào vị trí Hoffaktor (giám sát điền trang và thu thuế) trong triều đình của Bá tước Wilhelm IX xứ Hessen-Kassel thuộc Đế chế La Mã Thần thánh, người đã thành lập doanh nghiệp ngân hàng của mình tại Thành bang tự do Frankfurt vào những năm 1760.
Năm chi nhánh thuộc gia tộc Rothschild tại Áo đã được nâng lên tầng lớp quý tộc, được phong năm danh hiệu truyền đời "Nam tước" của hoàng triều Habsburg bởi Hoàng đế Franz I của Áo năm 1816. Một nhánh khác thuộc nhánh gia đình Rothschild tại Anh cũng được nâng lên hàng quý tộc theo yêu cầu của Nữ vương Victoria của Anh, được hai danh hiệu truyền đời là Tòng nam tước (1847) và Nam tước Rothschild (1885).
Trong thế kỷ 19, khi họ lên đến đỉnh cao danh vọng, người ta cho rằng gia đình Rothschild đã sở hữu khối tài sản lớn nhất thế giới khi đó nói riêng và trong toàn bộ lịch sử thế giới hiện đại nói chung. Sau đó, theo phỏng đoán, khối tài sản này đã giảm xuống cũng như đã bị chia nhỏ cho hàng trăm con cháu trong gia đình.
Ngày nay, các doanh nghiệp của gia đình Rothschild có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thế kỷ 19, mặc dù họ kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: khai thác mỏ, ngân hàng, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất rượu, và các tổ chức từ thiện.
Nhà Rothschild đã thu lời đáng kể từ trước cuộc chiến tranh Napoleon (1803-1815), họ cũng giành vị thế số một về buôn bán vàng trong thời kỳ này. Tại London từ năm 1813-1815, Nathan Mayer Rothschild đã độc lập hỗ trợ tài chính trong cuộc chiến tranh với quân Anh, tổ chức chu cấp tài chính bằng đường biển cho quân đội của Công tước Wellington xuyên qua châu Âu, cũng như thu xếp cho tài chính của các công ty con tại lục địa của vương quốc Anh. Chỉ riêng trong năm 1815, nhà Rothschild đã đầu tư 9.8 triệu bảng Anh (trong đơn vị tiền tệ năm 1815, tương đương 556 triệu bảng ngày nay dựa trên tỷ giá bán lẻ và là 6.58 tỉ bảng theo thu nhập trung bình) tiền trợ cấp cho đồng minh Anh.
Những người anh em trong gia đình giúp Rothschild hợp tác tổ chức các hoạt động trong lục địa và gia tộc Rothschild đã phát triển một mạng lưới cò trung gian, người vận chuyển hàng hải và phương tiện vận chuyển đường bộ để chuyển vàng xuyên qua một lục địa Châu Âu đang kiệt quệ vì chiến tranh. Mạng lưới của gia tộc Rothschild cũng cung cấp cho Nathan Rothschild thêm thời gian và một lần nữa cung cấp với những thông tin chính trị, tài chính để giúp vượt mặt những đối thủ của ông. Họ cũng trao cho ông những lợi thế trên các thị trường và làm cho nhà Rothschild vẫn mang giá trị vô giá đối với chính phủ Anh.

Trong một trường hợp, mạng lưới của gia tộc cho phép Nathan ở Luân Đôn nhận thông tin về chiến thắng của Wellington trong Trận Waterloo một ngày trước khi chính phủ Anh nhận tin. Mối quan tâm đầu tiên của gia tộc Rothschild trong trường hợp này chính là lợi thế về tiềm năng phát triển tài chính trên thị trường, thứ mà sẽ được Nathan sử dụng với kiến thức của ông. Nathan và mạng lưới thông tin của ông ta đã không vội vàng ngay lập tức đưa tin cho chính phủ.


NHỮNG XU CẦN MUA TRONG TƯƠNG LAI

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 5 yang Đế quốc Đại Hàn
  • Công quốc Parma (Vợ của hoàng đế Napoleon I)
  • Vương quyền Savoy và Segdena
  • Louis XV của Pháp
  • Elisabeth của Nga
  • Peter Đại đế
  • Peter II của Nga
  • Đế quốc Myanmar
  • 20 reales Joseph Bonaparte
  • 120 Grana Joachim Muras
  • 1 Reckdale Karl XIV Johan của Thụy Điển
  • Giáo phận vương quyền...
  • Vương quốc Serbia
  • Thân vương quốc Montenegro
  • Cộng hòa Venice
  • Cộng hoà Geonova
  • Nhà Medici - Toscana
  • Baht Rama IV, V, VI, VII, VIII, IX, X
  • 1 dollar Vương quốc Hawaii

🌈 MỐC LỊCH SỬ PHÁP

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Tại sao bạn không cắt lỗ (theo tâm lý học)
Đưa ra quyết định mua cổ phiếu là bạn đang bước vào 1 cuộc đặt cược, nếu đúng bạn sẽ có lời và nếu sai thì bạn chịu lỗ
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Đầu tư cơ bản P.12 - Bề nổi và phần chìm
Môi trường đầu tư, theo một cách đặc biệt, luôn rất giống với đại dương. Bạn càng lặn sâu bạn sẽ càng thấy đại dương rộng lớn
Làm thế nào để thông minh hơn?
Làm thế nào để thông minh hơn?
làm thế nào để tôi phát triển được nhiều thêm các sự liên kết trong trí óc của mình, để tôi có thể nói chuyện cuốn hút hơn và viết nhanh hơn
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Koi to Yobu ni wa Kimochi Warui Vietsub
Phim bắt đầu từ cuộc gặp gỡ định mệnh giữa chàng nhân viên Amakusa Ryou sống buông thả